Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Dân gian có câu: " Đi chùa quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng". Thật vậy, mỗi năm ra Tết, ...
-
Tượng Vua sám hối độc đáo nhất Việt Nam Năm nay, nhân dịp UNESCO công nhận lễ Phật đản là ...
-
Lịch sử Trái Đấttrải dài khoảng 4,55 tỷnăm, từ khi Trái Đấtcùng với Hệ Mặt Trờihình thành từ Tinh vân ...
-
ĐỨC DA TÔ GIÁO CHỦ BÀI HỌC LỚN CỦA MUÔN ĐỜI KIM DUNG Mùa Giáng Sinh lại đến, cả hành tinh này đang ...
-
"Người những tưởng Cao Đài tôn giáo, Nào hay đâu Đại Đạo hoằng dương, Gồm thâu trăm nẻo ngàn đường, Tam nguơn chuyển ...
-
Text Box: NGHIÊN CỨU GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP XẾP LOẠI HỆ THỐNGQua tham khảo các đề tài ...
-
Trí và Thức là hai lãnh vực mà có nhiều người học đạo chưa phân biệt được rõ ràng. Thực ...
-
Neil Armstrong (sinh 5 tháng 8, 1930) là một phi hành gia người Mỹ, người đầu tiên đặt chân lên ...
-
Sống ở thời đại mà "mọi lý tưởng đều bị chà nát và hủy hoại, khi con người phơi ra ...
-
Hôm nay chúng ta qui tụ về đây tham dự lễ kỷ niệm ngày tái thiết Vĩnh Nguyên Tự cùng ...
-
Theo Pháp Chánh Truyền của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ do chính Đức Chí Tôn Thượng Đế ban truyền, ...
-
1. Hiểu được tầm quan trọng của công phu thì cấp nào cũng siêng cúng, siêng tịnh nhờ đó ...
Thiện Chí thuyết minh
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 04/01/2013
THƯỢNG ĐẾ HIỆN HỮU
THƯỢNG ĐẾ HIỆN HỮU( )
Thiện Chí
Rằm tháng 11 Nhâm Thìn
(Mùa tu Đông chí)
MỞ ĐẦU
Vào đệ nhất chu niên ngày khai mạc Văn phòng Phổ Thông Giáo Lý (Rằm tháng Giêng năm Bính Ngũ, (04-2-1966)
Đức Chí Tôn có cho 4 câu thánh ngôn như sau:
Văn Phòng Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý CĐGVN)
“ Thầy mong con biết Thầy hiểu Đạo,
Cho thế gian cải tạo thanh bình;
Lòng Thầy thương cả chúng sanh,
Trong tình Tạo Hóa trong tình thiên nhiên.”
[Thiên Lý Đàn, Tuất 14 tháng Giêng Bính Ngũ (4.2.66)
(Đàn kỷ niệm đệ I Châu Niên thành lập)]
Muốn biết Thầy hiểu Đạo, chúng ta cần tìm hiểu Thầy là Đấng có những đặc tính gì, Thầy là ai? Và làm sao hiểu Đạo bên cạnh đức tin sự hiện hữu của Thượng Đế. Có biết Thầy, hiểu đạo mới có quyết tâm góp phần phổ độ chúng sanh; hơn nữa mới biết con đường trở về với Bản thể thiêng liêng ta đã ra đi từ thuở nào . . .
I. Tín ngưỡng thờ Trời
Tập tục thờ TRỜI trong tâm thức người Việt
Thiên có nghĩa là Trời.
Chữ “Thiên” viết theo nét chữ Hán gồm có chữ “nhất” ngự trên chữ “đại” , có nghĩa Trời là vĩ đại, là số một;
chữ “Trời” viết theo nét chữ Nôm được ghép bởi chữ “Thiên” bao trùm trên chữ “thượng” , có nghĩa Trời cao vượt trên tất cả muốn loài, muôn vật.
Trời là cái lý nhưng là cái linh diệu vô cùng, làm chủ tể cả muôn vật và ở chỗ nào cũng có. Chính do vậy mà con người phải kính Trời và sợ Trời. Vì có lòng kính sợ ấy mới đặt ra nghi lễ tôn nghiêm để tế Trời. Nhưng Trời là chí tôn, chỉ có thiên tử là người chịu mệnh Trời mà trị muôn dân nên mới được quyền thay muôn dân để tế Trời, còn chư hầu ai ở phương nào tế thần phương ấy, các quan và kẻ sĩ thì tế ngũ tự, tế tổ tiên trong nhà. . . .Ở Việt Nam cảm thức về quyền năng tối thượng của Trời đã thấm nhuần một cách mạnh mẽ vào tâm thức mọi tầng lớp lớn nhỏ, trí thức hay bình dân, không cứ thuộc tôn giáo nào.
Người ta tin tưởng Trời luôn dõi mắt đến mọi công việc ở trần gian: “Hoàng thiên hữu nhãn”(Trời cao có mắt) và Trời đã an bài mọi sự: “Ngẫm hay muôn sự tại Trời”. . .
Ý niệm tôn giáo truyền thống sâu rộng nhất của dân tộc chúng ta là thờ Trời. Người nước ngoài đến ở nước ta một thời gian đều chung nhận xét đó. Linh mục Léopold Cadière sinh năm 1869 tại Aix – En Provence (Pháp). Ông sang Việt Nam năm 1892 lúc mới 23 tuổi, mất tại Huế ngày 6.7.1955 (mộ của ông hiện nằm sau lưng Đại chủng viện Xuân Bích, Kim Long, Huế) thọ 86 tuổi. Như vậy ông sống gần trọn cuộc đời ở Việt Nam – 63 năm – và đã tự nhận mình hóa thành người Việt (annamitisant) đã nhận xét: “Hình như những ý nghĩa chính chúng ta thấy gán cho chữ Trời thuộc về cái vốn triết học riêng của dân tộc Việt Nam, vì ý niệm Trời đã ăn sâu vào trong tâm hồn nhân dân Việt Nam. Trời coi như một Đấng Toàn Năng có ảnh hưởng vào vận mệnh của loài người.”
(Tác giả Nguyễn Nghệ, Trích trong http://dunglac.org)
II. Thánh Tôma (Thomas Aquinas) chứng minh Thiên Chúa hiện hữu
Thánh Tôma dẫn chúng ta tới việc minh chứng sự tồn tại của Thiên Chúa qua năm cách thức (five ways) [trong phân đoạn 3 (article 3)] .
Đối với ngài (Thánh Tôma) việc Thiên Chúa tồn tại có thể được nhận ra theo năm cách thức: Thiên Chúa được thấy như “Động cơ đệ nhất”; “Nguyên nhân đệ nhất”; “Hữu thể tất yếu”; “Giá trị đệ nhất”; và “Nhà thiết kế vũ trụ”. Từ năm cách thức này, chúng ta có thể nhận thấy cách nào đó, những đặc tính (thuộc từ) mà chúng ta vẫn đang dùng để nói về Thiên Chúa như “Đấng sáng tạo vạn vật” hay “Đấng toàn thiện, toàn mỹ”. . .
Học Viên Triết 2: Đaminh Đỗ Hùng Dinh S.J
(http://dongten.net/noidung/14776)
Thánh Thomas Aquinas (1224-1274)
III. THƯỢNG ĐẾ HIỆN HỮU THEO CAO ĐÀI ĐẠI ĐẠO
. . . Còn bậc chơn tu tỉ như một hột giống tốt, hễ gieo xuống thì cây lên, cây lên thì trổ bông, trổ bông rồi sanh trái, mà biến biến sanh sanh càng tăng số. Vì vậy mà các con phải bỏ xác trần, mà bông trái thiêng-liêng các con sanh hoá chơn-thần; chơn-thần lại biến hằng muôn thêm số tăng lên hoài. Ấy là Ðạo. Bởi vậy một chơn-thần Thầy mà sanh hoá thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn cả nhơn-loại trong Càn-Khôn Thế Giái; nên chi các con là Thầy, Thầy là các con.
Như kẻ bên Phật Giáo hay tặng Nhiên-Ðăng là Chưởng-Giáo; Nhiên- Ðăng vốn sanh ra đời Hiên-Viên-Huỳnh-Ðế. Tam Hoàng Ngũ Đế (thời Cổ Đại)
Người gọi Quan-Âm là Nữ-Phật-Tông, mà Quan-Âm vốn là Từ-Hàng-Ðạo- Nhân biến thân. Từ-Hàng lại sanh ra lúc Phong Thần đời nhà Thương. Nhà Thương 1766–1122 TCN (thời Cổ Đại)
Người ta gọi Thích-Ca-Mâu-Ni là Phật-Tổ. Thích-Ca vốn sanh ra đời nhà Châu.
Nhà Chu 1122–256 TCN (thời Cổ Đại)
Người ta gọi Lão-Tử là Tiên-Tổ-Giáo, thì Lão-Tử cũng sanh ra đời nhà Châu. Nhà Chu 1122–256 TCN (thời Cổ Đại)
Người gọi Jésus là Thánh-Ðạo Chưởng-Giáo, thì Jésus lại sinh nhằm đời nhà Hớn. (Nhà Hán 206 TCN–220 CN) (thời Trung Đại, sau Xuân Thu-Chiến Quốc)
Thầy hỏi vậy chớ ai sanh ra các Ðấng ấy?
Khí-Hư-Vô sanh có một Thầy. Còn mấy Ðấng Thầy kể đó,ai sanh? Ấy là Ðạo. Các con nên biết.
Nếu không có Thầy thì không có chi trong Càn-Khôn Thế-Giái nầy; mà nếu không có Hư Vô chi khí thì không có Thầy.
(Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Quyển 1
13 Tháng Sáu Bính Dần)
Chúng ta suy nghiệm thánh ngôn trên đây thấy rằng cách lập luận truy nguyên các “hiện hữu” đến một “ HIỆN HỮU TẤT YẾU ĐẦU TIÊN” tương tự như lập luận của Thomas Anquinas-NV
ĐỨC CAO ĐÀI
NOEL 1925
Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế Viết Cao-Ðài
Tiên Ông Ðại Bồ-Tát Ma-Ha-Tát
Giáo Ðạo Nam Phương
Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền,
Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên
Ðạo mầu rưới khắp nơi trần thế,
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên.
Ðêm nay, 24 Décembre phải vui mầng vì là ngày của ta xuống trần dạy Ðạo bên Thái-Tây (Europe).
Kinh Ngọc Hoàng Bửu Cáo
(Xưng tụng Đức NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ )
Đại La Thiên Đế,
Thái Cực Thánh Hoàng.
Hóa dục quần sanh,
Thống ngự vạn vật.
………………………..
Chú giải:
Thánh Hoàng 聖 皇: Vua Thánh, vị vua sinh hóa ra và cai quản chư Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Chí Tôn có trước Trời đẩt và sinh Thần, Thánh, Tiên, Phật. Thánh giáo cho biết như sau: “Một Chơn thần Thầy mà hóa sanh thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh...”
Thái Cực 太 極: Ngôi Thái Cực.
Theo lý thuyết của Dịch, nguyên thủy vũ trụ là khoảng không gian vô hình, thường được biểu tượng bằng một vòng tròn trống không, đó là Thái Cực.
Theo Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Thái Cực là ngôi của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế. Thầy giải thích như sau: “Khi chưa có chi trong Càn Khôn Thế Giái thì khí hư vô sanh có một mình Thầy và ngôi của Thầy là ngôi Thái Cực. Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi phân ra Tứ Tượng, Tứ tượng biến Bát Quái, Bát Quái biến hóa vô cùng, mới lập ra Càn Khôn Thế Giái”.
Như vậy, ngôi Thái Cực có trước Trời đất và hóa sanh ra Càn Khôn vạn vật.
Chính vì Thái Cực tạo hóa ra vạn linh, thì vạn linh cũng phải tìm trở về với ngôi Thái cực. Nho có câu: “Nhất bản tán vạn thù, vạn thù qui nhất bản 一 本 散 萬 殊, 萬 殊 歸 一 本”: một gốc phân ra muôn chi, muôn chi về một gốc. Đây là con đường phản bổn hoàn nguyên để mọi sanh linh cần tu hành tiến hóa, được siêu phàm nhập Thánh mà qui hồi cựu vị. (HT.Quách Văn Hòa, chú giải kinh Thiên đạo, Tủ sách Đại Đạo).
Thời thừa Lục long,
Du hành bất tức,
Khí phân Tứ tượng,
Oát triền vô biên.
………………………..
Chú giải:
Thời thừa lục long 時 乘 六 龍: Thường cỡi sáu rồng. Nghĩa bóng là Đạo Trời vốn mạnh mẽ, cương kiện. ( Lục long = sáu hào quẻ Kiền Kinh Dịch-NV)
Du hành bất tức 遊 行 不 息: Đi khắp nơi không ngừng nghỉ. Đây có ý chỉ sự vần xoay hay vận hành của Trời đất.
Thời thừa lục long, du hành bất tức: Thường cỡi sáu rồng đi khắp nơi không ngừng nghỉ. Nghĩa bóng là Đạo Trời mạnh mẽ vận hành khắp vũ trụ không ngừng nghỉ.
Oát triền 斡 旋: Oát 斡 là xoay chuyển ra. Triền 旋, còn đọc âm: Tuyền hay toàn là xoay chuyển lại. Oát triền: Xoay chuyển qua lại. Sự xoay chuyển qua lại tức là sự vận hành theo hai chiều âm dương, đó là Đạo vậy. (HT.Quách Văn Hòa, Tủ sách Đại Đạo)
Tiên Thiên Hậu Thiên,
Tịnh dục Đại Từ Phụ.
Kim ngưỡng, cổ ngưỡng,
Phổ tế Tổng Pháp Tông.
Nãi Nhựt, Nguyệt, Tinh, Thần chi Quân,
Vi Thánh, Thần, Tiên, Phật chi Chủ.
Chú giải:
Tiên Thiên hậu thiên, tịnh dục Đại Từ Phụ: Đức Thượng Đế từ thời kỳ tiên thiên đến thời kỳ hậu thiên nuôi dưỡng chúng sanh đồng đều như nhau.
Đại Từ Phụ 大 慈 父: Đấng cha lành lớn hơn hết.
Đây là từ dùng để gọi Đức Chí Tôn, một Đấng có công sanh hóa ra muôn loài muôn vật, có lòng thương yêu vô bờ bến, nuôi nấng và dìu dẫn một cách đồng đều tất cả chúng sinh, tựa như một vị cha lành có lòng tha thiết, chắt chiu lo cho các con còn bé nhỏ: “Các con ôi! Thầy lấy đức háo sanh mà dìu dắt các con, chẳng khác nào như kẻ làm cha nâng niu dạy dỗ một trẻ bé trông cho mau trưởng thành, hầu lưu danh truyền nghiệp cho có tên tuổi với đời”. (Thánh ngôn hiệp tuyển).
Kim ngưỡng cổ ngưỡng phổ tế tổng Pháp Tông: Từ xưa đến nay vẫn kính ngưỡng Thượng Đế, Ngài gom các Giáo pháp để phổ độ chúng sanh.(HT. Quách Văn Hòa)
IV. Theo BÀ LA MÔN GIÁO
Bà La Môn giáo, về phương diện Đại Đạo, được xây dựng trên Nhất Thể Brahman, túc là trên thuyết:
Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể,
Nhất Thể Tán Vạn Thù; Vạn thù Qui Nhất Thể.
Linh Mục Hoàng Sĩ Quý, trong quyển Triết Sử Ấn Độ của Ông, đã nhận định: “ Có điều là, dù khác nhau đến đâu, thì các Upanishads cũng có chung một số điểm chính yếu. Đó là:
-Nhất Nguyên Thuyết.
-Tên Nhất Nguyên: Brahman-Atman.
-Mục đích nhằm: Giải Thoát.
-Đường dẫn tới mục đích: Minh Minh Trí (Jnana)
Tất cả các quan niệm chính yếu nói trên của Upanishads và Veda sau này đã được môn phái Triết Học Vedanta làm sống động lại. Và người đại diện lỗi lạc của môn phái là Samkara ( 778-820) đã toát lược bằng mấy chữ Nhất Nguyên Thuần Tuý (Absolute Monism).
Brahman, Nhất Nguyên Thuần Tuý, Căn Nguyên Vũ Trụ là Thực Thể Duy Nhất, Bất Khả Phân, tràn ngập vũ trụ.
Vũ trụ hữu hình này, chẳng qua là do Brahman, tán phân, phóng phát ra, theo trình tự từ Vô Tướng, đến Hữu Tướng; từ Khinh thanh, đến trọng trọc; từ Vi Tế đến Thô Thiển, Hiển Lộ. (www.nhantu.net / Tinh Hoa Bà La Môn Giáo)
Brahman là Tuyệt Đối Thể, là Căn Nguyên sinh Thần, Thánh, Vạn Vật.
Brahman duy nhất nhưng có nhiều danh hiệu
V. Theo NHO GIÁO
Nho giáo chủ trương thuyết sinh hoá (émanation et transformation), nghĩa là vạn hữu đã từ Nhất thể phân thân mà thành, một thuyết sinh hoá đặc biệt, vì hết chu kỳ biến dịch, lại trở về nguyên bản. (Thiên Địa tuần hoàn chung nhi phục thủy. -Nguyên Thủy phản chung). Ta còn gọi đó là Thuyết: Thiên Địa Vạn Vật Nhất Thể.
Thái Cực hay Ánh Sáng Chí Tôn ấy như vừng dương ngự trị giữa hoàn võ, tung tỏa hào quang khắp nơi để duy trì sinh hoá. Đâu có sinh hoá, đấy có Thái Cực. Trong mỗi vi trần, đều có Thái Cực, trong mỗi nhân thân đều có Thái Cực.
Thái cực còn gọi là Trung, vì bất biến, làm khu nữu cho vũ trụ;
gọi là Dịch, vì làm cho vạn hữu biến hóa;
gọi là Đạo vì là Nguyên Động lực muôn loài...
Nhưng nếu hiểu Vô Cực là “Trời Ẩn”, Thái Cực là “Trời Hiện”, thì ta sẽ biết ngay Thái Cực chính là Đạo, là Hóa Công, là Tạo Hóa. Như vậy, Vô Cực, Thái cực chỉ là hai phương diện Ẩn Hiện của Hóa Công (Non-Manifestation et Manifestation).
(BS. Nguyễn Văn Thọ, Tinh hoa các đạo giáo, www.nhantu.net)
Đó cũng là quan điểm của Lão Tử trong Đạo Đức Kinh.
VI. Theo TỨ THƯ NGŨ KINH
Nếu tạm gác những vấn đề luân lý, chính trị thông thường sang một bên, ta có thể toát lược những tư tưởng nòng cốt trong Tứ Thư, Ngũ Kinh như sau:
1. Trời là chủ tể vạn vật.
Tứ Thư, Ngũ Kinh nhất là Thi, Thư luôn đề cập đến Thượng Đế.
2. Trời là thực thể cho muôn loài, muôn vật dựa nương, làm chủ chốt mọi biến hóa, và là căn nguyên mọi hiện tượng.
Trong Kinh Thi có xưng tụng Đức Thượng Đế như sau:
Hoàng hỹ Thượng Đế!
皇 矣 上 帝
Lâm hạ hữu hách,
臨 下 有 赫
Giám quan tứ phương,
監 觀 四 方
Cầu dân chi mạc 求 民 之 莫
Nghĩa là:
– Vĩ đại thay Thượng Đế!
– Soi xét xuống dưới rất rõ ràng, uy nghiêm.
– Ngài xem xét bốn phương,
– Để tìm sự khốn khổ của dân mà cứu giúp.
Niềm tin tưởng này được cụ thể hoá bằng vòng Dịch, trong đó Tâm Điểm là Thái Cực, tượng trưng cho Trời bất biến, trường tồn; các hào quải bên ngoài tượng trưng cho muôn hiện tượng luân lưu, biến hóa. Đó là quan niệm: Thiên địa vạn vật đồng nhất thể của Nho giáo.
3. Trời, người quan hệ hết sức mật thiết với nhau. Các Thánh Hiền Nho giáo đều chủ trương: “ Thiên Nhân tương dữ; Thiên Nhân hợp nhất.”
Trung Dung viết: “Thiên mệnh chi vị tính; suất tính chi vi đạo, tu đạo chi vị giáo.”
Vì Bản Tính con người, vì Thiên Lý, Thiên Đạo tiềm ẩn đáy lòng, nên muốn tìm ra Bản Tính, muốn tìm ra Thiên Lý, Thiên Đạo, cần phải quay về ta, mà tìm, mà kiếm, cần phải hôì Tâm, tĩnh Trí, tránh phóng đãng, phải biết tập trung tư tưởng, miệt mài suy tư, mới thành công được. (Trung Dung ch.1, tiết1, tiết2)
VII. Theo PHẬT GIÁO
—Professor C. D. Sebastian
"Phật giáo Đại thừa... về Đại Thừa, Đức Phật đã được quan niệm như là Thực tại Tối Cao bản thân xuống trên trái đất trong hình dạng con người vì lợi ích của nhân loại.... Ông tiêu biểu Tuyệt đối thể (paramartha satya),vượt trên tất cả vạn hữu (Sarva-prapancanta-vinirmukta) và không có khởi đầu, giữa và cuối ... Phật ... là vĩnh cửu, bất biến ... như vậy, Ngài thể hiện Pháp thân (Dharmakaya)." (Vikipedia, God in Buddhism)
__Thiền sư Lâm Tế (Phật giáo), Soyen Shaku, nói chuyện với người Mỹ vào đầu thế kỷ 20, thảo luận làm thế nào trong bản chất ý tưởng về Đức Chúa Trời không vắng mặt trong Phật giáo, khi hiểu đúng như Thực tại cuối cùng:
Ngay từ đầu, hãy để tôi giải thích rằng Phật giáo là không phải vô thần như thuật ngữ này thường được hiểu. Chắc chắn có một Thiên Chúa,Thực tại và Chân lý cao nhất, thông qua đó và trong đó vũ trụ này tồn tại. . .Để xác định chính xác hơn khái niệm Phật giáo về một đấng Cao nhất, nó có thể thuận tiện mượn một từ ngữ rất được hoan hỉ đặt ra bởi một học giả người Đức hiện đại, 'panentheism', theo đóThiên Chúa là tất cả .Một thuật ngữ tương đương được sử dụng phổ biến nhất là Pháp thân (Dharmakaya) ... Khi Pháp thân được hình thành cụ thể nhất, nó sẽ trở thành Đức Phật, hoặc Như Lai ...) (Vikipedia, God in Buddhism)
Khi đã biết rõ căn bản cao siêu của mình, khi đã nhận thức được Pháp Thân trường tồn trong mình; khi đã biết rõ bộ mặt thật của vọng tâm, biết rõ thân phận mây trôi, bèo nổi của vọng tâm, các bậc Chân Tu mới ra công “diệt ngã”. “Diệt Ngã” là “diệt Tiểu Ngã”, cho Chân Như Đại Ngã hiện ra.
“Diệt Ngã” đây cốt là để:
-Hoà hợp với Bản Thể tuyệt đối.
-Nhất trí với thực tại.
-Đồng thể với Di Đà.
-Khế hợp với Chân Như tuyệt đối.
Diệt ngã là vén mây mù tăm tối cho vừng dương muôn thủa hiện ra, bỏ Sắc Thân mà hiển “Pháp Thân” bỏ phàm thể mà mặc Thánh Thể.
Như trên đã nói: Chân Như là Bản Thể, là Như Lai siêu xuất trên hình thức, sắc tướng, siêu xuất trên mọi vọng tưởng, vọng niệm, cho nên muốn thấy Bản Thể phải lìa bỏ hình tướng, đi ngược lại dòng tư tưởng, niệm lự; đi sâu vào chỗ dục tình chưa phát xuất; chỗ tư tưởng chưa manh nha; hư không, trạm tịch mới chứng quả được. ( Nguyễn Văn Thọ,Tinh Hoa các Đạo giáo www.nhantu.net)
Vậy CHÂN NHƯ CHÍNH LÀ THƯỢNG ĐẾ VÔ NGÃ
VII. Theo ĐẠO LÃO
Đạo chính là Tuyệt Đối Thể, là Bản Thể thường hằng đã sinh xuất ra vũ trụ, vạn hữu, và luôn tiềm ẩn trong đáy lòng vạn hữu.
Vì là Tuyệt Đối Thể, nên Đạo không thể bàn cãi được. không thể danh xưng được. Tất cả mọi nghị luận về Đạo, tất cả mọi danh xưng về Đạo, vì nằm trong hình, danh, sắc, tướng, nên đều cưỡng ép, bất xứng, chỉ có thể cho ta thấy ít nhiều khía cạnh của Đạo.
-Đạo chính là nguồn gốc sinh xuất Vũ Trụ, quần sinh.
-Đạo có thể ở vào một trong hai trạng thái sau đây:
-a. Tĩnh tức là trạng thái chưa hiển dương, chưa sinh xuất ra vũ trụ, quần sinh (Tiên Thiên, Vô Vi, Diệu).
-b. Động, tức là trạng thái đã hiển dương, đã sinh xuất vũ trụ (Hậu Thiên, Hữu Vi, Kiếu).
Chưa hiển dương thì hết sức minh linh, ảo diệu.
Đã hiển dương thời có công trình vân vi, hình thanh, danh sắc, độ số.
Nhưng Đạo, dầu chưa hay đã hiển dương, cũng vẫn chỉ là một Thực thể siêu vi, duy nhất. Danh hiệu tuy khác, nhưng thực thể vẫn một.
Đạo thể siêu vi ấy chính là Cửa Thiêng sinh xuất mọi nguồn huyền vi, áo diệu trong hoàn võ.
Những tư tưởng then chốt trên đã được trình bày nơi Chương I, Đạo Đức Kinh, như sau:
Đạo khả Đạo phi thường Đạo 道 可 道 非 常 道
Danh khả danh phi thường danh 名 可 名 非 常 名
Vô danh thiên địa chi thủy 無 名 天 地 之 始
Hưũ danh vạn vật chi mẫu 有 名 萬 物 之 母
Thường vô dục dĩ quan kỳ Diệu 常 無 欲 以 觀 其 妙
Thường hữu dục dĩ quan kỳ Kiếu 常 有 欲 以 其 徼
Thử lưỡng giả, đồng xuất nhi dị danh 此 兩 者 同 出 而異 名
Đồng vị chi huyền 同 謂 之 玄
Huyền chi hựu huyền 玄 之 又 玄
Chúng diệu chi môn
眾 妙 之 門
TẠM DỊCH:
• Đạo thường không thể nói ra,
• Gọi tên cũng chẳng đúng là cái tên;
• Không tên trời đất cội nguồn,
• Có tên là mẹ hóa sanh muôn loài;
• Lòng không mới thấy đạo Trời,
• Mãi còn ham muốn, thấy đời ngổn ngang;
• Cho hay, không, có , hai đàng,
• Cũng đồng một gốc, hoang mang làm gì ?
• Từ nơi một cửa huyền vi,
• Cửa thiêng ảo diệu thực thi muôn trùng.
TỔNG LUẬN
Qua những nội dung đối chiếu giáo thuyết các tôn giáo trên, người tín hữu Cao Đài có thể tự khẳng định THƯỢNG ĐẾ HIỆN HỮU bằng những lập luận có tính hệ thống nhất quán từ hình nhi thượng đến hình nhi hạ và ngược lại.
1.Trước hết, về Bản thể luận, Cao Đài nêu lên thực tại Hư Vô Chi Khí là Bản thể nguyên thủy: “Khí-Hư-Vô sanh có một Thầy[. . .]Nếu không có Thầy thì không có chi trong Càn-Khôn Thế-Giái nầy; mà nếu không có Hư Vô chi khí thì không có Thầy.”
Ta có thể đối chiếu Bản thể Hư vô này với CHÂN NHƯ BẢN THỂ của Phật giáo:
“Suzuki, một thiền sư Nhật Bản viết: «KHÔNG là một trong những vấn đề quan trọng nhất của triết học Đại Thừa, và là chữ rắc rối nhất, khó hiểu nhất cho những người không phải là Phật Tử. 'KHÔNG' không có nghĩa là tương đối, tương đãi hay là sắc tướng, hay là hư vô, hư không mà chính là Tuyệt Đối, Tuyệt Đãi, siêu việt, bất khả tư nghị. Đó chính là Chân Như Bản Thể.» (DT Suzuki, Manuel of Zen Buddhism, p. 29. (Dẫn theo BS. Nguyễn Văn Thọ, Bản thể và hiện tượng luận (Phật giáo) )
“Như trên ta đã thấy NIẾT BÀN chính là CHÂN NHƯ BẢN THỂ, CHÂN TÂM, CĂN NGUYÊN sinh xuất vũ trụ và cũng là CÙNG ĐÍCH cho muôn loài trở về, thì ta thấy ngay Niết Bàn chính là Chân Thể của chúng ta...” (BS. Nguyễn Văn Thọ, sđd)
Như thế, nếu Phật giáo phủ nhận “Thượng Đế hiện hữu” mà xác tín “Chân như bản thể”, trong khi đó Cao Đài đồng hóa Bản thể “Hư vô chi khí” với “Bản thể Chân như” và Thượng Đế hiện hữu từ Hư vô chi khí, thì câu giải đáp cuối cùng có thể nói: “ Chân như bản thể cũng chính là Thượng Đế”-NV.
2. Về cơ nguyên sanh hóa vũ trụ
Từ khi Vua Phục Hi (khoảng 2.800 TCN ) phát minh ra Bát Quái và sau đó Kinh Dịch ra đời, các học giả, đạo gia đều dựa vào Dịch lý để diễn đạt cơ nguyên (mécanisme) sanh hóa vũ trụ. Ngày nay, Kinh điển Cao Đài cũng dùng hệ thống Vô Cực – Thái Cực – Lưỡng Nghi-Bát quái để diễn tả nguồn gốc vũ trụ vạn vật.
Tong kinh Đại Thừa Chơn Giáo, đoạn Đức Chí Tôn dạy về vũ trụ, ta thấy, từ “một khối Linh quang” là một thực tại vô ngã, đến khi “trở thành” Thái Cực , đúng ra theo Dịch học, cũng là vô ngã. Nhưng trong đoạn kinh văn trên, trong ngữ cảnh giáo lý Đại Đạo, thực tại Thái Cực đã được hữu ngã hóa bằng những tính năng: “Chúa tể Càn khôn vũ trụ”, “toàn tri toàn năng, thiên biến vạn hóa . . .nắm trọn quyền hành …hóa sanh muôn loài vạn vật”-NV
Trong quyển Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, và Đại Thừa Chơn Giáo, nhiều lần Ơn Trên đã khẳng định Thái Cực là nguồn gốc vạn vật với những “danh hiệu” :
_THÁI CỰC ĐẠI LINH QUANG,
_THÁI CỰC CHÚA CHA,
_THÁI CỰC THÁNH HOÀNG
_NGÔI THÁI CỰC
Các danh hiệu trên, đều ám chỉ NGUỒN GỐC vũ trụ vạn vật chính là Thực tại Tuyệt đối, vừa hữu ngã, vừa vô ngã. mà nhiều tôn giáo độc thần gọi là THƯƠNG ĐẾ.
Như thánh ngôn:
“Một Đức Huyền Thiên hóa vạn loài,
Thâu tàng, sanh trưởng, luật vần xoay;
Phật tiên thần thánh đều do bởi,
Diệu hiệp thiên cơ ở cõi này” (Đức Chí Tôn, CQPTGL, 30-12-Quí Sửu / 21-01-1974)
Đó là cơ nguyên sanh hóa theo Dịch lý, nhưng theo Đạo pháp, thì Chơn thần Thượng Đế chính là nguyên thần hóa sanh từ nhân sinh đến các Chủ thể thiêng liêng Thần, Thánh, Tiên, Phật . . . :
Trong giáo lý Ki tô giáo có danh từ “Thần khí Thiên Chúa”
Theo kinh điển Ki tô giáo, “Thần khí Thiên Chúa” là Chúa Thánh thần trong Thiên Chúa Ba Ngôi. Và Chúa Thánh thần vừa là chủ thể hữu ngã, vừa là vô ngã. Khái niệm này tương đồng với khái niệm Thượng Đế hữu ngã đồng thời vô ngã của giáo lý Cao Đài
(http://www.khoi-nguon.com/index.php?option=com_content&view=article&id=148:chua-thanh-thn-thn-khi-thien-chua&catid=12:thanh-than&Itemid=21)
3. Thượng Đế hiện hữu theo Qui luật Tiến hóa:
“. . .Thầy đã dạy rất nhiều và rất rõ ràng cho các con từ mấy mươi năm qua, Đạo là con đường duy nhứt của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát đến thế gian, và từ thế gian các con trở lại cùng Thầy. Thầy là Hư Vô Chi Khí thì Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi” (Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12-Bính Ngọ / 08-02-1967)
“Một sứ mạng Thầy dành hai ngỏ,
Một ra đi, một trở lại Thầy;
Dù cho Nam Bắc Đông Tây,
Cổ kim nhơn vật do Thầy định phân.”
(Đức Chí Tôn, CQPTGL, 30-12-Quí Sửu / 22-01-1974)
. . .Sự hành đạo trên trường đạo và trên quãng đường tiến hóa cũng thế. Từ cõi Thượng Thiên, chơn linh được xuống đến cõi hồng trần, trên quãng đường dài bao nhiêu lớp, nhưng cứ tuần tự phản bổn hoàn nguyên trên quãng đường ấy
rồi một thời gian dài cũng sẽ đến. ( Vạn Hạnh Thiền Sư, Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời 25 tháng 9 Canh Tuất (4-10-70)
Con đường Tiến hóa theo Triết học Ki tô của Teilhard de Chardin:
Teilhard de Chardin (1881-1955)
Alpha và Omega - Khởi đầu và tận cùng!
Thiên Chúa phán: „ Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là Ðấng hiện có, đã có và đang đến, là Ðấng toàn năng.“ ( Kh 1,8).
Alpha là mẫu tự đầu tiên trong vần mẫu tự chữ cái của ngôn ngữ Hy lạp. Còn Omega là vần mẫu tự sau cùng trong đó.
Chúa Giêsu Kitô được diễn tả là Alpha và Omega, có ý muốn nói lên niềm tin: Ngài là khởi thủy đầu tiên và cũng là sau cùng trong công trình tạo dựng của Thiên Chúa.
"Of the several sacred monograms of Christ, the Chi Rho is one of the most ancient. It is generally formed of the Greek letters chi (X) and rho (P). These are the first letters of the Greek word "XPICTOC" (pronounced Christos), which means "Christ." The monogram has been styled in a variety of imaginative ways over the centuries. Other symbols are sometimes added to the monogram to call to mind a particular attribute of our Lord."
Symbols In Ancient Christian Art & Architecture
Teilhard de Chardin đã suy tư: Toàn thể công trình sáng tạo trong thiên nhiên tập trung hướng đạt đến cao điểm tận cùng, và cao điểm tận cùng này không ai khác là chính Chúa Giêsu Kitô.
Thiên Chúa là Alpha và Omega (http://yume.vn/blt2011/article/thien-chua-la-alpha-va-omega.35D55CA2.html)
Sách Khải Huyền đã từng nói " Thiên Chúa là alpha và là omeg , là khởi nguyên và là tận cùng " .
Trong Giáo lý Đại Đạo, hai Nguyên lý “Thiên địa vạn vật đồng nhất thể” và “Nhất tán vạn, vạn qui nhất” bao hàm chu trình SANH HÓA và TIẾN HÓA của vũ trụ vạn vật, gọi là tuần hoàn “CHU NHI PHỤC THỈ”.
NHẤT hay MỘT là khởi đầu, là đầu tiên và là NGUỒN GỐC của VẠN trên bán trình sanh hóa. NHẤT cũng là cứu cánh, là cùng đích trong bán trình kế tiếp để vạn vật tiến hóa trong quá trình hoàn thiện hóa, hoàn hảo hóa, đạt được các giá trị CHÂN THIỆN MỸ gọi là CON ĐƯỜNG PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN.
Vậy NHẤT hay NGUYÊN chính là THƯỢNG ĐẾ vừa là ALPHA, vừa là OMEGA (theo Teilhard de Chardin)
4. Thượng Đế hiện hữu qua Nguyên lý “Thiên nhân hiệp nhất” (TNHN)
Theo Giáo lý Đại Đạo (trên nền tảng Giáo lý Tam giáo), “NL. Thiên nhân hiệp nhất” là hệ luận của “NL. Thiên địa vạn vật đồng nhất thể”.
Trong Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Thượng Đế Cao Đài khai đạo bằng hệ thống Tam Đài. Trong đó Hiệp Thiên Đài là Cơ quan trung gian giữa Bát Quái Đài (Quyền Thiêng liêng do Đức Chí Tôn chủ sử) và Cửu Trùng Đài (Quyền hữu hình giáo hóa chúng sanh do Hội Thánh điều hành). Tam Đài là Bộ máy TNHN tối cao của Đại Đạo vậy.
• Để chỉ nhiệm vụ do Trời giao phó, Cao Đài thường dùng từ ngữ “sứ mạng (mệnh)”. Sứ = sai phái; mạng = mạng lịnh (mệnh lệnh), là chỉ thị phải làm. Trong ý nghĩa “Thiên nhân hiệp nhất” của giáo lý Cao Đài, hai chữ “sứ mạng”thường đi đôi với 2 chữ “thiên ân” (ân Trời).
• “Sứ mạng thiên ân” là nhiệm vụ được Thượng Đế ban cho để thực hiện Mục đích cứu độ chúng sanh. Như trong thánh ngôn: “ Này chư thiên ân ! Là người sứ mạng thiên ân, thay Trời đem lại sự an bình cho thế gian, không đòi hỏi tài ba xuất cúng, cử đảnh bạt sơn, phù linh thuật giỏi, chỉ cần một cái tâm thanh tịnh, vô kỷ, vô cầu, hòa cùng đại thể để thực hiện sứ mạng là điều thiết yếu . . .” (Bảo Pháp Chơn Quân Huỳnh Chơn, CQPTGL, 26-10 Bính Thìn/16-12-1976)
• Thầy dạy:
“Ngoài ra sứ mạng vi nhân,
Trong còn sứ mạng thiên ân Tam Kỳ” (Đức Chí Tôn, CQPTGL, 15-10-Giáp Dần/28-11-1974)
Đối với Ki tô giáo, Kinh thánh viết:
“Thiên Chúa sai con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian nhờ con của Người mà được cứu độ” (Ga 3, 17)
Điểm quan trọng nhất đó là Thiên Chúa làm người, để chúng ta được "thông phần vào bản tính thần linh" (2 Pr 1,4). Ngài làm người để con người có thể trở thành {con} Thiên Chúa. Ngài biến đổi "sự sống tự nhiên" của chúng ta thành "sự sống siêu nhiên". (http://www.dccthaingoai.com/index.php?option=com_content&view=article&id=487:ti-sao-thien-chua-lam-ngi&catid=92:giao-ly-vn-ap&Itemid=233)
Tóm lại:
“Thượng Đế từ trên cõi mịt mù,
Người đời thiện nguyện dốc lo tu;
Tạo cơ cảm ứng Thiên Nhơn hiệp,
Để có thông công, có tạc thù.” (Vạn Hạnh THiền Sư, MLTH, 22-7-Tân Hợi/11-9-1971)
5. Thượng Đế hiện hữu qua các “Thánh thể của Ngài” tại thế gian.
Cao Đài gọi các thánh thất là “thánh thể của Thầy” vì nó bao hàm đầy đủ những cấu thể XÁC và HỒN của vũ trụ gồm Tam bửu TINH-KHÍ-THẦN (Tinh=Cửu Trùng Đài; Khí=Hiệp Thiên Đài; Thần=Bát Quái Đài.).
Về phần hữu hình của nhiều tôn giáo, các Nhà thờ, đền thánh, các chùa, các tượng thờ đều là biểu trưng sự hiện hữu của Đấng Tố Cao.
6. Đức tin nơi “Thiên Đế” (Vua Trời), Thần vua của chư thần, Vua của vũ trụ, của nhiều tôn giáo từ xưa của nhiều dân tộc thể hiện tín ngưỡng CÓ ĐẤNG TỐI CAO, ĐẤNG TUYỆT ĐỐI tiềm tàng trong tâm thức con người.
Thượng Đế là ai ? Ngài đã được diễn tả như một nguồn sống vô ngã của muôn loài, hoặc là Đấng Tạo hóa toàn năng, hữu ngã, nhân từ. Ngài đã được gọi bằng nhiều tên, như là : Zeus, Jupiter, Brahma, Allah, Ra, Odin, Ashur, Izanagi, Viracocha, Ahura Mazda, và “Đại Tâm linh” (Great Spirit).
Một số người gọi Ngài là “Mẹ Thiên nhiên”(Mother Nature), những người khác gọi là “Cha Trời”(Father God) ( Nguồn: http://www.allaboutgod.com/who-is-god-c.htm)
KẾT LUẬN
“ Con có thánh tâm sẽ có Thầy,
Thầy là Cha cả khắp Đông Tây;
Đông Tây dù biết hay không biết,
Thì đức háo sanh vẫn thế này”
(Đức Chí Tôn, Đức Chí Tôn, CQPTGL, Rằm tháng Giêng, Định Tỵ (04/03/1977)
Vâng, người tín hữu Cao Đài biết có Đức Thượng Đế, THƯỢNG ĐẾ HIỆN HỮU từ khi Ngài gỏ trên chiếc “xây bàn” ba chữ A Ă Â, từ khi Ngài xưng danh “CAO ĐÀI TIÊN ÔNG”, rồi CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT; NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ kim viết CAO ĐÀI GIÁO ĐẠO NAM PHƯƠNG; từ khi xưng là THẦY và thâu nhận người môn đồ đầu tiên là Ngài Ngô Văn Chiêu tại Dương Đông Phú Quốc; từ khi được Thầy cho biết dân tộc Việt Nam là dân tộc được chọn để khai Đại ĐạoTam Kỳ Phổ Độ.
“ Trước xây đắp Cao Đài thánh đức,
Dụng Nam Bang làm mức phóng khai;
Dân Nam sứ mạng Cao Đài,
Năm châu, bốn bể hòa hài từ đây.” (Đức Chí Tôn, CQPTGL ngày tháng năm)
“Việt Nam là thời kỳ thứ ba mà cũng là thời kỳ chót Thượng Đế đến đây mở Đạo. Việt Nam là cái rún của năm châu, tất cả đâu đâu cũng đổ dồn về rún. Từ Phật Pháp Tăng, Nho Lão Thích, đều cũng đi vào trong ngưỡng cửa đó, để nhìn chung lý Đạo là lý duy nhứt của Thượng Đế. ĐÀI cũng là cái đài. Cái đài tối cao trọng đại, chứa đựng từ bi cảm ứng trung thứ, tam quy ngũ giới, tam nguơn ngũ hành, tam cang ngũ thường. Đài là nơi, là vị trí tập trung tất cả xu hướng đạo giáo hay tôn giáo, phát tiết ra từ nơi đây.
Bao nhiêu sự nhiệm mầu cao siêu huyền bí, vì sự kiện trọng đại như vậy nên người tín đồ của Thượng Đế không phân chấp ngã nhĩ, chẳng luận sắc tóc màu da, không chia chi rẽ phái, không nhìn nhận sự chia rẽ giữa các hình thức tôn giáo, vì chỉ có một bàn tay của Thượng Đế, tùy thời kỳ, tùy trình độ địa phương, tùy duyên nghiệp, đến mở Đạo cứu đời. Người tín đồ Cao Đài luôn luôn tôn trọng các xu hướng tín ngưỡng, đem tình thương hòa đồng khắp cả mọi giới, đem thiện cảm gieo rắc mọi nơi, để người người đều nhìn nhận cái lý duy nhứt là cứu thế qua khỏi cơ tận diệt, hầu xây dựng hòa bình hạnh phúc nhân loại dưới ngưỡng cửa Đài Cao.” ( Đức Ngô Minh Chiêu, Nam Thành Thánh Thất, 13-2-Bính Ngọ, 04-3-1966) ®
ĐỌC THÊM
ALPHA & OMEGA (wikipedia)
Origin
The term Alpha and Omega comes from the phrase "I am the alpha and the omega" (Koiné Greek: τὸ Α καὶ τὸ Ω), an appellation of Jesus[2] in the Book of Revelation (verses 1:8, 21:6, and 22:13). The first part of this phrase ("I am the Alpha and Omega") is first found in Chapter 1 verse 8, and is found in every manuscript of Revelation that has 1v8. Several later manuscripts repeat "I am the Alpha and Omega" in 1v11 too, but it does not receive support here from most of the oldest manuscripts, including the Alexandrine, Sinaitic, and Codex Ephraemi Rescriptus. It is, therefore, omitted in some modern translations. Scholar Robert Young stated, with regard to "I am the Alpha and Omega" in 1v11, that the "oldest [manuscripts] omit" it.[3]
Meaning in Christianity
Its meaning is found in the fact that alpha (Α) and omega (Ω) are respectively the first and last letters of the Classical (Ionic) Greek alphabet. This would be similar to referring to someone in English as the "A and Z". Thus, twice when the title appears it is further clarified with the additional title "the beginning and the end" (Revelation 21:6, 22:13).
Though many commentators and dictionaries apply this title both to God and to Christ,[4] some secular sources argue otherwise. Barnes’ Notes on the New Testament (1974) claims: "It cannot be absolutely certain that the writer meant to refer to the Lord Jesus specifically here ... There is no real incongruity in supposing, also, that the writer here meant to refer to God as such." [5] Most Christian denominations also teach that the title applies to both Jesus and God.
The letters Alpha and Omega in juxtaposition are often used as a Christian visual symbol (see examples). The letters were shown hanging from the arms of the cross in Early Christian art, and some crux gemmata, jeweled crosses in precious metal, have formed letters hanging in this way, called pendilia. In fact, despite always being in Greek, the letters became more common in Western than Eastern Orthodox Christian art. They are often shown to the left and right of Christ's head, sometimes within his halo, where they take the place of the christogram used in Orthodox art.
This symbol was suggested by the Apocalypse, where many believe that Christ, as well as the Father, is "the First and the Last" (ii, 8); "the Alpha and Omega, the first and the last, the beginning and the end" (cf., xxii, 13; i, 8). Clement of Alexandria (2nd century, philosopher and commentator on pagan and Christian information) speaks of the Word as "the Alpha and the Omega of Whom alone the end becomes beginning, and ends again at the original beginning without any break" (Stromata, IV, 25). Tertullian (lawyer, theologian) also alludes to Christ as the Alpha and Omega (De Monogamiâ, v), and from Prudentius (Cathemer., ix, 10) we learn that in the fourth century the interpretation of the apocalyptic letters was still the same: "Alpha et Omega cognominatus, ipse fons et clausula, Omnium quae sunt, fuerunt, quaeque post futura sunt." It was, however, in the monuments of early Christianity that the symbolic Alpha and Omega had their greatest vogue.
This phrase is interpreted by many Christians to mean that Jesus has existed for all eternity. The phrase "alpha and omega" may signify that the Christian god is eternal. The symbols were used in early Christianity and appear in the Roman catacombs.
Xuất xứ
Thuật ngữ Alpha và Omega xuất phát từ cụm từ "Tôi là alpha và omega" (tiếng Hy lạp Koine: τὸ Α καὶ τὸ Ω), một tên gọi của Chúa Giêsu [2] trong Sách Khải Huyền (câu 1:8, 21:06 và 22:13). Phần đầu tiên của cụm từ này ("Ta là Alpha và Omega") là lần đầu tiên được tìm thấy trong câu 1 Chương 8, và được tìm thấy trong tất cả các bản thảo của Khải Huyền có 1V8. Một số bản thảo sau đó lặp lại "Ta là Alpha và Omega" trong 1v11 quá, nhưng nó không nhận được sự hỗ trợ từ những bản chép tay lâu đời nhất, bao gồm cả Alexandrine, Sinaitic, và Codex Ephraemi Rescriptus. Đó là, do đó, bỏ qua trong một số bản dịch hiện đại. Học giả Robert Young nói, "Ta là Alpha và Omega" trong 1v11, rằng "lâu đời nhất [bản thảo] bỏ qua" nó. [3]
Ý nghĩa trong Kitô giáo
Ý nghĩa của nó được tìm thấy trong thực tế là alpha (Α) và omega (Ω) tương ứng là chữ cái đầu tiên và cuối cùng của bảng chữ cái cổ điển Hy Lạp (ion). Điều này sẽ tương tự như đề cập đến một người nào đó bằng tiếng Anh là "A và Z". Như vậy, tiêu đề xuất hiện hai lần khi nó được làm rõ thêm với các tiêu đề bổ sung "đầu và cuối" (Khải huyền 21:06, 22:13).
Mặc dù nhiều nhà bình luận và từ điển áp dụng danh hiệu này cả cho Chúa và cho Chúa Kitô, [4] một số nguồn thế tục tranh luận khác. Barnes Ghi chú về Tân Ước (1974) viết rằng: "Nó có thể không hoàn toàn chắc chắn rằng tác giả muốn ám chỉ Chúa Giêsu đặc biệt ở đây ... Không có gì thực sự phi lý khi cho rằng, tác giả ở đây muốn ám chỉ Thiên Chúa như vậy. " [5] Hầu hết các giáo phái Kitô giáo cũng dạy rằng tiêu đề áp dụng cho cả Chúa Giêsu và Thiên Chúa.
Các chữ Alpha và Omega đặt cạnh nhau thường được sử dụng như một biểu tượng hình ảnh Thiên chúa giáo (xem ví dụ). Các chữ cái được treo từ cánh tay thánh giá trong nghệ thuật Kitô giáo sớm, và một số gemmata mấu chốt, thánh giá đá quý kim loại quý, đã hình thành chữ treo theo cách này, được gọi là pendilia. Trong thực tế, mặc dù luôn luôn trong tiếng Hy Lạp, các chữ cái đã trở nên phổ biến hơn ở phương Tây hơn nghệ thuật Kitô giáo Chính Thống giáo Đông. Chúng thường được hiển thị bên trái và bên phải của đầu của Chúa Kitô, đôi khi trong vòng hào quang của mình, nơi họ chiếm chỗ của christogram được sử dụng trong nghệ thuật chính thống.
Biểu tượng này được đề xuất bởi Apocalypse, nhiều người tin rằng Chúa Kitô, cũng như Chúa Cha, là "Đầu tiên và cuối" (ii, 8); "Alpha và Omega, là người đầu tiên và cuối cùng, bắt đầu và kết thúc "(x., xxii, 13; i, 8). Clement of Alexandria (thế kỷ thứ 2, triết gia và nhà bình luận thông tin ngoại giáo và Kitô giáo) nói về Lời Chúa là Alpha và Omega Chúa mà một mình cuối cùng sẽ trở thành bắt đầu và kết thúc một lần nữa vào đầu ban đầu mà không có bất kỳ nghỉ "(Stromata, IV , 25). Tertullian (luật sư, nhà thần học) cũng ám chỉ đến với Chúa Kitô là Alpha và Omega (De Monogamiâ, v), và từ Prudentius (Cathemer., ix, 10) chúng ta biết rằng trong thế kỷ thứ tư, việc giải thích của sách Khải Huyền là vẫn như nhau : "Alpha và Omega cognominatus ipse Fons et clausula, Omnium quae sunt, fuerunt, quaeque bài Futura sunt." Đó là, tuy nhiên, trong các đài kỷ niệm của buổi đầu Thiên Chúa biểu tượng Alpha và Omega đã thịnh hành lớn nhất của họ.
Cụm từ này được giải thích bởi nhiều Kitô hữu có nghĩa rằng Chúa Giêsu đã tồn tại vĩnh viễn. Cụm từ "alpha và omega" có thể biểu hiện thần Kitô giáo là vĩnh cửu. Các biểu tượng được sử dụng trong buổi đầu Thiên Chúa và xuất hiện trong các hang toại đạo La Mã. / .