

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Cảm ứng /
"Một trong những tinh hoa của Thái Thượng Lão Quân hay Lão Tử, đó là cảm ứng. Chỉ có hai ...
-
ĐÚC KẾT HỘI THẢO "Cuộc đời và đạo nghiệp Đạo Trưởng Huệ Lương Trần Văn Quế" ( từ 05-12 đến 07-12-2007) tại CƠ ...
-
Hôm nay, tuy là buổi thuyết đạo ngày rằm như thông lệ, nhưng đặc biệt, Rằm tháng Giêng là Lễ ...
-
ĐỨC CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ Trong phần trình bày của mình, đạo đệ lần lượt thưa qua cùng quý đạo trưởng, ...
-
Lễ nhạc và thánh thi Cao Đài Trong buổi sơ khai của đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn đã dạy chư ...
-
Long Vân một hội Bính Thìn Xuân Hoa nở trăm hoa hiện khí Thần Giáo lý Cao Đài nương giải thoát Chủ quyền ...
-
Nhiều người cho rằng Thiền Tông khác với Tịnh Độ Tông , vì một bên chú trọng vào tự lực, ...
-
Đầu năm Bính Dần 1926, Đức Ngô Minh Chiêu trao thánh lịnh cho ngài Hồ Vinh Qui đem đàn cơ ...
-
Cuộc đời con người không dễ sống được như ý mình, nếu như không gặp được môi trường thuận lợi. ...
-
TÓC CÀI HOA SỨ ...
-
Ngày 24 tháng 10 Tân Mão vừa qua, họ đạo Ngọc Điện Huỳnh Hà tổ chức lễ khánh thành ngôi ...
-
Từ lâu đời, Xuân đã là nguồn cảm tác văn nghệ của con người, cho nên theo truyền thống dân ...
Sưu tầm
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 23/10/2006
Minh Thiện Chơn Kinh
NGỌC LINH THÁNH TỊNH
"PHỤNG LẦU"
MINH THIỆN CHƠN KINH
QUYỂN THƯỢNG
NĂM KỶ HỢI (1959)
___________________
TƯỜNG TRÌNH
Tình cờ chúng tôi được đọc quyển Minh Thiện Chơn Kinh này, nhận thấy đây là một tác phẩm rất đặc biệt do Diêu Trì Cung ân tứ tại Ngọc Linh Thánh Tịnh vào những năm 1958-1959 ( Mậu Tuất - Kỷ Hợi ).
Hầu hết quyển kinh do các đấng Nữ Phật, Tiên Nữ, Thánh Mẫu và những Nữ Nguyên nhân đắc đạo thọ lịnh Đức Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Đại Từ Tôn giáng đàn tả kinh.
Nội dung chính của Minh Thiện Chơn Kinh là bốn Bài Sám
( Sám Nhứt Diệu Đề, Sám Nhị Diệu Đề, Sám Tam Tứ Diệu Đề ) và mười Bài Hạnh (Đệ Nhứt Hạnh đến Đệ Thập Hạnh)
nhằm giác ngộ và giáo hóa nữ lưu từ thanh xuân đến lớn tuổi trở thành người đạo đức tâm hạnh vẹn toàn.
Điểm đăc biệt là mỗi đấng Thiêng Liêng giáng đàn, trước khi tả kinh bằng quốc ngữ, đều cho một bài thi chữ Nho đạo lý cao siêu, văn chương tuyệt vời, với nhiều điển tích cần tra cứu mới hiểu hết lời Tiên tiếng Phật.
Có điều rất đáng tiếc là các bài chữ Nho chỉ được diển âm quốc ngữ, không kèm theo Hán tự, qua sao chép nhiều lần, hoặc do đọc trại đi, hoặc viết sai chính tả, thành thử có một số từ ngữ không thể tra cứu thấu đáo được.
Tuy nhiên, may có đạo hữu Lê Anh Minh, rất thông thạo chữ Hán nôm và có nhiều tư liệu đạo học, đã sẵn lòng nhận công quả chú giải các chữ khó đồng thời tạm dịch các bài chữ Nho trong quyển Kinh. Khi làm việc này, đạo hữu Lê Anh Minh rất cẩn thận giữ nguyên văn quyển Kinh; chỉ để trong dấu ngoặc những chữ đã sửa đúng chính tả, hoặc ghi nhận những tồn nghi cần tìm hiểu thêm.
Với phần chú giải, nghĩa lý của cac câu kinh càng sáng tỏ, người học đạo càng mau chóng nhập tâm để trau dồi tâm đức.
Ngoài ra, chúng tôi cũng mạo muội soạn thêm mục lục để giúp chư đạo hữu tìm đọc các bài kinh dễ dàng.
Chúng tôi góp chút công quả mọn trên đây với tấm lòng cảm kích ân huệ của Đức Từ Mẫu và công đức của chư Phật, Tiên, Thánh, Thần đã ban bố một quyển Kinh quí báu hầu tận độ nhân sanh, nhứt là đối với hàng nữ phái trên đường xây dựng đời thanh đức trong Tam kỳ phổ độ.
Đồng đạo rất thán phục chư chức sắc chức việc tiền bối tại Ngọc Linh Thánh Tịnh đã dày công thực hiện Minh Thiện Chơn Kinh, lưu truyền gần nửa thế kỷ qua.
Khi quyển Kinh này đến tay quí vị, hãy truyền cho con cháu, anh chị em và đồng đạo cùng xem, học và hành để được ơn của Đức Từ Mẫu và các đấng Thiêng Liêng đã giáng tả bửu Kinh.
Thành kính tường trình.
MINH THIỆN CHƠN KINH:
http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/minhthienchonkinh
http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/minhthienchonkinh_2
http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/minhthienchonkinh_2b
http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/minhthienchonkinh_3