

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Mười điều tâm yếu hướng về ngày thành đạo của Đức Phật Thích Ca (08 - 10 - Canh Dần) 1/- ...
-
Tam giáo Việt Nam đã có một lịch sử lâu dài, kể từ thế kỷ I, II trở đi, cho ...
-
"...Tôi không quen ghi chép sổ sách gì, nhưng nhớ. Đó là ngày 20 tháng Chạp năm Bính Dần. Hôm ...
-
Nguồn : http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Con-Nguoi/Tam_linh-ban_the_con_nguoi/) Khi chủ nghĩa duy lý chưa ra đời và chưa chi phối đời sống con người, đời sống ...
-
Bồ Tát Hạnh thể hiện bằng tâm hạnh và công đức, từ lời nói, việc làm, tụng niệm . . ...
-
Question I am also interested in hearing more about ways in which Caodaism is becoming "globalized"----linked to communities in other countries ...
-
Các trận đấu đã tạm thời chấm dứt, nhưng họ phải luôn luôn chiến đấu với chính mình để tự ...
-
Lặng lẽ nhìn Trời ta vốn một, Máy hữu hình then chốt như nhau; Thanh đó là trược nguồn đầu, Động cùng nên ...
-
Đầu năm Bính Dần 1926, Đức Ngô Minh Chiêu trao thánh lịnh cho ngài Hồ Vinh Qui đem đàn cơ ...
-
Con đường phản Bổn hoàn Nguyên là con đường hướng nội quy tâm để tìm lại con người chính danh ...
-
Tóm lược. Bài viết này chủ yếu diễn giải lời dạy của Đức Lý Giáo Tông về việc cần phát ...
-
Đại Lễ Khai Minh Đại Đạo đã diễn ra tại Thiền Lâm Tự - Gò Kén Tây Ninh, sau khi ...
Ban Biên Tập
DI SẢN CỦA THƯỢNG ĐẾ
DI SẢN CỦA THƯỢNG ĐẾ
Đối với nhân loại, di sản là những gì do lịch sử tiến hóa của loài người để lại, có giá trị duy trì tinh hoa của loài người đồng thời thúc đẩy tiếp tục phát huy những giá trị ấy.
Trong lịch sử nhân loại đã bao hàm lịch sử tôn giáo. Thật ra tôn giáo có nguồn gốc từ tín ngưỡng. Người ta thường cho rằng, tín ngưỡng là những niềm tin rất thô sơ, là mặc cảm tự ti giữa thiên nhiên hùng vĩ, là nỗi sợ hãi trước sức mạnh kinh khủng của nó. Suy cho cùng, niềm tin thô sơ ấy là một tâm thức bẩm sinh, có trước khi chào đời. Còn nỗi sợ hãi là cảm tính giữa ngoại cảnh. Cái trước mới là cái di sản vô hình trên đường tiến hóa của vạn vật, nghĩa là chỉ có con người mới có tín ngưỡng.
Tín ngưỡng thô sơ ấy cũng tiến hóa dần dần khi con người thoát khỏi mặc cảm nhỏ bé và cảm tính sợ sệt trước các hiện tượng thiên nhiên. Con người bắt đầu tự tin và vẫn cảm thấy có một mối liên hệ mật thiết nào đó với môi trường mình đang sống. Con người bắt đầu hiểu rằng thế giới đem lại sự sống cho mình và tình yêu thiên nhiên nẩy nở. Từ đó con người khám phá rằng, không phải hòn đá hay cây đa đem lại lẽ sống, mà phải có một quyền năng vô hình sáng tạo ra cả thế giới muôn loài. Và tín ngưỡng không còn là niềm tin thô sơ nữa mà trở thành đức tin. Tôn giáo bắt đầu hình thành để thờ kính và biết ơn quyền năng ấy. Rồi trên đà văn minh tiến bộ, con người lại cảm thấy chính mình cũng có quyền năng sáng tạo và tình yêu hồn nhiên. Đến lượt tôn giáo khám phá rằng, con người là hiện thân của Đấng Sáng Tạo, Đấng Nguồn gốc của Tình thương vô biên vĩnh cửu.
Và các đạo đã lập ra thiên kinh vạn điển. Bao nhiêu giáo thuyết, giáo điều, thực chất rốt ráo chỉ nhằm dạy rằng, con người sanh ra dù thuộc giai cấp nào, dân tộc nào đều đương nhiên có nghĩa vụ hay sứ mạng thừa kế quyền năng và tình thương của Đấng ấy để tự tiến hóa và góp phần tiến hóa cho đồng loại. Quá trình thừa kế đó chính là thừa kế “di sản” của Đấng mà đạo giáo tôn thờ làm Cứu cánh.
Đến thời Tam Kỳ Phổ Độ này, Đức Thượng Đế không thể chần chờ sự giác ngộ của toàn thể chúng sanh về sự thừa kế “di sản” ấy, nên Ngài minh thị quả quyết rằng: “Từ thuở khai Thiên tịch Địa sắp bày trần thế đến ngày nay, các con chỉ hiểu đạo khai trong những thời kỳ hỗn loạn để cứu thế, hay đạo khai trong cơ biến dịch đất trời. Đến ngày nay, Thầy đã dạy rất nhiều và rất rõ ràng cho các con từ mấy mươi năm qua, Đạo là con đường duy nhứt của vạn linh sanh chúng, từ Thầy ban phát đến thế gian, và từ thế gian các con trở lại cùng Thầy. Thầy là Hư Vô Chi Khí thì Đạo cũng đồng nghĩa đó thôi” (1) . Và “Các con, hay nói chung là nhân loại, những hột giống linh căn được chọn gieo vào vũ trụ, được ban phát quyền tạo hóa để lập thành cuộc ngự trị cõi thế gian mà các con gọi là đời. Mọi sự vật trên đời, nguyên nhân là Lý, là Đại Đạo, là Thầy, là Cha chung của vạn loại. Các con đã sanh trong Đại Đạo, hãy noi theo Đại Đạo mà thành về cõi Thượng Thiên Vô Cực.” (2)
Vậy, Khai Minh Đại Đạo là khai phóng tôn giáo, khai phóng di sản của Thượng Đế là Đạo trong tiềm năng tâm linh của con người.
______________________________
(1) Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ (08-02-1967).
(2) Đức Chí Tôn, Minh Lý Thánh Hội, 09-01 Mậu Thân (07-02-1968).