Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Các nhà khoa học, nhân chủng học cũng như các tôn giáo đều công nhận CON NGƯỜI là một sinh ...


  • Đạo lý chính là sự bình đẳng giữa người và người, giữa dân tộc nầy với dân tộc khác. Nên ...


  • Cao Đài Nhứt Bổn / Ban Biên Tập

    Cao Đài nhứt bổn Từ khi con người có mặt trên địa cầu, điều mong muốn đầu tiên là sự sống, ...


  • Xuân sứ mạng / Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo

    Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo dạy tại Cơ Quan PTGLĐĐ vào ngày CQPTGL vào Giao Thừa Năm Đinh ...


  • Lê Quý Đôn nguyên là Lê Danh Phương, tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đường, sinh ngày 2-8-1726, trong một gia ...


  • PHONG CÁCH THƯỞNG XUÂN CAO ĐÀI Giáo sĩ LẬP HẠNH Từ Đông sang Tây, từ xưa đến nay, mọi người đều tỏ ...


  • Thiên Nhãn / Thiện Chí

    Thánh tượng Thiên Nhãn của đạo Cao Đài hiện ra lần đầu cho người đệ tử đầu tiên thấy được ...


  • Nhân ngày mùng chín tháng Giêng là Khánh Đản của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, là Thầy, là ...


  • 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH Tam công trong đạo Cao Đài gồm công quả, công trình và công phu, là ...


  • ĐẠI BI CHÚ / Phatviet.com

    Ý NGHĨA THẦN CHÚ ĐẠI BI Thời Phật còn tại thế, ở núi Bồ đà lặc ca, tại đạo tràng Bảo ...


  • Sống tự nhiên / Đức Vô Cực Từ Tôn

    Các con tu luyện là để biết sống cái sống chơn thường tự nhiên tự tại của các con. Sanh ...


  • Sau 14 năm làm vua, theo truyền thống của nhà Trần, Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông, ...


23/12/2010
Đạt Tường

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 27/12/2010

BÀI HỌC KHAI MINH ĐẠI ĐẠO

BÀI HỌC KHAI MINH ĐẠI ĐẠO
Khai Minh Đại Đạo là một trong vài lễ trọng hàng năm của Cao Đài giáo. Như lời hướng dẫn của Thiêng Liêng, khi tổ chức một lễ kỷ niệm nào là dịp ôn lại truyền thống cùng nâng cao lòng quyết tâm tiếp nối sự nghiệp của người đi trước. Năm nay, để thành tâm hiến lễ Kỷ Niệm Khai Minh Đại Đạo, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại bài học ẩn chứa trong những chi tiết sự kiện đã diễn ra trong đại lễ.

I. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ “LỄ THÁNH THẤT”

Sau khi văn kiện Khai Tịch Đạo được thảo luận thống nhất ý kiến vào đêm 23 tháng 8 Bính Dần 1926, sẽ đăng ký thông báo với nhà cầm quyền việc công khai sinh hoạt tôn giáo của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, chư vị Tiền Khai Đại Đạo tích cực thực hiện các bước kế hoạch được Đức Chí Tôn vạch ra hầu chuẩn bị đại lễ sẽ diễn ra vào dịp Hạ Nguơn Bính Dần.
Cuộc đại lễ lịch sử này là kết quả ghi dấu nhiều khía cạnh căn bản của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Trước đó 3 tháng, từ khi bước vào quý 3, Thiên cơ đã bắt đầu vận chuyển những bước căn bản:
1. Trước hết, về danh xưng cơ sở thờ tự của Cao Đài giáo.
Danh từ Thánh thất bắt đầu xuất hiện trong thư tịch Cao Đài vào ngày 16 tháng 7 Bính Dần.
“Như Nhãn hiền đồ, nghe dạy: (…) Nơi đây là Thánh địa, Ta lập Thánh thất. Hiền đồ có lòng giúp Ta chăng?”
2. Kế đến, địa điểm được chọn làm Thánh thất là ngôi Thiền Lâm Tự ở Gò Kén -Tây Ninh.
“Trung nghe con. Con biết rằng Thánh thất đã lập tại Tây Ninh, Thầy đã cho con hiểu là Thánh địa nữa. Nguyên Đạo Thầy do nơi đó mà xuất thấu thế gian.”
3. Về thời gian tổ chức:
“Các con, Thầy đã lập thành Thánh thất. Nơi ấy là nhà chung của các con. Biết à!
Thầy lại quy Tam Giáo lập Tân Luật, trong rằm tháng mười có Đại Hội cả Tam giáo nơi Thánh thất. Các con hay à!”
4. Nội dung cuộc đại lễ:
Đại lễ đánh dấu ý nghĩa gồm 3 sự kiện quan trọng của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là: thứ nhứt- khánh thành Thánh thất đầu tiên, thứ hai- ra mắt Hội Thánh đầu tiên và thứ ba- Đại hội Tam giáo tiếp nhận Pháp Chánh Truyền và soạn thảo Tân Luật.
5. Hai ngày trước Đại Lễ, kế hoạch tổ chức từ chương trình Đại Lễ và Hội cho đến nhân sự phụ trách và thực hiện đều được Đức Chí Tôn trực tiếp hướng dẫn:
“Trung, Trang, con mời thiện nam cùng tín nữ đến cầu Đạo ra ngoài. Thầy khuyên chúng nó lên Thánh thất, nơi ấy mở cửa cho cầu Đạo trọn ba tháng thì có ngày giờ nhiều cho tâm thành chúng nó thỏa nguyện.
Thầy mắc lo lập Lễ Thánh thất nghe à!...”
[Trong đoạn Thánh Ngôn trên có 2 chi tiết quan trọng về mặt lịch sử:
- Trước đây đã có ý kiến rằng: thấy lễ hội đã kéo dài nên Thầy ra lệnh hạn cuối phải chấm dứt ngay sau Rằm tháng giêng Đinh Mão. Thật ra thời gian cuộc hội lễ này, ngay từ đầu, đã được Thầy cho phép kéo dài suốt 3 tháng.-ĐT.]
- Tên gọi Đại Lễ này được Thầy gọi chánh thức là LỄ THÁNH THẤT. Cần lưu ý đến thời điểm tình hình lịch sử khi đó, danh từ Thánh thất chưa được thông dụng trong đạo hữu Cao Đài. Vì thế tên gọi này rất lạ tai và cũng rất ấn tượng.-ĐT]

II. DIỄN TIẾN ĐẠI “LỄ THÁNH THẤT”

Như thế “Lễ Thánh thất” đã được Đức Chí Tôn đích thân chỉ dẫn từng chi tiết và đã trở thành một Lễ hội trọng thể.
Phần Lễ chánh thức ra mắt tân tôn giáo Cao Đài trước nhơn sanh, đã được long trọng tổ chức trong ba ngày theo như lời sắp đặt của Thầy trong đàn đêm 13 tháng 10.
Còn phần Hội, đã diễn ra trong suốt ba tháng như lời dạy trước đó của Thầy trong đàn đêm 12 tháng 10.
Về phần Lễ bắt đầu từ đêm 14 tháng 10. Diễn tiến của đêm Lễ chánh đã diễn ra như sau:
1. Tối ngày 14, sau khi thực hiện tụng kinh hành lễ xong, chư vị lập đàn theo lệnh dạy. Khi vừa giáng đàn Thầy đã rầy:
“Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài Giáo Đạo Nam Phương.
(…) Hành lễ bất nghiêm. Xuất ngoại nhơn, con Trang.(…)
Nữ phái nghe Thầy lập Tịch (…). Lâm Thị phong nữ Giáo Sư lấy Thiên ân là Hương Thanh, Ca Thị phong vi Phó Giáo Sư lấy Thiên ân là Hương Ca, Đường Thị đã thọ Thiên sắc ấy cứ giữ địa vị mình…
Thầy ban ơn cho các con, cứ hành lễ theo lời dặn.”
Ngay khi khởi đầu hành lễ đã có quá đông người đến dự. Nhiều người không có phận sự cũng vào được chánh điện để xem lễ! Nhiều đến mức Thầy phải dạy Ngài Chánh Phối Sư Ngọc Trang Thanh (chịu trách nhiệm chánh về phần lễ theo sự sắp đặt của Thầy trong đêm 12) phải “xuất ngoại nhơn”!
Và Thầy cũng chưa Thiên phong cho quý vị ở lục tỉnh như đã hứa đêm trước mà chỉ mới ban ân Chức sắc cho ba vị nữ để đại diện Nữ phái trong Lễ Lập Vị ra mắt Hội Thánh.
2. Trong khi Lễ Lập Vị đang được tiến hành thì xảy ra sự cố, có hai vị tuổi thanh niên, phái nam là ông Lê Thế Vĩnh còn nữ là Cô Vương Thanh Chi bị tà nhập rồi nhảy múa như lên đồng trong chánh điện xưng là Tề Thiên Đại Thánh và Quan Âm Bồ Tát.
Sau đó, chư vị lập đàn thứ hai lúc Tý thời rạng ngày Rằm tháng 10, Đức Chí Tôn giáng đàn nói ngay:
Tái cầu:
“… Cả chư môn đệ đều ngu, ngu, ngu!
Thầy lập phép để làm chi? Thầy dạy sắp đặt lễ, chẳng một điều làm trúng phép. (…)
Thái Đầu Sư đâu? Tương đâu? (…) Chẳng lẽ một địa vị Thiên tước mà rẻ rúng vậy! Nhưng mà các con lại đặng hiểu rõ tà quái có quyền hành là bực nào mà giữ mình hằng buổi.
Thầy lấy làm tức cười mà lại đau thảm cho những kẻ vô phước bị ngã vì tại bận thử thất nầy.
Tái cầu khi Trang, Tương, Minh đến nghe à!
Cư, con có lỗi trong sự ấy hiểu à?(…)”
Như thế Lễ Lập Vị chưa thành vì có phần chi tiết về nghi lễ chưa thực hiện hoàn toàn đúng theo “phép” Thầy đã dạy nên đã có ảnh hưởng đến sự chưa thành công của việc Hội Thánh ra mắt nhơn sanh!
[Trong đàn thứ 2 này Thầy hỏi “Thái Đầu Sư đâu? Tương đâu?” và dạy tiếp “Tái cầu khi Trang, Tương, Minh đến nghe à! ”. Hai chi tiết này cho thấy sau lễ Lập Vị thất bại vì sự cố tà thần quấy phá, lúc đó khi lập đàn tái cầu đã không có đủ mặt chư vị Đại Thiên Phong.
Vậy khi đó các vị này ở đâu? Chư vị đang cố gắng ổn định tư tưởng thân nhân và sắp xếp lại nội bộ gia đình quyến thuộc đang bị chao đảo.-ĐT]
3. Khi đã có mặt đủ ba ông Trang, Tương, Minh, bộ phận thông công lại tái cầu lập đàn lần thứ ba để nghe Thầy dạy lại:
Tái cầu 2: 15-10 Bính Dần
“(...) Thầy dặn Lịch nghe dạy, phải trấn đàn tứ phía góc Thánh thất chớ chẳng phải nội ở giữa mà thôi, rồi làm đại lễ như buổi tại chùa Vĩnh Nguyên. Nhớ đừng phát cờ lộn nữa nghe! Bởi tại con nên ra đến đỗi! Hiểu à? Thầy dặn con một điều nầy nữa: Từ đây khá làm theo lời Thầy dạy, đừng biến cải nghe. Nghe à! (...)
Thầy buộc tái cầu đặng Thiên phong nghe à. Thầy ngự.”
4. Sau đó, Lễ Lập Vị được thực hiện lại và hoàn tất vào lúc quá nửa đêm, chư vị tái cầu lần cuối (lần thứ 4) để đón nhận việc ban ân Thiên Phong như Thầy đã dặn.
Tái cầu:
“Thầy các con,
Trang ra mời chư Thiên phong lục tỉnh còn sót lại vào hầu.(…) Tính Thầy phong chức Giáo Sư, Nhơn đã là Giáo Hữu thầy thăng lên chức Giáo Sư (…)
Thầy dạy các con nhớ ngày nay là ngày kỷ niệm. Trung con phải lấy tên họ của các môn đệ có mặt tại đây ngày nay mà giữ gìn để lưu lại cho hậu thế biết nghe à.
Thầy cần dùng ba chục đứa tình nguyện đi phổ cáo xứ xa. Ai đâu? Lấy tên, con Tương. Trung kỳ, Bắc kỳ.
{Hồ Văn Đình, Nguyễn Minh Đức, Trần Văn Nhạc, Phạm Văn Thông, Huỳnh Trung Tuất, Dương Văn Hoài, Nguyễn Văn Thiện.} (7 vị)
(…) Cười, thôi con Tương. Cả thảy Thầy phong chức Giáo Hữu. Đem đến sau. Thầy buộc học hết Thánh Ngôn rồi mới đi phổ cáo nghe à.(…)
Đêm nay các con phải thành tâm cầu nguyện đặng ngày mai Thầy lập Pháp Chánh Truyền nghe à!
Thầy không phong sắc cho ai hết đặng phạt tội ngã lòng.”
5. Qua đêm sau, vào giờ Tý rạng 16 tháng 10, Đức Chí Tôn ban cho Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài Nam phái.

II. BÀI HỌC KHAI MINH

1. Về tên gọi cuộc Đại Lễ:
▪ Khởi đầu vào giữa tháng 8, Đức Chí Tôn dùng từ “Đại hội… Tam giáo” khi nói đến mục đích của cuộc lễ.
▪ Những ngày cận cuộc lễ sẽ diễn ra, khi dạy sắp đặt nhân sự và chương trình hành lễ, Thầy chính thức dùng tên là “Lễ Thánh Thất”.
▪ Theo thời gian trôi qua những tên gọi này đã bị lãng quên và biến đổi thành nhiều tên gọi khác. Nơi Tòa Thánh Tây Ninh dùng tên Lễ kỷ niệm “Hoằng Khai Đại Đạo”, còn một số Hội Thánh khác gọi là Lễ kỷ niệm “Khai Đạo”.
▪ Đến năm 1970, Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc vâng lệnh Đức Chí Tôn và thay mặt các Đấng Tiền Khai ban danh từ chánh thức là “Khai Minh Đại Đạo” cho sự kiện Rằm tháng 10 và danh từ “Khai Tịch Đạo” cho sự kiện 23 tháng 8.
2. Về ý nghĩa và nhiệm vụ Sứ mạng:
- Lễ hội Khai Minh Đại Đạo đã diễn ra trong ba tháng từ ngày Lễ Hạ Nguơn Bính Dần cho đến ngày Lễ Thượng Nguơn Đinh Mão, khoảng thời gian này là hình tượng mang đến thông điệp có ý nghĩa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mở ra con đường sáng chỉ dẫn nhơn sanh vượt qua thời kỳ Hạ Nguơn với những đêm đen lạnh lùng u tối để tiến đến giai đoạn Thượng Nguơn Thánh Đức là những ngày Xuân tươi sáng ấm áp.
- Nhưng để có thể vượt qua đêm dài tăm tối ấy, mọi người Cao Đài cần phải học thuộc và hiểu rõ bài học để thi hành nhiệm vụ:
  a-Với các tín hữu,
     1. Phải luôn ý thức hành lễ nghiêm trang trong các cuộc lễ.
     2. Bài học sự cố tà quái nhập trong buổi lễ nhắc chúng ta:
. Phải luôn đặt trọn lòng tin nơi Đức Chí Tôn và Đại Đạo.
. Phải luôn ghi nhớ lời Thầy:“Các con lại đặng hiểu rõ tà quái có quyền hành là bực nào mà giữ mình hằng buổi.” để ý thức rằng “Đạo khai tà khởi”, trong thời Hạ Nguơn Mạt Kiếp này lực lượng tà quái luôn hiện diện quấy phá thử thách người tu.
     3. Lễ Khai Minh Đại Đạo đã khởi đầu từ Thủy Quan Giải Ách cho đến Thiên Quan Tứ Phước.
Lễ kéo dài 3 tháng đầu từ Lễ Hạ Nguơn Bính Dần và chấm dứt vào Lễ Thượng Nguơn Đinh Mão.
Nếu viết theo cách viết quẻ Dịch thì chữ Thủy được viết trước ở dưới, sau đó chữ Thiên viết lên trên. Đọc từ trên xuống dưới theo cách đọc quẻ kép chúng ta có quẻ đôi là Thiên Thủy Tụng.
Khai Minh Đại Đạo, Cao Đài Giáo chính thức ra mắt nhơn sanh. Cao Đài nói theo ngôn ngữ Dịch học là thời kỳ Thiên Thủy tụng vì như lời Đức Lý Thái Bạch đã dạy:
“Kỳ này lập Đạo tá danh là Cao Đài, là cái triệu chứng để lại muôn đời roi truyền trong Việt Nam, mà cũng là ngày năm châu loạn lạc, đao binh nổi dậy khắp nơi!
Chúng sanh khá nhớ: CAO vi CÀN; CÀN vi THIÊN.
ĐÀI vi KHẢM, KHẢM vi THỦY.
Tức là quẻ “Thiên Thủy tụng” thì chạy đâu cho khỏi số Trời định đoạt binh lửa bốn phương? Những kẻ thiếu tu, đành cam số phận. Cười, cười !…”
[Vậy làm thế nào để vượt qua thời kỳ luôn có “tranh tụng” giữa thiên nhiên và nguồn sống của chúng sinh đồng thời lại có thêm thử thách của lực lượng tà quái?-ĐT]
Chỉ còn cách duy nhất là phải luôn cố gắng nghiêm chỉnh làm theo những lời dạy của Thầy và các Đấng Thiêng Liêng. Nhưng có học mới biết và hiểu để làm cho đúng. Vậy ai sẽ hướng dẫn?
b. Với các Chức sắc,
Lời dặn “Thầy buộc học hết Thánh Ngôn rồi mới đi phổ cáo nghe à.” và chi tiết trong đêm đại lễ ấy, các chức sắc nam nữ được Thiên phong đều thuộc phẩm Giáo Hữu và Giáo Sư. Điều này có ẩn ý gì không?
Theo Pháp Chánh Truyền được Thầy ban vào đêm sau rạng 16 tháng 10, nội dung với sứ mạng “phổ thông Chơn Đạo” của Giáo Hữu và “dạy dỗ chư tín đồ trong đường Đạo và đường đời” của Giáo Sư, để thực hiện trách nhiệm pháp lệnh này, người chức sắc cần phải nỗ lực tự khai sáng bản thân, sau đó sẽ góp phần khai sáng cho nhơn sanh.
                                                      *  *  *
Mùa Khai Minh Đại Đạo chúng ta đọc lại các Thánh Ngôn chép tay của Ngài Chánh Phối Sư Thái Thơ Thanh, một nhân chứng có trọng trách trong sự kiện lịch sử trọng đại này. Qua đó, chúng ta có thể rút ra được một vài điểm căn bản để làm bài học cho đường tu của người tín hữu Cao Đài.

1. Về mặt lịch sử, thuở xưa tên gọi chánh thức từ lời Thánh Ngôn của Đức Chí Tôn gọi cho buổi lễ là “Lễ Thánh Thất”.
Cuộc lễ này là lễ ra mắt chánh thức trước nhân sanh với 3 nội dung chánh: Khánh thành Thánh thất đầu tiên, ra mắt Hội Thánh đầu tiên và tiếp nhận Pháp Chánh Truyền bộ luật căn bản thời Tam Kỳ.

2. Ý nghĩa Lễ Khai Minh là mở ra con đường sáng dẫn nhơn sanh đi từ thời Hạ Nguơn tiến đến Thượng Nguơn.
Giai đoạn này là thời kỳ Thiên Thủy tụng loạn lạc đao binh đồng thời phải dự thi vượt những khảo thí của tà ma thử thách. Muốn được vậy, người tín hữu phải luôn giữ vững đức tin nơi Thầy và Đại Đạo.

3. Sự kiện Thiên phong các Giáo Sư và Giáo Hữu với lời dạy của Thầy “buộc học Thánh Ngôn rồi mới đi phổ cáo” nhắc nhở chư chức sắc phải nhớ đến trách nhiệm học hỏi và giáo hóa nhân sanh.
Dắt nhơn sanh lên đời Thánh Đức,
Đưa nước nhà đến bực văn minh,
Ngàn năm một thuở thanh bình,
Trời Nghiêu, đất Thuấn vạn sinh cộng đồng.

Mùa Khai Minh Canh Dần – 2010
Đạt Tường

Dưỡng dục quần sanh đức hiếu sanh,
Khai Minh Đại Đạo, Đạo tài thành,
Tam Kỳ tận độ an thiên hạ,
Thánh đức âu ca hưởng phước lành.

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, CQPTGL, Rằm tháng 10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây