Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Trong một lần lâm đàn trợ giúp các vị hướng đạo thực thi đạo sự, Đức Quảng Đức Chơn Tiên ...
-
Các ngươi có biết vì sao nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ phải dùng bằng huyền diệu cơ bút ...
-
Thời kỳ Tam Quốc (Hoa phồn thể: 三國, Hoa giản thể: 三国, Pinyin: Sānguó) là một thời kỳ trong lịch ...
-
Câu 6 : Hầu khi xuất vía, non bồng lần lên. Câu 7 : Tìm ra lý chánh, luật thiên . Câu ...
-
Ở vào thời Kí tế, việc lớn đã xong, còn những việc nhỏ cũng phải làm cho xong nữa, thì ...
-
Trà Đạo /
Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối ...
-
Đại Đạo không phải là tôn giáo lớn. Cái lớn của Đại Đạo là khả năng nối kết con người ...
-
Từ xưa nữ lưu tùy tùng nam giới, ấy là lẽ âm dương đạo pháp tôn ti. Nay trong cơ ...
-
Mùa Trung Nguơn tháng 7 năm Quý Tỵ 1953, tại Thánh tịnh Tam Thanh – Cao Minh Quang ở Long ...
-
Điểm nhấn trong Chương trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội vừa được Thủ tướng Chính phủ ...
-
Trong Tờ khai Đạo ghi ngày 07-10-1926 (nguyên văn bằng tiếng Pháp), được tiền bối Lê Văn Trung gửi cho ...
-
. Who founded Caodaism? CaoDaism was founded in Vietnam at the beginning of the 20th century by Cao Dai, the Supreme ...
Huệ Ý
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 15/07/2010
Đôi Điều Mới Nhập Tâm Từ Lời Dạy của Đức Giáo Tông về Công Phu
Muốn ra GIÁO hóa phải nên trò,
Muốn đạt chơn TÔNG lão chỉ cho,
Muốn được ĐẠI thừa xong sứ mạng,
Thì đường chơn ĐẠO phải siêng dò. CQPTGL, 01-12 Bính Dần (31-12-1986).
Muốn dạy người trước dạy mình, muốn cứu người trước phải biết tự cứu. Muốn ra giáo hóa, muốn đạt chơn tông, muốn được đại thừa, phải siêng công phu. Công phu là gốc, gốc có vững thì công quả mới lâu dài, bền bỉ. Tu sĩ là người “giáo dân vi thiện”, Đức Giáo Tông đã dạy phải học thiền định để hoàn thiện thân tâm, mới đủ điều kiện, năng lực hoàn thành sứ mạng ở cương vị của mình.
Hỡi Tu sĩ nương mình thiền định,
Phải tập lần hoàn chỉnh thân tâm,
Xa nơi đọa lạc quần âm,
Vững vàng sứ mạng mà tầm lý chơn. CQPTGL, 19-02 Bính Dần (28-3-1986).
Xin nhắc rằng Tu sĩ là bước đầu tiên,tu học, hành đạo theo Lịch trình hành đạo do Đức Lê Đại Tiên ban cho Cơ Quan, chúng ta mừng thấy có các em xin thọ pháp và tham dự các mùa tu. Ngày chúng tôi là Tu sĩ, theo làm tiểu đồng cho Đạo trưởng Tổng Lý Minh Đạo Huệ Lương (Nay là Đức Quảng Đức Chơn Tiên), Đạo Trưởng dạy: “Em rán gần các vị đạo cao đức trọng thì tự nhiên hưởng điển lành, sẽ tu học thêm dễ dàng, như trà gần sen được thơm nên tăng giá trị”. Sau khi mãn hộ tịnh khóa tu Đông Chí năm Đinh Mùi (1967) tại Thánh Thất Bình Hòa, Đức Đông Phương Lão Tổ điểm danh ban ơn cho quí vị Đạo trưởng tịnh viên và các trò thanh thiếu niên hộ tịnh cũng được dự phần. Lúc đó chúng tôi hộ tịnh, chưa được nhập tịnh, hiện nay các tu sĩ được cả hai, quí biết chừng nào. Em nào chưa thọ pháp thì cúng tứ thời, chính là công phu ở chừng mực phổ thông cho tất cả tín đồ và diệu dụng không khác nhau. Ít nhất phải được một thời, Đức Lê Đại Tiên dạy: “Bốn thời giữ một dưỡng thần.”
Đức Mẹ dạy:
Tứ thời luyện giữ cao minh,
Nuôi hồn theo nhịp câu kinh tiếng đờn.(…)
Giờ phút thiêng niệm danh Tiên Phật,
Cảm kích lòng như khất, như xin,
Như dâng hết cả chân tình,
Như nguyền đến cửa thần minh thọ truyền.
Về diệu dụng dưỡng sinh của công phu, cúng thời, ngay từ lúc Khai Đạo, Đức Chí Tôn dạy: “Trung, Con biểu Mắt phải chịu khó cúng tứ thời và nhìn Thiên Nhãn cho thường. Mỗi lần cúng cho được lâu, lâu đặng cảm lòng giáng hỏa thì hết đau mắt. Luôn dịp, Thầy nói cho các con biết: Cúng tứ thời có ích cho các con lắm, chớ không phải ích chi cho Thầy. Nếu cúng được thường thì lòng dạ mở mang, tứ chi luân chuyển, có nhiều khi tật bệnh tiêu diệt. Các con nên biết việc cúng tứ thời nghe.” Vậy thì công phu (cúng thời, tịnh) để trau tâm sửa tánh là cái gốc của việc tu hành.
Muốn siêng dò đường chơn đạo thì bắt đầu từ đâu? Con người biết rất nhiều, nhưng việc cấp thiết là chưa biết mình. Đức Giáo Tông dạy:
Một Trời, một đất, một lòng tin,
Biết đạo, trước tiên biết được mình,
Mới biết sống đời là sống đạo,
Đại Thừa sứ mạng rất phân minh. CQPTGL, 15-01 Nhâm Tuất (08-02-1982).
Chúng ta sống thường là theo bản năng, ăn, uống, ngủ, nghỉ do thói quen. Có bao giờ mình cư xử với cương vị “Chủ Nhơn Ông” chăng? Hiếm lắm. Vì vậy, biết mình, bước đầu tiên là tập điều thân, điều tâm, điều tức. Làm chủ thân, tâm, tức; nghĩa là biết mình rồi sẽ biết Đạo, biết Trời, biết Đất vì thiên địa vạn vật đồng nhứt thể. Nhờ Đức Giáo Tông Vô Vi dạy, chúng ta được biết thêm về bản chất và tiềm năng trong mỗi chúng ta. Đức Giáo Tông Vô Vi dạy: “Có khi nào chư đệ muội nhận thấy rằng chư đệ muội là tiên tại thế đấy không? Chính chư đệ muội là tiên trong tiềm thể, vì trong tiềm thể nên có khả năng thăng tiến vô hạn. Thần tiên ở trong tiềm thể, vì chư đệ muội còn mang xác thân hệ lụy, tất cả kết quả siêu thoát hay đọa lạc đều do đấy, do đó mà ra.” CQPTGL, 15-10 Bính Dần (16-11-1886).
Chúng ta có thể hiểu rằng mỗi người là một hạt mầm có cùng khả năng. Khi phát triển thành cây, cây nào tích cực thu liễm nắng, sương để đâm chồi ,nẩy lộc thì sẽ kết quả đơm hoa phong phú, chủ yếu là vận động nội lực chứ không trông chờ ngoại lực. Đức Giáo Tông Vô Vi dạy: “Loài hoa nào biết thu hút tinh hoa của nhựt nguyệt, biết tiếp nhận đủ vượng khí của đất trời thì muôn màu khoe sắc để kết quả tốt đẹp, bằng ngược lại thì sớm tàn tạ mà không thể qui trách nhiệm cho chủ vườn hoa. Chư hiền đệ muội hãy thấy chỗ đắc nhứt, đắc đạo ở hoàn cảnh bên ngoài mà thâu nhiếp chỗ đắc nhứt, đắc đạo của tâm linh.” CQPTGL, 15-7 Ất Mão (21-8-1975).
“Tự tri”- biết mình là điều kiện để “biết Đạo”, đọc được “Thiên thơ”. Trong Tam Kỳ Phổ Độ, ý niệm “Thiên thơ” được Đức Ngô Đại Tiên dạy:
Tiên Ông có bộ Thiên thơ,
Ai người sứ mạng, huyền cơ mở màn.
Đức Giáo Tông Vô Vi cũng đề cập đến Thiên thơ: “Đứng trước sứ mạng to tát trong cơ tận độ kỳ ba, chư đệ muội sao khỏi ngại ngùng lo lắng! Chư đệ muội có biết đâu:
Tiên Ông trao sẵn bộ Thiên Thơ,
Đã mấy mươi năm luống đợi chờ,
Sứ mạng Thiên ân kỳ tận độ,
Xây nền Thánh đức kịp thời cơ.” CQPTGL, 15-7 Ất Sửu (30-8-1985).
Người Pháp muốn đọc Tứ Thư, Ngũ Kinh phải học Hoa Văn. Người phàm muốn đọc Thiên thơ phải học mở huệ tâm, huệ nhãn. Chúng ta chưa mở được huệ nhãn mà Đức Chí Tôn đã trao “Thiên thơ” rồi, nhưng do:
_ Chúng ta chưa biết.
_ Hoặc biết mà chưa đọc.
_Hoặc đọc mà chưa hiểu.
Điều kiện để đọc Thiên thơ, hay hiểu Thánh ý được Đức Giáo Tông dạy: “Tự tri mới rõ câu Thánh ý, Tri nhơn rồi nhứt trí dung hòa.” Theo lời dạy của Đức Giáo Tông, “biết mình” chính là chìa khóa của huyền môn chơn đạo và bắt đầu là điều thân, điều tâm, điều tức để làm “chủ được mình” thì mới biết mình.
Công phu: động năng thực hiện mục đích, tôn chỉ, lập trường Đại Đạo. Đại Đạo có 2 mục đích: Thiên đạo giải thoát và Thế đạo đại đồng. Công phu là cùng một lúc thực hiện được hai mục đích. Đức Giáo Tông dạy:
Đắc Nhứt tâm rồi thế mới yên,
Muốn tâm đắc nhứt phải tham thiền,
Tham thiền tâm sẽ hòa muôn vật,
Hòa ấy làm nên đạo phối thiên. CQPTGL, 15-7 Ất Mão (21-8-1975).
Tôn chỉ của Đại Đạo là “Tam giáo qui nguyên, Ngũ chi phục nhất” là hệ thống chương trình hoàn chỉnh cho chúng ta tu học. Do kết quả tu học công trình, công quả, công phu mà được Đức Chí Tôn ban ơn:
Sống thì trọn đạo vi nhân,
Thác làm Tiên, Phật, Thánh, Thần khó chi. Đức Giáo Tông Đại Đạo, CQPTGL, 15-01 Tân Dậu (19-02-1981).
Lập trường của Đại Đạo là “Thuần chơn vô ngã”. Đứng trên lập trường thuần chơn vô ngã, người môn đệ của Đức Chí Tôn mới tự độ và tận độ được. Thuần là ròng, không pha tạp.Chơn là thành thật, chơn chánh, chơn tu. Muốn thế phải “vô ngã”, không còn “cái ta” nữa.
a. Có vô ngã mới tự độ được mình:
Ơn Trên dạy:
Đã dày dạn công phu chay lạt,
Chấp ngã còn, chẳng khác chi đời. Đức Di Lặc Thiên Tôn, TLTĐ, 02-01 Bính Ngũ (22-01-1966).
Vô ngã không phải là diệt ngã mà chuyển hóa nó từ hẹp ra rộng, từ riêng ra chung, tiến đến chỗ không bờ mé, không giới hạn.
Tình dân tộc đổi tình nhân loại,
Nghĩa nước non ra nghĩa đại đồng.
(Đức Lê Đại Tiên)
b. Có vô ngã mới tận độ mọi người.
Đức Trần Hưng Đạo dạy phải vô ngã, mới tận độ được qua câu đối:
Giáp Tý hiệp không gian, nhược thiệt nhược hư cảm hóa tam thiên thế giới.
Bính Dần khai Đại Đạo, vô nhân vô ngã, độ toàn cửu nhị nguyên nhân.
Đức Giáo Tông dạy “Vô ngã” một cách minh bạch và thực tế qua các công thức sau:
Công thức (I): Vô ngã = mình là mọi người, mọi người là mình.
Khi mình là mọi người, mọi người là mình, thì chỉ còn nhứt thể. Mình bịnh tức người bịnh, ghét người tức ghét mình. Sự cộng thông này là hình ảnh “hòa vào đại dương giọt nước sẽ tồn tại”. Thất tình lục dục là những chướng đạo ngăn cản sự hợp nhất của ao hồ vào biển cả để không sớm thì muộn sẽ bị khô hạn.
Đức Giáo Tông dạy: “Tất cả đều do một tâm chuyên nhứt bất thối chuyển vượt lên hết mọi phức tạp của cuộc đời thị phi đối đãi. Nếu tâm còn vướng mắc trong sự hạn hẹp cá nhân thì bảo sao thất tình lục dục không kéo lôi trì níu.
Đạo là bao la huyền nhiệm, pháp trường lưu bất tận như biển cả mênh mông, khơi khắp muôn sông ngàn rạch, khi tán muôn phương, khi tụ về biển cả, nên dòng nước của cơ cứu độ vẫn luôn khơi chảy khắp để đem lại sự mát mẻ cho muôn loài, không như nước ở ao hồ, cũng là nước nhưng nó bị hạn hẹp trong sự chứa đựng của nó nên không khỏi bị khô cạn bởi sức nóng của thái dương.” CQPTGL, 15-01 Nhâm Tuất (08-02-1982).
Mọi người đều là con của Đức Chí Tôn, không có ai là người thù, không có ai là người ghét của chúng ta.
Đức Giáo Tông dạy:“Người sứ mạng Thiên ân chiến thắng được khi nào làm cho kẻ thù trở nên thân, người ghét trở nên bạn. Có như thế thì Xuân mới vĩnh viễn trường tồn trong lòng người Thiên ân sứ mạng, phàm nhân trở nên Thánh nhân trên con đường tự độ. Do đó, đối với tôn giáo nào cũng có qui điều, giới luật để người hành giả tu luyện thân tâm đến độ ly gia cát ái để xem mình là mọi người, mọi người là mình mới đạt thành kết quả trên đường hành đạo.” CQPTGL, 14-01 Canh Thân ( 29-02-1980).
Công thức (I) này giúp chúng ta phá bỏ những hàng rào ngăn cách để cùng mọi người anh, em trở thành nhứt thể.
Công thức (II): Vô ngã = thương yêu mà không có đối lập, trách nhiệm mà không có hậu ý:
Công thức II mang tính chất hành động trong cụ thể đời sống xã hội. Trong quan hệ xã hội:
- Một là về mặt chủ thể, người môn đệ của Đức Chí Tôn chỉ được quyền thương yêu mọi chủ thể khác, vì đó là anh em. Anh em ghét nhau thì không thể trở về với cha mẹ. Đức Chí Tôn dạy: “Con không thương được kẻ ghét mình thì không gần Thầy.”
- Hai là chúng ta làm việc cho anh em không tính toán mà với trách nhiệm cao. Đức Giáo Tông dạy:“Người tu (…) phải hòa mình vào mọi cảnh, mọi giới, có thương yêu mà không có đối lập, có trách nhiệm mà không có hậu ý, dễ thương dễ mến hơn người thì mới độ được người, bằng chẳng được vậy thì không nên được việc gì mà càng thêm mệt mỏi.” CQPTGL, 15-01 Mậu Ngọ (21-2-1978).
Một đạo hữu đã nói đến chữ “KHỎE”:
- Khỏe vì lúc nào mình cũng vui.
- Khỏe vì không ai là người thù, nên lúc nào cũng ăn no, ngủ yên.
- Khỏe vì làm việc mà không cầu, không chờ, không muốn có bù đắp, nên lúc nào cũng thanh thản.
Đức Giáo Tông dạy:“(…) những người đã giác ngộ thì phải chấp nhận đạo lý thuần chơn để xây dựng cho cuộc đời mà không ranh giới lãnh vực nhân – ngã. Làm được như vậy, Tiên, Phật, Thánh, Thần cũng không khác.” CQPTGL, 15-4 Bính Thìn (13-5-1976).
Công thức (II) vô ngã là phương châm để hòa quang hỗn tục, hòa đời hợp đạo.
Công thức (III): Vô ngã = vô tư = vong ngã.
Muốn vô tư chúng ta phải học theo trời, đất, nhựt nguyệt: Trời không che riêng. Đất không chở riêng. Nhựt, nguyệt không chiếu riêng. Người vô tư là người học được cái tâm của Trời Đất. Đức Giáo Tông dạy: “Chư đệ muội hãy lấy tâm thiên địa để mà tu, và hòa mình cùng vạn vật để mà sống.” Có tâm thiên địa thì mới vong ngã, có vong ngã mới vị tha, có vị tha mới tận độ. Như vậy chúng ta có thể phát biểu: điều kiện cần và đủ để tận độ là vô ngã. Có thế mới hoàn thành được sứ mạng mà Đức Chí Tôn giao phó. Đức Giáo Tông dạy: “Bảo chư hiền trải lòng bác ái thiên địa chi tâm, học đạo thời trung mà hành đạo để cho guồng máy Đạo được luân lưu trên dòng đời sâu cạn để thực hiện sứ mạng độ kỷ độ nhân thì chư hiền phải phá chấp, vượt ngoài nhân ngã; có như vậy mới không bị quần ma biến tâm thiên địa thành tâm phàm tục biệt phân, tự đóng khung vào chỗ chật hẹp ích kỷ, tự cột chân bó gối giải đãi biếng lười, không làm lợi ích gì cho ai, mà chính mình cũng đắc tội cùng Trời đất.” CQPTGL, 15-02 Nhâm Tuất (10-3-1982).
Đức Giáo Tông ban cho chúng ta tâm tương tửu để sáng lòng thấy tánh thực hiện mục đích, tôn chỉ, lập trường của Đại Đạo.
Tâm tương tửu dễ nhường Tiên tửu,
Biết say men chí bửu Thiên ân,
Giúp cho tánh đạo sạch lần,
Diệt trừ tư hữu ngã nhân pháp quyền. CQPTGL, 29-12 Mậu Ngọ (27-01-1979).
Cùng với sự ban ơn của Đức Giáo Tông, chúng ta phải phấn chấn tu học, công phu siêng cần để sớm đạt vô ngã hầu “Cùng Trời đồng nhứt, cùng Đạo ứng thông.” Ai đã thọ pháp và ai chưa thọ pháp xin nghe lời dạy của Đức Giáo Tông:
Huyền môn ai hỡi có cùng không,
Vượt đến tìm ra đấng chủ ông,
Phá chấp trừ mê lìa vọng ngã,
Nhích chơn liền đến cõi cùng thông. CQPTGL, 15-7 Kỷ Mùi (06-9-1979).
Công thức (III) vô ngã vừa giải quyết được đạo sự ở thế gian, vừa giúp chúng ta siêu xuất thế gian huyền đồng cùng Trời, đất, nhựt nguyệt.
KẾT LUẬN
1. Hiểu được tầm quan trọng của công phu thì cấp nào cũng siêng cúng, siêng tịnh, nhờ đó thân, tâm được lành, mạnh, gắn bó việc học, tu, bồi công lập đức.
2. Bước đầu công phu là điều thân, điều tâm, điều tức để tự biết mình, rồi hiểu Thánh ý mà học, tu, hành đạo.
3. Có hành thâm công phu thì mới đủ năng lực mà hoàn thành mục đích, tôn chỉ, lập trường Đại Đạo.