Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • “Tam Kỳ Phổ Độ là một giai đoạn quan trọng trên lịch sử diễn tiến của nhân loại trong kỳ ...


  • Thiên Quan Tứ Phước là vị quan nhà Trời xuống trần gian chăm lo cho dân, ban bố mọi sự ...


  • I. Vài nét về hành trạng của Đạt Ma Tổ Sư Đức Bồ Đề Đạt Ma 菩提達磨 (Bodhidharma, đầu thế kỷ ...


  • Pháp điều Tam Kỳ Phổ Độ / Đạt Thông Dương Văn Ngừa

    Trong bài DI LẠC CHƠN KINH mà người tín đồ Cao Đài thường tụng đọc vào các ngày rằm lớn, ...


  • Khi xây dựng ngành Việt Nam học chắc chắn phải nói tới một "bộ phận" của ngành học mới mẻ ...


  • Sám hối / Thiện Hạnh

    Đức Chí Tôn dạy rằng: \"Mỗi khi đứa nào lầm lỡ một việc gì, rán mà sám hối ăn năn, ...


  • Khảo cổ học / Sưu tầm

    Khảo cổ học là ngành khoa học nghiên cứu những nền văn hoá của loài người qua tiến trình phục ...


  • Thánh giáo Trung Thu Canh Tý / Đức Diêu Trì Kim Mẫu

    (Đàn cơ tại Nữ Đầu Sư Đường, 21giờ,16-8-Canh Tý; 06-10-1960) Phò loan: Cao Thượng Sanh, Trương Hiến Pháp. Hầu đàn: Bảo Thế, Nữ ...


  • Dòng thiên ân / Thiện Chí

    Hôm nay, theo vận số của một năm là thời điểm Hạ nguơn. Thời điểm này được chọn làm ngày ...


  • Trong huấn từ của Đức Chí Tôn do Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo tuyên đọc ngày 29-02 Mậu ...


  • Tiểu sử Ngài Ngô Minh Chiêu / Trích Sử Đạo "Từ Khởi nguyên đến Khai minh"

    Nhân ngày kỷ niệm Đức Ngô Minh Chiêu đăng thiên 13 tháng 3 âm lịch, NCGL trân trọng giới thiệu ...


  • Mẹ dạy đầu Xuân / Đức Diêu Trì Kim Mẫu

    Hỡi các con ! Hẳn các con có nghe câu : "Thiên Địa tuần hoàn, châu vi phục thỉ". Tuy ...


13/04/2004
Nhịp cầu giáo lý

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009

Từ Cao Đài đến Cao Đài nội tại

Ngài Ngô Minh Chiêu là người đầu tiên được biết danh hiệu "Cao Đài" vào năm 1920, đó là danh hiệu mới nhứt mà Đức Thượng Đế xưng ra với nhân loại.

Danh hiệu này cho thấy Ngài muốn chọn một danh từ vô ngã để ám chỉ ngôi tối cao trong vũ trụ, đích điểm tiến hóa của chúng sanh.

Đồng thời hai tiếng "Cao Đài" còn có nghĩa thông thường là một cấu trúc mà người ta phải xây dựng cao vượt lên trên mọi cấu trúc khác .

Đến những năm của thập niên 70-80, các Đấng Thiêng Liêng sử dụng thuật ngữ "Cao Đài nội tại" để chỉ một thực thể bên trong của chủ thể con người.

"Chánh đạo không phải bên ngoài,
Chỉ trong tâm nội Cao Đài đắp xây"
( Đức Quan Âm Như Lai, Minh Lý Thánh Hội , 3.9.Giáp Dần - 17.10.1974)

" Lặng lòng sẽ thấy Như Lai,
Chơn không lố bóng Cao Đài bên trong"
( Đức Quan Âm Bồ Tát, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 15.7 Đinh Tỵ, 29.8.1977)

Như thế, chẳng những có Cao Đài là trung tâm vũ trụ, mà còn có Cao Đài ở nội tâm con người và đương nhiên được đồng nhứt hóa.

Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn đã gián tiếp xác nhận sự đồng nhứt đó qua đoạn thánh giáo :

"Cao đài là tâm của vũ trụ, là thần, là gốc của con người. Cái có tên mà không tên, vì muôn loài vạn vật sanh ra bởi đó, mà đó không bởi đâu sanh. Chính tên Cao Đài cũng chỉ tạm mượn để chỉ cái gốc của con người cao quí nhứt mà con người gọi là tâm linh, là nê hườn, là ngọc châu viên giác, liên hoa cung." (Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 29.8 Quý Hợi, 5.10.1983)

Bởi vậy, khi Đức Chí Tôn xưng danh hiệu : "Ngọc Hoàng Thượng Đế Kim Kiết Cao Đài Giáo Đạo Nam Phương" là một danh xưng vừa hữu ngã vừa vô ngã để mở ra cơ đạo Tam Kỳ Phổ Độ, dìu dắt chúng sanh tiến hóa thành chủ thể Cao Đài và ai cũng có thể trở nên Cao Đài (nhưng chỉ có một đấng Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát)

Còn Cao Đài ngoại tại là phần hữu hình của Đạo, dưới hình thức Tòa Thánh - Thánh Thất, tổ chức Hội Thánh và nền giáo lý Cao Đài.

Tòa Thánh, Thánh Thất : là những cấu trúc kết hợp Tam đài : Bát Quái Đài - Cửu Trùng Đài - Hiệp Thiên Đài. Thánh Thất còn gọi là "Thánh Thể Đức Chí Tôn" vì là một tổng thể hiệp nhứt giữa vô hình và hữu hình, giữa Thượng Đế và chúng sanh, nhất thiết phải hội đủ Thiên Nhãn, Quyền pháp đạo và tín đồ.

Tổ chức Hội Thánh : Theo Pháp Chánh Truyền, tổ chức Hội Thánh cũng là sự kết hợp Tam đài mà Bát Quái đài thuộc quyền Thiêng Liêng, Cửu Trùng đài gồm những chức sắc nắm quyền hành pháp, Hiệp Thiên đài giữ quyền lập pháp và thực hiện nguyên tắc Thiên nhân hiệp nhất của cơ Đạo.

Giáo lý Cao đài: Với tôn chỉ " Tam giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhứt", nền giáo lý Cao đài là nền giáo lý tổng hợp tinh hoa các đạo, lập nên hệ thống giáo lý phổ quát, đạo pháp viên dung để cứu độ nhân sanh cả hai mặt nhân sinh và tâm linh. Mục đích "Thế đạo đại đồng,Thiên đạo giải thoát" có tính nhân bản, xây dựng con người thánh đức toàn diện với chủ hướng tiến hóa trở về nguồn gốc vĩnh cửu. Đó là con người có đầy đủ đức tính của một "Cao Đài"

Cao Đài nội tại : Nếu đồng hóa hai danh hiệu "Đức Thượng Đế" và " Đức Cao Đài" thì có thể giải thích một cách đơn giản Cao Đài nội tại là Thượng Đế nội tại.

Nhưng thuật ngữ "Cao Đài nội tại" được vận dụng dễ dàng hơn và phổ quát hơn để ám chỉ một giá trị, một thực thể, một năng lực siêu mầu mà tâm pháp và đạo pháp có thể phát hiện và phát triển ngày càng mạnh mẽ và vững chắc. Điều này được xác minh bằng lời dạy của Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn :

"Trên đường thế lộ, các cháu sáng suốt biết chọn con đường Đại Đạo noi theo, học tu chánh pháp thì Lão khuyên các cháu phải quyết tâm xây đắp cho mình một tòa Cao Đài nội tại uy nghi trang trọng để ở hẳn vào đó."
(Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 14.3.Mậu Ngọ, 20.4.1978)

Ơn Trên còn chỉ rõ công dụng vi diệu của Cao Đài nội tại và khẳng định ba yếu tố lập thành Cao Đài : Tinh, Khí, Thần; trong đó Thần là chủ nhơn ông chuyển hóa Tinh Khí:

"Nếu các cháu thật quyết tâm xây dựng cho kỳ được thì ngôi Cao Đài kia ắt hẳn sẽ không bao giờ hư hoại. Tuy sờ mó chưa đụng, nhưng có che có chở, trông nhìn không thấy mà linh hoạt cận kề, thiên niên bất diệt; vị chủ nhơn ông kiến trúc là Thần, vật liệu là Khí thể và Tinh hoa"
(Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 14.3.Mậu Ngọ, 20.4.1978)

Tóm lại, danh hiệu "Cao Đài" có tính phổ quát từ vũ trụ đến chúng sanh, từ vô hình đến hữu hình, từ ngoại tại đến nội tại.

- Đức Cao Đài hay Đức Cao Đài Tiên Ông là Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế.

- Cao Đài là ngôi tháp trên thượng giới :

"Linh Tiêu nhất tháp thị Cao đài,
Đại Hội quần tiên thử ngọc giai;" [1] Thánh ngôn Đức Chí Tôn, đàn cơ tại Cần Thơ năm 1927.
Đạo trưởng Huệ Lương giải nghĩa : "Nơi điện Linh Tiêu trên Thiên đình, có một ngôi tháp gọi là Cao đài, quần tiên thường nhóm đại hội trước bệ ngọc ấy." (Huệ Lương, Cao Đài Giáo sơ giải - 1963, tr.31

- Cao Đài là nguồn gốc của vũ trụ.
- Cao Đài là tổng thể bao hàm Thượng Đế - chúng sanh - vũ trụ (vô hình và hữu hình)
- Cao Đài là thành quả của mọi quá trình qui nguyên.

- Cao Đài là thực thể Đạo trong nội thể con người kết tụ bằng Tinh Khí Thần.

- Cao Đài là tâm vô ngã vô chấp, là tình thương đại đồng :
"Cao đài là cái đài cao,
Vượt lên tất cả đón rào ngăn che"
(Quảng Đức Chơn Tiên, Minh Lý Thánh Hội, 7.6.Tân Dậu, 8.7.1981)

"Muốn lên tận chốn Cao Đài.
Phải xong sứ mạng trần ai mới thành"
(Đức Lão Tổ, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 15.6. Canh Thân, 26.7.1980)

Như thế, Đức Chí Tôn đã ban cho nhân loại thuật ngữ "Cao Đài" để nhất quán đích điểm tiến hóa của con người và vũ trụ xuyên suốt qua tôn giáo, giáo lý và đạo pháp.

Hai chữ "Cao Đài" hết sức đặc thù cho Tam Kỳ Phổ Độ, đồng thời có ý nghĩa phổ quát muôn đời cho chúng sanh.

 
Nhịp cầu giáo lý
THẤY TÁNH / Nhip cầu Giáo lý

KỶ YẾU CAO ĐÀI GIÁO LÝ 2 / Nhip cầu Giáo lý

KỶ YẾU CAO ĐÀI GIÁO LÝ 2 / Nhip cầu Giáo lý

Caodaism FAQ / Nhịp Cầu Giáo Lý


Cảm hoài dòng Sử Đạo / Nhịp cầu giáo lý

Quan Âm Tự (Phú Quốc) / Nhịp cầu giáo lý

Suy tư từ World Cup 2006 / Nhịp cầu giáo lý

Sống tự nhiên / Nhịp cầu giáo lý

Lẽ sống thật / Nhịp cầu giáo lý



Chơn truyền là đâu ? / Nhịp cầu giáo lý


Đức tin Cao Đài / Nhịp Cầu Giáo Lý

Tấm lòng của nhân loại / Nhịp cầu giáo lý

Cơ đạo hi hữu / Nhịp cầu giáo lý

Bản thể đại đồng nhân loại / Nhịp cầu giáo lý




Sau trước nếu một lòng tự quyết,
Thì đạo, đời, muôn việc do ta,
Chánh tâm thành ý đó là,
Tu thân xử thế tề gia vẹn toàn.
Lỡ một kiếp đâu còn cơ hội,
Trễ một ngày khó đổi ngàn vàng,
Đừng rằng thế sự đa đoan,
Ví như một giấc mộng tràng rồi thôi.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 14-3 Quý Hợi

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây