Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Trong Phúc âm, Thánh Mathiơ viết : " Khi Đức Chúa Jesus đã sinh tại thành Belem, xứ Giu-đê, đang đời ...


  • Đức tin Cao Đài / Trích từ Nguyệt San Cao Đài Giáo Lý

    Đức tin Cao Đài không chỉ để sùng kính hằng ngày; Đức tin Cao Đài không chỉ để cầu nguyện cho ...


  • Lịch sử trái đất / Wikipedia Tiếng Việt 03-7-2007

    Lịch sử Trái Đấttrải dài khoảng 4,55 tỷnăm, từ khi Trái Đấtcùng với Hệ Mặt Trờihình thành từ Tinh vân ...


  • Chữ tâm là chốn Cao Đài / Quách Hiệp Long

    "Chữ tâm là chốn Cao Đài, Không phân tả hữu là ngai Thượng Hoàng" Quách Hiệp Long Đó là lời dạy của đức ...


  • Lễ hội cúng đình Đình Nam bộ / Theo TRẦN PHỎNG DIỀU-TTO- 19-8-07

     [Ảnh: Miếu Thần Nông tại đình Bình Thủy] Trong quá trình Nam tiến, cư dân từ miền ngoài vào khai khẩn ...


  • Không thầy đố mày làm nên, Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy. Yêu kính thầy mới làm thầy, Những phường bội ...


  • Nhìn lại lịch sử các tôn giáo trên thế giới hơn hai ngàn năm qua, mọi người đều nhận thức ...


  • Công phu / Chí Thật

    Đức Đông Phương Lão Tổ dạy: Công phu là để tâm an định, Nên đạo nên người chốn thế gian. (CQPTGLĐĐ, 04-6 Tân ...


  • Từ Lâm Tự / Trích Lịch sử đạo Cao Đài I - CQPTGLĐĐ.

    Từ Lâm Tự (còn gọi là chùa Gò Kén), tên đúng là Thiền Lâm Tự Căn cứ vào bản đồ ...


  • Đại Đạo là con đường rộng lớn nhứt để đưa nhân loại đến đại đồng thế giới, không kỳ thị ...


  • Ngọc dịch / Huệ Ý

    Trong giới luật tịnh trường, điều cấm đầu tiên là cấm hút thuốc và ăn trầu. Trong thiền đường, miệng ...


  • Luật tôn giáo nhằm nâng cao con người lên khỏi thân phận phàm phu tục tử, để trở nên thần ...


04/11/2005
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát

Các giai đọan tu tiến

QUAN ÂM BỒ TÁT. Bần Đạo chào chư Thiên sắc, chư hiền sĩ, hiền muội trung đàn. Giờ nay Bần Đạo đem đến trần một ân lành bủa khắp địa phương cho mùa xuân được hưởng trọn vẹn. Bần Đạo miễn lễ, chư Thiên sắc, chư hiền sĩ, hiền muội an tọa.
Hỡi chư hiền sĩ, hiền muội! Xuân về với vạn vật giữa thế đạo khuynh nguy, nhơn tâm ly tán, mặc dầu xuân mang đến cho đời muôn hồng ngàn tía được nảy nở sinh sôi vươn lên cùng tạo vật, nhưng nếu là hàng chơn tu thánh thiện vẫn có một mùa xuân vĩnh cửu trong tâm hồn, luôn luôn hòa mình cùng Xuân tạo vật để phụng Thiên sự dân, để hoàn thành sứ mạng vi nhân trên cõi thế, nên chi ngoại cảnh không làm lay động được tâm xuân.
Nhìn lại hiện tình thế sự ngày nay rất thảm thương cho vạn linh sanh chúng, đang hưởng một mùa xuân cổ lệ mà tâm nhiều phiền não và ưu tư. Đó là chưa nói đến những người hứng tuyết nằm sương để giữ kiếp sanh tồn hiện tại, thì nào có xuân hạ gì đâu.
Chư hiền sĩ được yên lành gần gũi Thiêng Liêng tu học, mỗi tiết xuân về được ân phước gia ban. Đó không phải tình riêng tư của Tạo Hóa, mà nhờ sự giác ngộ tìm đường cứu rỗi tự thân. Nhưng cũng không vì sự giác ngộ của chư hiền sĩ, hiền muội mà Thượng Đế dành trọn hồng ân. Thượng Đế vẫn bủa khắp ơn lành cho vạn vật, vẫn cứu độ vạn sanh, chỉ chờ đợi vạn sanh biết thừa hưởng hồng ân Thượng Đế, quày chơn trở bước, lánh dục vọng tham tàn, khỏi vướng điều nghiệp quả là thọ hưởng gội nhuần ơn Thượng Đế.
Đành rằng công nghiệp nhưng tất cả đều làm lành lánh dữ, biết tránh sự sanh sát giết hại lẫn nhau, biết sợ luật điều vay trả, thì cơ bảo tồn được luân động chở che, dù công nghiệp cũng không đến nỗi vào cơ sàng sảy.
Bần Đạo khuyên chư hiền sĩ, hiền muội là những Thiên ân hướng đạo, những thiện nam tín nữ biết hướng thiện tìm sự cứu rỗi ở Thiêng Liêng, hãy vì nghiệp lực của chúng sanh mà chung tay góp ý tạo một con thuyền bát nhã bằng tâm linh, bằng đạo đức, để đưa rước gọi kêu, cứu vớt những người đang say mê chìm đắm trong biển dục trầm luân.
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với mục đích tối thượng cứu cánh nhơn sanh, chư hiền sĩ được làm những tế bào trong thánh thể Đức Chí Tôn, hãy cố gắng làm sao cho xứng phận để thánh thể được phát huy mầu nhiệm, tế chúng độ nhơn trong thời hạ nguơn mạt kiếp.
Chư hiền sĩ, hiền muội! trải qua trên bốn mươi năm, Chí Tôn khai Đạo tại một đất nước nhỏ bé này, đã từng ban hành kinh điển đạo luật, đã từng cho phát hành thánh giáo, thánh ngôn kể ra cũng đủ đầy cho hàng Thiên phong chức sắc nắm đó mà lãnh đạo tinh thần, dìu dắt chúng sanh trên đường tu thân lập hạnh, hành đạo độ đời, và chừng ấy giáo lý cũng đủ cho nhơn sanh làm ngọn đèn soi sáng trên đường tu học.
Tuy kinh điển, thánh ngôn, thánh giáo có nhiều, nhưng chung quy là dạy cho nhơn sanh có hai đường lối tu thân học đạo:
Một là hướng ngoại hay là ngoại giáo công truyền. Phương pháp này dạy cho nhơn sanh chấn chỉnh tác phong đạo hạnh nên người có đức độ nghiêm chỉnh đàng hoàng, cốt cách diện mạo hiền nhân quân tử, biết tránh điều ác, biết làm điều thiện, biết giúp đời để lập công bồi đức. Đó là giai đoạn đầu, như đào móng đóng cừ, đổ nền chắc chắn cho công cuộc xây dựng tòa lâu đài đạo đức ở giai đoạn thứ hai. Vì giáo lý Cao Đài không đi xa thực tế với đời sống con người thực tại. Sự hiện diện của nhơn sanh tại cõi thế gian này không phải là ngẫu nhiên hay vô cớ, mà nó nằm trong cái định luật, trong đức háo sanh của Thượng Đế.
Chư hiền có học đạo, đã hiểu luật ấy: sanh và thành. Sanh thành xuất phát từ nhất khí hư vô, lưỡng nghi tượng hình cho cơ sanh hóa. Nếu sanh không được nuôi dưỡng giáo hóa thì mọi vật đều tiêu diệt băng hoại. Do đó khi có vạn vật được sanh, tức thì có phương pháp, điều kiện để dưỡng dục giáo hóa cho sinh tồn. Trong các chi tiết của luật thành đó, một là mở đạo, giáo dục cho nhơn sanh noi theo đường chánh, lánh nẻo tà để quy thuận lòng trời hầu an định thế gian. Thế nên người hướng đạo phải thể theo lòng Trời mà thuận tùng Thiên lý, lãnh lấy trách nhiệm trước Thượng Đế trước nhơn sanh.
Biết rằng mỗi một người sanh trưởng tại thế gian này đều có mang theo cái duyên nghiệp tốt hoặc xấu đó là lành hoặc dữ trong kiếp quá khứ. Sự mở đạo của Thượng Đế là muốn cho tất cả nhơn sanh đó, dầu trong thời kỳ trả quả cũ , không gây nghiệp mới bằng cách tu thân lập hạnh, bồi công lập đức để mọi người mọi chỗ mọi nơi đều hướng thiện, ăn ở đối xử với nhau cho phải tình phải nghĩa, phải đức phải nhân để trong cõi đời này có một xã hội đại đồng đạo đức, tương thân tương ái, tương trợ tương liên với nhau, xem hạnh phúc mọi người như hạnh phúc của mình mà không dám làm gì tổn thương cho tha nhân. Nhìn sự đau khổ thất thoát của người như sự đau khổ thất thoát của mình, mà tìm cách che chở đỡ nâng, cứu giúp an ủi. Nếu toàn thể nhân loại có một xã hội đại đồng đạo đức như vậy thì mọi người hạnh hưởng an lạc thái hòa biết bao!
Đó là mục đích mà Thượng Đế muốn cho loài người hiểu tận lý và hành tận sự, chớ giáo lý Cao Đài không nhất thiết chỉ bảo người đời đi tìm hạnh phúc trong cõi hư vô vĩnh cửu, chốn niết bàn cực lạc, trong khi nhơn sanh còn nghèo đói, bệnh tật, dốt nát, kỳ thị, chia rẽ, người bóc lột người trong cảnh mạnh được yếu thua, bất công xã hội. Nếu phần thân sanh hiện hữu như thế, chắc gì phần tâm linh được mẫn tuệ siêu thoát đâu.

Còn giai đoạn thứ hai : Giáo lý Cao Đài dạy cho người phải tu theo phương pháp hướng nội. Hướng nội có nghĩa là phải nhìn vào trong. Nhìn vào nội thân để tìm cái chơn như bổn tánh của mình đã bị phủ mờ chìm sâu vào trong bức màn vô minh bởi tham sân si dục, phiền não hỉ ái ố. Phải tìm cho ra chơn như bổn tánh đó mới mong giải thoát kiếp trần lụy giả tạm này hầu phản bổn hồi nguyên trở về cùng Thượng Đế. Đó là phương pháp thiền định công phu.
Bần Đạo phân như thế để chư hiền sĩ, hiền muội ý thức rõ rệt đường đi, nước bước của mình trong cửa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Vì trải qua bốn mươi tám năm giữ Đạo, đã có lắm người chưa hiểu rõ, nên đã bị lâm vấp hoặc sụp đổ công trình xây tạo. Trong số người lâm vấp có thể tạm chia làm ba loại:
Loại thứ nhứt, là chỉ biết hướng thiện nhập môn, giữ gìn trai giới, bốn thời cúng lạy ngưỡng mộ sùng kính Thiêng Liêng, đức tin hướng về Phật Tiên, Thượng Đế, nhưng chưa rõ giáo lý Cao Đài là gì. Hằng tháng đến ngày sóc vọng đi đến thánh thất hành hương, ghi tên vào sổ kỷ niệm hoặc sổ hành trình rằng mình còn giữ đạo và có đi đến thất đến chùa. Như vậy đã cho rằng đủ, không thường sanh hoạt tập thể đạo đức nên ít dịp gặp bạn tốt dắt dìu, dần hồi ngày lại tháng qua uể oải biếng lười, không đi chùa thất. Lẽ cố nhiên không gần bạn đạo thì gần bạn đời, bị lôi cuốn, vui đâu chúc đó, không vững lập trường ban đầu còn giữ trường trai, lần hồi thấy hơi trở ngại vì tiệc tùng bên bạn đời mời mọc thường ngày nên giảm xuống còn mười ngày chay cho tiện. Sau đó thấy mười ngày chay cũng còn vướng vấp trở ngại nên tụt xuống còn sáu ngày, kế đến bốn ngày và kế đến hai ngày, và sau nữa không có ngày nào, nhưng lòng cũng hơi sợ, cho nên mỗi tháng đến ngày chay, vào bữa dùng ba miếng cơm lạt. Mấy lúc ngồi vào hàng quán ăn phở hoặc bánh bao mặn trúng vào ngày chay, bất chợt gặp bạn đạo ngồi chung bàn, tuy nhiên cũng còn biết sợ, thấy bạn đâm ra hoảng hốt, lính quýnh xô dĩa xô chén qua một nơi, lấy ly rót nước kêu bánh ngọt liền, v.v…
Vì cơm thiếu canh tu hành thiếu bạn, cũng như thiếu môi trường hành đạo nên mới xảy ra trường hợp đó. Thế nên loại một này nên tìm cho mình một hoàn cảnh thuận tiện để khỏi sa ngã, đó là hãy thường đến chùa đi thất nghe giảng đạo thuyết kinh, để có môi trường buộc ràng chằng chịt mình với tập thể đạo.
Loại thứ hai, là loại cực đoan về ngoại giáo công truyền, hằng ngày hàng tháng hàng năm đều siêng năng hành đạo chuyên cần nhưng chỉ biết lo về hành chánh đạo và thỉnh thoảng nói một vài điều đạo lý để tỏ ra mình rành Tân Luật, Pháp Chánh cho đàn em út nó nể nó kiêng. Kể ra thì loại hai này thì khá hơn loại một. Nhờ đó mà khi Chí Tôn mới khai Đạo, đã có hàng trăm ngàn người nhập môn tùng đạo trong thời gian ngắn và khoảng thời gian từ 1946 đến 1952, chiến tranh bộc phát toàn cõi Việt Nam, nhóm phe tranh chấp, bắt bớ giết hại, lúc bấy giờ hàng vạn người sợ chết, muốn yên thân nên vào ẩn nơi bóng đạo Cao Đài, để một là trong nhà có Thiên bàn, tây đen tây trắng mỗi khi bố ráp không làm khó dễ. Hai là giữ được cái giấy chứng nhận rằng mình là tín hữu Cao Đài, không nghịch bên này, không chống bên kia, chỉ biết lo thuần túy về chay lạt lễ bái, nhờ đó được yên thân. Cho nên lúc bấy giờ có người kêu ngạo cho lớp người ấy là đạo giấy. Tuy nhiên, cũng nhờ công quả của loại hai này đã thâu nhận một số khá đông tín đồ nhập môn, và cứu tử hoàn sanh khá đông cho lớp người bị các bên bắt bớ.
Loại thứ ba, là yếm thế, độc thiện kỳ thân để thành tiên đắc phật. Đó cũng là cực đoan. Đã từng có những vị tu hành an ổn nhờ tiền căn dày công đức. Tuy nhiên cũng có lắm người lận đận lao đao hoặc nửa chừng đổ vỡ hoặc điên loạn, bởi vì thiếu công quả công trình cho móng nền vững chắc. Vì đó là công phu xây tòa lâu đài bị chinh nghiêng hoặc sụp đổ.
Chư hiền sĩ, hiền muội! Xuyên qua mấy lời Bần Đạo vừa phân, chư hiền ý thức chữ tam công trong Đại Đạo là có lý. Thế nên Chí Tôn Thượng Phụ và chư phật chư tiên hằng dạy khuyên chư hiền sĩ, hiền muội lập cho mình một chương trình hành đạo gồm đủ tam công: công quả, công trình và công phu thiền định.
Tuy nói rằng ba giai đoạn, chớ thật ra có thể song hành cùng một lúc tùy khả năng duyên nghiệp và căn trí của mỗi người, đừng quan trọng hóa mỗi vấn đề trọng đại rồi làm không được.
Bần Đạo nêu một vài ví dụ trong tam công đó. Như công quả: Đừng nghĩ rằng phải có tiền ngàn bạc muôn đem ra bố thí hoặc xây thất cất chùa, lên cốt Phật hoặc in kinh gọi đó là công quả. Khi thấy một thế nhân bị cảm gió nhức đầu, chịu khó nhín ra mười phút cạo gió bóp gừng, không gọi là công quả sao? Thấy kẻ bất hạnh đói rách khổ đau, mà bỏ ra một viên thuốc một chiếc áo thừa, hoặc miếng bánh mì nguội dư, không thể gọi là công quả sao?… Tùy khả năng sở hữu tới đâu làm tới đó, nhưng phải làm với tất cả tấm lòng vị tha bác ái, không gọi công không gọi danh.
Còn về công trình: Đó là đào luyện trui rèn ý chí phàm tánh bản năng sanh tồn. Đừng nói rằng mình ít oi đạo học về giáo lý làm sao đi thuyết minh truyền giáo giảng dạy đó đây cho đời hướng thiện. Vậy chớ một cử chỉ nhỏ như tha thứ lỗi người, dằn cơn nóng giận để cảm hóa lòng người không gọi là công trình được sao? Gần đến giờ cúng thời hoặc ngày đi chùa thất, nghiệp trần dấy lên nêu đủ lý sự, nào mắc việc này việc kia, lại bần thần uể oải, hãy cố gắng kiên quyết diệt những tư tưởng chủ bại đó, dứt khoát làm liền ý định sẽ được việc ngay. Đó không gọi là công trình được sao? Ngày chay lạt nghe hơi tàu hủ, mì căn kho xào phát ớn, nhưng lòng đang thắt thẻo cuộn cào sanh ra thèm bậy, dằn lòng không được rồi đi ăn lén thử cơm, quyết tưởng rằng sẽ có người bắt gặp, ít nữa hai bên vai giác hoặc trên đầu mình cũng có chư Thiên dòm ngó, rồi không dám làm. Lúc đó trong trạng thái tâm hồn có sự giằng co mãnh liệt, nhưng giữ được lập trường chay lạt không sa ngã, đó là thắng được nội tâm xúi quấy. Như vậy không thể gọi là công trình được sao?
Còn về công phu: Đừng nghĩ rằng phải chờ đến bực Thiên phong chức sắc có nhà tịnh đủ tiện nghi hoặc chờ Thiêng Liêng điểm danh cho nhập khóa. Vậy chớ Phật xưa ngồi nơi gốc cây, tấm thân tròi trọi, địa vị bần dân,
vẫn giữ được công phu thiền định, còn chư hiền phải làm sao?
Một hiền muội mắt hơi làng, xỏ kim không kiếng nhắm vào một chỗ để luồn sợi chỉ cho qua, có khi mất cả mười phút. Trong mười phút đó chắc chắn rằng tâm thanh tịnh không tưởng việc nào khác hơn là luồn sợi chỉ qua kim. Như vậy không gọi là công phu được sao? Nhưng đó là thiền định vô ý thức. Thay vì chăm chú vào mối chỉ lỗ kim, hãy chăm chú vào ngọn nhang ánh đèn Thái Cực, hoặc nhìn chăm chú vào THiên Nhãn, đừng tưởng việc chi khác hơn, đó cũng là khởi đầu cho động tác công phu thiền định rồi vậy.
Bần đạo muốn tóm lược: Làm thế nào để giữ vững tinh thần vào việc đạo? Chư hiền đói biết kiếm thức ăn, khát biết kiếm thức uống, mệt mỏi biết tìm chỗ nghỉ ngơi, nực hầm biết tìm ra hơi gió, thở biết tìm không khí trong lành, đó là nguồn sống của xác thân. Tại sao không tìm nguồn sống cho linh hồn hầu cung phụng nhu cầu cho nó?
Chư hiền thử tưởng tượng trong thời chiến, nghe có việc đạo lúc vui thì sẵn sàng chấp nhận làm theo, lúc buồn lười biếng thì nêu lý do tại vầy tại nọ. Thử đang lúc nói tại bị đó, bất thần có một trái đạn pháo nổ bên hè, vội vàng chui liền ẩn núp, nếu cần có thể ôm gói đi cả năm bảy chục dặm đường chớ không còn nói tại nọ tại kia ở yên một chỗ. Cười… Cười…
Thôi việc đạo lý luận mãi không cùng. Bấy nhiêu đó cũng có thể làm món quà xuân đem đãi cho chư hiền sĩ, hiền muội thay cho phần vật chất, bởi vì Bần Đạo không có bánh mứt chuối dưa và cũng không chúc lời bá niên giai lão.
THI
Xuân đến mấy vần đạo dụng văn,
Tặng người tu niệm lớp kim bằng,
Chơn tâm rán giữ nên tiên phật,
Khỏi uổng kiếp người chốn thế gian.
Thế gian tìm bạn đạo chung đường,
Góp sức hợp công việc thiện lương,
Từ giã chư hiền xuân nhựt lạc,
Ban ơn rút điển lại Tây Phương.
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát
Tâm vô ngại / Đức Quán Thế Âm Bồ Tát

Bảy bước tu học hành đạo / Đức Quán Thế Âm Bồ Tát







Thánh thất an ninh / Đức Quan Thế Âm Bồ Tát

Đạo là lẽ sống trong thường nhựt / Đức Quán Thế Âm Bồ Tát

Các giai đọan tu tiến / Đức Quan Thế Âm Bồ Tát

Quan Âm Như Lai / Đức Quan Thế Âm Bồ Tát

Cõi trần thế bể dâu lắm lúc,
Vòng trái oan câu thúc bao lần,
Sắc tài danh lợi ái ân,
Trăm năm ràng buộc tấm thân đọa đày.
Sớm giác ngộ con quày bước lại,
Phá vô minh đoạn máy luân hồi,
Đạo là lẽ sống con ôi,
Trong con thì Đạo, đất trời là tâm.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, CQPTGL, 14-8 Nhâm Tuất

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây