Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
11/05/2004
Sưu tầm

Thiền Tông và Tịnh Độ Tông của Phật giáo

Nhiều người cho rằng Thiền Tông khác với Tịnh Độ Tông , vì một bên chú trọng vào tự lực, một bên trông vào tha lực; nhưng có người lại nói rằng Thiền và Tịnh vốn chẳng khác nhau (?).

Đức Phật ra đời với mục đích chỉ cho chúng sanh thấy con đường thoát khổ. Tất cả tám mươi bốn ngàn pháp môn Ngài đều nhắm vào mục đích duy nhất đó thôi, nên dù pháp môn nào thì cũng vẫn có thể quy vào một mối là con đường giải thoát. Hiển nhiên, tùy khả năng của chúng sanh mà mỗi người thích hợp với một pháp môn nào đó, nhưng vào thời mạt pháp có nhiều chướng ngại, pháp môn thích hợp nhất là tịnh độ.
Tại sao thời mạt pháp lại có nhiều chướng ngại ?

- Vào thời chánh pháp, khi Đức Phật còn tại thế đi thuyết pháp độ sanh thì gần như ngàn người tu cả ngàn người đều ngộ. Vào thời tượng pháp, sau khi Đức Phật đã nhập diệt nhưng vẫn còn các đại đệ tử của Ngài đích thân chỉ dạy thì ngàn người tu thì cũng có đến trăm người ngộ. Đến thời kỳ mạt pháp, các bậc Thiện tri thức không còn bao nhiêu, mà chúng sanh thì hung hăng khó dạy, nhiều tham sân si; lại thêm tà đạo phát triển, phá hoại giáo pháp chân chính khiến tinh hoa phật pháp bị thất truyền hoặc bị hiểu sai lạc, đời người thì ngắn mà phiền não lại nhiều, chúng sanh bị lôi cuốn theo dục vọng, hành động theo sự chi phối của tham sân si, nên tu hành khó có kết quả được. Do đó, vào thời mạt pháp, ngàn kẻ tu chỉ vài người ngộ. Biết chúng sinh trong thời này thường u mê, thiếu sáng suốt nên Đức Phật đã truyền dạy pháp môn tịnh độ, chỉ cách niệm Phật để cầu vãng sanh.

- Trên nguyên tắc thì như vậy nhưng tại sao có nhiều người tu tịnh độ, lễ bái rất chuyên cần mà vẫn không đạt kết quả bao nhiêu. Nhiều người đi chùa lễ Phật năm này qua năm khác mà vẫn chứng nào tật nấy.

- Có lẽ họ không nắm vững được qui tắc căn bản của tịnh độ là "chí tâm, chí thành" mà chỉ thực hành như một thói quen máy móc nên không được kết quả bao nhiêu.

- Thế nào là quy tắc căn bản ?

Trước hết nên biết "Tịnh Độ" không những chú trọng đến tha lực mà còn đòi hỏi cả công phu về tự lực nữa. Quy tắc căn bản của Tịnh Độ là phải biết nghiêm trì sáu căn, ba nghiệp cho thật thanh tịnh để lúc niệm Phật được nhất tâm, đó là phần tự lực. Khi nào hành lễ mà thấy tự tâm tha thiết mạnh mẽ, không hề có vọng tưởng thì có thể cảm thông được với chân tâm của chư Phật trong pháp giới. Thật ra tâm Phật và chúng sanh vốn nào có khác, đều cùng một bản thể nhưng vì chúng sanh chưa ý thức điều này, còn bị vô minh che phủ nên mới có sự phân biệt xa cách. Chúng sanh từ vô thỉ đến nay đã gây bao tội ác, dù công phu tu tập đến đâu cũng khó trong một đời mà giải trừ được hết nghiệp chướng nên phải nương nhờ oai lực lời kinh, câu niệm Phật để tiêu trừ bớt nghiệp, giúp cho tín căn, tín lực gia tăng mà được vãng sanh, đó là phần tha lực.

- Việc nghiêm trì sáu căn, ba nghiệp để được nhất tâm như thế nào ?

- Sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.

Khi hành lễ phải biết giữ sao cho mắt đừng nhìn ngang nhìn ngữa vì ngoại cảnh lọt vào mắt dễ làm cho tâm sinh loạn tưởng. Phải làm chủ con mắt, chỉ chăm chú nhìn nơi tượng Phật hoặc giữ hình ảnh của Đức Phật trong tâm mà thôi. Nhiều người tuy miệng niệm Phật mà mắt vẫn nhìn quanh rồi tâm sanh vọng động, nghĩ ngợi lo lắng đủ thứ thì làm sao có thể nhất tâm bất loạn !

Khi hành lễ phải biết chú tâm vào những câu kinh, tai phải nghe thật rõ từng câu, từng chữ, từng danh hiệu Phật. Niệm đến đâu phải biết đến đó, niệm một câu biết một câu, niệm mười câu biết mười câu chớ không lẫn lộn hoặc lầm lạc. Phải biết chuyên chú niệm Phật, đừng để cho tai nghe những tiếng động khác chung quanh mà làm cho tâm ý vọng động. Cũng tương tự như thế, phải hoàn toàn làm chủ các căn thức khác như mũi, lưỡi, thân, ý, không để cho chúng lọt ra ngoài sự kiểm soát của tâm, khi cả 6 căn thức được thu nhiếp lại, đặt dưới sự kiểm soát của tâm, không còn loạn tưởng, không còn vọng động thì đó chính là chánh niệm rồi.

Chánh niệm khi tu Tịnh độ không khác gì An tâm lúc tu thiền.
Ba nghiệp là Thân, Khẩu và Ý. Phải biết khắc phục thân nghiệp, khi hành lễ phải giữ thân thể ngay ngắn , ngồi thẳng lưng, đứng lên ngồi xuống phải vững chắc đừng xiêu vẹo. Khi lạy xuống phải giữ cho đầu, hai tay, hai chân sát xuống đất (ngũ thể đầu địa) thật cung kính. Dĩ nhiên điều này đòi hỏi công phu thực tập chuyên cần không khác công phu thiền tọa của Thiền tông bao nhiêu.

Phải biết khắc phục Khẩu nghiệp bằng cách sử dụng miệng lưỡi để tán thán công đức tam bảo, đọc tụng kinh chú một cách thành tín, nghiêm trang, không ngừng nghỉ. Phải tập thói quen chỉ dùng miệng lưỡi để nói những điều lành, lợi lạc cho muôn loài chúng sanh mà thôi. Trong lúc hành lễ không được nói chuyện gì khác mà chỉ chuyên tâm niệm Phật.

Phải biết khắc phục Ý nghiệp, phải tập trung tư tưởng, chí tâm chí thành, không vọng tưởng hay xin xỏ điều gì, mà chỉ thiết tha mong vãng sinh về Cực lạc. Nên nhớ các nghiệp chướng từ trước vẫn tích lũy trong tâm. Khi lễ Phật, tâm yên tĩnh nó sẽ phát động, nảy sinh biết bao ý tưởng triền miên, hết điều này đến điều khác, ngăn trở công phu luyện tập.

Trong ba nghiệp thì Ý nghiệp mạnh nhất, ít ai có thể kiểm soát được nên người hành lễ phải trông nhờ vào tha lực của chư Phật hộ trì cho. Thay vì để cho tâm điên đảo, vọng tưởng, nghĩ ngợi lung tung, người hành lễ phải chí tâm chí thành niệm danh hiệu Phật A Di Đà. Oai lực của sáu chữ hồng danh rất lớn, bất khả tư nghì, nếu người tu nhất tâm trì tụng có thể khắc phục được Ý nghiệp.

Khi ba nghiệp thanh tịnh, sáu căn thâu nhiếp được nhất tâm thì trí tuệ sẽ sáng suốt và chắc chắn được vãng sinh về cõi Tây Phương Cực Lạc.

Tóm lại, Tịnh độ bao gồm cả tự lực lẫn tha lực, tuy giản dị nhưng công năng vô cùng huyền diệu,. Những người chưa hiểu thấu đáo, thấy giản dị mà coi thường là bỏ qua một cơ hội hiếm có. Những người không nắm vững quy tắc căn bản của Tịnh Độ, không ý thức việc nghiêm trì 6 căn ba nghiệp thì dù có tụng đọc thiên kinh vạn quyển cũng chẳng ích lợi bao nhiêu. Nhiều người cho rằng tu Tịnh Độ chỉ trông chờ vào tha lực tiếp dẫn mà thôi, cũng là thiếu sót.

Thiếu tự lực thì khôn g thể được nhất tâm, thì làm sao thông cảm được với Chơn tâm của chư Phật.

Khi thiếu tâm thành mà chỉ mong cầu nầy nọ là tham lam, mà đã tham lam thì làm sao có kết quả được ! Người tu Tịnh Độ không cần xin gì ngoài việc vãng sinh về cõi Tây Phương, chúng ta nên nhớ rõ điều đó.
Sưu tầm






Hịch Tướng Sĩ / Sưu tầm


TẾT Bản làng / Sưu tầm


Nguyễn Trãi / Sưu tầm


Dân ca Nam Bộ / Sưu tầm

Khảo cổ học / Sưu tầm


Chử Đồng Tử / Sưu tầm

Liên Hợp Quốc / Sưu tầm


Tranh Đông Hồ / Sưu tầm

Dân tộc Việt Nam / Sưu tầm

Long Thụ Bồ Tát / Sưu tầm

Thần thể / Sưu tầm


Chùa Việt Nam / Sưu tầm

Tôn giáo / Sưu tầm

Đạo Phật / Sưu tầm

Kitô Giáo / Sưu tầm





Tiếng Phạn / Sưu tầm

Trà Đạo / Sưu tầm


Bài tâm tướng / Sưu tầm


Long Thụ / Sưu tầm


Ngũ Thời / Sưu tầm

Mahātmā Gāndhī / Sưu tầm








Lý đạo là Xuân / Sưu tầm


Tâm thanh tịnh / Sưu tầm


Đạo có gì đâu, đạo ấy Trời,
Trời là Tiên Phật, cũng là người,
Người hay giác ngộ thành Tiên Phật,
Tiên Phật vọng tâm cũng xuống đời.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây