Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • ĐÚC KẾT HỘI THẢO "Cuộc đời và đạo nghiệp Đạo Trưởng Huệ Lương Trần Văn Quế" ( từ 05-12 đến 07-12-2007) tại CƠ ...


  • Động tác tuần huờn Tạo Hóa cơ, Băng tiêu noãn nhựt định thiên thơ, Cao Đài xuất thế khai tân hội, Tận độ ...


  • Trước khi đi vào vấn đề,  cũng cần phân tích kỹ ý nghĩa hai chữ "hội nhập". Từ ngữ này ...


  • Huân Chương Bảo Quốc MBE / Vi Thảo - Tuổi Trẻ Online

    Thái tử Charles gắn huân chương MBE cho ông Vũ Khánh Thành vào ngày 26-5 tại điện Buckingham Hôm 26-5, ...


  • Mỗi độ Xuân về, thiên nhiên trào dâng sức sống, vạn vật chuyển mình khởi đầu lại một chu kỳ ...


  • Vĩnh Nguyên Tự / CQPTGLĐĐ

    Nhân ngày lễ kỷ niệm  tái thiết Vĩnh Nguyên Tự Rằm tháng 3 Âm lịch (01-5-2007)NCGL trân trọng giới thiệu ...


  • NGAI CỦA ĐỨC HỘ PHÁP / Châu Đạo California

    Ngày mùng 10 tháng 4 năm Kỷ Hợi ( 17-5-1959 ) lúc 13 giờ 30, Đức Hộ Pháp Phạm Công ...


  • Tất cả chúng ta hợp lực cùng nhau có thể chiến thắng bóng tối, chiến tranh, khủng bố, cái ác ...


  • “Có cái có trong tình tạo hóa, Không là không đạo cả lưu hành, Biết đường sanh diệt, diệt sanh; Hoàn nguyên phản ...


  • Hẹn ước với Xuân / Ban Biên Tập

    Lúc dương khí manh nha từ cuối Đông thì người nhạy cảm với tiết trời đã thấy mang máng một ...


  • Thời gian là dòng sông vĩnh cửu, nhưng nếu không có bốn mùa thì lấy chi để đánh dấu thời ...


  • Kỷ niệm tái thiết Vĩnh Nguyên Tự _______ Bài nói chuyện tại VĨNH NGUYÊN TỰ ngày 15-3 Đinh Hợi (01-5-2007) [Ảnh: Đạo Trưởng ...


21/04/2004
Hồng Phúc

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 08/07/2015

Lễ hội trung thu Cao Đài - kế thừa và phát huy truyền thống văn hoá dân tộc

Ngược giòng thời gian, vào năm At sửu 1925, thời gian chư vị Tiền Khai ĐĐ mới bắt đầu được hồng ân tiếp xúc với Đức Thượng Đế dưới danh xưng là Đấng AĂÂ, ngày mùng 8 tháng 8 năm At sửu (24-9-1925), Đức AĂÂ giáng cơ dạy ba vị Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang và Phạm Công Tắc chuẩn bị thiết một lễ chay để cầu thỉnh Đức Diêu Trì Kim Mẫu và Cửu vị Tiên Nương giáng trần.

Đúng đêm rằm tháng 8 Trung Thu At sửu, Lễ Hội Yến với chư Thiên lần thứ nhứt được thiết lập tại tư gia Ngài Cao quỳnh Cư , số 134 đường Bourdais (nay là Calmette), được Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc kể lại trong bài thuyết đạo tại Tòa Thánh ngày 15-8 năm Kỷ Sửu 1949 như sau: " Ngày Rằm, lập bàn hương án, chưng những hoa thơm, xông trầm trọn ngày ( nhà không tiếp khách nào hết)

Giờ Tý đêm 14 rạng rằm tháng 8 At Sửu, Phật Mẫu và chín vị Tiên Nương lâm đàn cùng với các đấng khác như: Liên Huê Tiên, Diệu Đạo Thiên Tôn, Phổ Hiền Bồ Tát…

Kể từ đó hàng năm vào rằm tháng Tám Trung Thu, đạo Cao Đài tổ chức trọng thể Lễ Hội Yến Diêu Trì cũng được gọi là Hội Yến Bàn Đào với những nghi thức noi theo cách thức buổi lễ đầu tiên ấy nhưng có bổ sung một số nghi thức cho thêm trang trọng.

Như vậy, bắt nguồn từ sự giáng trần của Đức Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Đại Từ Tôn vào năm At Sửu 1925, khởi đầu cho sự ra đời của đạo Cao Đài từ ngay trong lòng dân tộc VN, Lễ hôi Trung Thu Cao Đài cũng thành hình. Đây không phải là ngẫu nhiên mà Đức Thượng Đế đã chọn dân tộc này để ban trao quyền pháp mở cơ đại ân xá kỳ ba, chọn đất nước này làm nơi khai mối đạo vàng, cũng như chọn đêm Trung Thu để ban yến Bàn Đào.Tất cả đều phải có một sự tiền định mà dân tộc VN đã được chuẩn bị hay nói như cách nói của một nhà nghiên cứu tâm lý dân tộc (Tiến sĩ Phạm Bích Hợp): "Mỗi một tôn giáo đã có gốc rễ cắm sâu trong lịch sử của một dân tộc, thì tôn giáo đó thế nào cũng biểu thị tâm lý của dân tộc đó" hoặc "những hình ảnh, biểu tượng của1 tôn giáo bao giờ cũng diễn đạt thái độ đạo đức và tinh thần gắn liền với tôn giáo đó…"

1-Tín ngưỡng thờ Mẫu:

Sự hiện diện của Đức Từ Tôn Kim Mẫu trong ĐĐTKPĐ không chỉ nói lên lý Đạo nhiệm mầu trên căn bản nguyên lý Am-Dương, mà còn thể hiện rõ nét truyền thống văn hóa dân tộc VN hình thành từ hơn 4500 năm lịch sử với : "Tín ngưỡng thờ Mẫu" hoặc những tín ngưỡng dân gian khác như "Tín ngưỡng Tứ Bất Tử", "Tín ngưỡng Tứ Phủ"có sự hiện diện của các "Mẫu".

Trong Tín ngưỡng Tứ Bất Tử, bốn vị thần linh trường tồn , bất diệt cùng với sự trường tồn, bất diệt của dân tộc. Nếu Thánh Tản Viên hay Sơn Tinh là biểu tượng của sức mạnh liên kết đất và núi, con người và Thánh Thần, Phù Đổng Thiên Vương tiêu biểu cho tính chất anh hùng của dân tộc, Chử Đồng Tử được tôn vinh là Tổ của đạo Thần Tiên ở VN thì Vị Thần thứ tư là Công chúa Liễu Hạnh; Ngài đã trở nên bất tử vì Ngài là "phụ nữ VN với tất cả những khả năng, những tiềm lực. Liễu Hạnh có hiếu nghĩa theo Nho, có pháp thuật theo Đạo, có qui y theo Phật"( VHGĐ VN- Vũ Ngọc Khánh tr. 138) nhưng Ngài thoát khỏi chiếc vỏ tôn giáo để đi vào bất tử cùng với dân tộc Việt.Vũ Ngọc Khánh Trong "tiếp cận kho tàng Folklore tr.66 đã viết: "Ở Liễu Hạnh không có Nho, không có Phật, không có Đạo mà chỉ có một nhân văn VN sâu lắng, biểu hiện ra ở sức sống quật cường và ở tâm hồn nghệ sĩ… Liễu Hạnh vừa là thi nhân, vừa là chiến tướng, rất hiền lành khuôn phép mà cũng nghịch ngợm ngang tàng.Đấy là tất cả ý nghĩa tôn vinh Liễu Hạnh thành bất tử." Đức Liễu Hạnh Thánh mẫu chính là Đức Vân Hương Thánh Mẫu trong Tam Kỳ phổ độ.

Từ ngàn xưa , với dân tộc VN, "Có Trời thì phải có mẹ Trời, nước phải có Mẹ Nước, non có Mẹ Non để rồi hình thành nên Mẫu Cửu Trùng, Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn, tạo nên Tam Tòa Thánh Mẫu cai quản ba cõi Thiên phủ, Thủy phủ, và Nhạc phủ-Nhạc là núi và ở đây công chúa Liễu Hạnh cũng lại có mặt như là vị Thánh Mẫu của dân tộc để tạo nên "Tín ngưỡng Tứ Phủ", được tôn là Thánh Mẫu vì Ngài rất đổi gần gũi với người dân bình thường. Bởi vì: "Mẹ đã sống cuộc sống thực, có thể là kinh nghiệm quí báu cho người đời noi theo. Mẹ yêu quê hương làng mạc, làm tròn trách nhiệm với gia đình, giữ tình chung thủy, không chỉ kiếp này mà ở cả kiếp sau. Mẹ có tâm hồn nghệ sĩ, có kiến thức uyên bác..." (Vũ Ngọc Khánh-VHGĐVN tr. 139)

Như vậy, từ Tín ngưỡng thờ Mẫu trong văn hóa dân gian giới hạn bởi các vị nữ thần đầy tính thần quyền, mang tính địa phương, khu vực, đến kỷ nguyên Tam Kỳ phổ độ giòng tín ngưỡng này không chỉ được thăng hoa lên vị trí tôn giáo mà còn vượt ra khỏi chiếc vỏ tôn giáo để bước lên tầm cao Đại Đạo với hình ảnh của một Đấng Thiêng Liêng nữ có danh xưng Vô Cực Từ Tôn Diêu Trì Kim Mẫu, hay một cách dễ hiểu hơn là Mẹ Linh hồn của vũ trụ vạn vật, ứng hiện qua hai trạng thể khác nhau:

Vô Cực Từ Tôn theo lời dạy của Đức Di Lạc Thiên Tôn: "là danh xưng để nói lên Đấng cao cả nhất, đó là linh lực đầu tiên khi còn là Tiên Thiên Khí". Còn Diêu Trì Kim Mẫucũng theo Đức Di Lạc chính là "hình ảnh của ngôi Am ứng hiện phương Tây thuộc Kim", vì vậy Ngài còn có danh xưng là Tây Vương Mẫu.

2-Tinh thần lễ hội văn hóa nông nghiệp:

Xét về phương diện văn hóa , dù mang tính tôn giáo ,nhưng lễ vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu hay lễ Triều Thiên Vô Cực Hội Yến Bàn Đào trong Cao Đài giáo hàm súc tinh thần lễ hội văn hóa nông nghiệp tồn tại từ rất lâu trong lịch sử dân tộc.

Như đã nói, Lễ vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn là lễ kỷ niệm ngày Đức Mẹ giáng trần mở đầu cơ phổ độ kỳ ba của Đức Cao Đài Thượng Đế tức chỉ mới có từ năm Bính Dần 1926 như Đức Vân Hương Thánh Mẫu đã có lần đề cập: "Nầy chư liệt vị! Về sử liệu Thánh đản xưa kia, ngày 18 tháng 7 là ngày lễ Đức Diêu Trì Kim mẫu...Đến khi Đức Thượng Đế lâm phàm tá danh Cao Đài Tiên Ong Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, khai Đại Đạo Tam Kỳ phổ Độ, thỉ ngày lễ Vô Cực Từ Tôn được thiết vào đêm rằm tháng 8. Tuy ngày tháng có khác, nhưng nguyên lý vẫn một, duy chỉ có tùy thời kỳ mà giáo hóa, tùy cơ duyên mà phổ độ. Về hình thức cũng như tổ chức, trước dụng sự để vào lý, sau dụng lý mà hóa sự".

Tại sao Đức Mẹ giáng trần không phải là một ngày khác mà đúng vào đêm rằm tháng Tám?

Chúng ta có ngày lễ vía Đức Chí Tôn vào ngày mùng 9 tháng giêng, cũng là ngày lễ vía Trời truyền thống dân tộc VN, vào mùa Xuân, chúng tôi cho rằng Đức Mẹ chọn ngày rằm tháng Tám giáng trần ,tạo nên ngày lễ truyền thống của đạo Cao Đài không phải là ngẫu nhiên.
Từ xưa dân tộc VN đã có truyền thống tổ chức Lễ Tết và Lễ Hội.

Theo Giáo sư Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm: "Nếu LỄ TẾT là một hệ thống phân bố theo thời gian thì LỄ HỘI là hệ thống phân bố theo không gian: mỗi vùng có những lễ hội riêng của mình. Các lễ hội VN tập trung vào hai mùa mà công việc đồng áng rảnh rỗi nhất: mùa Xuân và mùa Thu, vào những dịp này lễ hội diễn ra liên tiếp hết chỗ này đến chỗ khác, có nơi với mật độ rất cao. Chẳng thế mà vùng Kinh Bắc có câu: Tháng 7 hội Khám, Tháng 8 hội Dâu, Tháng 9 đâu đâu nhớ về Hội Dóng."
Toan Anh trong quyển "Hội hè đình đám VN’ đã viết:

"… hội hè đình đám không phải mở quanh năm, và không phải bất cứ lúc nào dân làng cũng vào đám… Hội hè đình đám mở nhiều nhất trong ba tháng mùa xuân, nhất là trong tháng giêng và khi mùa thu tới, với tiết Thu mát mẻ của tháng Tám, với lúa ba trăng trổ bông, với việc cày cấy vụ tháng Mười đã hoàn tất, dân quê cũng mở hội ở nhiều nơi như trong mùa xuân vậy."

"... Dân ta mở hội vào hai mùa Xuân-Thu trước hết là vì lý do rỗi rãi, nhưng cũng vì Xuân tiết ấm áp và Thu tiết mát mẻ, mùa Xuân bắt đầu cho một năm, mùa Thu đánh dấu cho một mùa tốt đẹp trở lại sau những vụ nước, vụ gió bão dân quê phải lo lắng với mùa hè. Không nói gì đến hội hè đình đám, Xuân Thu nhị kỳ, dân ta còn có tục Xuân tế, Thu tế. Tóm lại, thời gian của hội hè đình đám trước đây là ba tháng Xuân và tháng Tám."

Như vậy có thể nói,lễ Vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cưc Từ Tôn tổ chức ngay đêm rằm tháng Tám trong đạo Cao Đài chính là sự kế thừa và phát huy tinh thần lễ hội văn hóa nông nghiệp của người VN .Không chỉ để gợi nhớ về một nếp sống cổ truyền của làng quê VN với Xuân-Thu nhị kỳ lễ hội mà còn nhắc nhở con người về một cội nguồn nguyên sơ vượt ngoài thế giới hữu hình của cõi trần gian.

Lễ vía không chỉ dừng lại ở tính cách Lễ để con người tỏ lòng thành kính biết ơn và cầu nguyện xin Thiêng Liêng che chở phò trì mà còn nói lên vị thế của con người trong trời đất ,cũng như Thần Thánh Tiên Phật không chỉ ban phước mà cùng đồng hành với người trong cùng một sứ mạng tận độ kỳ ba.

Bàn Đào đãi giữa trường thi
Phật Tiên Thần Thánh đồng qui đồng hành.

Lễ Hội Trung Thu Cao Đài cũng không chỉ đơn thuần mang tinh thần Hội là để vui chơi , giải trí trong ý nghĩa đón nhận một sự ân ban , thưởng công tiếp sức của Đức Mẹ dành cho sau một năm đạo đời lo toan nhọc nhằn để con người thêm mạnh mẽ, vững bước trên đường tiến hoá mà còn hướng đến một sứ mạng thiêng liêng cao cả là phục vụ nhơn sanh, chung tay đóng góp vào công cuộc xây dựng xã hội, xoa địu phần nào những nỗi khổ, niềm đau còn hiện hữu dẫy đầy trong lòng nhân thế như lời Đức Vân Hương từng dặn dò :"… Vì thế nên đêm thiết lễ có Hội Yến Bàn Đào, Ban Trao Bí Pháp, tựa vào đó còn có quà nhi đồng, công tác từ thiện , ủy lạo..."hoặc rõ hơn với lời nhủ khuyên của Đức Mẹ:

"Nạn đời còn lắm khổ đau,
Vì đời sứ mạng con nào rảnh đâu
Dang tay bắt những nhịp cầu
Ra công lấp những hố sâu nhân tình."

3-Tinh thần văn hoá gia đình Việt Nam:

Dân tộc VN từ xưa và cho đến nay vẫn còn tồn tại truyền thống "Lễ Tết". "Ngoài những ngày Lễ Tết như tết Nguyên Đán, còn có tết Rằm tháng Giêng là ngày trăng tròn đầu tiên gọi là tết Thượng Nguyên, trong dân gian là ngày [hướng Thiên cầu phúc] cho nên có câu [Lễ cả năm không bằng rằm tháng giêng]nằm trong hệ thống với các ngày tết Trung Nguyên-Rằm tháng bảy-Địa quan xá tội, Tết Hạ Nguyên Rằm Tháng Mười-Thủy Quan Giải ách hay là Tết Cơm Mới, lại thêm Tết Trung Thu Rằm tháng tám là Tết chung của mọi người,đánh dấu ngày có trăng tròn nhất trong năm ( Rằm tháng 8 trùng ngày Thu phân, lúc ấy mặt trời dọi tương đối thẳng vào mặt trăng nên nó nhận được nhiều ánh sáng mặt trời hơn cả-),lúc thời tiết trở nên mát mẻ, tổ chức thả diều, hát trống quân…sau này chuyển thành Tết của thiếu nhi. (Trần Ngọc Thêm,Tìm về bản sắc văn hóa dân tộc, tr..302 )
Hiểu một cách bình dân, ngày tết là ngày gia đình đoàn tụ, con cái tụ về cúng bái,tưởng nhớ tổ tiên , đồng thời thăm nom cha mẹ tỏ lòng hiếu thảo Đức Mẹ chọn ngày Rằm tháng Tám tức ngay Tết Trung Thu truyền thống để giáng trần , phải chăng Ngài muốn con cái Ngài quay về với truyền thống dân tộc, để người tín đồ Cao Đài mỗi năm có dịp quây quần cùng nhau thiết lễ cúng Mẹ trong không khí đoàn tụ của một gia đình nề nếp VN tự ngàn xưa. Cũng có hoa quả,bánh trái, yến tiệc…, trước cúng Thiêng Liêng , sau cùng nhau hạnh hưởng…Và ngày Tết Trung Thu của đại gia đình ĐĐTKPĐ không chỉ giới hạn là sự họp mặt thân thương giữa những tín đồ trong cùng một tôn giáo mà mở rộng cho tất cả con người cùng chung cội nguồn Thượng Đế , không chỉ là một cuộc hội hè đình đám trong cộng đồng hữu hình mà còn mở rộng là sự họp mặt của cả hai cõi sắc không cùng dự Yến Bàn Đào, chư Phật Tiên Thánh Thần, và các vị Tiền khai, chơn linh đắc vị cùng với con người hội ngộ nơi cõi trần gian, tức là một đại gia đình vũ trụ.

Ngày Tết Trung Thu Cao Đài còn tiêu biểu cho một nét văn hóa truyền thống độc đáo của gia đình VN với vai trò không thể thiếu của người Mẹ. Từ xưa, với dân tộc VN , người mẹ chính là chủ gia đình, đúng với lẽ tự nhiên của trời đất "Chí tai Khôn nguyên , vạn vật tư sanh". Không chỉ sinh ra, mà mẹ còn là người nuôi dưỡng, dạy dỗ . Mẹ chăm sóc con từ thuở con lọt lòng cho đến khi mẹ không còn nữa. Có mẹ là có gia đình, đó là đạo lý của dân tộc VN. Hình ảnh người mẹ đã chan hòa trong ca dao VN, gợi lên cả một cuộc sống VN:

"Mẹ già như quả đò ho
Dẫu rằng héo hắt thơm tho đủ mùi"

Không chỉ trong phạm vi gia đình, hình tượng người mẹ còn được tiêu biểu cho côi nguồn dân tộc. Lịch sử đã có Mẹ Au Cơ sanh trăm trứng để tạo nên nghĩa đồng bào. Và chính huyền tích nguồn gốc dân tộc đã tạo nên một quan niệm độc đáo trong văn hóa gia đình VN, tình nghĩa anh em trong gia đình vươn rộng ra cả dân tộc, với tất cả mọi người trong cả nước như một gia đình lớn:

"Anh em tứ hải giao tình
Tuy rằng bốn bể nhưng sinh một nhà."

Như vậy có thể nói như Giáo sư Vũ Ngọc Khánh trong quyển "Văn hóa gia đình VN" "cái chuẩn mực trong đạo đức gia đình đã trở thành chuẩn mực trong xã hội, xã hội này là cộng đồng dân tộc VN xưa cũng như nay. Giá trị lớn lao của văn hóa gia đình VN là ở đó."

Không chỉ kế thừa giá trị lớn lao của văn hóa gia đình VN, Tết Trung Thu Cao Đài còn phát huy lên đến tầm vóc nhân loại, vạn vật vì Đức Mẹ là Mẹ của tất cả vạn linh sanh chúng, nói đến Mùa Thu Cao Đài là nói đến tấm lòng Từ Mẫu với tình thương Vô Cực, trưởng dưỡng muôn loài không phút giây nào ngừng nghỉ :

"Lòng Từ Mẫu vô cùng vô tận,
Đức Từ Tôn khó nhận khôn lường,
Không lãnh vực, không biên cương;
Bao trùm vũ trụ tình thương vạn loài."

Và Hội Yến Bàn Đào mở rộng cho tất cả con cái của Ngài trên thế gian này , không phân biệt, chủng tộc, màu da, sắc tóc, cùng hướng đến sứ mạng chung hòa, xây dựng một thế giới đại đồng trong tình huynh đệ.Tinh thần của ngày lễ Triều Thiên Vô Cực đã được Đức Mẹ xác định:

"Con ôi! Con hãy dành tất cả tình thương cho đồng loại. Hãy quên mình vì cứu độ, quay bánh xe đại thừa vào khắp chốn, đừng buồn khi gặp những chướng ngại. Có vào lửa đỏ mới cứu được kẻ hỏa tai. Có chịu sóng gió bão bùng mới vớt được người chết đuối. Có hòa mình cùng nhân thế mới độ được thế nhân. Tùy khả năng, tùy duyên cứu độ. Đó là đại lễ các con hiến dâng lên Mẹ mỗi độ Trung Thu."

4-Tinh thần trọng phụ nữ:

Lễ Vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn rằm tháng Tám mang tính "thuần âm" vì không chỉ thiết lễ cúng một Đấng ngôiÂm tức được hình tượng hoá là nữ mà ngay tất cả công việc tổ chức, sắp xếp , cử hành nghi lễ cúng bái cũng đều do nữ phái đảm trách. Điều này mang một ý nghĩa đã nói là sự minh định quyền pháp của nữ phái trong cơ tận độ kỳ ba của Đức Cao Đài. Đức Vân Hương Thánh Mẫu đã nói rõ:

"Này các em! Đại lễ hiến dâng Đức Mẹ không nhứt thiết phải tổ chức linh đình. Đức Mẹ chỉ muốn cho nữ phái kết hợp tinh thần đồng nhứt cưú thế kỳ ba. Dù ở đâu, nơi nào, Tòa thánh, Hội Thánh, Thánh thất, Thánh tịnh đều có một sự liên quan với nhau trên phương diện tu thân hành đạo độ đời. Nữ phái là một thực lực hữu hiệu trong việc từ thiện xã hội. Người tu hành có đem được tình thương cho mọi người, mọi kẻ, có tạo một niềm tin cho thực lực cứu cánh, thì mới tận độ họ về nhân bản, Đạo pháp và tâm linh."

Qua phần trình bày về "Tín ngưỡng thờ Mẫu" , rồi "Văn hóa gia đình VN" chúng ta đã thấy rõ "Tinh thần trọng nữ" của dân tộc VN đã có tự ngàn xưa. Đây chính là nét văn minh độc đáo của người Việt mà có lẽ đó là một trong những yếu tố để VN được Đức Thượng Đế chọn làm nơi khai mở một nền tôn giáo trong buổi Hạ Ngươn, để dân tộc này may duyên hạnh ngộ Đức Từ Tôn Kim Mẫu và được diễm phúc dự Yến Bàn Đào ngay nơi cõi tạm trầm luân khổ hải.

Về mặt hình thức ,Lễ Triều Thiên Vô Cực Hội Yến Bàn Đào của ĐĐTKPĐ không chỉ kế thừa tinh thần trọng nữ truyền thống của dân tộc VN qua mấy ngàn năm lịch sử được minh chứng qua vô số di tích , danh thắng liên quan đến nhiều thành phần phụ nữ còn ghi lại trên suốt chiều dài đất nước từ Bắc chí Nam, mà còn tỏ rõ nội dung hàm chứa sự phát huy vai trò phụ nữ lên tầm nhân loại dẫn đến siêu xuất thế gian như lời dạy của Đức Mẹ:

"Các con ôi! Các con đã trót sanh mang mảnh hình hài nữ giới, các con vì bị thiệt thòi về thể chất, nhưng phần linh quang các con cũng quan trọng không kém nam giới. Do đó, hôm nay mẹ đến đây chỉ bảo các con khai thác và phát triển mọi khả năng đức tài của nữ giới, để thi thố công quả cùng nam giới. Mẹ mong rằng những lời nỉ non tha thiết hôm nay sẽ đánh thức mối từ tâm của các con, hầu sốt sắng chung tay thực hành chương trình hành thiện sắp đến."

Hoặc lời dạy của Đức Vân Hương:

"Nữ nam âu cũng một chơn linh,
Đều thọ sắc ban chốn Thượng đình;
Xuống thế lập công tu tự độ,
Và sau độ dẫn khắp nhân sinh."

Đức Quan Âm Bồ Tát:

"Nam phương mở trường thi Đại Đạo,
Thánh ân đề hảo hảo nam bang;
Việt dân tỉnh giấc mộng tràng,
Nữ hùng sánh bước trên đường quang vinh.

Không chỉ mang tính kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc, Lễ hội Trung Thu Cao Đài còn thể hiện tinh thần nhân bản truyền thống của người VN luôn hướng về cội nguồn dân tộc được phát huy lên tầm vóc nhân loại với sự quay về một nguồn cội loài người được khởi sinh từ ngôi Thái Cực để làm nền tảng cho việc hướng đến cứu cánh Thế Đạo Đại Đồng, xây dựng một cõi thế gian an lạc hòa bình trong tình thương Vô Cực, trong thế nhân hòa với sự bình đẳng giữa con người với con người , không phân biệt giới tính, màu da, chủng tộc, trình độ tiến hóa…
Hồng Phúc

Xuân đến con vui với tiết xuân,
Hãy đem đạo lý độ người trần,
Trong cơn mê muội xa ngôi vị,
Thức tỉnh lên đường học thánh nhân

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây