LỄ KHÁNH THÀNH THÁNH THẤT CAO ĐÀI NAM VANG ( 22-5-1037)(*) / Lich sử Đạo Cao Đài-Gabriel Gobron- Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng dịch
Cuộc lễ khánh thành nầy gây được nhiều tiếng vang trong giới báo chí Đông Dương. Nhựt báo La Presse indochinoise ngày 22-4-1937 nói về cuộc viếng thăm Thánh Thất Cao Đài Nam Vang : “ Thánh Thất Cao Đài Nam Vang tọa lạc gần góc đại lộ Pasquier và đường Verdun. Khi xưa, cách nay 8 năm, Thánh Thất nầy chỉ là một ngôi nhà lá đơn giản làm chỗ trú ngụ cho những nhà truyền giáo đầu tiên. Sau nhiều cố gắng đáng khen của việc truyền giáo, số tín đồ Cao Đài tại Nam Vang có được hơn hai chục ngàn người nam nữ, trong đó đếm được nhiều người Âu châu và cả ngàn người Tàu. Nhờ lòng hy sinh và thiện tâm của tất cả tín đồ mà ngôi đền thờ hôm nay trở thành một tòa nhà lộng lẫy. Lễ Khánh Thành diễn ra ba ngày : 21, 22, và 23 tháng 5, cũng trong dịp nầy, lễ Kỷ niệm hàng năm của Victor Hugo được cử hành. Nghi lễ của hai cuộc lễ hợp lại làm một làm cho cuộc lễ trở nên vĩ đại.

HỌC TẬP THÁNH GIÁO 2017 (tiếp theo) / Thánh giáo
Học tập Thánh giáo – Tháng 6 nhuần năm Đinh Dậu 2017 Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu (14-11-1973) Học tập Thánh giáo – Tháng 7 năm Đinh Dậu 2017 Minh Lý Thánh Hội, 06-10 Nhâm Tý (11-11-1972) Học tập Thánh giáo – Tháng 8 năm Đinh Dậu 2017 Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-8 Tân Dậu (11-9-1981)

CHƯƠNG TRÌNH HỌC TẬP THÁNH GIÁO CƠ QUAN PTGLĐẠI ĐẠO / CƠ QUAN PTGL ĐẠI ĐẠO
BỐN BÀI THÁNH GIÁO ĐẦU TIÊN SẼ LẦN LƯỢT HỌC TRONG NĂM 2017 -ĐINH DẬU

BÀI VIẾT VỀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠO CAO ĐÀI / Một số tác giả
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ) hay đạo Cao Đài khai minh vào đầu thế kỷ 20 tại Việt Nam đã mở ra một kỷ nguyên cứu độ mới và là một sự kiện vô cùng trọng đại và hy hữu trong lịch sử nhân loại từ khai thiên lập địa đến nay trên quả địa cầu nầy. ĐĐTKPĐ xuất hiện trong bối cảnh cuối thời Hạ nguơn Mạt kiếp, nhân loại ngày càng tiến bộ vượt bực về mặt trí năng nhưng ngày càng mờ nhạt về mặt tâm linh.

XẾP LOẠI NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠO CAO ĐÀI / THiện Chí
Trong quá trình tu học và truyền bá nền đạo, người tín hữu Cao Đài cần nắm vững những đặc điểm của tôn giáo mình để cũng cố đức tin đồng thời giải đáp chuẩn xác sự tìm hiểu của mọi giới.

TTHÁNH GIÁO DẠY VỀ QUYỀN PHÁP / SUU TAM
Đức Lý Giáo Tông dạy: “Có phải chăng vì tổ chức không phân minh? Chấp quyền pháp không nghiêm chỉnh, hoặc quá câu nệ ở chi tiết quyền pháp, không linh động sắp xếp, để sinh ra ý kiến bất đồng. Nếu bất đồng tất hành đạo bất nhứt, rồi lần đến tiêu cực cầu an, mà chính tiêu cực cầu an là bệnh căn suy đồi của mọi tổ chức vậy.” (THIÊN LÝ ĐÀN, Tuất thời mùng 10 tháng 04 Ất Tỵ - 10.5.1965)

KINH CỨU KHỔ / Cao Đài Tự Điển- Nguyễn Văn Hồng
Nam mô Đại Từ, đại Bi Quảng Đại Linh Quan Thế Âm Bồ Tát. (đọc 3 lần) Nam mô cứu khổ, cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát, bá thiên vạn ức Phật, hằng hà sa số Phật, vô lượng công đức Phật. Phật cáo A Nan ngôn, thử kinh Đại Thánh, năng cứu ngục tù, năng cứu trọng bịnh, năng cứu tam tai bá nạn khổ. Nhược hữu nhơn tụng đắc nhất thiên biến, nhứt thân ly khổ nạn, tụng đắc nhứt vạn biến, hiệp gia ly khổ nạn.

Questions et Réponses sur le CAODAÏSME / Organisme de Diffusion du Dai Dao
Troisième Ere Universelle du Salut Divin de Dai Dao Organisme de Diffusion du Dai Dao Questions et Réponses sur le CAODAÏSME Traduit du vietnamien par L’église Cao Dai de Paris Seconde Edition 2011 – Année caodaïste 86   Ont contribué à la traduction :  Dr DO CAO Minh  M. JAMMES Jérémy  M. LÊ Quan Son  M. QUACH-HIEP Long  Mlle QUACH-HIEP Thanh-Tâm  Dr TRUONG Tân Nghiêp

GHI NHỚ CÔNG ĐỨC ĐỨC GIÁO TÔNG VÔ VI ĐẠI ĐẠO (tiếp theo) / Ban Biên Tập sưu tầm
Qua một kiếp Ngài giáng trần bên Trung Quốc dưới triều đại nhà Đường, Ngài đã để lại cho hậu thế một gia tài với khoảng 20.000 bài thơ. Ngài đã được tôn vinh là một trong những đại thi hào tài hoa của phương Đông CON NGƯỜI MUÔN THUỞ MUÔN PHƯƠNG Trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (ĐĐTKPĐ), Tam Trấn Oai Nghiêm, đại diện Tam Giáo Đạo, thay mặt Đức Chí Tôn nắm giềng mối cơ Đạo Kỳ Ba, tận độ nhân loại: Tam Kỳ Phổ Độ cõi Nam Thiên, Tam Trấn Oai Nghiêm nắm mối giềng, Thay mặt Chí Tôn truyền đạo pháp, Dắt người trở lại cõi Tiên Thiên. Lý Đại Tiên Trưởng Thái Bạch Kim Tinh với cương vị Nhứt Trấn Oai Nghiêm đại diện Tiên giáo, Ngài được Đức Chí Tôn giao quyền thủ cơ truyền Đạo, lập luật pháp Đạo, ra các Đạo Nghị Định, Chơn truyền chấp chưởng điều hành, thưởng phạt tín đồ, chức sắc trong Đạo. Ngài cũng kiêm nhiệm vai trò quyền pháp Giáo Tông Vô Vi ĐĐTKPĐ, là Anh Cả, dẫn dắt tín đồ trong Đạo.

GHI NHỚ CÔNG ĐỨC ĐỨC GIÁO TÔNG VÔ VI ĐẠI ĐẠO / Ban Biên Tập sưu tầm
LỜI GIỚI THIỆU Đức Lý Thái Bạch Đại Tiên Trưởng là Nhất Trấn Oai Nghiêm trong Tam Trấn Oai Nghiêm Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, kiêm Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo. Hằng năm, toàn đạo cử hành lễ Vía của Ngài vào ngày 18 tháng 8 âm lịch. Riêng Cơ Quan PTGLĐĐ có thông lệ thiết lễ kỷ niệm nội bộ, đồng thời thuyết minh giáo lý xưng tụng công đức của Đức Giáo Tông. Quyển sách nhỏ này là một sưu tập những bài xưng tụng trên, được mở đầu bằng các thánh giáo của Ngài. Công đức của Ngài trong Đại Đạo TKPĐ như trời biển, thiển nghĩ ghi nhớ ơn sâu của Ngài không gì bằng ôn lại lời dạy được đơn cử trong vô số thánh huấn Ngài ban ân từ thuở Thầy khai Đạo. Rất mong sưu tập khiêm tốn này sẽ góp thêm ánh đuốc đạo lý sáng soi con đường tu học hành đạo cho các cấp nhân viên CQPTGL. Quyển sách chỉ lưu hành nội bộ Cơ Quan. Ban thực hiện sưu tập

Ngài Lý Thái Bạch đời Đường và Đức Lý Giáo Tông Thời Tam Kỳ Phổ Độ / Kim Dung
Bài viết này giới thiệu về tiền thân của đức Lý sống vào thời nhà Đường, Trung Hoa và đức Lý với vai trò Giáo Tông Vô Vi của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Đôi Điều Mới Nhập Tâm Từ Lời Dạy của Đức Giáo Tông về Công Phu / Huệ Ý
Thông thường chúng ta hiểu đơn giản là Đức Đông Phương Lão Tổ dạy tịnh luyện và Đức Giáo Tông Vô Vi đảm trách phần hành sự, tuy nhiên nhiều lần Đức Giáo Tông nhắc nhở về tầm quan trọng của công phu.

Đạo có gì đâu, đạo ấy Trời,
Trời là Tiên Phật, cũng là người,
Người hay giác ngộ thành Tiên Phật,
Tiên Phật vọng tâm cũng xuống đời.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây