Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Giải pháp ưu việt nhất để cứu độ con người là con người làm thế nào phát huy tối đa ...


  • Long Thụ / Sưu tầm

    Động cơ trung tâm cho việc hoá độ của Long Thụ – một công trình hoằng pháp lập cơ sở ...


  • Hôm nay, tôi xin được phép dùng nội dung “Cảm ứng luận” để trình bày phần nói về cái nghĩa ...


  • Thiên Địa Chi Tâm / Thuần Chơn

    Dầu lớn, dầu nhỏ, con người và vạn vật đều cũng nhận nơi Tạo Hóa một bản nguyên bất tử, ...


  • “Thành công không do những cái đã nắm đặng ở trong tay; thất bại không do những cái đã vuột ...


  • Thượng Đế khai Đạo là một hi hữu / Chư Tiền Khai Đại Đạo

    THÁNH GIÁO tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 14-02 Giáp Dần (07-3-1974)


  • Công phu / Chí Thật

    Đức Đông Phương Lão Tổ dạy: Công phu là để tâm an định, Nên đạo nên người chốn thế gian. (CQPTGLĐĐ, 04-6 Tân ...


  • Một giờ thanh tịnh một giờ linh / Đức Đông Phương Chưởng Quản

    Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý,  Hợi thời, 7 tháng 11 Bính Thìn Bần Đạo chào mừng chư hiền đệ hiền ...


  • Ngôi Vĩnh Nguyên Tự được xây cất vào năm Mậu Thân (1908) tại xã Long An, quận Cần Giuộc, tỉnh ...


  • Câu thần chú Có một nhà thông thái, lúc biết mình sắp ra đi theo tổ tiên, liền gọi các con ...


  • Tiền bối Cao Triều Phát sinh ra trong một gia đình đạo đức, thừa hưởng tính cách nhân hậu của ...


  • Cơ đạo hi hữu / Nhịp cầu giáo lý

    "Đức Thượng Đế đến khai đạo đã là một hi hữu, mà vấn đề hoát khai Đại Đạo để cứu ...


22/01/2007
Lê Anh Minh dịch và phụ chú

Thanh Tĩnh Kinh

1. 老 君 曰:大 道 無 形,生 育 天 地;大 道 無 情,運 行 日 月;大 道 無 名,長 養 萬 物。吾 不 知 其 名,強 名 曰 道。

Lão Quân viết: «Đại Đạo vô hình, sinh dục thiên địa; Đại Đạo vô tình, vận hành nhật nguyệt. Đại Đạo vô danh, trưởng dưỡng vạn vật. Ngô bất tri kỳ danh, cưỡng danh [1] viết Đạo.»

【Chú】[1] cưỡng danh = miễn cưỡng gọi tên là; gượng gọi tạm là.

【Dịch】 Lão Quân nói: «Đại Đạo không có hình dáng, nhưng sinh ra và nuôi dưỡng trời đất. Đại Đạo không có tình cảm, nhưng khiến cho mặt trời và mặt trăng hoạt động. Đại Đạo không có tên, nhưng nuôi dưỡng và phát triển vạn vật. Ta không biết tên gọi của nó, nên gượng gọi tạm nó là 'Đạo'.»

2. 夫 道 者,有 清 有 濁,有 動 有 靜。天 清 地 濁,天 動 地 靜;男 清 女 濁,男 動 女 靜。降 本 流 末,而 生 萬 物。清 者 濁 之 源,動 者 靜 之 基。人 能 常 清 靜,天 地 悉 皆 歸。

Phù Đạo giả, hữu thanh hữu trọc,[2] hữu động hữu tĩnh.[3] Thiên thanh địa trọc, thiên động địa tĩnh. Nam thanh nữ trọc, nam động nữ tĩnh. Giáng bản lưu mạt,[4] nhi sinh vạn vật. Thanh giả trọc chi nguyên, động giả tĩnh chi cơ. Nhân năng thường thanh tĩnh, thiên địa tất giai quy.

【Chú】[2] thanh = trong trẻo; trọc = đục. [3] tĩnh 靜 = yên tĩnh (trái nghĩa của «động») thường bị lầm với chữ «tịnh» 淨 (sạch sẽ). [4] giáng bản = làm cho gốc hạ xuống; lưu mạt = làm cho ngọn lưu thông. Ninh Chí Tân giải thích: «Trời đất thăng giáng, nam nữ giao hợp.» Có thể hiểu đây là sự tương tác giữa động và tĩnh, giữa thanh và trọc.

【Dịch】 Đạo thì có trong có đục, có động có tĩnh. Trời trong đất đục, trời động đất tĩnh. Trai trong gái đục, trai động, gái tĩnh. Động và tĩnh, trong và đục tương tác nhau mà sinh ra vạn vật. Trong là nguồn gốc của đục, động là căn bản của tĩnh. Hễ con người luôn thanh tĩnh thì trời đất sẽ quy về họ (tức là con người hoà hợp với vũ trụ).

3.夫人 神 好 清,而 心 擾 之;人 心 好 靜,而 慾 牽 之。常 能 遣 其 慾,而 心 自 靜;澄 其 心,而 神 自 清。自 然 六 慾不 生,三 毒 消 滅。所 以 不 能 者,為 心 未 澄,慾 未 遣也。能 遣 之 者,內 觀 其 心,心 無 其 心;外 觀 其 形,形無 其 形;遠 觀 其 物,物 無 其物。三 者 既 無,唯 見 於 空。

Phù nhân thần hiếu thanh, nhi tâm nhiễu chi; nhân tâm hiếu tĩnh, nhi dục khiên chi. Thường năng khiển kỳ dục, nhi tâm tự tĩnh; trừng [5] kỳ tâm, nhi thần tự thanh. Tự nhiên lục dục [6] bất sinh, tam độc [7] tiêu diệt. Sở dĩ bất năng giả, vị tâm vị trừng, dục vị khiển dã. Năng khiển chi giả, nội quán kỳ tâm, tâm vô kỳ tâm; ngoại quán kỳ hình, hình vô kỳ hình; viễn quán kỳ vật, vật vô kỳ vật. Tam giả ký vô, duy kiến ư không.

【Chú】[5] trừng = làm cho trong sạch. [6] lục dục = 6 dục niệm (ham muốn) phát sinh từ lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). [7] tam độc = tham, sân (nóng giận), si (ngu si).

【Dịch】Cái thần của con người vốn thích sự trong trẻo nhưng tâm lại quấy nhiễu nó. Tâm con người vốn thích sự yên tĩnh nhưng lòng ham muốn lại lôi kéo nó. Hễ con người điều khiển được sự ham muốn của mình (tức là khống chế được nó) thì tâm của mình sẽ tự yên tĩnh. Hễ con người làm trong sạch tâm mình thì thần của họ sẽ tự trong trẻo. Tự nhiên sáu ham muốn sẽ không phát sinh và ba độc sẽ tự tiêu diệt. Nhưng sở dĩ người ta chưa thể đạt được điều đó bởi vì tâm họ chưa được thanh lọc, ham muốn của họ chưa bị khống chế. Để khống chế được ham muốn của mình thì hãy nhìn vào bên trong, xét cái tâm của mình, ắt thấy rằng tâm mình vốn không có tâm; hãy nhìn ra bên ngoài, xét hình của mình, ắt thấy rằng hình mình vốn không có hình; hãy nhìn ra xa, xét các sự vật, ắt thấy rằng vật vốn không có vật. Cả ba thứ ấy (tâm, hình, vật) đều là không. [Thấu triệt được điều ấy thì sẽ] thấy vạn vật đều là không.

4. 觀 空 亦 空,空 無 所 空。所 空 既 無,無 無 亦 無。無 無 既 無,湛 然 常 寂。寂 無 所 寂,慾 豈 能 生。慾 既 不 生,即 是 真 靜。真 常 應 物,真 常 得 性。常 應 常 靜,常 清 靜 矣!

Quán không diệc không, không vô sở không. Sở không ký vô, vô vô diệc vô. Vô vô ký vô, trạm nhiên thường tịch. Tịch vô sở tịch, dục khởi năng sinh. Dục ký bất sinh, tức thị chân tĩnh. Chân thường ứng vật, chân thường đắc tính. Thường ứng thường tĩnh, thường thanh tĩnh hĩ!

【Dịch】Quán xét thấy không cũng là không; cái không thì không có cái vốn là không. Cái vốn là không đã không có, thì không có cái không có cũng là không có. [Thấy rằng] không có cái không có đã là không có, thì tâm luôn luôn tĩnh lặng. [Thấy rằng] tĩnh lặng không có cái vốn tĩnh lặng, thì dục vọng làm sao có thể phát sinh ra? Dục vọng đã không phát sinh, tức là ta đạt được sự tĩnh lặng đích thực. Sự tĩnh lặng đích thực đó luôn thích ứng với sự vật và luôn [khiến ta] giác ngộ được chân tính. Luôn thích ứng, luôn tĩnh lặng, luôn thanh tĩnh vậy.

5. 如 此 清 靜,漸 入 真 道。既 入 真 道,名 為 得 道。雖 名 得 道,實 無 所 得。為 化 眾 生,名 為 得 道。能 悟 之 者,可 傳 聖 道。

Như thử thanh tĩnh, tiệm nhập chân đạo. Ký nhập chân đạo, danh vi đắc đạo. Tuy danh đắc đạo, thực vô sở đắc. Vị hoá chúng sinh, danh vi đắc đạo. Năng ngộ chi giả, khả truyền thánh đạo.

【Dịch】Người đã thanh tĩnh được như vậy, thì đang tiến dần vào Đạo chân chính. Hễ tiến vào Đạo chân chính rồi thì gọi là đắc Đạo. Tuy gọi là đắc Đạo nhưng thực tế đã không đắc (= đạt được) cái gì cả. Hễ cảm hoá được chúng sinh, thì gọi là đắc Đạo. Ai giác ngộ được điều đó thì có thể truyền dạy Đạo thánh cho người khác.

6. 老君 曰:上 士 無 爭,下 士 好 爭。上 德 不 德,下 德 執 德。執 著 之 者,不 明 道 德。眾 生 所 以 不 得 真 道 者,為有 妄 心。既 有 妄 心,即 驚 其 神。既 驚 其 神,即 著 萬 物。既 著 萬 物,即 生 貪 求。既 生 貪 求,即 是 煩 惱。煩惱 妄 想,憂 苦 身 心,便 遭 濁 辱,流 浪 生 死,常 沉 苦 海,永 失 真 道。真 常 之 道,悟 者 自 得。得 悟 道 者,常清 靜 矣!

Lão Quân viết: «Thượng sĩ [8] vô tranh, hạ sĩ [9] hiếu tranh. Thượng đức bất đức, hạ đức chấp đức. Chấp trước chi giả, bất minh đạo đức. Chúng sinh sở dĩ bất đắc chân đạo giả, vị hữu vọng tâm. Ký hữu vọng tâm, tức kinh kỳ thần. Ký kinh kỳ thần, tức trước vạn vật. Ký trước vạn vật, tức sinh tham cầu. Ký sinh tham cầu, tức thị phiền não. Phiền não vọng tưởng, ưu khổ thân tâm, tiện tao trọc nhục, lưu lãng sinh tử, thường trầm khổ hải, vĩnh thất chân đạo. Chân thường chi đạo, ngộ giả tự đắc. Đắc ngộ đạo giả, thường thanh tĩnh hĩ!»

【Chú】[8] thượng sĩ = bậc đạo cao đức trọng; như «thượng đức». [9] hạ sĩ = kẻ thấp kém đạo đức; như «hạ đức».

【Dịch】Bậc thượng sĩ chẳng tranh chấp với ai; kẻ hạ sĩ thích tranh chấp với người khác. Bậc thượng đức không chấp vào đức (không coi mình là có đức); kẻ hạ đức chấp vào đức (tự coi mình là có đức). Kẻ chấp trước vào nó chẳng hiểu đạo đức là gì. Chúng sinh sở dĩ không đạt được Đạo chân chính là vì có vọng tâm. Đã có vọng tâm tức là làm kinh động đến thần của mình. Đã làm kinh động đến thần của mình, tức là chấp trước vào sự vật. Đã chấp trước vào sự vật, tức là nảy sinh lòng tham lam và mong cầu. Đã nảy sinh lòng tham lam và mong cầu, tức là phiền não. Phiền não và vọng tưởng làm khổ cả thân và tâm, khiến ta gặp phải sự ô trọc và nhục nhã, trôi nổi luân hồi sinh tử, luôn chìm đắm trong biển khổ, mãi mãi đánh mất Đạo chân chính. Kẻ giác ngộ Đạo chân chính và thường hằng thì tự đắc Đạo. Kẻ đắc Đạo thì luôn thanh tĩnh vậy.

Nguồn: Ninh Chí Tân 寧志新 (chủ biên), Đạo Giáo Thập Tam Kinh 道教十三經, quyển Hạ, Hà Bắc Nhân Dân xuất bản xã 河北人民出版社, 1994, tr.1330-1333.
Lê Anh Minh dịch và phụ chú
Thanh Tĩnh Kinh / Lê Anh Minh dịch và phụ chú

"Quân tử là một người đức tài xuất chúng, phẩm hạnh nhân cách hoàn toàn, tánh tình cao thượng. Người Quân tử bao giờ cũng ung dung thư thái, ưa làm sự phải điều hay, thuận thiên lý lưu hành, đem chơn đạo mà khuyên đời tùng lương cải ác. . .

Thánh giáo Cao Đài

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây