Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
GS Trần Văn Khê từng ước ..."được có một nơi trưng bày tư liệu hình ảnh, nhạc cụ mà bấy ...
-
Đạo Cao Đài ra đời ở Nam Bộ vào đầu thế kỷ XX, đến nay là một trong những tôn ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, ngày 29 tháng 8 Quí Hợi THI NHƯ vầy không nở Lão làm ngơ, ...
-
Hải Thượng Lãn Ông là tên hiệu của Lê Hữu Trác (còn có tên là Lê Hữu Huân), một nho ...
-
SƠ LƯỢC về HUYỀN BÚT CƠ trong ĐĐTKPĐ. Tý thời 14 rạng 15 tháng 3 Mậu Thân 1968, một buổi đàn ...
-
Những người tu theo Chánh Pháp Đại Đạo trong buổi Tam Kỳ cần ý thức sâu xa, đừng thiên đừng ...
-
Chúng ta đều nhìn nhận rằng con người đã và đang tiến hóa, kể từ thuở là con người tinh ...
-
Ngày 13-03-Giáp Thân, kỷ niệm ngày qui thiên của Đức Ngô, chúng ta đọc lại lược sử của Ngài.
-
Đức Ngọc Lịch Nguyệt thế danh là Lê Văn Lịch, sinh ngày mùng 1 tháng 9 năm Canh Dần (14-10-1890) ...
-
NỮ GIỚI VỚI NỮ HẠNH A. Nữ phái đồng sứ mạng với nam phái. Đức Quan Âm Bồ Tát dạy : "Hỡi ...
-
Question I am also interested in hearing more about ways in which Caodaism is becoming "globalized"----linked to communities in other countries ...
-
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Cao Đài giáo ra đời từ năm 1925-1926, cho đến nay đã trải ...
Huệ Ý
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 16/01/2010
Nữ giới với nữ hạnh
Đức Quan Âm Bồ Tát dạy : "Hỡi chư hiền muội ! Kìa hãy nhìn xem trong vũ trụ : Trời thì có âm dương, người có nam có nữ, loài thượng cầm có trống có mái, loài hạ thú có đực có cái.
Xét theo lý đạo không giới nào là trọng, giới nào là khinh. Mỗi mỗi đều có sứ mạng phối ngẫu hoá sinh trưởng dưỡng và bảo tồn cơ vận hành cùng lòng háo sanh của Tạo Vật." GHTT,Thánh Tịnh An Tiên, 2.2 Đinh Mùi
B. Nhưng thể lý nữ phái bị thiệt thòi.
Đức Mẹ dạy : "Từ xưa đạo đức chỉ để dành cho hàng nam giới. Đó là vào những thời kỳ phong kiến nê chấp giới này được trọng, giới khác bị khinh. [1]
Đức Quan Âm Bồ Tát dạy "Chư muội hiền đã tỏ ra rằng mình là một người đủ can trường nghị lực,
- ngoài việc nội trợ tề gia xử thế,
- còn lại đảm đương phần tế chúng độ đời,
- giác ngộ nhơn sanh hồi đầu hướng thiện.
Trong số, tuy đã có nhiều hiền muội tuy là lâm bô sàn giả, chất phát quê mùa, nhưng đã có một đức tin cao quí."[2]
C. Thời Tam Kỳ nữ phái được hồng ân
Đức Mẹ dạy :
"Đến Tam Kỳ Phổ Độ là thời kỳ đại ân xá, Chí Tôn Thượng Phụ cùng chư Phật Tiên dụng huyền cơ diệu bút mở đạo tại đất nước nhỏ bé này, các con trong hàng nữ giới nhờ hồng ân ấy đã được nâng lần hồi lên ngang hàng nam giới để các con không còn mặc cảm giới trọng giới khinh, đó các con có thấy chăng ?
Các con vẫn duyên hạnh hầu Mẹ cùng các Đấng Thiêng Liêng trước Chánh Điện như các anh con trong hàng nam giới. Khi các con hiểu được đạo rồi các con sẽ thấy luật chí công của Tạo Hóa trong luật âm dương. Các con dầu giàu dầu nghèo, dầu khôn dầu dại, dầu thông minh xuất chúng, dầu dốt nát dại khờ, dầu hàng Thiên phong chức sắc, dầu ở giới tín hữu nhơn sanh, nhưng trước mắt Chí Tôn Thượng Đế, trước chư Phật Tiên các con mỗi mỗi đều mang một điểm linh quang như nhau.
Sự ban ơn đãi ngộ ngang nhau không giới nào được trọng, chẳng giới nào bị khinh, nhưng sự trọng khinh với khinh ấy nếu có là tự các con làm cho mình được trọng hoặc bị khinh trước nhơn sanh mà thôi. Với đức háo sanh với lòng tử ái vô biên của Chí Tôn Thượng Đế vẫn luôn luôn cứu rỗi chan rưới tình thương cho mọi giới."[3]
1. Nữ phái được dự vào hàng giáo phẩm Thiên phong
Đức Quan Âm Bồ Tát dạy "Chư hiền muội nữ phái có một đức tánh nhu thuận thừa thiên để trưởng dưỡng bảo tồn vạn vật, do đó mà Đức Vô Cực Từ Tôn mới đến thế gian để nhìn nhận các con trong thời kỳ mạt kiếp và Thượng Đế cũng cất nhắc nữ phái lên hàng giáo phẩm Thiên phong để dễ bề tu niệm cho kịp với nam nhân trong cõi đời sàng sảy."[4]
2. Nữ phái được học Thiên Đạo Đại Thừa:
Đức Quan Âm Bồ Tát dạy "Bước sang một bước thứ hai nữa là công phu tu luyện nội tâm để siêu thoát khỏi vòng luân hồi nghiệp quả. Chư hiền muội nơi đây có nhiều công phu tu học. Bần Đạo khuyên nên cố gắng dồi mài đừng xao lãng và khuyên nhủ kêu gọi chị em nữ phái đồng hành để thoát qua vòng trần lao khổ nạn."[5]
Đọc tiếp: http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/nugioinuhanh
MỤC I : NỮ GIỚI TRONG ĐẠO
1. Nữ Tín Đồ = Nữ Nhi, Nữ Hỉền
Nữ Tín Đồ : người nữ nhập môn, sống tại gia, sinh họat đạo sự tại thánh sở địa phương.
1.1. Nữ nhi :
Đức Cửu Thiên Huyền Nữ dạy :
“Tứ đức phải giữ cân phân,
Công, Ngôn, Dung, Hạnh rán cần trau chuyên.
…….
Hạnh kiểm phải giữ độ lường,
Chớ làm theo kẻ ngồi đường bán tôm;
Nết đi nết đứng trông nom,
Đi đứng đàng hoàng có kẻ dòm coi.
Đi sao chớ đi đưa thoi,
Đi đứng dịu dàng mới gọi nữ nhi;
Giữ trong hạnh kiểm luôn khi,
Chưa nói mà cười đó là gái lang.”[1]
Người xưa hình dung hạnh là một hình vuông bốn cạnh ngay thẳng, đều đặn đẹp đẻ.
Ngài Tôn Chơn Nhơn[2] dạy “Trí dục viên, nhi hạnh dục phương”, nghĩa là: tánh nết cho vuông vức, mà trí khôn phải tròn đầy (viên là tròn, hoạt là trơn).
1.2. Nữ hiền :
Đức Quan Âm Bồ Tát dạy :
"TAM kỳ rộng mở cõi Nam Thiên,
TRẤN định năm châu giữ mối giềng;
OAI đức từng phen ra cứu thế,
NGHIÊM minh lắm lúc nhọc Thần Tiên.
QUAN lâm tế chúng nên trò Thánh,
ÂM điệu hoà nhơn đạo NỮ HIỀN;
BỒ TÁT đã tu vô lượng kiếp,
GIÁNG trần mở đạo chọn cơ duyên". [3]
2. Nữ Tu = Nữ Sĩ, Nữ Đạo.
Nữ Tu : thành viên hiến dâng trọn đời, tu, học, sống đạo, phục vụ trong các thánh sở, dòng tu. Trong các Thánh lễ kỷ niệm các Đấng Thánh Nữ, Tiên Nương … ban tổ chức chọn các nữ tu để dâng lễ (đi lễ,đọc sớ, thuyết trình …).
Đức Quan Âm Thế Âm dạy : "Ví như cuộc lễ hôm nay, chư hiền sĩ đã nghĩ đến quá trình được ghi trong sử sách mà tưởng niệm đến Bần Sĩ, dòng thiện cảm liên hệ bởi câu:"Cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm", mà chư hiền sĩ hiền muội tổ chức thành cuộc lễ trang nghiêm thành kỉnh.
§ Lòng thành kỉnh dược đáp ứng theo lời xưng tụng của một NỮ TU ĐỒNG TRINH.
§ Lòng thành kỉnh tạo nên bầu không khí hiền hòa, hiện lên bao khuôn mặt vui tươi thuần hậu.
§ Lòng thành kỉnh cũng chan hòa vào vật ăn thức uống làm no ấm mát mẻ ở lòng người.
Đại khái là kết quả của lòng thành kỉnh quan trọng như vậy. Còn nhiều điểm quan trọng hơn và ảnh hưởng đến đời sống lý tưởng của mỗi người sau cuộc lễ."[4]
2.1. Nữ tu viện
Nữ tu viện là nơi dưởng dục, giáo huấn, sống đạo, hành đạo của các nữ tu.
Đức Mẹ dạy : "Hỡi các con! Các con có nghe không? Một sự việc gần các con hơn hết là mãnh đất bé nhỏ mang danh từ NỮ TU VIỆN. Tuy là hạt vi trần nhưng hữu hình mới phục vụ cho hữu hình.
§ Các con hãy nhắm vào đó,
§ hãy góp công góp sức vào đó,
§ hãy nghiên cứu kỹ tâm lý của con
§ và chung tất cả bạn đạo
§ để tìm mọi cái thành quả tốt đẹp cho nhơn sanh cộng hưởng."[5]
Đức Mẹ chọn người để dìu dẩn nữ tu :
"Diệu Chơn Minh đã vào đời bao lâu,
Chiếu công tâm dãi dầu từ thử,
Chiếu nguyên căn gìn giữ bổn nguyên;
Minh tâm minh tánh dịu hiền,
Để cầm giữ vững mối giềng NỮ TU."[6]
2.2 Nữ Chủng Viện
Xây dựng Nữ Chủng Viện để đào tạo cán bộ phụ trách dìu dẳn nữ tín đồ, nữ tu là Thánh ý mong mõi từ lâu.
Đức Mẹ dạy :" Chương trình 5 điểm của Nữ chung hòa:
…..
"Ba là tùy theo nhu cầu cần yếu cho mỗi địa phương, mỗi thánh thất thánh tịnh, các con đến đó giúp sức để kiện toàn và lành mạnh hóa Ban Cai Quản nữ phái trong khi chưa thành lập được Nữ Chủng Viện."
Đức Giáo Tông VôVi dạy "Điều thứ nhứt :
§ Trụ sở Cơ Quan cần được thành hình
§ đủ điều kiện tiện nghi cho các cấp hành sự,
§ và cũng nương vào trụ sở này gầy dựng một NỮ CHỦNG VIỆN cho cơ quan Đạo.” [7]
Trong khi chờ đợi hình thành Nữ Chủng Viện,đạo sự nâng đở nữ phái có thể làm được ngay là mở các lớp giáo lý để đào tạo thường xuyên.
Đức Mẹ dạy : "Muốn cho các tánh đều phục hoàn bổn thiện phải nương tựa vào môi trường nào đó : như Hòa Đồng Nữ Đạo, Diêu Trì phái, Nữ Chung Hòa, Nữ Đoàn Đại Đạo … và ….
Mỗi một môi trường là một chỗ tựa để các con cùng nhau tu học để tìm cho được tánh bổn thiện, chớ đừng chấp môi trường nầy môi trường nọ để làm bức tường hoặc hố sâu ngăn cách hoặc chướng ngại vật để làm cản đường bít lối tiến hóa đến chỗ bổn thiện của các con.
Dầu mỗi con nào vì chấp ngã rồi ôm chầm lấy một danh từ riêng biệt rồi cố sơn son mạ vàng cẩn ốc xà cừ san hô mã não cho cái danh từ ấy huy hoàng rực rỡ đến đâu đi nữa, nếu tánh bổn thiện mà các con không tìm lại được thì những danh từ hoặc môi trường kia chỉ là con số không đó các con à!
Vậy hôm nay Mẹ dạy các con nữ phái hãy mở một lớp tu học giáo lý cho nhau nếu các con chưa lập được Nữ Chủng Viện.
Lớp học tập giáo lý này cũng là môi trường để các con quây quần đoàn tụ hâm nóng tinh thần đạo đức cho nhau. Đó cũng nằm trong một trong Năm Điểm Chương Trình Hành Đạo mà Mẹ đã dạy cho các con."[8]
3. Nữ Sĩ:
2.3.1. Nữ tu tiến lên Nữ Sĩ.
Sau thời gian tu học các nữ tu được Ơn trên ban ân trở thành Nữ Sĩ (Nữ Tu Sĩ, Nữ Giáo Sĩ).
Đức Mẹ dạy :
« Anh hồng bủa khắp cả Trời đông,
Nữ sĩ rèn tu phải hết lòng;
Cuộc thế so đo thêm lắm bận,
Cơ đồ nghiêng ngữa bị luồng giông. »
2.3.2. Tổ chức Nữ Sĩ.
Trước hết các nữ sĩ phải kết hợp trong một tổ chức, để cùng ra sức thi công. Đức Thể Liên Tiên Nữ dạy :
“THỂ thống quy nguyên đã lập thành,
LIÊN ĐOÀN NỮ SĨ khá tương tranh;
TIÊN ban phẩm vị đua công quả,
NỮ hạnh tùy cơ chọn sức hành.”[9]
2.3.3. Hoạt động Nữ Sĩ :
a. Tâm linh, kiên định đức tin.
Đức Mẹ dạy :
“Hương nay đã vào hàng nữ sĩ,
Vững đức tin là lý thiên nhiên;
Lo tu mới tránh nảo phiền,
Tuồng đời bày diễn luân phiên mãi mà.[10]
Nữ sĩ phải quyết tâm, nhứt tâm, Đức Mẹ dạy :
« Đời là chỗ so hơn tính thiệt,
Con nữ lưu cương quyết một lòng;[11]
Làm sao đi đến hoa long,
Mới rằng nữ sĩ lạc hồng đó con “.[12]
b. Văn hoá:
“Đời náo nhiệt bền gan mới đặng,
Chuông tỉnh hồn rang rảng bên tai;
Cả kêu nữ sĩ anh tài,
Chấn hưng phong hóa[13] đợi ngày phôi khai.[14]
c. Từ thiện xã hội :
Ơn Trên dạy :
Người hữu chí huyền thâm hộ trợ,
Kẻ từ tâm giúp đỡ kẻ nguy;
Lấy y gương nữ sĩ tam kỳ,
Mới rằng đặng bực nữ nhi lạc hồng.[1]
4 Nữ đạo:
1. Các nữ chức sắc được Ơn Trên ban phong, tốt nghiệp Hạnh Đường để dìu dắt tín đồ.
2. Thành viên hiến dâng trọn đời tốt nghiệp nữ Chủng Viện để dìu dẩn chăm sóc nữ tín đồ và nữ tu.
Đức Mẹ dạy “Hỡi các con ái nữ của Mẹ ! Mẹ rất vui mừng trước sự giác ngộ kiên trì của các con. Dầu đã và đang trải qua bao nhiêu nghiệp lực trái oan đeo đai khảo thí, con vẫn bền lòng son sắt quyết trở lại quê xưa.
Nên đã từng xa lánh lợi danh. Chế vọng tình, bớt lần những tánh tục tầm thường, chị em nương níu với nhau từ trong gia đình đến xã hội đồng đạo đồng bào, một lòng tu học, tự độ độ tha.
Đó là điểm sáng đáng khen ngợi Nhưng Mẹ khuyên các con phải thường thường phản tỉnh để trau dồi tâm hạnh đức tài cho được thăng tiến hoàn hảo hơn. Vì đó là đầu đề hay đệ nhứt pháp môn của người NỮ ĐẠO đó con.”[2]
Đức Lê Đại Tiên dạy:
"Đây Lão điểm những trang NỮ ĐẠO,
Túy, Nhãn lo tần tảo tu thân;
Bước sau rán bước cho cần,
Kịp cùng đồng đạo tinh thần quang minh."[3]
Đức Lê Đại Tiên dạy : "D…H… Lão rất vui mừng hiền muội đã hi sinh tất cả những tâm nguyện để trở về đức tính thuần chơn.
Hiền muội sẽ xứng đáng là MỘT HƯỚNG ĐẠO NỮ PHÁI sau này. Vậy Lão gởi gấm tất cả mọi sự nơi Ngọc Minh Đài để hiền muội tán trợ chăm nom các em để làm tròn sứ mạng Thiêng Liêng đã giao phó.
Từ đây đến ngày Trung Thu, hiền muội sẽ được sắc tứ ân ban để góp phần trong nữ phái." [4]
MỤC II : NỮ HẠNH
Nữ hạnh trong Đạo cĩ thể tìm hiểu qua : hạnh của nữ tín đđồ và hạnh của nữ tu (Nữ Sĩ, Nữ Đạo).
1. Hạnh của Nữ Tín Đồ: công, dung, ngôn, hạnh
Luật Đạo qui định :
Thế luật, Điều 13 :
§ nam giữ tam cang, ngũ thường là nguồn cội của nhân đạo;
§ nữ giữ tam tùng tứ đức.
Chú giải: Nữ giữ tam tùng, tứ đức.
Ø "Tam Tùng
- Tùng phụ : bé nhỏ trong phép gia đình vâng lời cha mẹ.
- Tùng phu : xuất giá theo chồng, giữ theo khuôn phép nhà chồng, thờ kính công cô, trọn đời tín nhiệm thờ một chồng.
- Phu tử tùng tử : bất phước giữa đường chích gánh, ôm lòng nuôi nấng dạy dổ con.
Ø Tứ Đức :
- Công : nghề nghiệp, bánh trái, thêu thùa, vá may cùng những nghề thực tế.
- Dung : dung mạo đoan trang cho ra tư cách con người, chẳng phải chuốc hào nhóang mới dung.
- Ngôn : nói năng nghiêm chỉnh, giữ tánh dè lời.
- Hạnh : nết na đằm thắm, đi, đứng, nằm, ngồi phải xem trước ngó sau."
2. Hạnh Của Nữ Tu:
2.1. Rèn luyện tự thân : công, hạnh, giới, nguyện.
Muốn siêu thoát về Tiên cảnh, có nhiều tấm gương, nơi đây chúng ta nhắc lại bài học của Đức Độc Hành Kỳ Đạo Tiên Cô (Đạo tỉ Diệu Chơn Tịnh ở MLTH)
"Sắc tứ:
………..
Xét : CÔNG, HẠNH, GIỚI, NGUYỆN
Nhiều kiếp tích đức hành thiện cúng dường Tam Bảo, công hạnh túc cần.
Hiện thân gặp đạo tu hành, an thuận quả duyên, đọc tụng thánh giáo, đắc ngộ lý mầu.
1. Phát tâm lập nguyện, cầu phát liễu sanh.
2. Chuyên tâm tu luyện, kiên cố công phu, mở thông căn trí. Chí nguyện giải thoát trần mê,
3. Thanh tâm đoạn dục. Tùng pháp, chế luyện kim đơn,
4. Tự tâm khai thị.
Chiếu : Tâm nguyện công phu,
Phong : ĐỘC HÀNH KỲ ĐẠO TIÊN CÔ”
&
Tứ đức của phụ nữ là : công, dung, ngôn, hạnh
Tứ đức của nữ trò Tiên là : công, hạnh, giới, nguyện
Công : Trải thân quên mình vì người.
Nữ phái thực hiện công quả, công trình, công phu, chứ không chỉ nữ công gia chánh nữ
Hạnh: sự thể hiện của đạo ra ngoài, qua ngôn ngữ, cử chỉ.
Giới : Tuân giữ thanh qui, khuôn vàng thước ngọc.
Nguyện: hành động tự nguyện của ý chí để phấn đấu tiến từ mục tiêu thấp đến mục tiêu cao.
Trên cơ sở công, hạnh, giới, nguyện, hành giả lo luyện đơn nấu thuốc:
2.2. Trách nhiệm với tập thể. Xây dựng : kế họach, tổ chức, nhân sự để tập thể tu học, sống đạo - hành đạo.
Đức Giáo Tông Vô vi dạy : "Đây D… H… ! Hiền muội chớ nên phiền não, Lão đã rõ hết mọi việc và không bao giờ khiển trách hiền muội, vì Lão rất thông hiểu phần cá nhân của hiền muội, mà chấp nhận tâm đạo hiền muội đó thôi.
1. Nên dung hòa chấp sự,
2. nên đãi sĩ chiêu hiền,
3. nên vùa giúp nâng đở các phận sự,
4. nên tựa vào lẻ phải của phần đông.
Đó là nấc thang danh dự cho hiền muội, cũng là món công quả mà hiền muội làm được hầu dâng lên Đấng Thiêng Liêng.
Mọi việc, Lão sẽ dành ân huệ nếu hiền muội hành y theo lịnh dạy. Về phần sở tại, hiền muội thường thường
1. hằng tháng mỗi kỳ sóc vọng,
2. bớt những sự sinh hoạt để hội họp với đệ huynh
3. hầu lo lắng sắp xếp các phần tiến hóa cho thí điểm được huy hoàng, công lao hiền muội chẳng nhỏ.
Tất cả Ban Cai Quản đều là những đứa em đáng tin cậy của hiền muội đó.” [5]
Kết luận :
1. Ơn Trên từng dạy "tánh đạo biệt phân nam nữ tướng", nữ phái là một nữa của nhân lọai, trách nhiệm và sứ mạng có phần gay go hơn nam phái, không những gánh phần nội trợ mà còn giáo hóa con "mẹ là người thầy đầu tiên của trẻ thơ".
2. Người môn đệ nữ của Đức Chí Tôn từ nữ tín đồ đến nữ tu lo tu thân lập hạnh :
- Trước hết là hòan thành nhân đạo với tứ đức : công, dung, ngôn, hạnh.
- Khi lên cao hơn là tứ hạnh của nữ trò Tiên: công, hạnh, gíơi, nguyện.
3. Nữ phái còn được ban ân thành lập các tổ chức lập thân hành đạo tập thể để chị dìu em trên đường về với Đức Mẹ : Nữ Chung Hòa, Dòng Tu Bảo Thọ, Nữ Đòan Đại Đạo, Diêu Trì Phái, Thập Nhị Nữ Đồ...
Qua việc học lời Ơn Trên dạy chúng ta thấy nữ phái có vai trò quan trọng cùng với nam phái thực hiện thành công mục đích, tôn chỉ và lập trường Đại Đạo.
&
[1]Ngọc Âm Thánh Truyền, Q.I, tr 25
[2] Tôn Bất Nhị.
[3] [GHTT,Thánh Tịnh An Tiên, 2.2 Đinh Mùi]
[4] [CQPTGLĐĐ, 19.6 Quí Sửu] (18.07.1973)
[5] [Vạn Quốc Tự (Chơn Lý Đàn), 14.10 Kỷ dậu]
[6] [MLTH, 1.7 Nhâm Ty]
[7] [NMĐ, 24.3 Kỷ Dậu]
[8] [CLĐ (Vạn Quốc Tự), 15.6 Nhâm Tý]
[9] [Nguyệt Thanh Cung, 7.10 Tân Mão]
[10] Minh Tân, 14 /12/ 26 Tân Mảo, Le 10 Janvier 1952.
[11] [Minh Tân, 14 /12/26 Tân Mảo, Le 10 Janvier 1952.]
[12] Minh Tân, 14 /12/ 26 Tý thời Tân Mảo, Le 10 Janvier 1952.
[13] Phong hoá : phong tục và giáo hoá.
[14] Minh Tân, 14 /12/ 26 Tân Mảo, Le 10 Janvier 1952