Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Lịch sử thánh thất Paris / Quách Hiệp Long

    LỊCH SỬ THÁNH THẤT PARIS Ghi lại lịch-sử thành-lập Thánh-Thất Cao-Đài Paris là để tưởng-nhớ đến những người tiền-phong đã không ...


  • Trong lịch sử nhân loại, từ mấy ngàn năm, do nhu cầu tâm linh của con người, các tôn giáo ...


  • “Nhân bản có sáng chói, con người mới cảm thấy mình là con người. Hãy tạo thế nhân hòa ! Hãy ...


  • Biết tiềm thức còn chôn đủ nghiệp, Khi móng lên mau kịp ngăn phòng; Ma ngoài hiệp với ma trong, Ngơ đi chớ ...


  • THỜI KỲ MẠT PHÁP / Thư viện Hoa sen

    Thời kỳ mạt pháp là thời kỳ được bắt đầu từ sau khi đức Phật nhập niết bàn 1500 năm, ...


  • Học tập Thánh giáo – Tháng 6 nhuần năm Đinh Dậu 2017 Trúc Lâm Thiền Điện, 20-10 Quý Sửu (14-11-1973) Học tập ...


  • Xuân bất diệt / Hội Đồng Tiền Bối Đại Đạo

    Hội Đồng Tiền Bối Đại Đạo dạy tại NTTT vào ngày Mùng 1 tháng Giêng năm Canh Tuất 1970


  • Tuy căn trí chúng sanh vô lượng, pháp môn vô lượng; hành giả không nhứt thiết phải khảo sát và ...


  • XUÂN TÂM và TÂM TƯƠNG TỬU / Đức Lý Giáo Tông

    Mới nhắm mắt bóng câu, hành giả đã vượt qua hết một chu kỳ ngắn ngủi, để ngắm lại hay ...


  • Cầm thú phải phục tùng bản năng, chúng không có chọn lựa nào khác. Còn con người? Con người phải ...


  • Nhắp chén trà sen vị ngạt ngào, Hương xuân nồng ấm thú tiêu dao, Kìa hoa hoa nở vì ai đó, Theo luật ...


  • Tạo thế nhân hòa / Đạt Tường

    Không phải đến bây giờ, mà đã từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, ý niệm "nhân hòa" đã ...


19/06/2007
Thanh Niên Online

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/02/2010

Tương Phật độc đáo

Đó là tượng tạc nhà vua mặc triều phục đang quỳ, hai bàn tay vua cung kính mở rộng để trên mặt phẳng, tương xứng với thân vua đang trong tư thế cúi lạy và mang trên lưng một pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen. Tương truyền tượng này do chính vua Lê Hy Tông sai tạc để tỏ lòng sám hối của mình sau sự kiện thiền sư Tông Diễn thuộc phái Tào Động đời thứ 37 vào kinh dâng ngọc khai thị. Theo nhiều nhà nghiên cứu, khoảng năm 1678, vua Lê Hy Tông có lệnh buộc tăng ni phải lui về chốn núi rừng, thôn xóm vắng vẻ để hành đạo, chứ không được ở kinh đô Thăng Long nữa. Nghe tin này, thiền sư Tông Diễn, bấy giờ đã đắc pháp ở chùa Vọng Lão trên Yên Tử, đã xuống núi đến kinh thành xin yết kiến nhà vua để dâng một hộp ngọc. Khi được triệu vào cung, dâng hộp lên thì bên trong chỉ có một tờ biểu kể rõ lợi ích của việc ứng dụng Phật pháp vào chính sự, nhằm đưa đến thái bình thịnh trị, cứu đời an dân như đã thấy ở đời Lý - Trần. Lợi ích này rõ ràng và tỏa sáng như một viên ngọc quý, tuy vô hình nhưng không bị thời gian và lịch sử hủy hoại. Vua đọc xong bèn thỉnh thiền sư đến tham vấn, hỏi đạo. Được thiền sư giải đáp trôi chảy và nêu lên những báo ứng không tránh khỏi của tội hủy báng, ngăn trở hoặc bài xích Phật pháp, vua Lê Hy Tông tỉnh ngộ sai tạc tượng sám hối trên.

Hiện pho tượng này còn đặt tại chùa Hòe Nhai (tức Hồng Phúc tự) là nơi thiền sư Tông Diễn cuối đời đã về hoằng pháp ở đó và cho khắc 2 bộ kinh tối thượng là Hoa nghiêm và Pháp hoa trước khi sư thị tịnh vào năm Kỷ Sửu 1709. Ngày nay, chùa tọa lạc số 19 Hàng Than, quận Ba Đình, Hà Nội. Tượng được nhiếp ảnh gia Võ Văn Tường thu vào ống kính trong một dịp hành hương ra Bắc.

Thanh Niên Online
Tương Phật độc đáo / Thanh Niên Online

Học đạo để nên người thánh thiện,
Tu hành cần rèn luyện thân tâm,
Có thân, thân chớ đọa trầm,
Có tâm, tâm chớ lạc lầm phàm phu.

Đức Đông Phương Lão Tổ, CQPTGL, 04-6 tân Dậu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây