

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Theo nhiều văn bản của triết học và thần học, hình tròn còn là biểu tượng đặc trưng cho Thượng ...
-
Đây trước tiên, Bần Đạo dạy Ban Thường Vụ: Chư hiền đệ là ở cấp lãnh đạo trong Cơ Quan, ...
-
Kinh gởi ban biên tập của NhipCauGiaoLy.com. Tiểu đệ vừa đọc được 1 bài viết nói về ăn chay và ...
-
Bài Thuyết đạo tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo ngày 19-6-Đinh Hợi (01-8-2007) ________ [Ảnh bên: Tượng Quan Thế Âm Bồ ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 04-3 Quí Sửu (06-4-1973)
-
Ngày nay trên thế giới, hầu hết các nhà khoa học của các ngành Khoa Học Nhân Văn như Lịch ...
-
Thứ Năm, 07/02/2008, 08:02 TTO - Khách du lịch đến Quảng Bình nếu chỉ biết đến "đệ nhất động" Phong Nha thì ...
-
SOUFISME /
Soufisme (Sufism) là kinh sách dạy về Nội giáo(esoterism) của Hồi giáo (Islam) Dưới đây là bài viết khái lược về ...
-
"Người những tưởng Cao Đài tôn giáo, Nào hay đâu Đại Đạo hoằng dương, Gồm thâu trăm nẻo ngàn đường, Tam nguơn chuyển ...
-
Tư tưởng Đạo gia 道家思想 ● Lê Anh Minh dịch TƯ KHẢO 思 考 – TRỊ THẾ 治 世 313. Bất dục ...
-
Hằng năm, có một trùng hợp khá đặc biệt thuộc về 2 tôn giáo lớn là lễ Đản sinh của ...
-
Vạn lý trường thành dài hơn 6700 km, bắt đầu được xây dựng vào đầu thế kỷ 3 TCNđể ngăn ...
Nhịp cầu giáo lý
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 31/12/2009
Cảm hoài dòng Sử Đạo

Đại Đạo TKPĐ khai mở chưa được một thế kỷ, thế mà khi lần giở những trang sử đạo người đọc không khỏi dào dạt nhiều tâm tư tình cảm. Bởi đây là con đường lịch sử tôn giáo có một không hai của nhân loại. Con đường khai đạo, lập đạo và hành đạo đầy tâm huyết, không những chỉ của những người con tin của Thượng Đế mà có cả lòng ưu ái của Ngài cùng nổ lực của Thiêng liêng khắp cõi ta bà .
Ôi Đạo Trời vẫn phải vượt qua nhiều chông gai; không phải ở nơi rừng sâu núi thẩm mà ở lòng người.
Dòng lịch sử cứu độ hi hữu cho thấy cơ Đạo diến tiến đến nay đã trải qua hai giai đoạn chính.
Giai đoạn đầu từ khởi nguyên đến ngày Khai minh Đại Đạo.
Giai đoạn kế từ Khai minh đến hình thành các Chi phái.
Dòng Sử đạo I ghi dấu biết bao huyền diệu của thiên cơ và đức hiếu sinh vô biên, lòng ưu ái dân tộc Rồng Tiên của Thầy – Đức Cao Đài Thượng Đế. Thầy đã chắt chiu thâu nhận những vị tông đồ đầu tiên để lập đạo và khai đạo, mở cơ tận độ nhanh chóng phi thường. . .Trên dòng Sử đạo II, con thuyền đạo lại trải qua bao nhiêu gềnh thác và sóng gió mà lòng Trời và lòng người phải chịu lắm đau thương mới ra được biển khơi quang đảng.
Ôi ! Vì muốn cứu vớt chúng sanh còn quá mê muội nơi địa cầu thấp thỏi nầy, mà Thầy Mẹ cùng hàng hàng các đấng Thiêng liêng biết bao lần trở xoay dìu dắt, tùy duyên hóa độ để gieo rắc giống đạo, mặc cho bao biến động của nhân tâm thế cuộc.
Nay mừng cây Đại Đạo đã sum sê tàng lá, thì hãy chớ quên đang sống chung nguồn nhựa từ một gốc thuở nào.
On lại cơ đạo, nhớ công khó tiền nhân, có lúc cảm hoài, tán thán đức hy sinh, khi ngậm ngùi những cơn khảo đảo gắt gao, rồi mừng có cứu tin Thiêng liêng buổi chinh nghiêng tựa hồ đổ vỡ.
Cho hay, từ xưa các giáo chủ lập đạo đều trải qua gian khổ, gian khổ không phải vì đạo làm khổ cho người mà chỉ vì lòng người làm khổ cho đạo. Đạo cứu đời tức là chỉ đường vẽ lối cho người tự cứu. Dù cho Chí Tôn khai đạo, mà người học đạo ỷ lại phước Trời, người tu chưa phát khởi đạo tự thân, thì đạo chỉ có hình thể mà không có công năng, rốt cuộc điêu đứng bởi vô thường vật, vô thường tâm, con thuyền khó vào trong bến đỗ.
" Nhơn năng hoằng đạo phi đạo hoằng nhơn."
Bài học lịch sử rất vinh diệu, cũng rất đắng cay. Chúng ta hãy học đến mức thấm thía, cảm thông tâm tư người đi trước, khắc khoải với nỗi cưu mang của Thầy và các Đấng, để hoài bảo đạo nghiệp, thương yêu anh em, bao dung hòa thuận cùng nhau, mới không hổ là những đứa con thừa kế.
Tránh vết xe chông chênh cũ, muốn noi dấu chí đạo xưa, không gì bằng tự xét mình, theo gương khiêm tốn của Thầy để hiệp hòa cùng đồng đạo.
Có như thế mới làm vui lòng Chư Tiền Khai Đại Đạo và được nâng ly tưởng thưởng của các ngài :
"Đây là ly thứ nhứt các em cùng chúng Tiên Huynh uống cạn.
PHÚ LỐI VĂN
Chung bạch thủy này ở từ lòng suối Mẹ,
Từ khắp cùng bốn bể với muôn sông,
Nuôi vạn linh và vạn vật chẳng nề công,
Về Nam địa tạo cho giống Rồng Tiên đầy nhựa sống.
Nay chúng Tiên Huynh cùng các em:
Cạn chung bạch thủy để cho tâm trần ta lắng đọng,
Và tiêu tan theo gió lộng khắp ngàn khơi,
Còn lại đây dòng huyết quản của con người,
Con người ấy đã vào đời từ CHÍ TÔN THƯỢNG ĐẾ.
Là một tín đồ, là một Thiên ân tế thế,
Là đã mang dòng nước Mẹ tận hư không,
Bước gian nguy trên thế lộ chẳng ngại ngùng,
Dầu sa mạc mênh mông ta cùng khơi dòng cho mát mẻ.
Đây chúng Tiên Huynh cùng các em uống cạn ly thứ nhì :
Cho lửa bỏng dầu sôi vơi bớt nhẹ,
Cho lòng người đừng chia rẽ ly tan;
Cho đạo tâm nhân thế thảy huy hoàng,
Cho đất nước ngập tràn ơn hạnh phúc.
Chúng Tiên Huynh cùng các em uống cạn ly thứ ba :
Ba chung cạn rồi sau cùng ta xin chúc,
Chúc các em tri túc với tri nhàn,
Đem tình thương thực hiện Đạo Trời ban,
Hè thu đông mãn xuân sang mấy hồi."