Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Người Chăm theo hai tôn giáo chính là Bà la môn và Hồi giáo. Trong Hồi giáo lại chia ra ...
-
"I have a dream that one day on the red hills of Georgia the sons of former slaves and the ...
-
Các nhà viết sử đều tỏ thái độ rất trân trọng đối với nhà thơ Lý Bạch (701-762) về mặt ...
-
Đạo Cao Đài (tên gọi tắt của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ) được khai minh trên mảnh đất Việt ...
-
Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN LÝ Sự khảo sát các mối tương đồng tương quan giữa các phạm trù THIÊN ĐỊA, VẠN ...
-
HOÁN TỈNH XUÂN HỒN . . .Hỏi Xuân, Xuân mấy tuổi già ? Xuân đưa lại, lại rồi qua, xuân với ta ...
-
GS Trần Văn Khê từng ước ..."được có một nơi trưng bày tư liệu hình ảnh, nhạc cụ mà bấy ...
-
“Bởi quyền Đạo còn yếu nên thế quyền mới lấn được; dầu phải thế quyền cao rộng đến bao nhiêu ...
-
Ngay sau khi tiếp xúc với ông Le Fol để khai báo hoạt động và gởi tờ tuyên bố: "Chúng ...
-
Từ xưa nữ lưu tùy tùng nam giới, ấy là lẽ âm dương đạo pháp tôn ti. Nay trong cơ ...
-
Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo. Tuy nhiên, chùa Việt Nam ngoài thờ Phật còn ...
-
"Người những tưởng Cao Đài tôn giáo, Nào hay đâu Đại Đạo hoằng dương, Gồm thâu trăm nẻo ngàn đường, Tam nguơn chuyển ...
Trích từ Nguyệt San Cao Đài Giáo Lý
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010
Đức tin Cao Đài
Câu hỏi đột ngột của Đức Thiền Sư lúc ấy có lẽ đã khơi dậy những suy tư vể đức tin của chư vị Thiên ân trước sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ. Đó là thời điểm sau 47 năm khai Đạo. Còn hiện nay, câu hỏi đã được đặt ra cách 30 năm, liệu chúng ta có thể trả lời dễ dàng chăng ?
Đức tin Cao Đài không chỉ để sùng kính hằng ngày;
Đức tin Cao Đài không chỉ để cầu nguyện cho bản thân;
Đức tin Cao Đài không chỉ để ngưỡng mộ công đức của các đấng Giáo Tổ hoặc chư Phật Tiên, Thánh Thần;
Vậy đức tin Cao Đài phát xuất từ cơ bút là một huyền diệu hy hữu, nhưng ý nghĩa của nó hẳn nhiên không chỉ để chứng tỏ sự huyền diệu của cõi vô hình hay sự hiện hữu của Thượng Đế
Chính vì Đức Thượng Đế không muốn lập ra một tôn giáo trong thời kỳ nầy để chúng sanh có một đức tin như thế nên Ngài chỉ thị hiện Thiên Nhãn làm biểu tượng Cao Đài mà thôi.
Ở phương diện hữu hình, con mắt là cơ quan đồng nhất giữa nhân sanh, biểu thị tâm hồn của mọi nguời.
Về mặt tâm linh, Thiên Nhãn là Thượng Đế, mà cũng là tâm linh con người.
Nhưng tượng Thiên Nhãn vẫn là vật hữu hình, nên Thiên Nhãn phải có nhân tâm làm chứng thị, nghĩa là người tín đồ phải nhận được mạc khải từ Thiên Nhãn thì mới đạt đến đức tin thật sự.
Tuy nhiên, có ấn chứng nơi Thiên Nhãn, nơi cơ bút, mới chỉ đạt đến đức tin Cao Đài như một tôn giáo bình thường; chưa đạt đến đức tin Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Thế nên tuyệt đích của đức tin Cao Đài phải gắn liền với Sứ mạng kỳ ba.
Bởi chính Sứ mạng kỳ ba làm chứng thị cho quy luật tiến hóa tuần hoàn bất biến của vũ trụ, đã đến thời kỳ quy nguyên những chủ thể tiến hóa và đào thải những chơn linh lầm lạc. Động năng tiến hóa chủ yếu của từng chủ thể chính là công đức góp phần giác mê khải ngộ chúng sanh. Và Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là cơ hội tu học , là trường huấn luyện, là trường thi mà Đức Chí Tôn đặc ân mở ra để chúng sanh tiến hóa kịp thời, càng đông đảo, càng vinh diệu cho cơ đạo. Sự cứu độ của Chí Tôn là giáo hóa để chúng sanh tự lực tiến hóa. Nên thánh giáo Đức Vân Hương Thánh Mẫu dạy:
"Các em từng đặt trọn niềm tin vào Thượng Đế, vào các đấng Thiêng Liêng qua linh cơ để giác ngộ khải mê, giúp các em thức tỉnh tiến bước hành đạo phản bổn hoàn nguyên. Chị cho là đúng. Đó là phần hướng nội, là tự xem chính mình có thật sự tin hay không. Đã tin thì chính mình là Đạo, phải thay Trời mà vận hành tự cường bất tức. Có như vậy các em mới thực hiện được sứ mạng, hay nói rõ hơn là các em mỗi người thiên ân hướng đạo phải tự nhận trách nhiệm của mình." (13-08 Kỷ Mùi)
Vậy có thể tóm tắt:
ĐỨC TIN CAO ĐÀI = ĐỨC TIN NƠI THƯỢNG ĐẾ + GIÁC NGỘ QUY LUẬT TIẾN HÓA HOÀN NGUYÊN + SỨ MẠNG TAM KỲ PHỔ ĐỘ.