Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Điểm nhấn trong Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ ...
-
Kinh Hòa Bình:Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người Thánh giáo:Thượng Đế không bảo chúng ...
-
Phụ nữ là con người, mà con người thì đã có sẵn vị thế cao trọng đuợc Đấng Tạo Hóa ...
-
Học tập Thánh giáo – Tháng 6 nhuần năm Đinh Dậu 2017 Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu (14-11-1973) Học tập ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Tuất thời, 28 tháng 5 Tân Hợi (20.06.1971)
-
"Thiêng Liêng thường nói: Cõi đời là chốn phù du, là sông mê, là giả tạm. Đừng ai quá chấp ...
-
Luật lệ Đức Lý Đại Tiên Trưởng Lý Thái Bạch, Lão mừng chư độ hoằng khai Đại Đạo, đều phải đồng một ...
-
Cơ QuanPhổ Thông Giáo Lý, Tý thời 30 rạng mùng 1 Đinh Tỵ (17.02.1977)
-
Khảo cổ học là ngành khoa học nghiên cứu những nền văn hoá của loài người qua tiến trình phục ...
-
Trước khi đi vào vấn đề, cũng cần phân tích kỹ ý nghĩa hai chữ "hội nhập". Từ ngữ này ...
-
Đức Quán Thế Âm Bồ Tát dạy tại Tây thành Thánh thất Cần Thơ vào lúcTý thời 12.3.Kỷ Dậu (28.4.1969)
-
" Nền Đạo lập nên là nhờ có lòng đạo đức và tánh khiêm cung của mỗi môn đệ của ...
Nhịp cầu giáo lý
Bốn phương pháp giải thoát của Ấn giáo
1. Karma - yoga : " Đường lối hành động hay karma - yoga, tức tu công quả. Trước hết, Karma - mârga định ra nhiệm vụ phải hoàn thành ( dharma )* của chúng sanh tùy theo hoàn cảnh cá nhân . Một số bổn phận như ahimsâ* *, dứt bỏ, kiêng rượu thịt, được áp dụng cho mọi người không phân biệt.Tuy nhiên, nghĩa vụ từng người, theo Ấn giáo còn tùy thuộc vào giai cấp và đời sống. " ( Theo: Les grandes religions d ' Asie )
2. Jnâna - yoga : " Đường lối tri thức hay Jnâna - yoga, tức tu công trình. Trái với đường lối hành động, vốn đặt định những bổn phận đặc biệt trong mỗi tình huống của đời sống; jnâna - yoga dạy các phương pháp triết lý và tâm lý để hành giả tự biết bản chất của mình và của vũ trụ. Nguyên tắc của jnâna - yoga là : bất động, an nhiên. Hơn nữa, đường lối này giúp cho hành giả đạt đến giải thoát ngay trong kiếp sống hiện tại . ( Theo : Les grandes religions d ' Asie ). Yoga hướng nội này đòi hỏi sự tự chủ và dứt bỏ.
3. Bhakti - yoga : " Đây là phương diện phổ cập nhất của truyền thống Ẫn : đường lối sùng tín, còn gọi là bhakti - mârga. Dễ dàng và tự phát hơn karma - mârga, (...) bhakti - yoga mở rộng cho mọi người : nam nữ, mọi lứa tuổi và mọi giai cấp. Yoga này để cho xúc cảm và lòng ước muốn bộc lộ tự nhiên, hơn là tìm cách chế ngự bằng một yoga tu tâm luyện tánh. Bhakti - yoga dạy gắn bó một cách tuyệt đối với các chủ thể thiêng liêng. Ấn giáo có đến 330 triệu chư thiên để sùng bái. Theo giáo thuyết cổ truyền này, biết tức là yêu thương. Tóm lại, có thể định nghĩa bhakti - yoga như " sự gắn bó tình cảm với một đấng Thiêng liêng mà người ta tự chọn" ( Theo : Les grandes religions d' Asie )
4. Râja - yoga : " Phương pháp thực hiện các tư thế đặc biệt cho cơ thể, các kỹ năng hô hấp, và sự trì hành nhịp nhàng đạo pháp thích hợp". Yoga này bao gồm tám mức đô. ( Theo : Les religions de l' humanitée ). Chữ Yoga có gốc Yuj, nghĩa là "hiệp nhất", "nối kết"; Yoga tức là tìm cách hiệp nhất với Đạo, Nguyên lý phổ quát của vũ trụ (le Principe Universel) bằng phương pháp thiền định phối hợp với các tư thế của cơ thể và các động tác hô hấp.
____________________________________
(*) dharma : định mạng "căn duyên" bổn phận tại thế gian tùy theo cương vị mỗi người
(**) ahimsâ : không bạo động; cấm làm tổn thương hoặc giết hại sinh vật; giáo điều Ấn giáo về chay tịnh và quí trọng động vật.