Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Mùa tu Thu Phân năm Mậu Tý, chúng ta được hướng dẩn về "Rèn tâm vô niệm". Ngày 19.9.2008. Vô niệm là ...


  • AUM (OM) và "Om Mani Padme Hum" / Sưu tầm từ Wikipedia

    AUM : là lời mở đầu và kết thúc mọi lễ tụng kinh, AUM là mantra thứ nhất, trứ danh ...


  • Chữ Tâm / Đức Quan Thế Âm Bồ Tát (Quách Hiệp Long Dịch Pháp Văn)

    CHỮ TÂM Huờn-Cung-Đàn, Tý thời, 14 rạng Rằm tháng 5 Ất-Tỵ (13-6-1965) Thiện-Tài Đồng-Tử, Tiểu-Thánh chào chư Thiên mạng, chào chư liệt ...


  • GS Trần Văn Khê từng ước ..."được có một nơi trưng bày tư liệu hình ảnh, nhạc cụ mà bấy ...


  • Khảo cổ học / Sưu tầm

    Khảo cổ học là ngành khoa học nghiên cứu những nền văn hoá của loài người qua tiến trình phục ...


  • DẤU ẤN THỨ NHỨT: THƯỢNG ĐẾ LÂM PHÀM BẰNG LINH ĐIỂN KHAI ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ DẤU ...


  • Quyền pháp trong cuộc sống / Tu sĩ Phương Trúc

    Đôi khi tôi tự hỏi: điều gì đã làm nên sự sống của tôi? Có phải do công cha nghĩa mẹ ...


  • Chúng ta đều nhìn nhận rằng con người đã và đang tiến hóa, kể từ thuở là con người tinh ...


  • PHỔ CÁO CHÚNG SANH / Đạt Tường

    Ngay sau khi tiếp xúc với ông Le Fol để khai báo hoạt động và gởi tờ tuyên bố: "Chúng ...


  • Lịch sử thánh thất Paris / Quách Hiệp Long

    LỊCH SỬ THÁNH THẤT PARIS Ghi lại lịch-sử thành-lập Thánh-Thất Cao-Đài Paris là để tưởng-nhớ đến những người tiền-phong đã không ...


  • Tam Qui / Đạt Tường

    Theo giáo lý nhà Phật, Tam Qui là qui y Tam Bảo gồm: "Qui Y Phật, Qui Y Pháp, Qui ...


  • Từ năm 1902 đến năm 1919, Ngài Ngô Văn Chiêu đã vài lần đến hầu đàn Tiên tại Thủ Dầu ...


24/02/2006
Sưu tầm

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 23/02/2010

Thời kỳ dựng nước đời Hùng Vương và An Dương Vương

Từ thời đại đồ đá tiến lên thời đại kim khí - thời đại đồ đồng và đồ sắt - là một chuyển biến lớn lao của lịch sử nhân loại. Đó là thời kỳ cách mạng luyện kim, thời kỳ xuất hiện những nền văn minh và nhà nước đầu tiên, và cũng là thời kỳ mở đầu sự nghiệp dựng nước của dân tộc.
Trên lãnh thổ Việt Nam, nền văn minh sớm nhất là nền văn minh sông Hồng gắn liền với nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng, với quá trình hình thành nước Văn Lang đời Hùng Vương và nước Âu Lạc đời An Dương Vưong

Di tích văn hóa Đông Sơn phân bố rộng khắp miền Bắc Việt Nam trên lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Lam. Văn hóa Đông Sơn tồn tại trong khoảng 7-8 thế kỷ trước công nguyên đến 1-2 thế kỷ sau công nguyên, thuộc thời kỳ thịnh đạt của đồ đồng và sơ kỳ đồ sắt. Đó là sự hội tụ của nhiều chặng đường dẫn đến Đông Sơn.
Trên lưu vực sông Hồng, khảo cổ học đã xác lập được một phổ hệ gồm 3 giai đoạn trước Đông Sơn diễn ra trong thiên kỷ 1 trước công nguyên:
Giai đoạn văn hóa Phùng Nguyên thuộc sơ kỳ đồng thau.
Giai đoạn văn hóa Đồng Đậu thuộc trung kỳ đồng thau.
Giai đoạn văn hóa Gò Mun thuộc hậu kỳ đồng thau.

Ở vùng đông bắc từ văn hóa Hạ Long ở vùng sông Mã từ văn hóa Hoa Lộc, Đông khối, ở vùng sông Lam từ văn hóa Bàu Tró, cũng có những giai đoạn văn hóa dẫn đến Đông Sơn.
Những dòng văn hóa đó có quan hệ giao lưu với nhau, nhưng cũng mang những dáng vẻ khác nhau phản ánh cuộc sống của những nhóm cư dân - bộ tộc hay liên minh bộ lạc - trên những địa bàn khác nhau. Đến văn hóa Đông Sơn thì các loại hình địa phương vẫn tồn tại nhưng tính thống nhất văn hóa trở nên bao trùm và chi phối. Dù thuộc di tích nào, ở địa phương nào, văn hóa Đông Sơn vẫn mang những đặc trưng chung biểu thị trong các loại hình di vật gồm công cụ (rìu, cuốc, xẻng, lưỡi cày...) vũ khi (rìu chiến, dao găm, mũi giáo, mũi tên...), đồ dùng vàoò trang sức (thạp, thổ, vòng tay, khuyên tai...) trong kỹ thuật chế tác và trong nghệ thuật trang trí. Di vật tiêu biểu nhất của văn hóa Đông Sơn là trống đồng Đông Sơn nổi tiếng (trống đồng loại 1 theo phân loại của Heger). Trống đồng tìm thấy trong một khu vực rộng lớn bao gồm cả miền Nam Trung Quốc, bán đảo Đông Dương, Thái Lan, Malaysia, nhưng miền Bắc Việt Nam được coi là một trung tâm phát sinh lớn nhất. Văn hóa Đông Sơn vừa có cội rễ bản địa, vừa qua giao lưu và hội nhập, tiếp thụ một số ảnh hưởng văn hóa bên ngoài từ phương bắc và từ phương n

Quá trình thống nhất văn hóa Đông Sơn cũng là quá trình liên kết các nhóm cư dân Việt cổ - người Lạc Việt và người Âu Việt - thành một cộng đồng quốc gia với một hình thái nhà nước sơ khai. Đó là nước Văn Lang đời Hùng Vương và tiếp theo là nước Âu Lạc đời An Dương Vương

Đây là một thời đại để lại dấu ấn rất sâu đậm trong ký ức của nhân dân Việt Nam với bao huyền thoại và truyền thuyết lưu truyền rộng rãi trong dân gian từ đời này sang đời khác. Truyền thuyết Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm con, được coi như tổ tiên chung của cộng đồng dân tộ

Truyền thuyết trầu cau, bánh chưng, bánh dày, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Thánh Dóng phá giặc Ân phản ánh cuộc sống lao động và chiến đấu của người Việt cổ. Ngày 10 thang 3 âm lịch được coi là ngày Giỗ tổ của cả dân tộc. Người Việt Nam từ bao đời nay vẫn luôn luôn nhắc nhở nhau :
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba

Nước Văn Lang và Âu Lạc và ra đời trên một nền tảng kinh tế đã phát triển, chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa nước đạt đến trình độ dùng lưỡi cày bằng đồng thau và sức kéo của trâu, bò. Chăn nuôi có chó, lợn, gà, vịt, trâu, bò, voi. Nghề thủ công có đúc đồng, luyện sắt, làm đồ gốm, đan lát , mộc, dệt, sơn... Nhà cửa, trang phục, nhiều phong tục tập quán, sinh hoạt văn hóa còn được ghi lại bằng hình ảnh trên các di vật Đông Sơn, nhất là trên trống đồng. Tiếp nối nước Văn Lang, nước Âu Lạc ra đời vào nửa sau thế kỷ III trước công nguyên, còn để lại dấu tích của kinh đô Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội) với ba vòng thành dài trên 16 km.

Văn Hóa Sa Huỳnh, ốc eo và sự ra đời của nước Champa, Phù Nam

Văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) phân bố trên địa bàn miền Trung từ nam đèo Hải Vân đến đông Nam Bộ. Các di tích văn hóa này thường được phát hiện trên vùng gò đồi và cồn cát ven biển, phát triển liên tục từ sơ kỳ đồng thau đến sơ kỳ đồ sắt, với thời gian tồn tại trong khoảng thiên niên kỷ 1, 2 trước công nguyên. Những di vật thường tìm thấy là mộ chum, đồ gốm tô màu đỏ và màu chì, đồ trang sức. Vào giai đoạn cuối, đồ sắt rất phát triển với các loại di vật như dao, rìu, thuổng... Văn hóa Sa Huỳnh có quan hệ giao lưu với văn hóa Đông Sơn ở phía bắc và lan tỏa ảnh hưởng sang Thái Lan và vùng hải đảo.

Cư dân Sa Huỳnh biết trồng lúa nước và các loại cây ăn quả, biết luyện kim, làm đồ gốm, dệt vải kết hợp với nghề rừng, nghề biển.
Văn hóa Sa Huỳnh là cơ sở dẫn đến sự thành lập nước Champa cổ vào thế kỷ đầu công nguyên

Văn hóa ốc Eo là một nền văn hóa nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam. Trên lưu vực sông Đồng Nai và sông Vàm Cỏ, những thập kỷ gần đây đã phát hiện một hệ thống di tích khảo cổ học, cũng phát triển tuần tự từ sơ kỳ đồng thau đến sơ kỳ đồ sắt trong khoảng thiên niên kỷ 2 đến vài thế kỷ trước công nguyên. Tiếp theo đó, vào những thế kỷ đầu công nguyên, văn hóa ốc Eo ra đời và để lại một loạt di tích trải rộng từ miền tây Hậu Giang qua vùng Đồng Tháp Mười đén thượng lưu sông Đồng Nai. Đó là những di tích kiến trúc tôn giáo như đền tháp (chỉ còn nền móng), di tích mộ táng, di chỉ cư trú với dấu tích cọc gỗ của nhà sàn...
Những di tích ấy chứa đựng nhiều vật liệu kiến trúc bằng gạch đá, nhiều đồ gốm cùng rất nhiều đồ trang sức bằng đá quý, vàng, bạc chạm khắc tinh vi, những tượng bằng gỗ, đất nung, đồng thau ; những con dấu, đồng tiền và những lá vàng có khắc chữ cổ. Trong những di tích gần ven biển cổ còn tìm thấy những di vật ngoại nhập như tượng và đồ trang sức mang đậm phong cách ấn Độ, nhưng gương đồng Trung Quốc đời Đông Hán, những huy chương Antonius (152), Marius Aurelius (161-180) của La Mã văn hóa ốc Eo hướng ra biển Đông và có quan hệ giao lưu mật thiết với Trung Quốc, ấn Độ và với cả thế giới La Mã.

Văn hóa ốc Eo tồn tại từ đầu công nguyên đến thế kỷ VI, VII. Đó là dấu tích của vương quốc một thời thịnh đạt được sử sách ghi chép với tên gọi là nước Phù Nam, có thể bao gồm nhiều tiểu quốc.

Đông Sơn cùng Sa Huỳnh, ốc Eo là ba trung tâm văn minh sớm nhất trên lãnh thổ Việt nam thời cổ đại. Những nước Văn Lang - Âu Lạc, Champa, Phù Nam trải qua nhiều biến thiên lịch sử, cuối cùng đã hội nhập vào lịch sử Việt Nam mà dòng chảy chủ lưu là Văn Lang - Việt Nam

Hơn Nghìn Năm Thách Thức và Quật Khởi

Khi các tộc người trên lãnh thổ Việt Nam vừa mới hình thành nhà nước thì ở phương bắc đế chế Tần (221-206 trước công nguyên) thành lập và bắt đầu bành trướng xuống phương nam.
Cư dân Văn Lang - Âu Lạc đã bền bỉ chiến đấu chống lại cuộc xâm lược đại quy mô của đé chế Tần, giữ yên bờ cõi. Chính trong cuộc kháng chiến này, người Lạc Việt và người Âu Việt đã thắt chặt quan hệ liên kết, và từ nước Văn Lang lập ra nước Âu Lạc. Người chỉ huy cuộc kháng chiến thắng lợi là Thục Phán trở thành vua nưóc Âu Lạc với danh hiệu An Dương Vương.
Nhưng đến năm 179 trước công nguyên, nước Âu Lạc bị Triệu Đà - vua nước Nam Việt ở Nam Trung Quốc -thôn tính. Từ đó người Việt bị chìm đắm trong một thời kỳ mất nước kéo dài hơn nghìn năm (179 trước công nguyên - 938). Các triều đại Trung Quốc từ Hán (206 trước công nguyên - 220) đến Tùy (581 - 618), Đường (618 - 907) đã áp dụng nhiều thủ đoạn đàn áp nhằm dập tắt ngọn lửa đấu tranh của người Việt và thục hiện nhiều chính sách đồng hóa nhằm sáp nhập đất nước Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc. Năm 111 trước công nguyên, triều Hán thôn tính nước Champa, mở rộng đé chế vào đến nam Trung Bộ.

Sau nhiều cuộc khởi nghĩa, người Chăm giành lại đất nước và thành lập nước Champa độc lập vào cuối thế kỷ thứ II. Cuộc đấu tranh của người Việt lâu dài và gian nan hơn nhiều.
Mùa xuân năm 40, dưới sự lãnh đạo củ hai nữ anh hùng Trưng Trắc, Trưng Nhị, cuộc khởi nghĩa của người Việt thắng lợi. Chính quyền độc lập Trưng Vương ra đời, nhưng 2 năm sau, cuộc kháng chiến bị thất bại.

Tiếp theo đó, nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ, nhưng hoặc bị đàn áp, hoặc giành lại được chính quyền một thời gian rồi bị thất bại. Đó là khởi nghĩa Bà Triệu (248), khởi nghĩa Lý Bí (542), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722), khởi nghĩa Phùng Hưng (767)... Khởi nghĩa Lý Bí cũng đã thắng lợi, lập ra nước Vạn Xuân độc lập, nhưng rồi cuối cùng bị thất bại (602).
Vào thế kỷ thứ X, Khúc Thừa Dụ khởi nghĩa thành công, lập ra chính quyền tự chủ họ Khúc (905-930) rồi chuyển sang chính quyền tự chủ họ Dương (931-937) dẫn đến chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo năm 938 đánh bại cuộc xâm lược của quân Nam Hán. Đén đây thì sự nghiệp giải phóng đất nước mới giành được thắng lợi quyết định, chấm dứt hơn 10 thế kỷ Bắc thuộc.
Mất nước hơn nghìn năm mà không bị đồng hóa và cuối cùng tự đấu tranh giành lại chủ quyền, đó là trường hợp hiếm có trong lịch sử. Nguyên nhân giải thích thành công đó là, một mặt, trước Bắc thuộc, nước Văn Lang - Âu Lạc đã là một thực thể quốc gia đạt đến trình độ văn minh và cố kết cộng đồng bền chặt. Mặt khác, dưới nền thống trị nước ngoài, người Việt biết gìn giữ và phát huy vốn văn hóa cổ truyền đồng thời biết tiếp thụ và tiêu hóa những thành tựu văn hóa bên ngoài, kể cả của nước xâm lược, để tăng thêm tiềm lực của đất nước. Trong thời kỳ này, từ Trung Quốc, Nho Giáo, Đạo Giáo, chữ Hán, nghề làm giấy, một số kỹ thuật nông nghiệp... , và từ ấn Độ. phật giáo, kỹ thuật chế thủy tinh, hương liệu... đã truyền vào Việt Nam. Vào đầu công nguyên, Luy Lâu (Hà Bắc) trở thành một trung tâm Phật giáo do các sư tăng ấn Độ trực tiếp truyền bá bằng đường biển trước khi Phật giáo thịnh đạt ở Trung Quốc ảnh hưởng xuống phía nam.

Trong cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc, làng xã người Việt giữ một vai trò trọng yếu. Đó là thế giới riêng của người Việt với những quan hệ cộng đồng chặt, tính tự trị cao mà chính quyền đô hộ Trung Quốc không thể nào can thiệp và chi phối được. Trong làng xã, người Việt bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu có gạn lọc những yếu tố văn hóa ngoại nhập phù hợp với cuộc sống của mình và liên kết lại trong cuộc đấu tranh giành lại đất nước. Có nhà sử học đã nhận xét rằng, trong hơn nghìn năm Bắc thuộc, Việt Nam mất nước nhưng không mất làng, và chính các làng tự trị đó là những "pháo đài xanh" phát huy hiệu quả to lớn trong cuộc đấu tranh gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và giải phóng dân tộc.

Kỷ Nguyên Văn Minh Đại Việt

Sau khi giành lại độc lập, trong thế kỷ thứ X, đất nước còn đứng trước nhiều khó khăn do hâạu quả hơn nghìn năm Bắc thuộc để lại. Dưới các vương triều Ngô (939-965), Đinh (969-979), Tiền Lê (980-1009), chính quyền độc lập còn non trẻ, các thế lực cát cứ nhiều lần trỗi dậy, đặc biệt quan trọng là loạn Mười hai sứ quân (965-968) đã làm sụp đổ triều Ngô. Từ phương Bắc, triều Tống (960-1279) cũng lăm le xâm lược. Cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn lãnh đạo đã khẳng định chủ quyền quốc gia và cuộc đấu tranh dẹp loạn Mười hai sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh đã xác lập nền thống nhất đất nước. Đó là những thắng lợi trọng đại tạo lập điều kiện đưa đất nước bước vào thời kỳ phục hưng và phát triển mạnh mẽ dưới các vương triều Lý (1010-1225), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407), và Lê (1428-1527) với tên nước Đại Việt (Đại ngu dưới triều Hồ) và kinh thành Thăng Long (Hà Nội). Đó là kỷ nguyên văn minh Đại Việt và nền văn hóa Thăng Long rực rỡ trong lịch sử Việt Nam.
Nông nghiệp trồng lúa nước vẫn là nền tảng của văn minh Đại Việt. Nhiều công trình khai hoang của nhà nước (đồn điền), của quý tộc (trang trại, điền trang) và của nông dân (lập làng) được thực hiện thành công, mở rộng đất đai trồng trọt và xóm làng xuống vùng đồng bằng ven biển, vùng trung du và miền đất chưa khai phá phía nam. Hệ thống đê sông, đê biển do nhà nước quản lý được xây dựng quy mô lớn và hàng năm được bồi trúc, bảo vệ tốt. Nhiều kênh đào được mở mang để phát triển giao thông đường thủy và để tưới tiêu cho đồng ruộng.

Trong nông thôn nhiều làng thủ công nghiệp ra đời và hệ thống chợ làng phát triển. Cùng với nông dân, tầng lớp thợ thủ công, thương nhân có xu hướng tăng nhanh, nhưng cuộc sống vẫn gắn bó với nông nghiệp. Trong quan hệ buôn bán với trong nước và nước ngoài, một số thành thị và thương cảng trở nên phồn thịnh, tiêu biểu là Thăng Long (Hà Nội) và Vân Đồn (ngoài hải đảo, Quảng ninh).

Trong hoàn cảnh độc lập và phát triển, nền văn hóa dân tộc cùng bước vào thời kỳ phục hưng. Di sản văn hóa cổ truyền được kế thừa và nâng cao trên cơ sở lao động sáng tạo của nhân dân và giao lưu văn hóa với nước ngoài. Nền văn hóa Thăng Long đã cống hiến nhiều công trình và nhiều tên tuổi làm phong phú và rạng rỡ nền văn hóa dân tộc.

Trong thời Lý, Trần, Phật giáo cùng Đạo giáo, Nho giáo đều được tôn trọng trong tinh thần bao dung tôn giáo của vương triều và của nhân dân. Ngoài ra các dòng Phật giáo du nhập từ bên ngoài, vua Trần Nhân Tông sáng lập ra phái Trúc Lâm là một thiền phái Việt Nam. Cuối Trần, một số trí thức Nho giáo bắt đầu bài xích Phật giáo, và sang thời Lê, Nho giáo được đưa lên địa vị độc tôn. Đó cũng là lúc chế độ quân chủ tập quyền chuyển sang mô hình Nho Giáo.

Nền giáo dục và thi cử cũng bắt đầu được xây dựng từ thời Lý với việc mở khoa thi đầu tiên năm 1075 và lập Quốc Tử Giám năm 1076. Chữ Hán được sử dụng như chữ viết chính thức của vương triều, nhưng từ chữ Hán, người Việt sáng tạo ra chữ Nôm để ghi lại tiếng Việt, Văn học chữ Hán, chữ Nôm đồng thời phát triển và để lại nhiều tác phẩm gắn liền với tên tuổi nhiều danh nhânvăn hóa, tiêu biểu là Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trãi... Bộ quốc sử đầu tiên mang tên Đại Việt sử ký được Lê Văn Hưu biên soạn và hoàn thành năm 1272.

Văn hòa dân gian là cơ sở chủ yếu của văn hóa dân tộc cũng được hồi sinh và phát triển gắn liền với nhiều sinh hoạt phong phú, đa dạng của các làng xã. Hội làng thường được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu là dịp biểu thị tập trung các sinh hoạt văn hóa dân gian như đua thuyền, đấu vật chọi gà, ném còn, đánh phết, trình diễn hát chèo, hát tuồng, múa rối nước... Múa rối nước là một nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo của xứ sở sông nước, ao đầm và của nông nghiệp lúa nước, chỉ tìm thấy ở Việt Nam và đã phát triển mạnh từ đời Lý.

Trong 5 thế kỷ phục hưng này, nước Đại Việt cũng phải nhiều phen cầm vũ khí chống ngoại xâm, lập nên nhiều vũ công hiển hách. Đó là kháng chiến chống Tống lần thứ II (1075-1077) dưới triều Lý do Lý Thường Kiệt lãnh đạo, ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên (1258, 1285, 1287-1288) dưới triều Trần và vị thống soái kiệt xuất là Trần Quốc Tuấn. Bài thơ của Lý Thường Kiệt ra đời trong kháng chiến chống Tống được coi như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư

Kháng chiến chống Minh năm 1406-1407 do triều Hồ lãnh đạo bị thất bại vàaất nước bị triều Minh đô hộ trong 20 năm (1407-1427). Nhưng trong thời Minh thuộc đó, nhân dân ĐạiViệt nổi dậy khởi nghĩa gần như liên tục, và cuối cùng, khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) do Lê Lợi - Nguyễn Trãi tổ chức và lãnh đạo đã hoàn thành sứ mạng giải phóng dân tộc, bảoảmm cho đất nước tiếp tục những trang sử của kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi nêu cao ước vọng của dân tộc : "mở nền muôn thuở thái bình"

Kỷ nguyên Đại Việt đã để lại những thành tựu trên cả hai lĩnh vực xây dựng và bảo vệ đất nước, vừa rực rỡ văn trị, vừa chói lọi võ công. Đó cũng là thời kỳ nâng cao cố kết dân tộc, tổwng thành của ý thức dân tộc và định hình tính cách dân tộc Việt Nam.
Sưu tầm






Hịch Tướng Sĩ / Sưu tầm


TẾT Bản làng / Sưu tầm


Nguyễn Trãi / Sưu tầm


Dân ca Nam Bộ / Sưu tầm

Khảo cổ học / Sưu tầm


Chử Đồng Tử / Sưu tầm

Liên Hợp Quốc / Sưu tầm


Tranh Đông Hồ / Sưu tầm

Dân tộc Việt Nam / Sưu tầm

Long Thụ Bồ Tát / Sưu tầm

Thần thể / Sưu tầm


Chùa Việt Nam / Sưu tầm

Tôn giáo / Sưu tầm

Đạo Phật / Sưu tầm

Kitô Giáo / Sưu tầm





Tiếng Phạn / Sưu tầm

Trà Đạo / Sưu tầm


Bài tâm tướng / Sưu tầm


Long Thụ / Sưu tầm


Ngũ Thời / Sưu tầm

Mahātmā Gāndhī / Sưu tầm








Lý đạo là Xuân / Sưu tầm


Tâm thanh tịnh / Sưu tầm


Đạo có gì đâu, đạo ấy Trời,
Trời là Tiên Phật, cũng là người,
Người hay giác ngộ thành Tiên Phật,
Tiên Phật vọng tâm cũng xuống đời.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây