Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Tam giáo Việt Nam đã có một lịch sử lâu dài, kể từ thế kỷ I, II trở đi, cho ...
-
Đức Trần Hưng Đạo dạy tại Thiên Lý Đàn, Tuất thời mùng 10 tháng 04 Ất Tỵ (10.5.1965)
-
"Người sanh ra bởi Đạo, thì Đạo tức là người, thì người phải làm sáng cái Đạo, tức là người ...
-
"Mẹ ước mong sao lòng các con cũng phải chí thành vô hạn mới có thể thấu hiểu được lý ...
-
Bất kỳ trong xã hội nào trên hoàn cầu này, đều có cảnh trạng : người thì nhà cao cửa ...
-
Nhìn lại cơ Đạo, từ sơ khai đến khi hình thành và phát triển sẽ ghi nhận được những bước ...
-
Theo Tự Điển Tiếng Việt (1991) của Viện Ngôn Ngữ Hà Nội, Ý thức hệ được định nghĩa như sau: "Ý ...
-
Thềm xuân rực rỡ cánh hoa mai, Giá hạc thừa lương đến cõi này, Thăm viếng con hiền câu đạo lý, Dặn dò ...
-
THI Đạo tâm tại hề Phật tại tâm, Vọng cầu bôn ngoại thị hôn trầm, Nhơn nhơn tự hữu Như Lai tánh, Tánh đắc ...
-
Cao Đài – nguyên lý về tính nhất thể trong tôn giáo Cao Hoàng Phong, Võ Văn Tâm, Nguyễn Quang Thoại Là ...
-
Có thể nói "Sứ mạng Nho tông chuyển thế" trong giáo lý Cao Đài là một ý niệm không đơn ...
-
Tóm lược. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày phương pháp phân tích ý nghĩa biểu tượng nghi lễ ...
Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 29/12/2009
Khai tịch đạo va Khai minh Đại Đạo
Nói đây không phải để cho Nam Thành Thánh thất, mà để xây dựng một tinh thần cho toàn Đạo trong hiện tại và tương lai làm tròn sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ. (…)
Ngày 23 tháng 8 là ngày Khai Tịch Đạo trên bình diện pháp lý thế đạo. Ngày lễ hôm nay đã đánh dấu một ngày trước đây đã đi vào lịch sử của văn minh nhơn loại, một chứng nhân của cuộc đời, một xác định của văn kiện thế gian đã ghi nhận. Chính giờ phút ấy, một động lực thúc đẩy tiến đến công cuộc hoằng khai Đại Đạo, Rằm tháng 10.
Hơn nữa, nó cũng thể hiện một chấp nhận thực sự của con người về hiện hữu không thể từ chối được của Đại Đạo. Sứ mạng cứu thế đã chánh thức trải dài trên đường tối âm u thế sự. Sứ mạng này hiển nhiên huy hoàng và sáng chói đến tận cuối thời gian và không gian. Dòng lịch sử của đời dầu muốn hay không muốn, đã đánh dấu một bước tiến, một giá trị không ngờ. Thời gian chờ đợi trang điểm lên khuôn mặt của sứ mạng mới, không gian sẵn sàng để thử thách mọi bước chân của sứ mạng mới. Con người hãy hãnh diệnlên vì ánh sáng đã đến với bóng đêm. Con người hãy vui mừng lên vì nguồn suối tươi mát đã khơi dòng giữa cuộc biến thiên nóng bỏng của đời. Nhân thế đã chấp nhận bằng cái hờ hững để hứa hẹn một sự nồng nàn thắm thiết về sau. Thời đại mới, hãy khơi động một lối đi vững chãixây dựng một thế hệ mới cho đâm chồi nảy tược.
Hỡi ai đã vun phân tưới nước, đã cẩn thận, hãy cẩn thận hơn, đã siêng năng, hãy siêng năng hơn và thánh thiện, hãy thánh thiện hơn ! Thế cuộc sắp đi vào mùa đông rét buốt. Đại Đạo, một cứu cánh của Đức Thượng Đế, đã soi rọi vào cuối nẻo âm u để dẫn đường cho nhơn sanh sóng chân về thánh địa. Đoàn người bước trước của dân tộc được chọn đã hi sinh bằng mọi cách để Khai Tịch Đạo.
Ngày Khai Tịch Đạo là ngày gióng tiếng chuông cảnh giác để kêu gọi nhân sinh hãy chuẩn bị tâm linh trong mùa Thu, sẵn sàng trước mùa Đông tiến tới. Ngày Khai Tịch Đạo, Hai mươi ba tháng tám là ngày Thiên cơ hé mở để hòa hợp với tác động của thế nhân. Tác dụng của ngày này là nhằm vào cuộc diện tận độ kỳ ba của non sông nhân loại.
Khai Tịch Đạo để ánh sáng soi rọi vào các giá trị, các đổ vỡcủa xã hội nhơn loài. Có hiểu được đối tượng mới khắc phục được đối tượng, có rõ đượctha nhân mới xây dựng được tha nhân. Cái giá trị vĩ đại nhất của ngày Khai Tịch Đạo không phải là uy quyền cai trị của đạo pháp, mà trái lại, chính là sự giải thoát cường quyền, khai phóng mọi ràng buộc chèn ép của khuôn khổ ngăn cách, để khơi nguồn mạch sống tràn lan huyền diệu trên tâm linh của con người cũng như thế sự. Quyền pháp lần đầu tiên đã khai sanh vi diệu dưới ngọn đèn pháp nhân của cuộc đời, một dấu vết lịch sử, một biến cố lịch sử đâu phải để cho thiên hạ ngày sau nhắc nhở, cúng bái hay thương tiếc.
Mỗi một biến cố, một hoạt động trên lịch sử đều mang mặc một mục đích để đạt đến kỳ vọng cao siêu. Những người đi sau phải thấu hiểu lòng thể hiện hoặc thâm sâu của công cuộc, ngõ hầuchồng chất, quyết tâm tiếp nối sứ mạng của người đã đi qua và đã nằm xuống. Đừng thiển cận quên mất để cái giá trị đó chôn vùi theo thời gian, theo những hời hợt của dòng đời.
Người làm việc nghĩa, người phụng sự Thiên cơ, người vạch lối chỉ đường cho xã hội, cho nhân loài đâu phải để cho người đi sau mình hàng năm nhắc nhở, nhớ đến và cúng tế. Nếu chỉ có bấy nhiêu ấy thì cái giá trị chính đó không cao hơn gì ngọn cỏ lau tranh
Đành rằng người tiếp nối đi sau, dĩ nhiên bổn phận là nhắc nhở tôn thờ. Điều quan trọng để nhớ ơn và thể hiện tinh thần, người tiếp nối phải làm thế nào để người ra đi không hờn tủi vì chưa ai biết đến cái kỳ vọng để đạt đến tiêu đề thâm diệu của tâm hồn mình qua những việc đã làm lúc hiện tiền. Đó mới chính là bổn phận của những ai đi sau.
Nhắc lại một lần nữa ở đây, hiểu hết toàn diện các sự kiện đã trải qua, tôn thờ sự kiện ấy, truyền bá và tiếp nối, mới là ý nghĩa của mỗi khi làm lễ kỷ niệm nào, và đừng nghĩ là dịp lễ bái, dịp trưng bày của một phạm vi nào mà lu mờ chánh pháp của Đại Đạo.
Điều mà Bần Đạo muốn nói với toàn Đạo hôm nay là sự sáng tỏ của ngày Khai Tịch Đạo.
Bần Đạo đến với nhơn sanh hôm nay là để làm cho toàn Đạo hiểu rõ ý nghĩa ngày hai mươi ba tháng tám. Có sáng tỏ được Thiên ý và nhân sự mới vững vàng hăng hái tiến hành trên đường thế Thiên hành hóa. Có sáng tỏ được ý nghĩa ấy mới thấy được trách vụ của người hành đạo, người hướng đạo là trọng đại. Có sáng tỏ được như vậy để tìm hiểu tất cả bề mặt lẫn bề trái của cuộc đời để hầu đem Đạo dựng đời trở nên thuần lương thiện mỹ
Một chuỗi diễn tiến khi Chí Tôn đến Việt Nam này để khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, từ Dương Đông Phú Quốc, từ Vĩnh Nguyên Tự đến Thánh thất Cầu Kho hay Nam Thành Thánh thất, đến Gò Kén rồi Tây Ninh. Mỗi một nơi đều có một công trạng, một lịch sử riêng biệt của từng chuỗi, những đặc thù của nó vẫn là một xâu chuỗivà một dân tộc được chọn có sứ mạng trong Tam Kỳ Phổ Độ. Từ cái thai nghén đến khai sinh trưởng thành to rộng không một khoảng cách nào. Để thành hình, từ cái vỏ hột nhân đến cái mầm hột nhân, sự sanh cây trổ lá nẩy tược sanh cành, đơm hoa kết quả, mỗi một giai đoạn đều có đặc tính riêng biệt của nó, nhưng trên sự diễn tiến vẫn liên tục để trưởng thành.
Thời kỳ truyền Đạo trong tam kỳ phổ độ cũng vậy. Thượng Đế đến trần gian cũng phải tạm mượn những phương tiện, tiến hành những giai đoạn để cứu rỗinhân loài trong thời mạt hạ.
Đại Đạo khai minh Kỳ Ba độ tận nhân loại trên mọi phương diện của cuộc đời. Thế nên sứ mạng trọng đại của người hướng đạo phải được xem là cần thiết và liên tục để thực hiện mục đích tối thượng cùng hoài bãotrọng đại của Chí Tôn Thượng Đế.
Hỡi ai là những hàng Thiên phong chức sắc ! hỡi ai là những bực hướng đạo độ đời ! hãy ý thức trách nhiệm của mình để đi gần lại nhau, đem tình thương yêu hòa ái chan hòa cho nhau, đem những kinh nghiệm sống hỗ trợ cho nhau. Hãy giữ gìn quyền pháp đạo luật. Hãy bảo trọng Thánh thể của Chí Tôn. Chung nhau thị hiện mục đích cao cả ấy là Đạo cứu đời. Đừng chia tay xẻ cánh, đừng mượn chiếc áo chức sắc Thiên phong để gói cái ta trong đó. Được vậy thì ngày hòa hiệp thành Đạo không phải còn xa vời.
Đây Bần Đạo trở lại vấn đề ngày hai mươi ba tháng tám. Ngày này là ngày Khai Tịch Đạo để mọi người trong tâm thành chí thiện, ý thức kết hợp thành một khối, để chuẩn bị đủ dữ kiện cho ngày Rằm tháng mười, Khai Minh Đại Đạo trước nhân loài, trước quốc tế. Hai việc làm, hai thời kỳ có hai tác dụng. Một là hướng ngoại để xem thấy cuộc đời là đau thương khổ lụy hầu tìm phương cứu độ; một hướng nội để biết mục đích căn bản của Đạo và cứu cánh của Đạo để liệu sức mình hầu thị hiện cho có kết quả.
Khi còn sanh thời, một lần Bần Đạo đã nói : Trong mỗi người có hai phần : một là cái ta, con người bằng nhục thể, hai là chức sắc thiên phong. Cả hai vẫn là tôi tớ của Thầy. Nhưng dầu tan xương nát thịt một kiếp sống tạm bợ của cái ta này không đâu lấy chi gọi rằng hại, duy cái hại là trách vụ chức sắc thiên phong không thi hành đúng mục đích và hoài bão đối với nhơn sanh, với hiện tình cơ Đạo. Trước mắt Thầy, tính coi tội lỗi biết mấy. Đó là bổn phận không nhất thiết dành riêng cho Tòa Thánh Tây Ninh mà là của tất cả hướng Đạo Thiên phong chức sắc trong Đại Đạo.
Hỡi những hàng thiện tâm hành đạo ! hỡi những bậc hướng đạo độ đời ! hãy nhìn đêm trường dày đặc mà cố thắp lên ngọn đuốc soi đường. Hãy nhìn hố sâu vực thẳm mà sẵn sàng dừng chân bên bờ. Hãy nhìn dòng thủy triều đang dâng là lo dọn nhà đóng bè. Hãy can đảm dũng mãnhnhận lấy trách nhiệm trước nhơn sanh để gióng hồi chuông cảnh tỉnh, kéo con người trở về với cuộc đời thực tại. Hãy đem những liều thuốc thần diệu mà trị lấy chứng bịnh trầm kha của cuộc đời ly tán. Đừng yếu hèn, đừng nhút nhát, đừng trốn tránh trách nhiệm trước con bịnh đang hoành hành thì dầu sớm muộn rồi cũng chỉ sót lại một người cuối cùng thế thôi.
Ngày Khai Tịch Đạo tháng 8 năm này, để nhắc nhỡ cho những ai đã ưu tư vì Đại Đạo, đã đồng lao cộng khổ trên quãng đườngdài tế nhân độ thế, kiểm điểm lại quá trình hầu tìm phương tiến tới. Một dân tộc được chọn ! một dân tộc được đặc ân trong trách nhiệm, hãy hoan hỉ tràn ngập tâm linh để đón nhận mọi trách nhiệm. Đừng để phải hối hận nuối tiếc mà nhìn đoàn người chết khát bên bờ suối, đàn chiên chết đói trên đồng cỏ xanh, đoàn người chết đói bên vựa lúa vô tận.
Những bóng đen chập chờn bao phủ trùm lên số kiếp của mỗi dân tộc. Người hướng đạo phải vượt mình lên trên mọi khuôn khổ nhỏ hẹp để quan sát toàn diện cuộc đời. Quan sát để thấy rõ chứng bịnh triền miên. Quan sát để biếttận cùng bề mặt lẫn bề trái của cuộc đời để tìm phương cứu chữa. Đó là mặc nhiên đặt mình vào cuộc đời để hướng dẫn cuộc đời từ tối tăm ra xán lạn, từ đau khổ đến hạnh phúc, chớ không phải quan sát cuộc đời để vì đời rồi sa lầy vào bến mê tân khổ của cuộc đời.
Đạo có thành hay không là do người hành đạo, bực hướng Đạo ý thức để thực hành đến mục phiêu của Chí Tôn đã vạch. Đạo thành là ngày muôn dân đồng hát câu tình thương hòa ái và tiến bộ. Có như vậy, ngày kỷ niệm Khai Tịch Đạo cùng Khai Đạo hằng năm mới đúng ý nghĩa của nó.