

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
" Nếu tôn giáo chỉ hiện hữu bởi con người; con người không chỉ hiện hữu bởi tôn giáo." Lionel Obadia Nhà ...
-
"Nếu còn phân biệt giữa khoa học và tôn giáo, giữa đạo và đời, là thế nhơn hòa chưa tròn, ...
-
PHONG CÁCH THƯỞNG XUÂN CAO ĐÀI Giáo sĩ LẬP HẠNH Từ Đông sang Tây, từ xưa đến nay, mọi người đều tỏ ...
-
Không thầy đố mày làm nên, Công danh gặp bước chớ quên ơn thầy. Yêu kính thầy mới làm thầy, Những phường bội ...
-
Trong giới luật tịnh trường, điều cấm đầu tiên là cấm hút thuốc và ăn trầu. Trong thiền đường, miệng ...
-
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là vị Cổ Phật hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai đã tu chứng ...
-
Mùa tu Thu phân năm Mậu Tý, chúng ta được hướng dẫn về “Rèn tâm vô niệm”. Ngày 19.9.2008. - Vô niệm ...
-
Đừng quan niệm xây dựng Thánh Thất và kiếm được một người thủ tự để bốn thời quỳ hương cúng ...
-
Trong thời quân Nguyên sang xâm chiếm nước ta, sau hội nghị quân sự ở Vạn Kiếp để bàn định ...
-
Các Thánh Triết ở Ấn Độ và Trung Hoa, cũng như Do Thái, La Mã, Hy Lạp đều nhận ...
-
Nguồn gốc : Lư Bồng Đạo Đức, Thánh tịnh Thiên Thai, tại ấp Láng Biển – Mỹ Phước Tây-Cái Bè ...
-
THƯỢNG trí NGỌC tâm hãy ráng giồi, TRUNG kiên, LỊCH lãm đạo như đời, NHỰT tăng NGUYỆT tụ tuần nhi tiến, Giáng điển ...
Sưu tầm
Ngũ Thời
1. Thời kỳ Hoa nghiêm (Avatamsaka) : Sau khi mới thành đạo, Đức Phật dùng tuệ nhãn nhìn thấy rõ tâm địa các vị Đại Bồ Tát và các bậc căn trí Đại thừa đã thuần thục, nên Ngài nói Kinh Hoa Nghiêm để giáo hóa và điều ngự họ. Trong số đó cũng có những bậc Tiểu thừa ngồi nghe, nhưng lại chẳng hiểu Đức Phật nói gì cả.
2. Thời kỳ A Hàm (Agamas): Thời kỳ Đức Phật nói Kinh "Tứ A Hàm"
- Dirghàgamas sùtra (Trường A Hàm)
- Madhyamàgamas sùtra (Trung A Hàm)
- Ekottarikàgamas sùtra ( Tăng Nhất A Hàm)
- Samyaktàgamas sùtra (Tạp A Hàm) và
- Khudhana sùtra (Tiểu A Hàm). Tạp Tạng thì gọi là "Ngũ A Hàm". Bộ kinh này đầu tiên Đức Phật giảng tại vườn hoa Lộc Uyển (Sarnath), nên sau này còn gọi là thời kỳ Lộc Uyển, vì căn cơ của các hàng Thanh Văn (thuộc Tiểu Thừa) còn thấp kém nên Ngài nói pháp" Tứ Diệu Đế" (Catuariyasaca : Khổ, Tập, Diệt, Đạo); diễn giảng trong bốn bộ kinh thuộc về A Hàm, để giáo huấn các bậc sơ cơ Tiểu Thừa.
3. Thời kỳ Phương đẳng (Vaipulya): " Phương đẳng" có nghĩa là thời kỳ thuyết giáo chung cho hết thảy chúng sanh, gồm có bốn giáo Tạng - Thông - Biệt - Viên. Về thời kỳ này, Đức Phật nói kinh Vimalakirti (Duy Ma Cật), để giáo hóa các bậc Tiểu thừa, rằng giáo pháp thuộc Tiểu Thừa giáo chưa phải là chỗ rốt ráo, cùng tột, đã vội cho là đủ, tức Ngài có ý gián tiếp quở trách để họ biết tự hối mà ham mộ giáo lý Đại thừa.
- Tạng giáo, tức Tam Tạng giáo pháp của Tiểu thừa, như Đức Phật nói kinh Tứ A Hàm….
- Thông giáo, tức có nghĩa là Đức Phật thuyết pháp cho cả Đại - Tiểu Thừa đều nghe. Hàng đệ tử căn cơ ám độn khi nghe giáo pháp ấy thì "thông" vào Tạng giáo; bậc căn trí sáng láng, nghe giáo pháp ấy rồi thì được "thông" vào Biệt giáo và Viên giáo, nên gọi là Thông giáo.
- Biệt giáo, tức là Đức Phật nói pháp cho hàng Bồ Tát, khác với Tạng giáo, Thông giáo kể trên và Viên giáo sau này, nên gọi là Biệt giáo.
- Viên giáo, Đức Phật đối với các bậc Bồ Tát có căn trí thông tuệ mà nói ra giáo pháp cao siêu, mầu nhiệm, dạy đủ Viên, Đốn cho nên gọi là Viên giáo.
Trong bốn giáo pháp nói trên, TẠNG, THÔNG, BIỆT là ba giáo thuộc về Quyền giáo, VIÊN giáo thuộc về Thật giáo.
4. Thời kỳ Bát Nhã (Prajnãpàramità) tức thời kỳ Đức Phật nói các kinh về Bát Nhã để mở mang Kiến , Văn , giải , cho hàng Tiểu thừa, có khuynh hướng Đại thừa; nhưng hãy còn có chỗ cố chấp, chưa dứt bỏ hết được, nên Ngài nói Pháp "Bát Nhã không tuệ" để phá chấp, giúp cho họ thông đạt lý CHÂN KHÔNG DIỆU HỮU của các "pháp" (Đấy chẳng qua là "giả tướng", chứ thực ra không có cái gì là thực thể hiện hữu trên cõi đời này). Nhờ đó mà hàng Tiểu thừa sớm đạt được Giải thoát.
4. Thời kỳ Pháp Hoa và Niết Bàn (Saddharma pundarikam - Nirvàna), tức thời kỳ Đức Phật nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa và Kinh Niết Bàn cho mọi căn cơ, mọi loài người (từ thượng căn, bậc căn trí thông tuệ đến trung căn, bậc căn trí trung bình, và hạ căn, bậc căn trí thấp kém), tất cả đều được nghe và hiểu, tùy mỗi căn tính chúng sinh cũng gọi là " hội tam qui nhất" khi đã thuần thục, nên Đức Phật trực chỉ nghĩa Khai, Quyền, Hiển, Thực, tức là chỉ thẳng thật tánh, thật tướng của các "Pháp"; không ngoài mục đích = Khai Thị Ngộ Nhập Phật Tri Kiến" cho chúng sinh đều được chứng đạo quả "Vô Thượng Bồ Đề" (Anuttara Samyak Sambodhi). Ngoài ra, cũng có những căn cơ vì quá thấp kém thì Đức Phật giảng kinh Niết Bàn để độ tận chúng sinh cùng vào bể "đại hải thanh tịnh" chứng đạo quả "giác ngộ" và "giải thoát".