Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
"Tư tưởng đạo gia" là những bài dịch Hán Văn từ những kinh sách của chư đạo gia như Lão ...
-
Một số người cho rằng nguồn gốc của các dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ Trung Hoa, hoặc Tây ...
-
Trong một năm, mùa nào cũng có ý nghĩa, có cái quý, cái đẹp do sự chuyển hóa của thiên ...
-
Đại Từ Phụ vì đức háo sanh đã khai mở Tam Kỳ Phổ Độ để cứu rổi các chơn linh ...
-
Tôi có cái tánh kỳ là hay quan sát ở việc mà ngẩm ra cái lý hay hoặc có cái ...
-
Nói đến Giuđa Iscariốt, ai cũng biết, Oâng là kẻ phản bội Chúa Giêsu, là kẻ bán đứng Thầy mình. ...
-
Vĩnh là vĩnh cửu, bất biến. Nguyên là nguyên bổn, hằng hữu hằng thường. Chỉ có cái nguyên bổn mới ...
-
Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 14 tháng Giêng Kỷ Dậu (2/3/69) ...
-
Công phu /
Đức Đông Phương Lão Tổ dạy: Công phu là để tâm an định, Nên đạo nên người chốn thế gian. (CQPTGLĐĐ, 04-6 Tân ...
-
Học Lão Tử Đạo Đức Kinh, ngoài giáo thuyết vô vi, chúng ta vẫn tìm thấy những bài học rất ...
-
Mùa tu Thu phân năm Mậu Tý, chúng ta được hướng dẫn về “Rèn tâm vô niệm”. Ngày 19.9.2008. - Vô niệm ...
-
Theo Pháp Chánh Truyền của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ do chính Đức Chí Tôn Thượng Đế ban truyền, ...
Chí Thật
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 22/10/2010
VỊ THẦN MINH CAO NHẤT
Ca dao Việt Nam có câu: “Tu đâu cho bằng tu nhà; Thờ cha kính mẹ mới là chơn tu.” Kinh Tứ Thập Nhị Chương có dạy: “…Cha mẹ là vị Thần minh cao nhất trong các Thần minh.” Kinh Đại Tập có đoạn chép: “ Gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật.” Qua đó, chúng ta thấy rằng đối với con cái, cha mẹ phải được tôn kính như một vị Thần minh cao nhất, vì cha mẹ không chỉ tạo cho con mảnh hình hài mà còn nuôi dưỡng con thành người. Cha mẹ là chiếc lá chắn an toàn che chở suốt đời cho con. Do vậy, đạo làm con là phải giữ tròn chữ hiếu. Con người thực hành được Hiếu đạo, chính là tạo được công đức rất lớn. Kinh Hiền Ngu có đoạn: “Ta tự nhớ trong nhiều kiếp quá khứ, từ tâm hiếu thuận cúng dường cha mẹ, do công đức như vậy, nên lên các tầng trời thì làm vị Thiên Đế, xuống trần gian làm vị Thánh vương.” Kinh Đại Thừa Chơn Giáo, Đức Cao Đài dạy như sau: … Ai đã mang mình hình hài thì phải biết đội ơn hai Đấng. Một là Trời, vì Đấng thanh cao phú cho con người một cái bổn tánh thiện lương, tức là phần hồn. Hai là cha mẹ, vì người thọ bẩm tinh cha huyết mẹ mà tạo ra cái hình hài xác thịt, tức là phần xác. Báo Hiếu Phụ Mẫu Ân Trọng Kinh có chép lời Phật dạy: “Thuở ấy Đức Phật cùng hàng đại chúng đi qua phương Nam, xảy gặp một đống xương khô, Phật thấy liền sấp mình xuống đất mà lạy. Đức A Nan thấy vậy mới bạch cùng Phật rằng: “Phật là thầy cả trong ba cõi, cha lành trong bốn loài, người người đều kính phục, cớ sao Phật lại lễ bái đống xương khô.” Đức Phật bèn nói với A Nan rằng: “Nhà ngươi tuy là đệ tử lớn của Ta, xuất gia tu hành đã lâu, song biết việc chưa rộng. Đống xương này hoặc đời trước là ông bà Ta, hoặc kiếp trước là cha mẹ Ta, cho nên Ta lạy vậy.” Qua lời dạy trên, Đức Phật đã cho thấy Ngài không chỉ ghi nhớ công ơn cha mẹ của kiếp hiện tiền mà còn hồi tưởng đến công ơn cha mẹ của nhiều kiếp trước, bởi vì con người đã phải luân hồi nhiều kiếp làm người, mỗi một kiếp người đi qua là phải nhờ ơn của một đấng sanh thành, cho thấy đạo Hiếu đứng đầu đạo lý thế gian. Kinh Nhẫn Nhục viết rằng: “Điều thiện tối cao không gì hơn hiếu; điều ác, ác nhất không gì hơn bất hiếu.” Kinh Tập Bảo Tạng dạy rằng: “Làm con đối với cha mẹ đem lễ mọn cúng dường thì được phước vô lượng, làm chút điều bất thiện đối với cha mẹ thì tội cũng vô lượng.” Trong kinh Tam Thừa Chơn Giáo, trang 49 có đoạn: Hiếu đạo vốn cang thường số một, Luận cho thông cho tột lẽ mầu, Để đền đáp lại ân sâu, Công sanh công dưỡng dãi dầu biết bao. … Người thế gian phải tường chữ hiếu, Nơi đạo tràng mở khiếu lên cao, Hiếu thân truyền cảm rạt rào, Ấy đường chánh đại Trời trao lẽ thường. Thầy Tăng Tử viết: “Hiếu giả bách hạnh chi tiên, hiếu chí ư Thiên tắc phong vũ thuận thì, hiếu chí ư địa tắc vạn vật hóa thành, hiếu chí ư nhân tắc chúng phúc hàm trăng.”11. Minh Tâm Bửu Giám. Nghĩa là hiếu thảo là đầu cội rễ mọi tánh hạnh ở đời, hiếu thấu đến Trời thì mưa thuận gió hòa, hiếu thấu đến đất thì muôn việc hóa sanh thạnh mậu, hiếu thấu đến người thì mọi điều phước sẽ đến với mình. Hạnh Hiếu nơi người là một tiềm lực mạnh mẽ, không chỉ tác động đến phần âm chất của con người mà còn gây ảnh hưởng đến thiên nhiên vạn vật, góp phần vào sự an định thời tiết giúp cho thế giới con người được an lành. |
Người xưa nói: “Thiên kinh vạn điển hiếu nghĩa vi tiên” là như thế. Tạm Kết Mỗi năm một lần, khi mùa Vu lan trở về, là dịp để nhắc nhở con người giữ lòng hiếu thảo đối với cha mẹ. Thực hành chữ Hiếu, có người cúng dường, làm từ thiện, phóng sanh, làm nhiều công quả xây dựng chùa thất, xuống tóc ăn chay trọn tháng bảy…Tất cả những việc làm đó, nhằm mục đích hồi hướng công đức cho cha mẹ tại tiền hay đã khuất. Nhưng chúng ta hãy nghe và khắc cốt ghi tâm lời Đức Phật dạy: “Những ai đền ơn bằng nuôi dưỡng, cúng dường cha mẹ với của cải vật chất, tiền bạc thời không bao giờ đủ để trả ơn cha mẹ. Nhưng này các tỳ kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, thì khuyến khích cha mẹ an trú vào lòng tin; đối với cha mẹ theo ác giới, thì khuyến khích hướng dẫn cha mẹ vào thiện giới. Đối với cha mẹ xan tham, thời khuyến khích hướng dẫn cha mẹ an trú vào bố thí. Đối với cha mẹ theo ác trí tuệ, thì khuyến khích cha mẹ an trú vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các tỳ kheo, tức là làm đủ và trả ơn đủ cho cha mẹ.”22. Tăng chi bộ kinh, tập 1, tr.75. Kinh Cao Đài có câu: “Tu hành là đạo đứng đầu nhơn gian.” Câu kinh này đã khẳng định, mọi việc đền đáp công ơn cho cha mẹ về mặt hữu thể, chỉ giúp chúng ta báo hiếu trong một thời điểm nhất định, giỏi lắm chỉ trong một kiếp hiện tại mà thôi. Nhưng nếu khéo léo hướng dẫn cha mẹ một cách tôn kính vào đường đạo đức và đạo pháp, từ đó, cha mẹ giác ngộ tinh tấn tu hành giải thoát khỏi cảnh luân hồi sanh tử, thọ hưởng trường tồn bất sanh bất diệt nơi cõi Thượng Thiên Vô Cực, được như thế mới toại chí của những người con thật sự hiếu thảo với cha mẹ. |
|