Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
14/05/2008
Viêt Nguyên

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 04/06/2010

Dâng Lễ Nơi Thánh Thất

"Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền,

Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên,

Đạo mầu rưới khắp nơi trần thế,

Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên"

Lời kêu gọi của Thầy từ buổi đầu khai đạo Kỳ Ba, lời hứa với chúng sanh khắp hoàn cầu, tu để được cứu, tu đi sẽ hưởng ân thiên. Ân thiên đến với người tín đồ mới nhập môn, còn nhiều bở ngỡ, chưa hiểu thông lẽ Đạo, ân thiên đến với toàn chúng sanh.

Ân thiên còn thể hiện qua pháp môn Tắm thánh, qua pháp môn Hồi hướng Linh châu:

"Tam kỳ đại xá khai môn đảnh"


Khi bước chân vào cửa Đạo từ lúc còn bé thơ hoặc lúc trưởng thành với pháp nhập môn, mọi tín đồ đều được Thượng đế khai môn đảnh trên đỉnh đầu là đặc ân của buổi Tam Kỳ.

Môn đảnh đã khai mở, người tín đồ dễ dành đón nhận "Đạo mầu" chan rưới không dứt khắp trần gian. Nhưng đón nhận bằng cách nào và gìn giữ thế nào để trọn hưởng ân thiên?

Theo Pháp Chánh Truyền và Tân Luật, người tín đồ phải về chầu lễ tại Thánh thất ít nhất hai kỳ đàn lệ mồng một và rằm hàng tháng. Trong mỗi buổi lễ, qua sự dâng lễ của vị Lễ sanh Đầu Họ cùng toàn thể tín đồ đang quì cúng, tâm thanh tịnh, tinh thần hồi hướng, mắt nhìn Thiên nhãn, điễn quang của Thầy Mẹ phủ đầy đàn tràng, đọng ở bộ đầu mỗi tín đồ nhất là vùng đỉnh đầu đã khai môn đảnh. Nhưng với năng lực tu tập còn non nớt và sơ cơ của

mỗi người tín đồ liệu có thể giữ gìn và chuyển hoá "Đạo mầu" được ban hay khi ra về khỏi Thánh thất sẽ bị phát tán và mất đi?


May thay, trong pháp môn Kỳ Ba, Thượng đế dụng nghi thức qùi cúng để dâng lễ, trong tư thế này, người tín đồ sẽ không bị mệt mỏi và lơi lỏng tinh thần qua một số động tác qùi, chấp tay (với ấn Tý trước ngực), lạy, và khi cuối xuống gật đầu vào điểm giao của hai ngón tay cái trên hai bàn tay xòe ra và xấp lại. Chúng ta hãy nghiên cứu lại một số động tác mô phỏng qua các hình vẽ (1), (2), (3), (4) dưới đây:

""

Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4


1: Vĩ Lư 2: Giáp Tích 3: Ngọc Chẩm

Hình 1 biểu diễn tư thế người tín đồ đang qùi (đã cắt bớt phần chân cho gọn hình vẽ) .

Hình 2 biểu diễn huyệt Vĩ Lư đang chuyển trạng thái ở đốt sống lưng tại điểm 1.

Hình 3 biểu diễn huyệt Giáp Tích đang chuyển trạng thái ở đốt sống lưng tại điểm 2.

Hình 4 biểu diễn huyệt Ngọc Chẩm đang chuyển trạng thái ở đốt sống cổ tại điểm 3.

Sau mỗi bài tụng bửu cáo, người dâng lễ đều lạy và 12 lần gật (Ngọc Hoàng bửu cáo) và 9 lần gật (ba bài bửu cáo còn lại). Qua mỗi hành động gật, phần trán của đầu tiếp đất qua tiếp xúc giữa huyệt chân mày với điểm giao giữa hai ngón tay cái, làm như một chấn động để chuyển điễn quang đang tập trung trên bộ đầu sẽ chạy dọc theo cột xương sống gây tác động dương quang vào các huyệt đạo Ngọc Chẩm, Giáp Tích, Vĩ Lư, lan toả sang 12 đường kinh lạc, rồi chuyển dần xuống mũi chân cái, bàn chân và vào mặt đất.


Đọc tiếp : http://nhipcaugiaoly.googlepages.com/dangle
Viêt Nguyên

Mong sao em mến hiểu lòng này,
Sắp xếp gia đình cho khéo tay,
Dành để ngày giờ hành đạo sự,
Tô bồi âm chất mới là hay.

Đức Vân Hương Thánh Mẫu, Chơn Lý Đàn, 26-01 Quý Sửu, 28-02-1973

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây