Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • "Tư  tưởng đạo gia" là những bài dịch Hán Văn từ những kinh sách của chư đạo gia như Lão ...


  • Bài đã được xuất bản.: 21/08/2010 06:00 GMT+7 Mùa Vu Lan lại về! Cái lạnh buốt giá của mùa đông như ...


  • Cảm hoài dòng Sử Đạo / Nhịp cầu giáo lý

    Đại Đạo TKPĐ khai mở chưa được một thế kỷ, thế mà khi lần giở những trang sử đạo người ...


  • Tiểu sử Ngài Trần Đạo Quang / Trích quyển Sử Đạo

    NGÀI TRẦN THANH NHÀN (Thái Lão Sư TRẦN ĐẠO QUANG) (1870 - 1946) Ngài Trần Đạo Quang tên tục là Trần Thanh ...


  • 4. Anh HOÀNG ĐÌNH LẬP, nguyên là thành viên của tập thể Thanh Thiếu Niên Phổ Thông Giáo Lý, sau ...


  • DÂNG LỄ NƠI THÁNH THẤT  Việt Nguyên "Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền, Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên, Đạo mầu rưới ...


  • Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy: “(. . .) Luận về trong lãnh vực tu học, nơi đây nói riêng, toàn ...


  • Đạo pháp trường lưu / Đức Động Phương Chưởng Quản

    Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý. Tuất thời, mùng 01 tháng 12 Đinh Tỵ KIM QUANG ĐỒNG TỬ, chào chư Thiên ...


  • Tân pháp Cao Đài / Bạch Hạnh

    Tân pháp Cao Đài là pháp môn tam công, có đặc tính tổng hợp rồi kết tinh và đơn giản ...


  • Thánh thất Cầu Kho / Trích Lịch sử đạo Cao Đài I - CQPTGLĐĐ.

    Thánh thất Cầu Kho là một trong những Thánh thất đầu tiên cơ Phổ độ Công truyền (đầu năm 1926), ...


  • NHỮNG LÝ DO TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI ĐỌC SÁCH! / Nguễn Thi Mai & Thanh Bình dịch thuật

    Nguyên tác của Otoabasi , ngày 25/06/2010 Nguyễn Thị Mai & Thanh Bình lược dịch Nhiều người không thích đọc sách và ...


  • Đề tài: Những chữ Tâm Huờn Cung Đàn,Tý thời 14 rạng Rằm tháng 5 Ất Tỵ (14-6-1965)


10/12/2005
Sưu tầm

Tam Quốc (Trung Quốc )

Lịch sử Trung Quốc :

Tam Hoàng Ngũ Đế
nhà Hạ
nhà Thương
nhà Chu
Xuân Thu
Chiến Quốc
nhà Tần
nhà Tây Hán
nhà Tân
nhà Đông Hán
Tam Quốc
nhà Tấn
Ngũ Hồ thập lục quốc
Nam Bắc triều
nhà Tùy
nhà Đường
nhà Võ Chu (690)
Ngũ Đại Thập Quốc
nhà Tống
nhà Liêu
nhà Tây Hạ
nhà Kim
nhà Nguyên
nhà Minh
nhà Thanh
Trung Hoa Dân Quốc
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Thời kỳ Tam Quốc (Hoa phồn thể: 三國, Hoa giản thể: 三国, Pinyin: Sānguó) là một thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc. Một cách chính xác theo khoa học thì nó bắt đầu vào năm 220 khi nhà Ngụy được thành lập và kết thúc năm 280 khi nhà Ngô sụp đổ và nhà Hậu Tấn thống nhất Trung Hoa. Tuy nhiên, nhiều nhà sử học Trung Quốc cũng như nhiều người dân khác cho rằng thời kỳ này bắt đầu năm 190 khi liên minh chống Đổng Trác được thành lập cuối thời nhà Đông Hán.

Mục lục [giấu]
1 Nhận xét chung
2 Sự sụp đổ của nhà Hán
3 Tào Tháo
4 Trận Xích Bích và kết quả
5 Chia ba Trung Quốc
5.1 Dân số
5.2 Thương mại và vận tải
5.3 Củng cố
5.4 Gia Cát Lượng tấn công miền bắc
5.5 Ngô và sự phát triển của miền nam
6 Sự suy yếu và sụp đổ của ba quốc gia
6.1 Nhà Thục sụp đổ
6.2 Nhà Ngô sụp đổ
7 Những trận chiến lớn
8 Tiểu sử
9 Các bài liên quan


Nhận xét chung
Trước đó, phần "không chính thức" của giai đoạn này, từ năm 190 đến năm 220, đã được đánh dấu bởi sự hỗn loạn của các cuộc giao tranh giữa các phe phái trong rất nhiều khu vực của Trung Hoa (ví dụ các cuộc giao tranh của Tào Tháo, anh em Viên Thuật - Viên Thiệu, Tôn Kiên, Lưu Biểu, anh em Lưu Bị, Đổng Trác, Lã Bố, giặc khăn vàng v.v.) Phần giữa của giai đoạn này, từ năm 220 đến năm 263, được đánh dấu bởi sự giao tranh quân sự và ngoại giao của ba quốc gia thù nghịch còn lại là Ngụy (魏), Hán (漢) và Ngô (吳). Để phân biệt các quốc gia này với các quốc gia cùng tên nhưng trong các thời kỳ trước đó, người ta đã thêm vào: Ngụy là Tào Ngụy (曹魏), Hán là Thục Hán (蜀漢), sau này trở nên phổ biến hơn là Thục, và Ngô là Đông Ngô (東吳). Phần cuối cùng của thời kỳ này được đánh dấu bằng sự tiêu diệt Thục bởi Ngụy (năm 263), sự thay thế Ngụy bởi Hậu Tấn (năm 265), và sự tiêu diệt Ngô bởi Hậu Tấn (280).

Mặc dù tương đối ngắn, thời kỳ lịch sử này đã được tiểu thuyết hóa trong văn học và rất nổi tiếng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Đông Nam Á. Nó được chuyển thể thành các vở kịch, tiểu thuyết, truyện dân gian, truyện dã sử cũng như trong phim ảnh, phim truyền hình nhiều tập và trò chơi điện tử. Nổi bật nhất trong số đó là tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa (Hoa: 三國演義, 三国演义, Pinyin: Sān Guó Yǎn Yì) của La Quán Trung, một tác phẩm hư cấu dựa phần lớn theo lịch sử. Ghi chép lịch sử chính thức của thời kỳ này là Tam Quốc Chí của Trần Thọ, với sự hiệu đính của Bùi Tùng Chi sau này.

Thời kỳ tam quốc này cũng là một trong những thời kỳ đẫm máu nhất trong lịch sử Trung Quốc. Điều tra dân số cuối thời kỳ nhà Đông Hán cho con số là khoảng 56 triệu người, trong khi đó điều tra dân số trong thời kỳ đầu Hậu Tấn (sau khi Tấn thống nhất Trung Quốc) chỉ còn khoảng 16 triệu người. Cho dù con số thống kê có thể có sai số lớn nhưng hoàn toàn đủ cơ sở để nói rằng một số phần trăm lớn dân số đã chết vì các cuộc chiến tranh liên miên trong thời kỳ này.

Sự sụp đổ của nhà Hán
Hàng loạt các sự kiện đã dẫn đến sự sụp đổ của nhà Đông Hán và sự nổi lên của Tào Tháo là rất phức tạp. Cái chết của Hán Linh Đế tháng 5 năm 189 đã dẫn đến thời kỳ nhiếp chính không ổn định của Đại tướng quân Hà Tiến và sự phục hồi của mối bất hòa giữa các hoạn quan và các quan lại khác. Sau khi Hà Tiến bị giết bởi Trương Nhượng, Đoàn Khuê và bọn thập thường thị thì bộ tướng là Viên Thiệu đã thảm sát các hoạn quan trong triều. Sự hỗn loạn trong triều đã mở đường cho thứ sử Tây Lương là Đổng Trác từ miền tây bắc trở về kinh thành Lạc Dương và kiểm soát toàn bộ triều chính, mở đầu cho một cuộc nội chiến trên toàn lãnh thổ Trung Hoa.

Đổng Trác liên tiếp sử dụng mưu kế bức bách để vua Hán Thiếu Đế (Lưu Biện) phải nhường ngôi cho anh họ là Trần Lưu Vương Lưu Hiệp, tức là Hán Hiến Đế, và phế Thiếu Đế làm Hoằng Nông Vương. Năm 190 liên minh do Viên Thiệu cầm đầu đã nổi dậy ở các tỉnh miền đông chống lại Đổng Trác. Dưới áp lực này nhà Hán và sau đó là Đổng Trác đã phải rời kinh đô về phía tây tới Trường An vào tháng 5 năm 191. Một năm sau đó ông ta đã bị giết bởi tay con nuôi là Lã Bố (Lữ Bố) và quốc gia này bắt đầu trải qua những cuộc giao tranh quân sự trong những năm tiếp theo.

Tào Tháo
Năm 191 đã có một số thảo luận bí mật trong liên minh về việc đưa ai lên nối ngôi nhưng các thành viên của liên minh dần dà bị tiêu diệt hoặc phải bỏ chạy. Chiến tranh thực sự diễn ra khi Đổng Trác rời bỏ Lạc Dương. Tháng 8 năm 195 vua Hiến Đế phải rời Trường An bắt đầu một chuyến du hành đầy nguy hiểm về phương đông để tìm những người ủng hộ. Năm 196, khi ông gặp Tào Tháo ở Hứa Đô, phần lớn các đối thủ tranh giành quyền lực cỡ nhỏ đã bị thu phục hay tiêu diệt bởi các thế lực lớn hơn. Đế chế nhà Hán đã bị chia sẻ giữa một số lãnh chúa lớn trong các khu vực. Viên Thiệu chiếm phần trung tâm phía bắc bao gồm Thanh Châu, Tinh Châu, Ký Châu và U châu (khu vực tỉnh Hà Bắc và phụ cận hiện nay), mở rộng quyền lực lên phía bắc sông Hoàng Hà chống lại Công Tôn Toản, là người chiếm giữ khu vực biên giới phía bắc. Tào Tháo, ở phía nam của họ Viên, bị lôi cuốn vào cuộc chiến với Viên Thuật là người chiếm giữ vùng lưu vực sông Hoài (Hoài Nam) và Lưu Biểu ở miền trung sông Dương Tử (Kinh Châu). Xa hơn về phía nam là viên tướng trẻ Tôn Sách (con Tôn Kiên) thiết lập quyền lực tại khu vực hạ lưu sông Dương Tử (Giang Đông). Về phía tây, Lưu Chương chiếm Ích Châu trong khi đó Hán Trung và khu vực tây bắc bị chiếm giữ bởi một số các lãnh chúa nhỏ như Trương Lỗ, Trương Tú, Hàn Toại, Mã Đằng.

Tào Tháo, sau này là người sáng lập nhà nhà Ngụy, đã nổi binh mùa đông năm 189. Ông đã thu được khoảng 300.000 quân Khăn Vàng cũng như một loạt các nhóm quân sự có nguồn gốc bộ tộc vào quân đội của mình. Năm 196 ông ta thiết lập kinh đô cho nhà Hán ở Hứa Xương (Hứa Đô) và phát triển nông nghiệp trên cơ sở sử dụng sức lính để tăng thêm lương thảo cho quân đội. Sau khi tiêu diệt Viên Thuật năm 197 và các lãnh chúa miền đông như giết Lã Bố (198) và làm suy yếu Lưu Bị (199-200) ở Từ Châu trong một sự kế tiếp nhanh chóng, Tào Tháo nhằm sự chú ý của ông ta vào phía bắc tới Viên Thiệu, người trong cùng năm đó đã tiêu diệt kẻ thù phía bắc của mình là Công Tôn Toản.

Sau nhiều tháng lập kế hoạch, hai bên đã giao tranh tại Quan Độ năm 200. Vượt qua đội quân đông đảo hơn của họ Viên (300.000 người so với hơn 200.000 quân của Tào Tháo), Tào Tháo đã đánh bại ông ta và làm tan rã quân miền bắc. Năm 202, Tào Tháo giành hoàn toàn thế chủ động sau cái chết của Viên Thiệu và sự chia rẽ của ba con trai ông ta để tiến lên phía bắc sông Hoàng Hà. Ông ta chiếm Ye năm 204 và xâm chiếm các tỉnh Ký Châu, Tinh Châu, Thanh Châu và U Châu. Cuối năm 207, sau những chiến dịch nhỏ chống lại người Ô Hoàn (乌桓), Tào Tháo đã giành được sự thống lĩnh không thể tranh cãi đối với miền đồng bằng Hoa Bắc gồm các tỉnh như Liêu Ninh, Sơn Tây, Nội Mông và Bắc Kinh ngày nay.

Sau khi liên minh với Viên Thiệu bị tan vỡ, Lưu Bị phải chạy về Kinh Châu nương náu dưới trướng Lưu Biểu.

Trận Xích Bích và kết quả (Hình trên : nơi xãy ra trận Xích Bích)

Năm 208, Tào Tháo đưa quân về phía nam với ý định nhanh chóng thống nhất đế chế. Con Lưu Biểu là Lưu Tôn đầu hàng, dâng đất Kinh Châu, Tương Dương cho họ Tào và Tào Tháo đã có thể triển khai một lực lượng thủy quân lớn tại Giang Lăng. Tuy nhiên, Tôn Quyền–người kế nhiệm Tôn Sách tại Giang Đông và Lưu Bị sau khi chạy qua Hạ Khẩu, Giang Hạ vẫn tiếp tục chống cự. Mưu sĩ của Tôn Quyền là Lỗ Túc đảm bảo cho liên minh với Lưu Bị, là người đã thua chạy từ phía bắc. Liên quân của hai nhà khoảng 50.000 người giao tranh với thủy quân của Tào Tháo khoảng 200.000 người tại Xích Bích vào mùa đông. Sau vài giao tranh nhỏ, cuộc tấn công bằng hỏa công đã là đòn đánh quyết định làm quân Tào Tháo tan vỡ, và buộc ông ta phải rút chạy hỗn loạn về phương bắc. Chiến thắng của liên quân tại Xích Bích là đảm bảo cho sự sống còn của Lưu Bị và Tôn Quyền và là cơ sở để hình thành nên hai vương triều Thục và Ngô.

Sau khi chạy về phía bắc, Tào Tháo thu phục các khu vực ở miền tây bắc năm 211 và củng cố quyền lực của mình. Ông ta tăng nhanh chức vụ cũng như sức mạnh, cuối cùng trở thành vua của nhà Ngụy năm 217. Lưu Bị tấn công vào Ích Châu và năm 214 thay thế Lưu Chương cai trị khu vực này, giao cho Quan Vũ cai quản Kinh Châu. Tôn Quyền, trong những năm sau đó bị vướng bận với việc chống lại Tào Tháo tại miền đông nam ở Hợp Phì, bây giờ bắt đầu chú ý tới Kinh Châu và miền trung sông Dương Tử. Sự bất hòa giữa hai quốc gia liên minh này ngày càng tăng lên. Năm 219, sau khi Lưu Bị chiếm được Hán Trung và Tương Dương từ Tào Tháo, Quan Vũ bị vây khốn ở Phàn Thành, đại tướng thống lĩnh quân đội của Tôn Quyền là Lữ Mông đã tái chiếm Kinh Châu.

Chia ba Trung Quốc
Đầu năm 220, Tào Tháo chết, tháng mười năm đó con ông là Tào Phi phế bỏ vua Hiến Đế, kết thúc nhà Hán. Ông ta đặt quốc hiệu là Ngụy và lên ngôi tại Lạc Dương. Năm 221, Lưu Bị xưng là vua nhà Hán, nhằm mục đích khôi phục nhà Hán. (Quốc gia này trong sử sách gọi là "Thục" hay "Thục-Hán".) Trong năm đó, Ngụy ban cho Tôn Quyền tước hiệu Ngô vương. Một năm sau, quân đội Thục-Hán tuyên bố chiến tranh với Ngô và giao tranh với quân Ngô tại trận Di Lăng. Tại Hào Đình, Lưu Bị bị đánh bại bởi viên tướng của Tôn Quyền là Lục Tốn và phải lui quân về Thục, sau đó ông ta mất năm 222 tại thành Bạch Đế . Sau cái chết của Lưu Bị, Thục và Ngô hồi phục hòa bình để chống Ngụy, tạo nên sự ổn định của trục ba quốc gia. Năm 229, Tôn Quyền từ chối công nhận nhà Ngụy của Tào Phi và lên ngôi hoàng đế tại Vũ Xương.

Phần lớn miền bắc hoàn toàn thuộc nhà Ngụy, trong khi đó Thục chiếm miền tây nam và Ngô chiếm miền trung tâm phía nam và phía đông. Biên giới phía ngoài của ba quốc gia này bị giới hạn bởi ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa. Ví dụ, kiểm soát về chính trị của nhà Thục trên biên giới phía nam của mình bị giới hạn bởi các bộ lạc người Thái trong tỉnh Vân Nam và Myanma ngày nay.

Dân số
Về dân số, nhà Ngụy là mạnh nhất, quốc gia này có hơn 660.000 hộ gia đình và 4.400.000 người trong phạm vi biên giới của mình. Nhà Thục có dân số 940.000 người và Ngô có 2.300.000 người. Vì vậy, nhà Ngụy chiếm hơn 58% dân số và khoảng 40% diện tích. Với những nguồn lực này, nhà Ngụy có thể có tới 400.000 quân trong khi nhà Thục và Ngô có thể có 100.000 và 230.000 quân tương ứng: khoảng 10% dân số. Liên minh Thục-Ngô chống lại nhà Ngụy là một liên minh quân sự ổn định; biên giới của ba quốc gia này gần như không thay đổi trong hơn 40 năm.

Thương mại và vận tải
Trong thuật ngữ kinh tế sự phân chia thời Tam Quốc phản ánh một thực tế được kéo dài đến tận sau này. Thậm chí trong thời nhà Bắc Tống, bảy trăm năm sau thời kỳ Tam Quốc, có thể nghĩ về Trung Hoa như là một thực thể của ba thị trường khu vực lớn. (Tình trạng của miền tây bắc thì hơi mâu thuẫn, vì nó được liên kết bởi khu vực tây bắc và miền Tứ Xuyên). Sự phân chia địa lý như vậy được nhấn mạnh bởi một thực tế là tất cả các tuyến giao thông chính giữa ba khu vực lớn đều là nhân tạo: Kênh đào vĩ đại liên kết miền bắc và miền nam, việc vận chuyển qua Tam Hiệp trên sông Dương Tử liên kết nam Trung Hoa với Tứ Xuyên và con đường hành lang nối Tứ Xuyên với miền tây bắc. Sự chia cắt thành ba thực thể riêng rẽ này là hoàn toàn tự nhiên và thậm chí được tiên đoán trước bởi những nhà chính trị như Gia Cát Lượng (Xem thêm Kế hoạch Long Trung 隆中對).

Củng cố
Năm 222 Lưu Thiện lên ngôi vua của nhà Thục sau thất bại và cái chết của cha ông. Thất bại của Lưu Bị tại Di Lăng kết thúc thời kỳ thù địch giữa Ngô và Thục và cả hai tận dụng cơ hội này để tập trung vào những vấn đề trong nước cũng như để đối phó với nhà Ngụy. Đối với Tôn Quyền, chiến thắng này cũng kết thúc sự e ngại của ông về việc nhà Thục mở rộng về phía Kinh Châu và ông có thể để mắt tới các bộ tộc thiểu số ở phía đông nam, là những bộ tộc mà người Hán gọi chung là "Sơn Việt" (xem thêm người Việt (tiếng Hoa) và Việt (tiếng Hoa) (越, 粵, 鉞)). Các chiến thắng trong việc chống lại các bộ lạc nổi loạn kết thúc bằng thắng lợi năm 234. Trong năm này Gia Cát Cẩn kết thúc ba năm bao vây Đan Dương (丹陽) với việc đầu hàng của 100.000 quân Sơn Việt. Trong số này, 40.000 người đã được bổ sung vào quân đội nhà Ngô. Trong khi đó nhà Thục cũng gặp vấn đề với bộ tộc bản xứ ở phía nam. Bộ tộc Yi (彝族) ở phía tây nam đã nổi lên chống nhà Hán, chiếm giữ và cướp bóc Ích Châu. Gia Cát Lượng, nhận thức được tầm quan trọng của sự ổn định tại miền nam, đã dẫn ba cánh quân tiến đánh bộ tộc Yi. Quân đội của ông đã đánh một số trận với thủ lĩnh Mạnh Hoạch, cuối cùng họ Mạnh đầu hàng. Những người thổ dân (theo cách gọi của người Hán) được phép cư trú tại kinh đô nhà Thục ở Thành Đô như những công dân chính thức và người Yi tạo thành một lực lượng trong quân đội nhà Thục.

Gia Cát Lượng tấn công miền bắc
Vào cuối cuộc chinh chiến miền nam của Gia Cát Lượng, liên minh Thục-Ngô đang hưng thịnh và nhà Thục có thể đem quân lên phía bắc. Năm 227 Gia Cát Lượng đem quân đến Hán Trung, mở đầu cho những trận đánh với nhà Ngụy ở phía tây bắc (Xem Gia Cát Lượng bắc phạt). Năm sau, ông cho tướng Triệu Vân (趙雲), hay Tử Long (子龍), tấn công từ Tà Cốc để nghi binh trong khi tự mình dẫn quân đến Kỳ Sơn. Quân tiên phong của Mã Tốc tuy nhiên đã bị đánh bại tại Nhai Đình và quân Thục phải rút lui. Trong sáu năm tiếp theo Gia Cát Lượng đã vài lần đem quân tiến ra bắc nhưng sự hạn chế về lương thảo đã không làm ông thành công. Năm 234 ông đem quân lần cuối tấn công ra bắc, đánh với quân Ngụy tại Vị Nam ở phía nam sông Vị Thủy. Vì cái chết đột ngột của ông, quân Thục lại phải rút lui.

Ngô và sự phát triển của miền nam
Trong thời gian những cuộc đánh lớn của Gia Cát Lượng ra miền bắc thì nhà Ngô luôn luôn phải đề phòng chống lại sự xâm lấn của nhà Ngụy. Khu vực quanh Hợp Phì thường xuyên dưới áp lực của Ngụy kể từ sau trận Xích Bích và là chiến trường cho những trận giao tranh cỡ nhỏ hơn. Do lo sợ chiến tranh nhiều người dân đã phải di cư tới miền nam sông sông Dương Tử. Sau cái chết của Gia Cát Lượng, những cuộc tấn công vào khu vực Hoài Nam đã tăng lên nhưng không có kết quả gì, nhà Ngụy không thể phá vỡ phòng tuyến của quân Ngô trên sông, kể cả pháo đài Nhu Tu (濡鬚, Xuru).

Thời gian cai trị kéo dài của Tôn Quyền là khoảng thời gian sung túc nhất của quốc gia này. Việc di dân từ phía bắc và giải quyết xong các bộ lạc thiểu số đã làm tăng nhân lực cho nông nghiệp, đặc biệt là ở hạ lưu sông Dương Tử. Vận tải đường sông phát triển, với sự ra đời của các kênh Chiết Đông và Giang Nam. Thương mại với Thục phát triển, với một sự lưu thông lớn của bông từ Thục và sự phát triển của đồ tráng men và công nghệ luyện kim. Vận tải biển đã được hoàn thiện hơn để có thể đến được Mãn Châu và đảo Đài Loan. Về phía nam, các thương nhân Ngô đã đến Luy Lâu và Phù Nam). Với sự phát triển của kinh tế thì văn hóa, nghệ thuật cũng phát triển theo. Tại đồng bằng sông Dương Tử, những ảnh hưởng đầu tiên của Phật giáo đã xuất hiện ở phía nam Lạc Dương. (Xem Phật giáo ở Trung Quốc)

Sự suy yếu và sụp đổ của ba quốc gia
Từ những năm cuối thập niên 230, những rạn nứt đã xuất hiện và ngày càng trở lên rõ nét hơn giữa họ Tào lúc đó đang cai trị và họ Tư Mã. Sau cái chết của Tào Tuấn (Tào Duệ), chủ nghĩa bè phái đã rõ nét hơn giữa quan nhiếp chính Tào Sảng và tổng chỉ huy quân đội Tư Mã Ý. Cẩn thận hơn, Tào Sảng đã để cho những người thân cận nắm giữ các chức vụ quan trọng và loại bỏ họ Tư Mã, mà ông cho là mối đe dọa. Sức mạnh của họ Tư Mã, một trong những dòng họ địa chủ lớn ở Trung Quốc thời Hán, đã được tăng thêm bởi những chiến thắng quân sự của Tư Mã Ý. Ngoài ra, Tư Mã Ý còn là một nhà chiến lược và chính trị nổi tiếng. Năm 238 ông đánh bại cuộc nổi dậy của Công Tôn Uyên và đưa vùng Liêu Đông về dưới sự kiểm soát của trung ương. Cuối cùng, ông vượt qua Tào Sảng trong trò chơi quyền lực. Nắm lấy cơ hội cuộc đi thăm của những người thuộc phe hoàng gia tới Cao Bình lăng, Tư Mã Ý làm đảo chính ở Lạc Dương, ép lực lượng của Tào Sảng ra khỏi chính quyền. Rất nhiều người phản đối về việc quyền lực nghiêng về gia đình Tư Mã quá nhiều; nổi tiếng nhất là Trúc Lâm Thất Hiền. Một trong bảy người này, Kê Khang, đã bị giết như là một phần của sự thanh lọc sau khi Tào Phương thất thế.

Nhà Thục sụp đổ
Việc suy yếu của họ Tào cũng là hình ảnh sự xuống dốc của nhà Thục. Sau cái chết của Gia Cát Lượng, vị trí Thừa tướng của ông lần lượt rơi vào tay Tưởng Uyển, Phí Vĩ và Đổng Doãn. Sau năm 258, chính trường nhà Thục ngày càng bị kiểm soát bởi các hoạn quan và tham nhũng nở rộ. Cho dù có những cố gắng đầy nghị lực từ Khương Duy, học trò của Gia Cát Lượng, nhà Thục không thể nào giành được chiến thắng quyết định trước nhà Ngụy. Năm 263, quân Ngụy tấn công bằng ba cánh quân và quân nhà Thục phải rút lui khỏi Hán Trung. Khương Duy lui về Kiếm Các nhưng ông đã bị đánh bại bởi tướng Ngụy Đặng Ngải, người đã đem quân của mình từ Âm Bình qua những khu vực được cho là không thể vượt qua. Mùa đông năm đó, kinh đô Thành Đô sụp đổ và vua Lưu Thiện đầu hàng. Nhà Thục kết thúc sau 43 năm tồn tại.

Nhà Ngô sụp đổ
Sau cái chết của Tôn Quyền năm 252, nhà Ngô bắt đầu đi xuống. Những cuộc áp chế thành công do Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu (hai người con Tư Mã Ý) tiến hành trước các cuộc nổi loạn ở khu vực Hoài Nam đã làm giảm ảnh hưởng của nhà Ngô. Việc sụp đổ của nhà Thục đã báo hiệu cho sự thay đổi trong chính trường nhà Ngụy. Tư Mã Viêm (con Tư Mã Chiêu), sau khi chấp nhận sự đầu hàng của Lưu Thiện, đã loại bỏ vua Ngụy và thiết lập triều đại nhà Tấn năm 264, còn gọi là Hậu Tấn để phân biệt với nhà Tấn thời Xuân thu Chiến quốc, kết thúc 46 năm thống trị của họ Tào ở miền bắc. Năm 269 Dương Hựu, tướng nhà Tấn tại miền nam, bắt đầu chuẩn bị xâm chiếm Ngô bằng việc xây dựng hạm đội và huấn luyện thủy quân tại Tứ Xuyên dưới quyền Vương Nhung. Bốn năm sau, Lục Kháng, vị tướng vĩ đại cuối cùng của nhà Ngô đã chết, không có người kế tục xứng đáng. Kế hoạch xâm chiếm của nhà Tấn cuối cùng đã diễn ra vào mùa đông năm 279. Tư Mã Viêm ra lệnh tấn công bằng 5 cánh quân đồng thời dọc theo sông Dương Tử từ Kiến Khang tới Giang Lăng trong khi hạm đội từ Tứ Xuyên xuôi dòng tới Kinh Châu. Dưới sự căng thẳng vì các cuộc tấn công mãnh liệt, lực lượng nhà Ngô sụp đổ và Kiến Khang mất vào tháng 3 năm 280, đóng lại một thế kỷ của các mâu thuẫn.

Những trận chiến lớn
Trận Bản Hà (191) giữa Viên Thiệu và Công Tôn Toản.
Trận Quan Độ (200) giữa Tào Tháo và Viên Thiệu.
Trận Xích Bích (208) giữa liên quân Tôn-Lưu và Tào Tháo.
Trận Di Lăng (223) giữa Lưu Bị và Lục Tốn của nhà Ngô.
Thất cầm Mạnh Hoạch (Gia Cát Lượng nam chinh)
Lục xuất Kỳ Sơn (Gia Cát Lượng bắc phạt)
Trận Hào Đình giữa Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng.
Trận Vị Nam (234) giữa Tư Mã Ý và Gia Cát Lượng.

Tiểu sử
Đổng Trác
Tào Tháo
Viên Thiệu
Viên Thuật
Lưu Bị
Quan Vũ
Tôn Quyền
Gia Cát Lượng
Sưu tầm






Hịch Tướng Sĩ / Sưu tầm


TẾT Bản làng / Sưu tầm


Nguyễn Trãi / Sưu tầm


Dân ca Nam Bộ / Sưu tầm

Khảo cổ học / Sưu tầm


Chử Đồng Tử / Sưu tầm

Liên Hợp Quốc / Sưu tầm


Tranh Đông Hồ / Sưu tầm

Dân tộc Việt Nam / Sưu tầm

Long Thụ Bồ Tát / Sưu tầm

Thần thể / Sưu tầm


Chùa Việt Nam / Sưu tầm

Tôn giáo / Sưu tầm

Đạo Phật / Sưu tầm

Kitô Giáo / Sưu tầm





Tiếng Phạn / Sưu tầm

Trà Đạo / Sưu tầm


Bài tâm tướng / Sưu tầm


Long Thụ / Sưu tầm


Ngũ Thời / Sưu tầm

Mahātmā Gāndhī / Sưu tầm








Lý đạo là Xuân / Sưu tầm


Tâm thanh tịnh / Sưu tầm


Tà thần thấy người đang dục vọng,
Đã tu hành còn mộng mị huyền,
Thừa cơ khuyến dụ rủ ren,
Thiêu thân đành phải vì đèn lụy thân.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây