Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Les Voies méditatives / Nguyễn Ngọc Châu

    MEDITATION ET MEDITER Selon le Larousse, " méditer " veut dire " soumettre à une profonde réflexion, à un examen, réfléchir ...


  • Đài Cao đất Việt / Thiện Quang

    Đài Cao đất Việt Thiện Quang "Taynào đắp Đài Cao đất Việt Taynào xây Thánh Triết Nambang Làm cho mối đạo huy hoàng Làm cho ...


  • Giới Định Huệ / Đức Thích Ca Như Lai

    Người tu muốn hiểu bản ngã là gì ? trước phải thông ngũ uẩn và làm chủ bát thức. Song ...


  • Petrus Trương Vĩnh Ký / MAI BÁ TRIỀU (Bruxelles, tháng 8-2006)

    Phát hiện mới về Pétrus Trương Vĩnh Ký một lần nữa lại khẳng định tầm vóc và vai trò quan ...


  • Thời Trung / Ngọc Huệ Chơn

    "Cơ biến dịch vô cùng của Tạo Hóa không phút giây ngừng nghỉ, hết Đông Xuân lại, rồi Hạ đến ...


  • Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 11-8 Bính Dần (14-9-1986)


  • “Thế gian cơn hỗn độn Hư thiệt đều chung lộn, Hồi hướng biết về đâu, Kìa Cao Đài nhứt bổn.”


  • Kinh Đạo Nam / Anh Thư sưu tầm

    KINH ĐẠO NAM, một loại sách hiếm lạ Gọi hiếm lạ có lẽ cũng không quá đáng, vì trong kho tàng ...


  • Đời là một trường tiến hoá, người là một thí sinh, nhập môn là vịn thang, nhập tịnh là leo ...


  • Ngũ Thời / Sưu tầm

    Theo Ngài Trí Giả Đại Sư thì Đức Phật thuyết pháp chia làm năm thời kỳ như sau : 1. Thời ...


  • Này chư hiền đệ, sự tiến hóa của con người từ loài côn trùng thảo mộc thú cầm cho đến ...


  • Vào dịp lễ Minh Lý Đạo khai năm trước, chúng tôi đã mạo muôi giới thiệu đề tài “ Định ...


08/12/2005
Sưu tầm

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 23/02/2010

Thần thể

Thần thể (zh. 神體, sa. iṣṭadevatā) - dịch sát nghĩa từ Phạn văn là "vị thần (devatā) được (hành giả) ước nguyện (iṣṭa)".

Quan điểm Phật giáo

Theo Phật giáo, Thần thể là hiện thân của những vị Bồ Tát (sa. bodhisattva) siêu việt, nói chung là tất cả những vị được tôn xưng trong Đại thừa Phật giáo. Đặc biệt trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, người ta thường thấy hai cách trình bày hiện thân của một vị, đó là dạng phẫn nộ (sa. krodha) và tịch tĩnh (sa. śānta). Ví dụ như Quán Thế Âm (sa. avalokiteśvara) dưới dạng tịch tịnh và Ma-ha-ca-la (sa. mahākāla) trong trạng thái phẫn nộ. Trong những Thành tựu pháp (sa. sādhana), hiện thân của một Thần thể dưới hai dạng nêu trên là biểu tượng của hai loại Chủng tử tương ưng trong tâm của người tu tập, đó là thanh tịnh và hung hăng, phá hoại.

Như vị Thiền sư hiện đại người Tây Tạng là Chög-yam Trung-pa nói, "phẫn nộ" ở đây không nên hiểu là một tâm trạng, cảm xúc phụ thuộc vào cái tự ngã và "phá hoại" "hung hăng" ở đây cũng không nên hiểu theo lẽ "bất thiện" thông thường. Những năng lượng tiềm tàng được biểu hiện qua các vị phẫn nộ cũng rất có ích và cần thiết trong quá trình tu chứng như những vị tịch tĩnh. Cái được tiêu huỷ, phá hoại ở đây chính là những ảo ảnh gây chướng ngại trên con đường đạt giải thoát và chủ thể đang sợ hãi, cảm thấy bị công kích chính là cái ngã – đúng hơn là cái huyễn ngã chưa từng có thật – của hành giả. Sự tôn sùng các vị dưới hai dạng tại Tây Tạng – không phân biệt tốt xấu theo lẽ thường – cũng thường gây sự hiểu lầm rằng, Phật tử ở đây "tôn thờ quỷ thần ngoại đạo"

Song song với Phật gia (sa. buddhakula), Kim cương thừa (sa. vajrayāna) cũng thừa nhận và tôn sùng "100 gia đình của chư vị hộ thần cao quý tịch tịnh và phẫn nộ." 100 vị này tường được nhắc đến trong Tử thư và là một phần của giáo lí Ma-ha du-già (sa. mahāyoga) được Liên Hoa Sinh (sa. padmasambhava) Đại sư truyền sang Tây Tạng. Các vị Hộ thần này được xếp vào hai Mạn-đồ-la và hai Mạn-đồ-la này được xem như là sự mở rộng của Phật gia – vốn đã bao gồm năm vị Phật (Ngũ Như Lai).

Quan điểm Ấn Độ giáo


Theo Ấn Độ giáo, Thần thể là một vị thần được một đền thờ, một gia đình hoặc một nhóm tín ngưỡng chọn lựa, hoặc là một vị thần được chọn bởi một người có một mối tương quan đặc biệt với vị này. Đạo sư (sa. guru) thường truyền Thần thể cho một hành giả cùng với một chân ngôn đặc biệt. Đạo sư là người biết được những khía cạnh Thần thể có thể giúp hành giả. Dạng tôn xưng này thuộc về phép tu Tín ngưỡng du-già (sa. bhaktiyoga) và nó có thể có đối tượng là một cao nhân đắc đạo, hoặc một đấng giáng thế tối cao (sa. avatāra). Hình dạng của Thần thể gọi theo tiếng Phạn là Lakṣya, có thể hiểu là "có tướng".

Tham khảo

Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.

Bảng các chữ viết tắt

bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Hàn Quốc |
pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán
Sưu tầm






Hịch Tướng Sĩ / Sưu tầm


TẾT Bản làng / Sưu tầm


Nguyễn Trãi / Sưu tầm


Dân ca Nam Bộ / Sưu tầm

Khảo cổ học / Sưu tầm


Chử Đồng Tử / Sưu tầm

Liên Hợp Quốc / Sưu tầm


Tranh Đông Hồ / Sưu tầm

Dân tộc Việt Nam / Sưu tầm

Long Thụ Bồ Tát / Sưu tầm

Thần thể / Sưu tầm


Chùa Việt Nam / Sưu tầm

Tôn giáo / Sưu tầm

Đạo Phật / Sưu tầm

Kitô Giáo / Sưu tầm





Tiếng Phạn / Sưu tầm

Trà Đạo / Sưu tầm


Bài tâm tướng / Sưu tầm


Long Thụ / Sưu tầm


Ngũ Thời / Sưu tầm

Mahātmā Gāndhī / Sưu tầm








Lý đạo là Xuân / Sưu tầm


Tâm thanh tịnh / Sưu tầm


Biết đạo ai ơi biết lẽ Trời,
Đừng nên mong vọng chuyện xa khơi,
Tu nhân kết quả nhân hành thiện,
Tích đức công dày đức độ đời.

Đức Đại Đồng Tổng Lý , Huờn Cung Đàn, 01-4 nhuần Quý Mão, 22-5-1963

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây