Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • 1. * Ngọc Trì là ai? Trong việc hành công, miệng con người không gọi là khẩu mà gọi là Ngọc ...


  • Từ Lâm Tự / Trích Lịch sử đạo Cao Đài I - CQPTGLĐĐ.

    Từ Lâm Tự (còn gọi là chùa Gò Kén), tên đúng là Thiền Lâm Tự Căn cứ vào bản đồ ...


  • Ngày nay trên thế giới, hầu hết các nhà khoa học của các ngành Khoa Học Nhân Văn như Lịch ...


  • Đêm Trung Thu Bàn Đào Hội Yến, Cuộc tương phùng u hiển tình thâm; Chứng lòng Mẹ mới giáng lâm, Nương huyền linh ...


  • Phật Tiên Thần Thánh rộn ràng, Đồng vâng ngọc sắc cứu an cõi trần. Hiện diện trên cõi trần này, con người ...


  • Từ năm 1902 đến năm 1919, Ngài Ngô Văn Chiêu đã vài lần đến hầu đàn Tiên tại Thủ Dầu ...


  • Bức thư pháp Truyện Kiều / Phạm Huy Thông - Tuổi Trẻ Online

    Đến chiều tối 22-12, "ông đồ thời @" Trịnh Tuấn đã thực hiện được hơn 2.200 câu thơ Truyện Kiều ...


  • Cách đây 2005 năm, Chúa Giêsu đã giáng sinh trong thân phận làm người để mở con đường đưa con ...


  • Leo núi vì hòa bình thế giới / Quốc Thắng - Tuổi Trẻ Online

    Một đoàn các nhà leo núi gồm nhiều tín ngưỡng khác nhau đã tổ chức leo núi vì hòa bình. Đỉnh ...


  • Notions fondamentales du Caodaisme / CHI TIN & traducteur Quach Hiep Long

    SOMMAIRE Préface de la version française .............................  6 Préface de la version vietnamienne ......................  8 I  Lexique ...............................................................  10 II  Buts et Principes Directeurs ...


  • Nhìn lại cơ Đạo, từ sơ khai đến khi hình thành và phát triển sẽ ghi nhận được những bước ...


  • Khái niệm "Tôn giáo" đã được tranh cãi rất nhiều và vẫn chưa đi đến một kết luận, dù hiện ...


14/01/2006
Sưu tầm

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009

Mahātmā Gāndhī

Mahātmā Gāndhī
(Wikipedia Encyclopedia)

Mahātmā Gāndhī (2 tháng 10 năm 1869 – 30 tháng 1 năm 1948), tên đầy đủ là Mohandas Karamchand Gandhi (Devanagari: मोहनदास करमचन्द गांधी; Gujarati: મોહનદાસ કરમચંદ ગાંધી), là anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Nguyên lí bất bạo lực (còn gọi là bất hại) được ông đề xướng với tên Chấp trì chân lí (sa. satyāgraha) đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong và ngoài nước cho đến ngày nay, bao gồm phong trào Vận động Quyền công dân tại Hoa Kỳ (American Civil Rights Movement) được dẫn đầu bởi Martin Luther King, Jr..

Từ lúc lãnh đạo cuộc đấu tranh giành tự do và đứng đầu đảng Quốc dân Đại hội Ấn Độ (Indian National Congress) năm 1918, ông được hàng triệu dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là Mahātmā, nghĩa là "Linh hồn lớn", "Vĩ nhân" hoặc "Đại nhân". Danh hiệu có gốc tiếng Phạn này được triết gia và người đoạt giải Nobel văn chương Rabindranath Tagore dùng lần đầu khi đón chào Gandhi tại Mumbai (hay Bombay) ngày 9 tháng 1 năm 1915. Mặc dù Gandhi không hài lòng với những cách gọi tôn vinh nhưng đến ngày nay, danh hiệu Mahātmā Gāndhī vẫn thường được dùng hơn tên Mohandas Gāndhī trên thế giới. Ngoài việc được xem là một trong những môn đồ Ấn Độ giáo và những nhà lĩnh đạo Ấn Độ vĩ đại nhất, ông còn được nhiều người Ấn tôn kính như một Quốc phụ (gọi theo tiếng Hindi là Bapu). Ngày sinh của ông, 2 tháng 10, là ngày lễ quốc gia của Ấn Độ.

Bằng phương tiện bất hợp tác, Gandhi đã dẫn khởi nền độc lập Ấn Độ, đưa nước mình thoát sự đô hộ của Anh, khích lệ những người dân bị đô hộ khác phấn đấu cho nền độc lập của nước nhà và đả đảo triệt để Đế quốc Anh. Nguyên lí Chấp trì chân lí của Gandhi (có gốc tiếng Phạn: satya là "chân lí" và ā-graha là "nắm lấy", "nắm chặt"), cũng thường được dịch là "con đường chân thật", "truy tầm chân lí", đã cảm kích những người chủ trương hành động giành tự do như Đạt-lại Lạt-ma Ðăng-châu Gia-mục-thố (Tenzin Gyatso), Lech Wałęsa, Stephen Biko, Aung San Suu Kyi và Nelson Mandela. Tuy nhiên, không phải tất cả những nhà lĩnh đạo nêu trên đều theo nguyên tắc bất bạo lực và bất kháng cự khắt khe của Gandhi.

Gandhi thường nói là nguyên tắc của ông đơn giản, lấy từ niềm tin truyền thống của Ấn Độ giáo: Chân lí (satya) và bất bạo lực (ahiṃsā). Chính ông nói rằng: "Tôi chẳng có gì mới mẻ để dạy đời. Chân lí và bất bạo lực đều có từ xưa nay

Nguyên tắc: Chấp trì chân lí

Như đã nói trong phần dẫn nhập, nguyên tắc chính của Gandhi là Satyāgraha, "Chấp trì chân lí" và người thực hiện việc này được gọi là một Satyāgrahī. Trong nhiều bài viết, Gandhi định nghĩa Chấp trì chân lí như sau (Collected Works of Mahatma Gandhi [CWMG], Vol. 16, p. 9-10):

Chấp trì chân lí là gì? Chấp trì chân lí không phải là năng lực thể chất. Người chấp trì chân lí không tổn thương đối thủ; ông ta không tìm cách huỷ diệt người ấy. Một người chấp trì chân lí không bao giờ dùng súng. Không có lòng sân ác hoặc bất cứ tâm bất thiện nào khác khi ứng dụng chấp trì chân lí.
Chấp trì chân lí là một năng lực tâm linh thanh tịnh. Chân lí chính là thể chất của linh hồn. Đây là nguyên do vì sao năng lực này được gọi là chấp trì chân lí. Linh hồn bao gồm trí huệ. Ngọn lửa của lòng từ bi bùng cháy trong nó. Nếu một ai đó tổn thương ta vì vô minh thì ta thắng họ bằng tình thương. Bất hại là pháp tối cao (sa. ahimsā paramo dharmaḥ). Nó chính là sự chứng minh của năng lực tình thương. Bất hại là trạng thái ngủ. Khi tỉnh thức thì nó là tình thương. Được chỉ đạo bởi tình thương, thế giới tiến bước...
Theo Gandhi thì nguyên tắc Chấp trì chân lí nên đi xa hơn, ảnh hưởng nhiều hơn những dạng kháng cự xưa nay như Kháng cự thụ động, bất phục tòng của công chúng và và bất hợp tác. Chấp trì chân lí bao gồm cả ba dạng này, nhưng lại tiến xa hơn (Harijan, 21.07.1940):

Theo nghĩa thường gặp thì chấp trì chân lí có nghĩa là thế lực của chân lí (truth force).... Bạo lực là sự phủ nhận năng lực tâm linh to lớn này, một năng lực chỉ có thể được sử dụng hoặc phát triển bởi những người hoàn toàn lìa xa bạo lực. Nó là một năng lực có thể được áp dụng bởi cá nhân hoặc cộng đồng, và nó cũng có thể được ứng dụng trong lĩnh vực chính trị hoặc tại gia.... Tính năng có thể được áp dụng mọi nơi của nó chính là sự biểu hiện của tính trường tồn cũng như vô địch của nó. Nó có thể được áp dụng bởi đàn ông, đàn bà và trẻ em.... Những người tự thấy mình yếu hèn không thể dùng năng lực này được. Chỉ những người nhận thức được một cái gì đó của con người siêu việt bản năng thô bạo trong mình và năng lực thứ hai này luôn quy hướng về nó thì những người này mới có thể là những người kháng cự thụ động hữu hiệu.
Lúc đầu, Gandhi xem Chấp trì chân lí như là kháng cự thụ động, nhưng sau ông từ khước cách dùng này, bởi vì đối với ông, "thụ động" chỉ đến một trạng thái thừa nhận định mệnh, một cách thầm nhận những gì bất công và như vậy, nó hạ thấp năng lực nằm trong từ "kháng cự". Theo Gandhi, kháng cự đòi hỏi một tư thái anh hùng và năng nỗ hơn là trạng thái thụ động hoặc khoan nhượng.

Câu hỏi được đặt ra ở đây là đặc điểm nào đưa Chấp trì chân lí lên cao hơn ba dạng kia? Ba thành phần chính của nguyên tắc Chấp trì chân lí sẽ làm sáng tỏ sự việc, đó là Chân lí (sa. satya), Bất hại (sa. ahimsā) và Khổ hạnh (sa. tapas)

[sửa]
Chân lí
Gandhi phân biệt hai loại chân lí, chân lí tương đối và chân lí tuyệt đối. Trong trường hợp Chấp trì chân lí thì chân lí tương đối đóng vai trò chính. Trong phần dẫn nhập của Tự truyện, Gandhi ghi như sau:

Nhưng đối với tôi, chân lí là một nguyên tắc căn bản bao gồm nhiều nguyên tắc khác. Chân lí này không chỉ là sự chân thật trong lời nói, mà cũng là sự chân thật trong tư duy, và cũng không chỉ là chân lí tương đối của khái niệm của chúng ta, mà là chân lí tuyệt đối, chân lí vĩnh hằng, và đó là Thượng đế. Có rất nhiều cách định nghĩa Thượng đế bởi vì Ngài có rất nhiều cách thể hiện. Chúng chinh phục tôi với sự kinh ngạc và kính trọng và tôi tê liệt trong một khoảnh khắc. Nhưng tôi chỉ tôn kính Thượng đế như chân lí. Tôi chưa tìm thấy Ngài, nhưng tôi tìm Ngài. Tôi sẵn sàng cống hiến những gì quý báu nhất của tôi để đi tìm. Ngay cả trường hợp sự cống hiến này đòi hỏi ngay sinh mệnh của tôi thì tôi hi vọng là sẽ sẵn lòng hiến dân nó. Nhưng khi nào tôi chưa trực chứng chân lí tuyệt đối thì cho đến khi ấy, tôi phải nắm giữ chân lí tương đối như tôi hiểu nó. Trong thời gian này thì chân lí tương đối phải là ngọn đèn, tấm mộc và vật che chở của tôi.
Trong nguyên tắc Chấp trì chân lí, chân lí tương đối - mang khái niệm thực dụng để tìm chân lí - quan trọng hơn các khái niệm về Thượng đế, Brahman hoặc chân lí tuyệt đối. Trong khi khái niệm chân lí tuyệt đối của Gandhi bị ảnh hưởng về mặt siêu hình thì mặt khác, khái niệm chân lí tương đối, như cơ sở của chấp trì chân lí, lại rất khoa học và chính xác. Chỉ qua sự áp dụng và thực nghiệm ta mới biết được lập trường nào đứng gần chân lí tuyệt đối hơn.

Nhưng, để không bị tấm màn vô minh và huyễn giác mê hoặc, người ta phải giữ những giới luật nhất định. Chúng được hàm dung trong hai thành phần khác của Chấp trì chân lí, là Bất hại và Khổ hạnh
 
Sưu tầm






Hịch Tướng Sĩ / Sưu tầm


TẾT Bản làng / Sưu tầm


Nguyễn Trãi / Sưu tầm


Dân ca Nam Bộ / Sưu tầm

Khảo cổ học / Sưu tầm


Chử Đồng Tử / Sưu tầm

Liên Hợp Quốc / Sưu tầm


Tranh Đông Hồ / Sưu tầm

Dân tộc Việt Nam / Sưu tầm

Long Thụ Bồ Tát / Sưu tầm

Thần thể / Sưu tầm


Chùa Việt Nam / Sưu tầm

Tôn giáo / Sưu tầm

Đạo Phật / Sưu tầm

Kitô Giáo / Sưu tầm





Tiếng Phạn / Sưu tầm

Trà Đạo / Sưu tầm


Bài tâm tướng / Sưu tầm


Long Thụ / Sưu tầm


Ngũ Thời / Sưu tầm

Mahātmā Gāndhī / Sưu tầm








Lý đạo là Xuân / Sưu tầm


Tâm thanh tịnh / Sưu tầm


Thập tam ma khuyên đừng lấp lửng,
Gươm huệ cầm cho vững diệt trừ,
Tịnh lòng hầu thấy chơn như,
Thoát trần sẵn có thuyền từ rước đưa.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây