

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Thấy chăng anh Nước Hoàng Hà từ trời tuôn xuống Chảy băng ra biển chẳng quay về. Lại chẳng thấy Lầu cao gương sáng ...
-
Ở vào thời Kí tế, việc lớn đã xong, còn những việc nhỏ cũng phải làm cho xong nữa, thì ...
-
Hội Thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo – Tòa Thánh Bến Tre Lược ghi một số sự kiện lịch sử
-
TÂM LINH TRÊN ĐƯỜNG TIẾN HÓA Những năm cuối của thế kỷ XX có nhiều nhà nghiên cứu đã tiên ...
-
Hình : Lễ giổ Iổ Hùng Vương tại Phú Thọ-miền Bắc VN Viết về Họ Hồng Bàng, quyển Việt Nam Sử ...
-
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Cao Đài giáo-cơ phổ độ đã hiện diện trên Nam bang Thánh địa ...
-
Lời dạy của đức Chí Tôn về sứ mạng của Giáo Tông Đại Đạo
-
TÌM HIỂU PHÁP CHÁNH TRUYỀN Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chánh thức ra mắt nhân sinh vào ngày ...
-
Người tín đồ Cao Đài có hai quyển Kinh Tổ là "Thánh Ngôn Hiệp Tuyển" của Hội Thánh đầu tiên ...
-
Đức Ngọc Lịch Nguyệt thế danh là Lê Văn Lịch, sinh ngày mùng 1 tháng 9 năm Canh Dần (14-10-1890) ...
-
Mùa Trung Nguơn tháng 7 năm Quý Tỵ 1953, tại Thánh tịnh Tam Thanh – Cao Minh Quang ở Long ...
-
Ảnh: Humanity :Artist's notes: "Even when there is no one else to see, God watches us. One aspect of Buddhist ...
Sưu tầm
Các núi linh thiêng của Trung Quốc

Các ngọn núi linh thiêng trong cả hai nhóm là các điểm đến rất quan trọng đối với các cuộc hành hương.
Ngũ Nhạc
Ngũ Nhạc được sắp xếp theo bốn hướng chính và trung tâm của vùng đất Trung Hoa cổ đại. Các rặng núi trong nhóm này bao gồm:
hướng bắc: Hằng Sơn (恒山) thuộc tỉnh Sơn Tây cao 2.017 m
hướng nam: Hành Sơn (衡山) thuộc tỉnh Hồ Nam, cao 1.290 m
hướng đông: Thái Sơn (泰山) thuộc tỉnh Sơn Đông, cao 1.545 m
hướng tây: Hoa Sơn (华山) thuộc tỉnh Thiểm Tây, cao 1.997 m
trung tâm: Tung Sơn (嵩山) thuộc tỉnh Hà Nam, cao 1,494 m
Ngoài ra, các rặng núi này đôi khi được nói đến theo hướng tương ứng mà chúng chỉ, tức là "Bắc Nhạc", "Nam Nhạc", "Đông Nhạc", "Tây Nhạc" và "Trung Nhạc".
Theo thần thoại Trung Quốc, Ngũ Nhạc có nguồn gốc từ thân thể và đầu của Bàn Cổ, vị thần đầu tiên sáng tạo ra thế giới. Do vị trí ở phía đông của mình nên Thái Sơn được gắn liền với mặt trời mọc, là biểu tượng cho sự ra đời và sự hồi sinh. Cũng vì cách diễn giải này, nó thông thường được nhắc đến như là ngọn núi linh thiêng nhất trong số Ngũ đại danh sơn. Phù hợp với vị trí đặc biệt của nó, Thái Sơn được cho là được tạo thành từ phần đầu của Bàn Cổ.
Tứ linh sơn
(Hinh tren :Đại Hùng Bảo điện, ngôi đền trên Cửu Hoa Sơn)
Tứ linh sơn của Phật giáo là:
Ngũ Đài Sơn (五臺山) thuộc tỉnh Sơn Tây cao 3.058 m, thông thường được gắn liền với Văn Thù Bồ Tát
Nga Mi Sơn (峨嵋山) thuộc tỉnh Tứ Xuyên cao 3.099 m, thông thường được gắn liền với Phổ Hiền Bồ Tát
Cửu Hoa Sơn (九華山) thuộc tỉnh An Huy, cao 1.341 m , thông thường được gắn liền với Địa Tạng Bồ Tát
Phổ Đà Sơn (普陀山), thuộc tỉnh Triết Giang cao 284 m, thông thường được gắn liền với Quan Thế Âm Bồ Tát.