Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
LẼ MỘT (The Unity – The Oneness ) LẼ MỘT TRONG GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO * * * Ngọc Hoàng Thượng Đế Kim Viết ...
-
Quyển “Cao Đài Vấn Đáp” do Ban Văn Hóa Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo biên soạn, nhằm ...
-
“Khi các con đã thật lòng bác ái, các con không còn thấy người sang kẻ hèn, người dại kẻ ...
-
Cách đây hơn 80 năm, khi Ðức Thượng Ðế hạ ngọn linh cơ lần đầu tiên tại Việt Nam, tức ...
-
Nhân sinh thành Phật dễ đâu Tu hành có khổ rồi sau mới thành. Hai câu thơ trong thi truyện về cuộc ...
-
Cách nay 19 năm, năm Bính Dần ( 1926) , Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đã chính thức mở nền ...
-
"Cơ biến dịch vô cùng của Tạo Hóa không phút giây ngừng nghỉ, hết Đông Xuân lại, rồi Hạ đến ...
-
Nói đến Trần Nhân Tông trước hết là nói đến người anh hùng cứu nước. Ông làm vua 14 năm ...
-
Trần Quốc Tuấn (1228 - 1300) là anh hùng dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại trong lịch sử Việt ...
-
GIỚI KHẨU KINH (Trích Minh Thiện Chơn Kinh-Ngọc Linh Thánh Tịnh "Phụng Lầu" ấn tống năm Kỷ Hợi 1959) * * * . ...
-
Nén hương nguyền lâng lâng tâm đạo, Nhớ người xưa gian khổ theo Thầy hằng chỉ giáo ; Từ rừng già dựng ...
-
Trong lịch sử nhân loại, từ mấy ngàn năm, do nhu cầu tâm linh của con người, các tôn giáo ...
Đạt Tường
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 12/01/2010
PHỔ CÁO CHÚNG SANH
Sau một thời gian độ dẫn, chuẩn bị tâm đức cho các môn đệ đầu tiên, vào giao thừa năm Bính Dần (1926), Đức Chí Tôn đã khai lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với 12 môn đệ ban đầu tại đất Sài Gòn.
Sau đó, theo sự dẫn dắt của Thiêng Liêng, các đàn phổ độ lần lần được mở thêm sang Vĩnh Nguyên Tự thuộc huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An rồi lên Giồng Ông Tố, tỉnh Gia Định. Số người nhập môn tăng dần vượt qua số trăm. Chính vì vậy, nhà cầm quyền Pháp bắt đầu để ý đến phong trào cơ bút đang lan rộng.
Thời gian đầu, ban ngày chư vị còn lo mưu sinh nên các đàn cơ chỉ thực hiện vào ban đêm vì thế hoạt động có vẻ như hội kín.
Khi ấy đất Nam kỳ là thuộc địa của Pháp. Tại Sài Gòn vào tháng 8-1925 đã nổ ra cuộc bãi công 10 ngày của cả ngàn công nhân Ba Son. Tháng 3-1926 đám tang cụ Phan Chu Trinh với hơn 100.000 người tham dự với nhiều biểu ngữ cổ động lòng yêu nước. Nhiều hội kín chống Pháp ra đời… Trước tình hình an ninh phức tạp như thế cho nên nơi nào có nhiều người tập hợp đều gợi mối bận tâm cho nhà cầm quyền. Do đó Sở cảnh sát Sài Gòn đã cho nhân viên người Việt trà trộn trong những người hiếu kỳ hầu đàn để tiện việc theo dõi.
Cố đạo trưởng Huệ Lương có ghi lại câu chuyện của một trong những nhân viên thi hành phận sự này, tóm tắt như sau:
"Một viên đội có phận sự theo dõi đàn Cầu Kho, ông trà trộn trong đám đông những vị đến hầu đàn để dò la xem xét. Trong khi thi hành phận sự, ông thấy nhiều người tin tưởng trời đất, thật lòng thành tâm cầu đạo theo hướng dẫn của cơ bút. Ông đội này không tin lắm, nghi nghi ngờ ngờ cho rằng những người này tin nhảm nên muốn thử coi có thật Thượng Đế, Phật, Tiên giáng trần hay chăng.
Một hôm, khi đến hầu đàn, cơ chuyển cho ông bài thơ sau:
Đáp đặng lời thơ thật Ngọc Hoàng,
Đời cùng Tiên Phật giáng trần gian;
Giác mê sanh chúng về đường chánh,
Độ tận toàn linh chính Ngọc Hoàng.
Cơ vừa chấm dứt, người ta thấy ông đội phủ phục lạy ba lạy trước bàn cơ và đại ngôn xin làm đệ tử. Ông được thâu nhận.
Sau khi bãi đàn, có người hỏi thì ông thú thật rằng mình có giấu kín một bài thơ trong túi áo để thử thách Ơn Trên họa bài thơ đó. Đồng thời ông cũng nói rõ nhiệm vụ của mình bấy lâu nay theo dõi các đàn cơ như thế nào. Nhờ thế, các tiền bối càng rõ thêm quan điểm về tình hình hoạt động tín ngưỡng của quý vị trong ánh mắt của nhà cầm quyền."
I. BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA TỜ PHỔ CÁO CHÚNG SANH
Là những người làm việc trong hệ thống chính quyền, chư vị tiền bối hiểu rằng phải tùng theo luật lệ của nhà đương cục thì mới hy vọng có thể hoạt động công khai. Một hôm chư vị đã bạch cùng Đức Chí Tôn và Thầy trả lời:
"Các con xin chánh phủ Lang Sa khai đạo thì cực chẳng đã Thầy ép lòng chịu vậy cho tùng Thiên cơ."Thánh Ngôn Sưu Tập 1, số 28, Nguyễn Văn Hồng, 16-8 Bính Dần (22-9-1926).
Một tuần sau buổi họp tại nhà của ông Võ Văn Tường vào đêm 23-8 Bính Dần để thảo luận và chuẩn bị bản văn công bố việc công khai hành đạo, 28 vị đại diện cho gần 250 tín đồ ban sơ của Cao Đài Giáo theo sự hướng dẫn của Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt đã đến gặp Thống Đốc Nam Kỳ vào ngày 01-9 Bính Dần (07-10-1926).
Ngay sau khi tiếp xúc với ông Le Fol để khai báo hoạt động và gởi tờ tuyên bố: "Chúng tôi… đến khai cho quan lớn biết rằng kể từ ngày nay, chúng tôi đi phổ thông Đại Đạo khắp cả hoàn cầu", thì chư vị tiền khai đã gấp rút soạn thảo tờ Phổ Cáo Chúng Sanh.
Ngày 13-10-1926 (07-9 Bính Dần) tờ Phổ Cáo Chúng Sanh đã được Đức Chí Tôn duyệt. Đức Chí Tôn dạy như sau:
"Vĩnh! Đọc Phổ Cáo Chúng Sanh, đợi Thầy sửa nghe. Hễ Thầy hạ cơ thì ngừng đọc …
Các con tức cấp lo phổ độ. Kể từ ngày mồng 10 tháng nầy, mấy đứa phò loan phải xin phép nghỉ 29 ngày hết ngheTháng 9 Bính Dần (1926) là tháng thiếu. Nghĩa là Thầy dạy quý vị đi phổ độ từ 10-9 đến 10-10 Bính Dần.. Thầy dặn các con phải phân nhau mà đi cho khắp.
(…)Con Trung, con phải nói với Le Fol cho con giấy chứng Khai Đạo. Mai con lên nó, có Thầy.
(…) Thơ, biểu nó viết chữ tựa lơn lớn một chút. Còntờ Phổ Cáo Chúng Sanh và tờ Khai Đạo, con cứ làm, Thầy cho phép. Có vậy mới nhẹ bớt công phổ độ." Thánh Ngôn Sưu Tập 1, số 31. (Thánh Ngôn chép tay Thái Thơ Thanh trang 76-77)
Sau khi chư vị tiền bối bạch hỏi về số lượng cần phải in, Đức Chí Tôn trả lời:
"Đặng nhiều càng tốt. Chữ quốc âm mà thôi."
Qua đây, chúng ta thấy Thầy đã cho phép in cả hai tờ Phổ Cáo Chúng Sanh và tờ Khai Đạo với số lượng không hạn chế và được phát kèm theo trong tháng thực hiện việc phổ độ sắp tới.
Ngay sau đó, quý vị xúc tiến ngay việc in tờ Phổ Cáo Chúng Sanh để có thể kịp phát hành ngay vào ngày đầu (10-9 Bính Dần) thực hiện trong tháng quảng bá về nền tân giáo Cao Đài khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh.
II. TỜ PHỔ CÁO CHÚNG SANH
Tờ Phổ Cáo Chúng Sanh là một tập mỏng, 14 trang, kích thước 18x24cm, được in tại nhà in L’Union ở Sài Gòn và được phát hành vào ngày 15 Octobre 1926 (09-9 Bính Dần). Với sự phê duyệt kỹ lưỡng của Đức Chí Tôn cho nên nội dung của tờ Phổ Cáo Chúng Sanh là những điểm giáo lý căn bản có giá trị muôn đời.
Xin chọn 12 điểm căn bản sau đây để giới thiệu:
1. "Các con là Thầy, Thầy là các con"
Đoạn Thánh ngôn đầu tiên trong tờ Phổ Cáo Chúng Sanh là lời dạy của Đức Chí Tôn trong đàn ngày 13-6 Bính Dần (1926).
"(…) Bậc chơn tu, tỷ như hột giống tốt, hễ gieo xuống thì cây lên. Cây lên thì trổ bông, trổ bông rồi sanh trái mà biến biến sanh sanh càng thêm tăng số. Vì vậy mà các con phải bỏ xác trần, mà bông trái thiêng liêng các con sanh hóa chơn thần.Chơn thần lại biến hóa hằng muôn, thêm tăng lên hoài. Ấy là Đạo.
Bởi vậy, một chơn thần mà sanh hóa chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn cả nhơn loại trong Càn khôn Thế giới. Nên chi, các con là Thầy, Thầy là các con.(…)"
Đại ý, Thầy nói:
- Người chơn tu thì chơn thần biến hóa thêm tăng lên hoài mà sanh hóa ra Thần Thánh Tiên Phật. Ay là Đạo.
- Các Đấng Thiêng Liêng lâu nay nhân loại đã biết như Nhiên Đăng Cổ Phật, Quan Am Bồ Tát, Thích Ca Như Lai, Lão Tử, Jésus … đều do Đạo sanh ra.
- Đạo ấy là Thầy, sanh hóa càn khôn vũ trụ, sanh hóa muôn loài. Con người được sanh ra bởi Đạo, nếu ý thức thực hành được việc chơn tu sẽ tiến hóa thành Thần Thánh Tiên Phật."Nên chi các con là Thầy, Thầy là các con."
2. Cách xưng hô: gọi Đức Chí Tôn là Thầy
Từ nay các tín đồ Cao Đài chỉ dùng từ "Thầy" để gọi Đức Chí Tôn mà thôi, còn lại tất cả chỉ là anh chị em. Trong tờ Phổ Cáo Chúng Sanh, quý vị tiền bối có trích đoạn Thánh ngôn của Thầy dạy ở chùa Hạnh Thông Tây (Gò Vấp, Sài Gòn) cho chư vị tu bên Minh Đường nay quy về Cao Đài:
"Tương,Ngài Nguyễn Đạo Tương ngày 24-7 Bính Dần (1926) được Thiên phong Thượng Chưởng Pháp (Thuyết Pháp Đạo Sư Chưởng Quản Oai Linh Đạo Sĩ).Kinh,Ngài Nguyễn Văn Kinh, Thiên phong Giáo Sư phái Ngọc ngày 08-6 Bính Dần (1926). hai con phải lạy Đạo Quang Sau khi Thượng Chưởng Pháp quy thiên (05-11 Bính Dần), Thái Lão Sư Trần Đạo Quang được Thiên phong Quyền Chưởng Pháp phái Thượng ngày 12-12 Bính Dần (1926).trước mặt Thầy. Rồi từ đây gọi là anh mà thôi. Còn Thầy duy có một Thầy."21-8 Bính Dần (1926).
(Đọan Thánh ngôn này không có trong TNHT)
Và tiếp theo là đoạn Thánh ngôn, bài giảng về hạnh khiêm nhượng qua danh xưng "Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài Tiên Ong Đại Bồ Tát Ma Ha Tát" của Đại Từ Phụ.
Thánh ngôn ngày 05-9 Bính Dần, Đức Chí Tôn dạy:
"Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, giáo đạo Nam phương.Các con coi bậc Chí Tôn như Thầy mà hạ mình đặng độ rỗi nhơn sanh là thế nào, phải xưng là một vị Tiên Ông và Bồ Tát, hai phẩm chót của Tiên và Phật. Đáng lẽ thế thường phải để mình vào phẩm vị tối cao tối trọng, còn Thầy thì khiêm nhượng là thể nào. Vì vậy mà nhiều kẻ môn đệ cho Thầy là nhỏ.
Hạnh khiêm nhượng là hạnh của mỗi đứa con phải noi gương Thầy mới độ rỗi thiện hạ đặng."
3. Nhắc lời tiên tri về một nước tuy nhỏ nhưng đặng làm chủnền Chơn Đạo
Bấy lâu nay, trong các tín hữu Cao Đài đều nhắc đến lời tiên tri của Thầy vào thuở mới lập Đạo qua hai câu thơ:
"Một nước nhỏ nhoi trong vạn quốc,
Ngày sau làm chủ mới lạ kỳ."
Cho đến nay chúng ta vẫn chưa tìm thấy Thánh ngôn có 2 câu thơ này đã được dạy vào thời điểm nào, mà chỉ thấy đoạn sau:
"Trong mối Đạo Thầy đã lập thì hằng nói tiên tri rằng: ngày kia có một nước đương trong vòng nô lệ, vì Ta mà làm chủ nhơn loại. Các con hiểu à!"Thánh Ngôn Sưu Tập 1, số 29, 21-8 Bính Dần (27-9-1926).
Nhưng ít ra qua tờ Phổ Cáo Chúng Sanh, chúng ta cũng gián tiếp xác định được rằng hình bóng của lời tiên tri này đã có trong năm đầu của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ:
"Ngày kia sẽ có một nước nhỏ (…) trong vạn quốc mà đặng làm chủ nền Chơn Đạo Ta."
4. Lời dạy về Ngũ Chi Đại Đạo
"Vốn từ trước Thầy lập ra Ngũ Chi Đại Đạo là: Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo. Tùy theo phong hóa mà gầy chánh giáo."
Phổ Cáo Chúng Sanh đã nêu lên một trong những luận điểm căn bản của giáo lý Cao Đài: Vốn từ trước tất cả các đạo (những con đường dẫn dắt nhơn sanh) đều được lập ra từ Thượng Đế. Vậy Đại Đạo bao hàm Ngũ Chi. Các nẻo đường đều dẫn đường về cho sanh linh. Và luận điểm này được thể hiện rõ qua cách thờ phượng.
5. Kỳ Ba này phần hồn nhân loại chỉ do Đức Chí Tôn nắm giữ
Trong Tam Kỳ, Đức Chí Tôn nhấn mạnh: "Thầy nhứt định đến, chính mình Thầy độ rỗi các con. Chẳng chịu giao Thánh giáo cho tay phàm nữa … Chẳng một ai dưới thế này còn đặng phép nói rằng thế quyền cho Thầy mà trị phần hồn nhân lọai."
6. Muốn đắc thành Thần Thánh Tiên Phật phải có công quả
Trong Phổ Cáo Chúng Sanh, quý Tiền Khai viết: "Chớ lầm tưởng rằng: thông thuộc kinh sám, hằng bữa tụng cầu lâu ngày chầy tháng mà thành Tiên hóa Phật!"
Và trích lời Thánh ngôn của Đức Chí Tôn:
"Muốn đến đặng nơi cực lạc thì phải đi trường (thi công quả) chớ chẳng đi nơi nào khác mà đặng đắc đạo bao giờ… Phải đoái lại bá thiên vạn ức nhơn sanh còn bị trầm luân nơi khổ hải … để lòng từ bi mà độ rỗi."
Vậy, công quả quan trọng nhứt là phải độ rỗi nhơn sanh.
7. Gặp Tam Kỳ Phổ Độ này mà không tu thì không còn trông mong siêu rỗi
Phổ Cáo Chúng Sanh có dẫn lời Thánh ngôn của Thầy:
"Từ đây chúng sanh chẳng tu, bị đọa A Tỳ thì hết lời nói rằng "Phật tông vô giáo" mà chối tội nữa. Ta nói thiệt cho chúng sanh biết rằng: gặp Tam Kỳ Phổ Độ này mà không tu thì không còn trông mong siêu rỗi."
8. Tu là cứu độ cửu huyền thất tổ
Chư vị Tiền Khai viết:
"... Nay trống Lôi Âm đã giục, chung Bạch Ngọc đã rung, xin chư thiện nam tín nữ hồi tâm tỉnh ngộ, lo tu tâm dưỡng tánh mà chen bước vào đường đạo đức cho kịp thời Tam Kỳ Phổ Độ nầy. Gẫm xét cho cùng tột rồi, chẳng vinh diệu nào cho bằng chịu khổ hạnh nâu sòng, lập âm chất công quả hầu siêu rỗi cho tiền bối nơi chín suối. Chưởng đức lưu truyền lại cháu con, ráng công phổ độ, cứu vớt nhơn sanh khỏi nơi trầm luân khổ hải và chính mình đặng cải tà quy chánh, thoát kiếp luân hồi. Ay là sở hành cao thượng vô cùng."
9. Vấn đề công phu
Lâu nay nhiều đạo hữu gốc phổ độ thường e dè khi nghe nói đến vấn đề công phu tịnh luyện. Đọc kỹ Phổ Cáo Chúng Sanh chúng ta thấy có bài thơ nói về công phu "luyện Khí nuôi Thần" rất đặc trưng cho pháp đại thừa Cao Đài:
"Có Thần nuôi nấng Thần càng mạnh,
Luyện Khíthông thương Khí mới tường;
Nhập thế lòng trong gìn tịnh mẫn,
Nguồn Tiên ngọn Phật mới nhằm phương."
(Bài thơ này không có trong TNHT)
Lời của bài thơ cho thấy những cụm từ: "nuôi Thần", "luyện Khí", "tịnh mẫn" là những từ đặc trưng của tâm pháp đại thừa Tiên Đạo.
10. Đại lễ rằm tháng 10 là đại hội Tam Giáo
Chư vị Tiền Khai viết:
"Nay Cao Đài Thượng Đế hạ trần, dùng huyền diệu Tiên bút lập nền Chơn Đạo tại Nam phương, nhập Tam Giáo lại làm một, chủ ý quy tụ chúng sanh lại một nhà. Ngài làm Cha chưởng quản, sẽ hội Tam Giáo nơi thánh thất là nhà chung (tại Tây Ninh ngày rằm tháng 10 tới đây) xem xét kiểm dượt kinh điển mà tạo thành Tân Luật. Sự thờ phượng chế sửa theo Tam Kỳ Phổ Độ cũng nơi ấy xuất hiện. Nhìn quốc âm, tiếng An Nam làm chánh tự mà lập Đạo."
Chúng ta thấy ý của đọan trên bắt nguồn từ lời dạy của Thầy trong đàn ngày 13-8 Bính Dần:
"Các con, Thầy đã lập thành thánh thất, nơi ấy là nhà chung của các con, biết à. Thầy lại quy Tam Giáo lập thành Tân Luật. Trong rằm tháng mười có đại hội cả Tam Giáo nơi thánh thất. Các con hay à! (…) Từ đây trong nước Nam duy có một đạo chơn thật là đạo Thầy đã đến lập cho các con, gọi là quốc đạo, hiểu à!"Đức Chí Tôn, Samedi 18 Septembre 1926, 13-8 Bính Dần,Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1.
Liên hệ tới cụm từ đại hội Tam Giáo mà Đức Chí Tôn đã dùng, ta nhớ rằng các vị đến dự đại lễ đều từ Tam Giáo Đạo, như các vị chức sắc trong ba phái Thái, Thượng, Ngọc. Có vị xuất thân từ Phật Giáo là hòa thượng, có vị trước kia là tín đồ Ky Tô Giáo … Điều này cũng nói lên Đại Đạo là ngôi nhà chung của Tam Giáo.
11. Cách thờ phượng trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Tờ Phổ Cáo Chúng Sanh có hướng dẫn:
- Việc thờ Thiên Nhãn.
- Có đoạn Thánh ngôn dạy về cách thờ phượng đầy đủ nơi thánh thất đầu tiên là Thiền Lâm Tự ở Gò Kén, mà ngày nay chúng ta thấy qua hình thức thờ ở Tòa Thánh, bao gồm: Thiên Nhãn, Tam Giáo Đạo Tổ, Tam Trấn, v.v… tạo thành hệ thống Ngũ Chi Đại Đạo. Phần cuối của đọan Thánh ngôn sau đây không thấy in trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển:
"Khi đem trái càn khôn ấy về, con làm một cái cốt xây, để trái ấy lên đại điện, nhớ day Con Mắt ra ngoài, rồi con lại lên tượng Phật Thích Ca, Lão Tử, và Khổng Tử mà để dựa dưới; kế ba vị ấy là Quan Thế Âm, Lý Thái Bạch, Quan Thánh Đế; kế nữa ngay dưới Lý Thái Bạch là Jésus de Nazareth; kế dưới Jésus là Khương Thượng Tử Nha; còn chư Phật, Tiên, Thánh, Thần đã lên cốt thì để dài theo dưới."
- Cách thờ ở tiểu đàn (tư gia tín hữu)
Cần lưu ý rằng về cách lập Thiên bàn ở tư gia, chúng ta chưa tìm được bản Thánh ngôn dạy vấn đề này. Nhưng trong Phổ Cáo Chúng Sanh, có lời hướng dẫn lại của chư vị tiền bối và đã được Đức Chí Tôn duyệt. Cách thờ ở tiểu đàn bao gồm Thiên Nhãn và Tam Trấn.
12. Việc Khai Đạo nơi chánh phủ
Cuối tờ Phổ Cáo Chúng Sanh có đoạn nhắc lại sự kiện "Khai Đạo nơi chánh phủ".
"Ngày 7 Octobre 1926, nhằm mồng 1 tháng 9 năm Bính Dần, có môn đệ Thiên phong của Đức Cao Đài là cựu Hội Đồng Thượng Nghị Viện Lê Văn Trung tự Thiên ân là Thượng Trung Nhựt, vưng lịnh Thánh ngôn đến khai Đạo nơi chánh phủ. Trong Tờ Khai Đạo ấy có ký tên 247 chư môn đệ, phần nhiều đều là chức sắc viên quan và có nữ phái nhiều người danh dự.
Quan Nguyên Soái Nam Kỳ hoan nghinh và khen rằng vì chữ thiện mà khuyến dân, ấy là chủ nghĩa cao thượng."
III. LƯU HÀNH TỜ PHỔ CÁO CHÚNG SANH
1. Diễn tiến việc lưu hành:
Như lời Thầy đã dạy, quý vị chia làm ba nhóm:
a. Nhóm thứ nhứt gồm quý ông Lê Văn Trung, Nguyễn Ngọc Thơ, Trần Đạo Quang, Lâm Hương Thanh, Lê Văn Giảng … lo phổ độ các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá. Ông Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc phò loan.
b. Nhóm thứ hai gồm quý ông Lê Văn Lịch, Nguyễn Ngọc Tương, Yết Ma Luật, Lê Văn Hóa … lo phổ độ các tỉnh Chợ Lớn, Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Bến Tre. Ong Nguyễn Trung Hậu và Nguyễn Hữu Đức phò loan.
c. Nhóm thứ ba gồm quý ông Lê Bá Trang, Vương Quan Kỳ, Yết Ma Nhung, … đi phổ độ các tỉnh Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Gia Định, Biên Hòa, Bà Rịa, Sa Đéc. Ong Cao Quỳnh Diêu và Cao Hoài Sang phò loan.
Còn hai ông Nguyễn Văn Tương và Nguyễn Văn Kinh là người rõ thông đạo lý nên lãnh phần thuyết đạo.
Trong lần đầu tiên tập trung đi phổ độ này suốt một tháng, có khi các ông mượn ngôi chùa Phật, khi thì mượn tư gia. Đến nơi nào quý vị cũng đều phát tờ Phổ Cáo Chúng Sanh, thiết lập đàn cơ, cũng có khi thuyết đạo nếu hôm nào có ông Tương hay ông Kinh. Do vai vế xã hội của chư vị: là bậc chức sắc tu trì hay nhà trí thức v.v… cho nên đã thu hút được rất nhiều người đến tham dự.
Ngài Cao Thượng Sanh kể lại:
"Một đêm có thể đi phổ độ 2 tỉnh gần nhau như Tân An, Mỹ Tho hoặc Vĩnh Long, Sa Đéc... Mấy chỗ khác đi từ tỉnh trở về tới nhà thường là 6 giờ sáng. Nghĩa là ngồi cầm cơ từ 9 giờ tối tới 4 giờ sáng. Đức Chí Tôn giáng cho thi cầu đạo mỗi người một bài, hoặc tám câu hoặc bốn câu. Có khi cho thi tới 100 hay 150 bài một đêm ... Thành thử sáng về tới nhà, chỉ kịp thay đồ, dùng điểm tâm rồi đi vô sở làm việc luôn ... Lạ thay, chịu vất vả như vậy mà mấy vị phò loan cũng như thường không thấy mệt mõi hay bệnh hoạn chi."
(Đại Hội Ban Đạo Sử ngày 15-12-1968)
Với những người dự đàn không phải ai xin nhập môn đều cũng được Đức Chí Tôn cho mỗi người một bài thi 4 hoặc 8 câu. Cuối bài, ai được ban ân chữ "thâu" thì được ghi tên vào danh sách. Còn ai được chữ "lui" thì thôi.
Hết buổi đàn, quý vị hướng dẫn cách lễ bái … và sau đó tổ chức lễ nhập môn cho các đạo hữu mới. Xong rồi thì hướng dẫn việc ăn chay, kinh kệ, v.v… và hẹn ngày khai đàn thượng tượng.
2. Một vài đàn trong tháng phổ độ lần đầu tiên
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển có ghi lại một số đàn trong tháng thực hiện phổ độ đó. Thí dụ:
- Ngày rằm tháng 9: vừa có đàn ở Phước Linh Tự (Đức Chí Tôn giải thích về Tam Quy), đồng thời hôm đó ở một nhóm khác thực hiện khai đàn ở nhà ông Hồ Quang Châu (Đức Chí Tôn giao trách nhiệm truyền đạo Trung Kỳ).
- Ngày 17 tháng 9: Thầy giáng cơ bằng tiếp Pháp dạy cho vài người Pháp dự đàn hôm đó.
- Ngày 26 tháng 9: đàn kêu gọi quý vị tu bên chi Minh Tân vào mùng 6 tháng 10 phải nhập môn theo Tam Kỳ Phổ Độ cho kịp dự đại hội rằm tháng 10.
- Ngày mùng 8 tháng 10: đàn tại Ô Môn (Cần Thơ).
3. Vài câu chuyện đức tin trong tháng phổ độ đầu tiên
Thí dụ về sự thâu nhận môn đồ của Đức Cao Đài:
- Trường hợp được thâu nhận:
Bà Nhờ được thâu
"Nhơ ai nay đặng nghiệp nhà an,
Mà lại cưu cưu muốn phụ phàng;
Dưa muối đã cùng nhau cực nhọc,
Phải nhìn lấy mặt buổi vinh sang." (Thâu)
- Trường hợp không được thâu:
Ông Trần Văn Vẽ bị từ khước:
"Vẽ này khéo đến hỏi xin tu,
Vợ chịu sao kham với vợ ngu;
Hỏi thử ăn chay thì ngán miệng,
Đeo theo rượu thịt với bôn xu." (Lui)
Trường hợp ông Lê Kim Tỵ:
Ông Lê Kim Tỵ vốn là một người có danh vọng lúc bấy giờ, do tính tình cương nghị của ông mà người Pháp phải kính nể.
Nhưng buổi ban sơ, cơ sự lại xảy ra như sau: khi ông Tỵ ở Sàigòn, ông Hậu giới thiệu vào hầu đàn. Bữa ấy ông Hậu phò loan. Như thế, nếu theo nhơn ý thì việc thâu nhận ông Tỵ không gì trở ngại. Nhưng hôm đó cơ lại viết: "Tỵ hoạ bất như tỉnh phi" rồi bảo: Lui. (Câu này có nghĩa là: Tránh tai họa chẳng bằng xét lại lầm lỗi của mình).
Cho nên, ông Tỵ sau đó bất bình ông Hậu cho rằng ông Hậu làm nhục mình. Nhưng chính ông Hậu cũng không hiểu tại sao lại xảy ra như thế.
Ông Tỵ vẫn kiên trì theo hầu đàn và đã thành một môn đệ của Đức Cao Đài. Về sau, ông là một trong Thất Thánh phái Tiên Thiên.
4. Vai trò và tác dụng của Tờ Phổ Cáo Chúng Sanh
Như một tuyên ngôn chính thức hành đạo phổ độ, sau khi đã hợp lệ hóa qua thủ tục hành chánh Khai Tịch Đạo. Tờ Phổ Cáo Chúng Sanh đã trở thành phương tiện yểm trợ tích cực cho chư vị Tiền Khai đi phổ độ khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh theo lời Thầy đã dạy cuối đàn duyệt Phổ Cáo Chúng Sanh đêm 07-9 Bính Dần:
"Thơ, (…) CònTờ Phổ Cáo Chúng Sanh và Tờ Khai Đạo, con cứ làm, Thầy cho phép. Có vậy mới nhẹ bớt công phổ độ … Đặng nhiều càng tốt. Chữ quốc âm mà thôi."Thánh Ngôn Sưu Tập 1 số 31 (Thánh Ngôn chép tay Thái Thơ Thanh trang 76-77).
Chỉ trong vòng một tháng của lần đầu tiên tập trung thực hiện phổ độ mà số lượng tín đồ nhập môn đã từ con số chưa đến 300 tăng vọt lên đến mấy ngàn tín hữu.
Nhiều năm qua, sự kiện lưu hành và phổ biến tờ "Phổ Cáo Chúng Sanh" ít được nhắc đến. Nay kỷ niệm 80 năm ra đời của bản văn đầu tiên viết bằng "chữ quốc âm" được công khai phổ biến rộng rải đến với nhân sanh, chúng ta đọc và nhắc lại những sự kiện diễn tiến để thêm một lần nữa ghi dấu những hình ảnh ban đầu hăng say rầm rộ thực hiện cơ phổ độ của chư vị tiền bối. Qua đây chúng ta thấy được một vài ý nghĩa:
1. Tờ "Phổ Cáo Chúng Sanh" là một tài liệu có tính lịch sử trên nhiều khía cạnh.
Đoạn Thánh ngôn đêm 07-9 Bính Dần cho chúng ta thấy Đức Chí Tôn đã cho phép in bằng chữ Việt cả hai tờ Phổ Cáo Chúng Sanh và Tờ Khai Đạo với số lượng không hạn chế. Nhưng trong thực tế, ngày nay chúng ta chưa tìm thấy Tờ Khai Đạo bản chính thức được viết bằng chữ quốc ngữ. Vì thế tờ Phổ Cáo Chúng Sanh trở thành vật chứng lịch sử vô cùng quý báu.
- Về góc độ truyền thống lịch sử của Cao Đài Giáo, bên cạnh giá trị vật thể là bản in bằng chữ Việt đầu tiên của kinh sách Cao Đài thì nội dung chứa đựng trong đó cũng giúp cho chúng ta xác minh được nguồn gốc một số điểm căn bản của giáo lý Cao Đài như:
- Chỉ có Đức Chí Tôn mới là Thầy.
- Lời tiên tri "Một nước nhỏ … ngày sau làm chủ".
- Trường thi công quả là độ rỗi nhơn sanh.
- Nói về việc "luyện Khí".
- Cách thờ phượng ở Tòa Thánh và tại tư gia.
- V.v…
- Về góc độ xã hội, sự xuất hiện của kinh sách Cao Đài bằng chữ Việt với "Phổ Cáo Chúng Sanh" là bản in đầu tiên chắc chắn đã đóng góp rất lớn vào phong trào phổ cập chữ Việt để khai dân trí cho đồng bào ở Nam Kỳ bên cạnh việc khai hóa dân đức.
2. Qua sự kiện thực hiện và lưu hành tờ Phổ Cáo Chúng Sanh, chúng ta cũng học được gương sáng về đức tin và đức vâng lời của chư vị Tiền Khai Đại Đạo. Đây là bài học lớn, cụ thể cho tín hữu Cao Đài chúng ta. Ngày nay, nhìn lại quá trình lịch sử hình thành và phát triển của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trong suốt 80 năm qua với bao biến động lịch sử của dân tộc và đất nước nhưng tín hữu Cao Đài vẫn vững vàng đồng hành cùng dân tộc tồn tại và phát triển, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa tâm linh của dân tộc. Thành quả này có được cũng nhờ bởi lòng tin vào những giá trị đạo đức của tân giáo Cao Đài cũng như tin vào tương lai của đất nước Nam bang Thánh địa, tin vào sứ mạng tiền phong của dân tộc được chọn qua những điểm căn bản trong nội dung của tờ Phổ Cáo Chúng Sanh.
*
Sự kiện Phổ Cáo Chúng Sanh với văn bản đầu tiên bằng tiếng Việt của đạo Cao Đài là một sự kiện lịch sử chấm dứt thời kỳ tiềm ẩn của tôn giáo Cao Đài để bước qua thời điểm khởi đầu cho giai đoạn công khai trổ mặt với đời. Qua đó:
- Ổn định tâm lý đạo hữu và chính quyền địa phương các cấp. Nghĩa là qua việc phát hành và phổ biến tờ Phổ Cáo Chúng Sanh, mọi người sẽ tin rằng việc truyền bá tôn giáo và giáo lý Cao Đài đã được khai báo với nhà cầm quyền.
- Để rồi bắt đầu thực hiện rầm rộ việc vừa phổ độ, vừa quảng bá cho đại hội Tam Giáo sẽ diễn ra vào rằm tháng 10 Bính Dần.
- Kết quả bước đầu, nhà Đạo đã thâu nhận được nhiều ngàn tín đồ để làm lực lượng hậu thuẫn cho việc tổ chức đại lễ khánh thành thánh thất đầu tiên Thiền Lâm Tự ở Gò Kén (Tây Ninh) và Khai Minh Đại Đạo công khai ra mắt nhân sự Hội Thánh Lưỡng Đài với nhân sanh cùng chánh quyền đương thời.
Người tín hữu Cao Đài chúng ta một khi tin vào lời tiên tri "Ngày kia sẽ có một nước nhỏ (…) trong vạn quốc mà đặng làm chủ nền Chơn Đạo Ta" đã ghi trong Phổ Cáo Chúng Sanh thì mỗi chúng ta phải ý thức nỗ lực hơn nữa trên đường tu học, hành đạo, đóng góp phần mình vào sứ mạng phổ độ nhơn sanh hầu thúc đẩy cho lời tiên tri ấy mau sớm thành hiện thực.