Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Khai tịch đạo va Khai minh Đại Đạo / Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc

    KHAI TỊCH ĐẠO VÀ KHAI MINH ĐẠI ĐẠO THI Trở gót đường mây để ít lời, Mừng mừng tủi tủi cố nhân ôi ...


  • Tam Thánh Ký Hòa Ước / Hiền tài Nguyễn Văn Hồng

    Tam Thánh ký hòa ước là ba vị Thánh ghi chép bản Thiên Nhơn Hòa Ước lên tấm bảng đá, ...


  • Thầy dành cho trẻ một mùa xuân, Đi lại trần gian xóa khổ trần, Như lý Đạo mầu đang cứu cánh, Cho đời ...


  • Thái Cực Đồ Thuyết (Tiếp Theo)


  • Ý nghĩa Ngũ nguyện / Đức Đông Phương Chưởng Quản

    Muốn nhứt thống tư tưởng để tiến đến nhứt thống lý tưởng phải hành thế nào? Giản dị lắm chư hiền ...


  • ĐẠO CAO ĐÀI VỚI DÂN TỘC / Phó Giáo Sư TS. Nguyễn Thanh Xuân

    Đạo Cao Đài ra đời ở Nam Bộ vào đầu thế kỷ XX, đến nay là một trong những tôn ...


  • Đức Chí Tôn dạy : “Con dừng chân nghe tiếng gọi sau lưng để trở về với Đạo. Đạo là yên ...


  • Nhìn và thấy nhau / Văn Hóa Phật Giáo - số19-2006

    . . .Trước kia ta nhìn mẹ nhưng lại chú tâm vào việc khác ngoài đời. Nay thì khi làm ...


  • Dịch Học Nhập Môn / Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ

    Học Dịch có thể chia ra làm hai đường lối: 1. Một là học gốc Dịch tức là chuyên khảo về ...


  • Cao Đài nội tại / Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn

    Thánh giáo tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14 tháng 3 Mậu Ngọ (20-4-1978) NHƯ Ý ĐẠO ...


  • Tứ vô lượng tâm Tứ vô lượng tâm là bốn phẩm hạnh cao thượng (Brahma Vihara) mà các vị Bồ tát ...


  • Tinh thần khoa học của Phật giáo / Đỗ Kim Thêm, Võ Thị Diệu Hằng

    Nhà khoa học làm những cuộc quan sát, thí nghiệm. Trong Phật giáo, con người tự thí nghiệm lấy chính ...


11/12/2010
Tường Chơn

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 13/12/2010

Tiểu sử Ngài Tổng Lý Định Pháp Minh Thiện

BÀI NÓI CHUYỆN NHÂN DỊP LỄ GIỔ LẦN THỨ 35
NGÀI CỐ ĐỊNH PHÁP TỔNG LÝ MINH THIỆN

Ngày 24/12/2007(Nhằm ngày Rằm tháng 11 Đinh Hợi)

Kính thưa Ông Tổng Lý,
Kính thưa Ông Chủ Trì,
Kính thưa Quý Thiên Ân Chức Sắc,
Thưa chư quý đạo hữu đạo tâm nam nữ,

Hôm nay chúng ta hội tụ nhau đây để làm lể giổ lần thứ 35 của Ngài Cố Địmh Pháp Tổng Lý Minh Thiện. Chúng ta vừa cùng nhau tưởng niệm và đọc bài xưng tụng công đức Ngài. Bài nầy do Đức Trần Hưng Đạo, Đức Lê Đại Tiên và Đức Vạn Hạnh Thiền Sư ban cho Minh Lý môn sanh chúng ta tụng đọc, nhưng phần đông trong chúng ta chưa mấy người rỏ biết về Ngài Minh Thiện đầy đủ. Nhơn dịp nầy, chúng tôi xin nhắc lại tiểu sử và kể lại công đức của Ngài
Như quí vị đã được nghe biết, cố Định-Pháp Tổng-Lý Minh-Lý Thánh-Hội, Ngài Minh-Thiện đã được Đức THƯỢNG-ĐẾ CHÍ-TÔN ân phong BÁC-NHÃ THIỀN-SƯ TAM-TÔNG PHÁP-CHỦ trong đàn mồng 7 tháng 12 Nhâm Tý (10-01-73). ƠN TRÊN đã tỏ tình lân mẫn ban đại ân cho toàn Đạo Minh-Lý. Nói đến công đức của cố Định-Pháp Tổng-Lý Minh-Thiện, thiết tưởng không phải là một việc làm dễ dàng, vì còn biết bao ân đức rải rưới chung quanh mà Ngài thiệt hành một cách vô vi làm sao ghi lại ?
Nhưng trước tiên kính xin kể lại đại cương tiểu sử của Ngài :
Tên thật là TÔN-VĂN-KHUÊ sanh năm Đinh-Dậu (tháng 8-1897) , nhưng để đi học đổi tên họ lại là NGUYỄN-VĂN-MIẾT, tại Lợi-Bình-Nhơn tỉnh Tân-An (Long An bây giờ). Thân phụ Ngài là một Nho gia tu theo phái Minh Sư. Ngài sẳn có một vốn đạo đức và chữ Nho căn bản, rồi theo dỏi Tây Học trong hoàn cảnh lịch sử đương thời. Vào quan trường, sớm đạt chức phận cao trọng. Ngài lơ đường danh lợi, một dạ vun quén cội Bồ-đề. Ngài đã dùng thời giờ rảnh rỗi và phương tiện rộng rãi học hỏi chữ Nho để nghiên cứu sâu xa Đạo Học qua các kinh điển Đông Tây. Thời cơ đưa đến, Người theo dõi huyền cơ, thần cơ, chung cùng với nhiều vị tiền bối đại căn khai đạo tại Việt-Nam, Ngài được chọn đứng ra khai sáng Đạo Minh-Lý. Thể theo Thánh Ý, Ngài xin về hưu tỷ lệ trước hạn định để trọn hiến mình gánh vác đạo sự, chỉnh đốn Miếu đường và dắt dạy môn sanh. Lời kể lại đoạn dứt sự đời, dạ chẳng mến ưa, để tận tụy với sứ mạng hoằng pháp độ nhơn, nghe ra như ai làm cũng được, nhưng xét kỹ lại đã có mấy người dám sánh với Thái-tử Sĩ-Đạt-Ta? Ông Tôn-Văn-Khuê đã làm việc ấy với pháp danh Minh-Thiện, làm sáng tỏ đức Nguyên ở Đạo TRỜI.
Chúng ta hãy cùng nghe lại lời dạy dưới đây:
“Chính Bản Huynh đã vượt thời gian mấy mươi năm thử thách, từ công sở quan trường cho đến lúc nhập tự xuất gia. Bản Huynh nào có ý định tu để thành Phật Thánh Tiên hay Bác Nhã Thiền Sư như bây giờ đâu.
Thật sự, Bản Huynh chỉ mong“tự giác”, là để xa lánh vật chất phù hoa đang quyến rủ con người vào tội lỗi, đọa đày, mà trước mắt Bản Huynh hằng ngó thấy.
“Tự giác” là mong gìn tròn nhân bản của một con người; trên chẳng hổ cùng Trời, dưới không thẹn với nước non dân tộc. Ý chí tự giác độc diễn trong tâm hồn thời quan lại, hoàn cảnh bên ngoài càng giục thúc, rồi Bản Huynh tự hỏi người hay ta ?
Hằng đêm giở trang Phật sử để nghĩ suy, Thái Tử SĨ ĐẠT TA chỉ ngạc nhiên trước vấn đề “ Sanh Lão Bịnh Tử ” của con người mà thắc mắc đến độ lìa bỏ cung vàng điện ngọc, xa vợ đẹp con xinh để đi tìm lý vô sanh bất diệt.
Một công cuộc hành trình cương quyết trên đường giải thoát quả khó khăn, phải làm thế nào đạt được Thiên lý, nắm Thiên cơ để thoát vòng Thiên luật, mới tránh khỏi luân hồi sanh tử. Thế mà Thái Tử SĨ ĐẠT TA đã thành công trong lịch sử THẾ TÔN PHẬT TỔ .
Đạo lý huyền nhiệm dường ấy, nếu chưa phải là hàng đại giác ngộ, thì khó mà tìm hiểu bản thể của Như Lai.
Còn hiện trạng trước mắt Bản Huynh thời đó, hằng ngày những cảnh tù tội xiềng xích. Họ muốn sanh cũng chẳng đặng sanh, muốn tử cũng không đặng tử. Bịnh, lão bám sát thân sanh trong vòng lao lý.
Họ là ai ? Họ là gì ?
Dầu oan hay ưng, dầu đáng tội hay không đáng tội, dầu họ là kẻ bạo tàn sát nhân, hay họ là anh hùng sĩ khí trong cơn nhà tan nước mất, tất cả họ đều là nguyên nhân của Tứ khổ. Nguyên nhân được ghi trong những quyển sổ bìa đen của tay hữu trách. Trước họ đã có và sau họ cũng sẽ có. Ai sẽ đưa họ ra ngoài vòng Tứ khổ ? Ai sẽ giải quyết hiện tại để cứu cảnh tương lai ?
“ Giác ngộ ” đã giúp Bản Huynh lên đường giải thoát. Bản Huynh nhắc lại đây để chư hiền đệ, hiền muội, nếu quyết tâm tu chứng, thì đừng mơ viễn ảnh Tây Phương Cực Lạc, mà hãy nhắm vào sự cứu cánh chân thật và lòng chí thành giải quyết những gì hiện tại đúng theo lòng TRỜI, đúng đạo lý để được bằng lòng ở tương lai. Các bậc Giáo Chủ cũng thành công do lẽ đó »
Giác ngộ lên đường giải thoát để đến với Đạo, Ngài đã chọn con đường sứ mạng gay go. Ban đầu còn có năm anh em cùng chung tay nắm mà tiến bước, nhưng không lâu, hàng ngũ lần hồi thưa thớt và kể từ 1941, đường thông công đứt lối với sự quy tiên của ông Âu-Minh-Chánh, Ngài chỉ còn vỏn vẹn có một bạn đạo trong giáo quyền là ông Minh-Đàm. Trải qua mấy mươi năm trời, biết bao là thử thách khó khăn. Cho hay hữu chí cánh thành: Đạo được duy trì, Chùa được giữ vẹn, mặc dầu có người muốn phá cái Đạo, có kẻ lăm le dùng thế lực chiếm đoạt ngôi chùa.
Rồi như đà hưng khởi, nền chánh pháp được bắt trớn; vào năm 1957 ngôi Miếu đường khiêm tốn lúc xưa được trùng tu nguy nga đồ sộ. Một tay Ngài đề ra hình thức kiến trúc hợp với lẽ Đạo, tương thích với kỹ thuật. Công sức đó của Ngài đã đạt thành tựu mỹ mãn là ngôi Thánh sở hiện trạng như ngày nay đã hoàn thành vào năm 1959, để khánh thành vào năm 1960. Hình thức ngôi Thánh sở thật là vĩ-đại - tương xứng với nội dung Đạo pháp. Nhưng nội dung còn quan trọng gấp mấy lần hơn, đó là Ngài âm thầm xây dựng với bao công trình: nào sáng tác, nào san dịch sách kinh Tam-Giáo gồm công truyền, lẫn cả bí pháp. Đăng đẳng hai mươi lăm năm ròng rã một dạ kiên trì với tâm từ bi độ dẫn chúng sanh, với ý chí mãnh liệt trùng hưng chánh pháp. Thật ứng với câu liễn trước chùa :
Thống Tam-Giáo dĩ tôn sùng, tân tự trúc thành hưng chánh pháp,
Hiệp vạn nhơn nhi giảng luận, cựu kinh đàm bãi dục linh căn.
Đến năm 1965, cơ Đạo chuyển mình, trong đó “ nền đạo MINH-LÝ được phục hưng, cửa pháp rộng khai, nguồn ân chảy đến, điển huệ sáng soi, Thần cơ tái hiện.
Giai đoạn ba mở một phương trời tươi đẹp vô cùng rực rở, cảnh tượng TAM TÔNG MIẾU tưng bừng sống động. Toàn đạo gội ơn giáo pháp, khởi tâm tu đức lập công, phát đại thừa tâm, tu bồ tát hạnh. Hồng ân của Trời Phật rót nhỏ đều đều mỗi tuần, mỗi tháng, suốt qua bao nhiêu năm thấm nhuần nơi lòng đạo. Ai nấy cũng được mở to mắt huệ, soi thấy cội nguồn, tỏ tường diệu lý pháp môn “Không thiền Bác nhã”, tin tưởng vai trò sứ mệnh Quyền Pháp của MINH LÝ sẽ thành công, đại dụng cho sau nầy, ở chỗ Thiên Nhơn hiệp nhứt, tâm vật bình hành, dung hợp mọi tinh ba kết thành một nền Tôn giáo cộng đồng”
Trong giai đoạn nầy, Ngài đã ra công kết tập Thánh Ngôn để làm tài liệu cho Minh Lý. Đó là các bộ Thánh Kinh: Minh Lý Chơn Giải, Dịch Kinh Huyền Nghĩa, Đạo Học Chỉ Nam. . . . .Thật là Hồng Ân của Trời Phật ban trao kho tàng cho Minh-Lý.
Nhưng Ngài vẫn còn mối ưu tư vì Giáo sở luyện tu bí pháp chưa được dựng xây. Vào năm 1967 - ở vào tuổi 70 sức khỏe đã mỏi mòn, nhưng Ngài đổ dồn sức lực vào công việc xây dựng Bác-Nhã Tịnh-Đường. Ý của Ngài : Bác-Nhã Tịnh-Đường dùng làm nơi để Minh-Lý môn sanh nói riêng, ai ai nói chung, được tu được luyện theo như câu liễn trước chánh môn :
Bác-Nhã tâm khai, huệ chiếu vô-minh huờn bổn giác,
Tịnh đường khí phục, đơn thành nhứt lịp thoát thai thần.
Tu luyện, để trở nên bậc chơn tu giải thoát, mới đủ đảm nhiệm quyền pháp, gánh lấy sự nghiệp nhơn sanh.
Cũng xin lưu ý quý vị: Như ân điển Thiêng-liêng đã chứng nhận trong nhiều đàn cơ tiếp tại Minh-Lý Thánh-Hội và liên quan đến Bác-Nhã Tịnh-Đường, thì đây không phải là một Tu-viện khép kín, dành riêng cho một tôn giáo, mà lại là Chủng-viện nuôi lớn mầm sống tâm linh của nhơn loại biết tìm huờn nguyên về nguồn gốc thiêng liêng,để chung cùng nhau độ dẫn chúng sanh trên đường‘‘Tự giác giác tha’’
Đường lối ‘‘Đồng-nhơn vu dã’’ nầy đã được Ngài Minh Thiện hoài bảo un đúc lâu ngày từ trước, trong tinh thần hòa hợp Tam-Giáo đồng nguyên, vạn giáo Nhứt lý. Tinh thần này được Ngài đúc kết, cô đọng lại trong tiêu-ngữ Đạo Minh-Lý gồm ba cương lãnh: Bình-Đẳng, Cộng-Tác, Hòa Ái. Thật ra, trong lẽ tương đối của phần hữu hình tuy gọi là Tiêu-Ngữ của Đạo Minh-Lý, nhưng theo tinh thần Nhứt Lý, đây cũng là đường lối chung của mọi tâm hồn đã biết hòa mình cùng thiên lý bình đẳng, để chung nhau cộng tác trong tinh thần hòa ái đại đồng.
Tóm lại, Ngài đã xứng đáng làm tròn vai trò sứ mạng Khai Đạo, Minh Đạo và đem lời lành mà độ đời cứu thế (Minh Khai Tường Đại Đạo).
Như chúng ta đã biết Ngài Định-Pháp Tổng-Lý Minh-Thiện đã được Thiêng Liêng tấn phong BÁC-NHÃ THIỀN-SƯ TAM-TÔNG PHÁP-CHỦ và được Thiên-mạng tiếp tục cai quản, giáo-dục toàn thể Đạo Minh-Lý như lúc còn tại thế. “Bần Tăng dầu bước sang thế giới vô hình, nhưng còn phải chịu trách nhiệm quyền pháp (nơi nầy) trước luật Thiên điều, chịu hoàn toàn trách nhiệm nên hư của Thánh Hội MINH LÝ vô điều kiện”.
Từ đó đến nay, Ngài đã nhiều lần giáng đàn dạy Đạo và sắp đặt công việc trong Thánh-Hội, làm chúng ta tin chắc rằng thoát khỏi phần nhục thể nặng nề, tinh thần Ngài càng siêu thoát sáng suốt, đầy đủ quyền năng hơn trước, để độ dẫn nhơn sanh.
Vào năm 1986 Đức Bác Nhã Thiền Sư đã dạy dỗ nhủ khuyên chúng ta như sau:
“Bần Tăng đã từng làm người, trải qua nhiều kiếp, lăn lóc trong tình đời, chịu đủ cảnh huống buồn-vui-chết-sống, nếm đủ mùi vị, khạc không ra, nuốt không vào, bỏ không rồi, lấy không xong, khổ với cái thân tứ đại không sao kể xiết. May có chút thiện căn, nó thường phát hiện, thúc giục lúc ngộ sự, lúc vắng vẻ một mình trách phạt những điều lầm lỗi, khen ngợi những việc hồi minh mỹ thiện, thúc đẩy những bước tiền trình, nhắc lại những lời hứa nguyện, khuyên bảo cái thiên chức làm người, cái danh dự ở đời, cái con đường siêu đọa, v.v… Rỉ rả mãi nơi lòng, ngoài thì rù rì rú rít bên tai, phải như thế nọ, như thế kia, lời ngọt tiếng ngon; đủ thân, đủ sơ, bạn đời, người nhà, toàn là chuyện thế gian lợi hại.
Ôi! Một trận giặc lòng trường kỳ tranh chấp, không ngày đình chiến.
Cũng may thay, gặp nhiều trợ duyên, bạn lành thầy sáng. Bên ngoài, bên trong tương khế mà Chánh niệm khởi phát, tâm đạo tăng trưởng, nguyện lớn được thành. Nhưng dầu đã vào đất tịnh, được ở cửa thiền, cũng còn gặp nhiều chướng đạo, ma pháp, ma duyên cố đẩy thân nầy lui xa cửa Phật, thì lòng thiện cũng nổi lên đánh lại. Trận chiến dằng co, nhưng cuối cùng được dứt khoát, thiện chơn toàn thắng.
Ôi! Nếu không chí lớn, nguyện lớn, căn quả tốt, thì cũng nửa đường bỏ gánh. Nên chi Bần Tăng cảm thông chỗ khó khăn của đạo tâm trên bước tu hành đầy chướng ngại. Luôn luôn phải tỉnh sáng mà ngăn ngừa, phòng nguy lự hiểm, để tránh mọi thử thách, cám dỗ, mà thoát ra nhà lữa, biển mê.
Kinh nghiệm được thấy, giáo lý được nghe, mỗi bước phải cẩn thận và nhớ mãi lời chỉ dạy của Ơn Trên. Phương chi, trong hồi pháp nạn, đời mạt kiếp, họa khổ dẫy đầy, lòng người ám độn, tình đời điên đảo, ma quỉ thì nhiều, thiện trí thức ít gặp, âm khí phủ trùm thu hút con người vào đường trụy lạc, mà đó là lòng ưa thích của nhơn thế, của nghiệp thức. Con đường xuống dốc của thời đại đã dọn sẳn, nên bỏ dễ, tu khó.
Ôi! Hân hạnh cho chúng ta ! Phật Tiên đã phóng sẵn cho con đường, lại được Ơn Trên dìu dắt, Thần cơ lâm chiếu nhắc nhở, hộ trì; Thánh Hưng Đạo lại là soái tướng tiền phong dẫn đường, dẹp chông gai chướng ngại, trừ loài ma tặc; Bần Tăng là Hộ Pháp bảo vệ trước sau. CHÍ TÔN bố trí thật là đầy đủ. Không lo gì nữa, chỉ chúng ta y pháp mà hành trì, giữ đúng Thánh qui, là vững bước; dứt lòng thối hối là Thành.”
Hôm nay, chúng ta nhắc lại bài học đạo đức của Bác-Nhã Thiền-Sư Tam-Tông Pháp Chủ cho toàn thể môn sanh Minh-Lý tự thấy nơi Ngài là một bực Thầy dẫn độ chúng sanh đi theo con đường về với ánh sáng Chơn-Lý. (Phản bổn hườn nguyên)
Đường lối đạo đức của Ngài đã được đúc kết trong tiêu-ngữ Đạo Minh-Lý mà chúng tôi có dịp đề cập như trên, gồm ba cương lãnh rút gọn: Bình-Đẳng, Cộng-Tác, Hòa-Ái. Tiêu ngữ này thể hiện đủ cả biểu lý của công-phu tu học.
Bình đẳng dưới ánh sáng đạo lý đại đồng, từ một nguồn gốc linh thiêng chung, tất cả chúng sanh đều cùng nhau sống trong một vũ trụ bao la với tâm linh Thánh-thiện hay Phật-tánh đồng đều. Hôm nay tôn chỉ Tam Giáo Đồng nguyên, Vạn-giáo Nhứt-Lý cũng được thể hiện nơi đây trong tinh thần chung một Lý, một Sự, để thông hiểu cương lãnh Bình-đẳng trong lẽ Một.
Lần giở lại một vài Thánh Ngôn, đọc lại lời dạy của Ngài để chúng ta cùng suy gẫm
. . . . .Phải chi chúng ta cùng một con tim nhịp nhàng, cùng đi đứng nói cười, làm lụng cũng không nhằm đối tượng mà noi theo, ai nấy cũng MINH THIỆN hiện thân, ai nấy cũng chăm tu chăm học, siêng nghĩ siêng làm, đói thì ăn, mệt thì ngủ, thân bất ly Đạo, Đạo bất ly thân. Nếu chư đệ muội để đến một năm rồi cùng nhau xúm lại cúng dâng thì lâu quá. Ước gì mỗi tháng, hai ngày sóc vọng, nhớ Thầy, nhớ bạn, lui tới viếng thăm.
Tuy Bần Đạo không còn hình thể, nhưng về Chùa để ý nghe có những tiếng âm vang, những hình dung phưởng phất, thì lo gì đạo Minh Lý chẳng tiến bộ gấp trăm, gấp chục ngàn lần, vì hồi trước tại Tam Tông Miếu có một mình Minh Thiện giảng luận, chỉ bày, dịch kinh, viết sách, mà bây giờ có ngàn giảng viên, có trăm dịch giả, có Minh Thiện chỗ nọ chỗ kia, trên gác, dưới lầu, nhà sau, nhà trước, trong bếp, ngoài sân, đâu đâu cũng Minh Thiện. Minh Thiện hiện thân, Minh Thiện hóa trùng trùng điệp điệp, bồi trai, bồi gái, thì phước đức cho MINH THIỆN nầy biết mấy.. . . . .
….Có một điều là chư đệ muội quyền pháp được nấy trao, địa vị thiên ân trong Giáo Hội, sứ mạng cao cả TAM GIÁO đã ban gắn, thì MINH LÝ là cái nhà của chư đệ muội; nghèo giàu cùng hưởng cùng lo, nhỏ lớn trong ngoài tự mình sắp đặt.
Sớm có đi thì tối phải về; công việc sinh hoạt hằng ngày cần được chia cắt phân công. Đứa nhỏ, đứa lớn, ai cũng được hưởng thì ai cũng làm; việc nầy việc nọ tự quản trị, tự đảm đương. Không thể nhà MINH LÝ mà bỏ bê để người khác lo giùm, dầu bạn chí thân như Phổ Thông Giáo Lý cũng không sao kham được chuyện của nhà mình….. Vì vậy mà bổn phận thiên ân các hiền đệ muội nên tiểu tâm lưu ý, khéo hướng đạo cho hàng ngũ được nhứt tề. Dầu khó đến đâu cũng không vì lợi, vì danh mà đổi chí buông tu, bỏ Đạo. Lúc nầy cần nhứt là thiên ân tiêu biểu lòng trung kiên nhứt trí để toàn đạo có chỗ nương.mình . . . . .
….Nay các chúng đệ có bổn phận ai nấy lo bảo toàn cho Thánh sở, cho sứ mạng quyền pháp được vững còn, cho hàng ngũ đừng tan vỡ, cho tâm đức ít bị mua chuộc. Cái hương hoả vĩ đại nầy, kho tàng đạo pháp nầy, chưa biết xử dụng thì giữ đó chờ kẻ Thánh Hiền, chờ Thầy đến, đừng bán rẻ, đừng phá hư. Nó khác nào một chiếc máy thần diệu, phải có người biết xử dụng thì lợi cho thiên hạ, bằng không biết xử dụng, không phải thợ, phải Thầy, thì nên cất giấu ở tâm. Nay mai có Thầy có thợ, sẽ đem ra dùng cho thiên hạ.
Cái Đạo MINH LÝ là đạo Tam Tông tổng hợp, người thiên ân phải có lượng lớn mới giữ được, có trí lớn mới thấy được, bằng tâm hẹp hòi thì phiến diện thiên chấp một bên.
Vì thiên chấp một bên mà thiên hạ đảo huyền, bốn phương đồ thán, khác nào cái vạc ba chơn mà không đủ cả ba thì dễ lật. Ba chơn vững hơn bốn năm chơn, có phải không các chúng đệ ? Hai chơn đứng được không ? Ba chơn đứng được không ? Chắc ba chơn là vững được, dầu có cao thấp chút đỉnh cũng được vững, chớ bốn chơn có cao thấp chút đỉnh cũng không sao bằng được.
Ba chơn ấy là Tam giáo. Tam giáo không thể thiên một bề, cũng như khoa học, chánh trị, tông giáo, cần bổ túc lẫn nhau thì lợi ích cho thiên hạ.
Nên khuyên chư hiền hằng tháng, hằng kỳ, hội nhau mà tu để trừng tâm, thanh tịnh, thần quang hòa lẫn giữa nhau, hòa tràn ra thiên hạ. Đó là cách bảo trì Thánh Sở, bảo vệ quyền pháp, tồn tích đạo pháp.
Kính thưa Quý vị,
Chúng ta vừa cùng nhau nghe lại mấy đoạn Thánh Ngôn với lời dạy chí tình của Đức Bác Nhã Thiền Sư, cùng kiểm nghiệm suy gẫm để rồi cố gắng:
Đệ tử nguyện một lòng tu học,
Để đền ơn bảo bọc dắt dìu;
Nối dòng sử Đạo cao siêu,
Đồng tâm nhứt trí là điều Thầy mong.
như lời xưng tụng mà chúng ta vừa đọc

RẤT LÒNG THÀNH TÍN

(Ảnh trên: Chân dung Ngài Cố Tổng Lý ĐỊNH PHÁP MINH THIỆN)
Tường Chơn

Thập tam ma khuyên đừng lấp lửng,
Gươm huệ cầm cho vững diệt trừ,
Tịnh lòng hầu thấy chơn như,
Thoát trần sẵn có thuyền từ rước đưa.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây