Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Bồ Tát Hạnh thể hiện bằng tâm hạnh và công đức, từ lời nói, việc làm, tụng niệm . . ...
-
Ngài Bác Nhã Thiền Sư trong bài Chánh Pháp Nhãn Tạng – Niết Bàn Diệu Tâm đã cho chúng ta ...
-
Nếu kể từ đêm giao thừa Bính Dần 1926 đến giao thừa Ất Mùi 2015 này thì người Cao Đài ...
-
SOMMAIRE Préface de la version française ............................. 6 Préface de la version vietnamienne ...................... 8 I Lexique ............................................................... 10 II Buts et Principes Directeurs ...
-
Đang lộ dần những bí ẩn từ thánh địa Cát Tiên 10:56' 15/04/2004 (GMT+7) (VietNamNet) - 20 năm, với nhiều đợt điều ...
-
“Thế gian cơn hỗn độn Hư thiệt đều chung lộn, Hồi hướng biết về đâu, Kìa Cao Đài nhứt bổn.”
-
Sống Đạo /
Cửa đạo luôn luôn rộng mở, hay nói một cách khác, ngưỡng cửa tôn giáo lúc nào cũng sẵn sàng ...
-
Trong giới luật tịnh trường, điều cấm đầu tiên là cấm hút thuốc và ăn trầu. Trong thiền đường, miệng ...
-
Dịch, quẻ Trạch Lôi Tùy gồm quẻ Đoài chồng lên quẻ Chấn, tượng hình sấm động dưới đầm với ý ...
-
Ôi! Tại sao người ta phải lấy chính sinh mạng mình và sinh mạng kẻ khác để trả giá cho ...
-
Khái niệm "Tôn giáo" đã được tranh cãi rất nhiều và vẫn chưa đi đến một kết luận, dù hiện ...
-
Muốn nhứt thống tư tưởng để tiến đến nhứt thống lý tưởng phải hành thế nào? Giản dị lắm chư hiền ...
Lê Anh Minh dịch
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 09/06/2010
Dưỡng sinh - Tị hại
094. Cái văn thiện nhiếp sinh giả, lục hành bất ngộ hủy hổ; nhập quân bất bị giáp binh. Hủy vô sở đầu kỳ giác; hổ vô sở thố kỳ trảo; binh vô sở dung kỳ nhận. Phù hà cố ? Dĩ kỳ vô tử địa. [Đạo Đức Kinh, chương 50]
【Dịch】Nghe nói rằng người khéo giữ gìn sự sống đi trên đường không gặp tê giác và hổ; vào trong quân lữ không cần mang áo giáp và binh khí. Vì tê giác không có chỗ nào để húc; hổ không có chỗ nào để vấu; binh khí không có chỗ nào để chém. Tại sao? Vì họ không có chỗ chết.
095. Ngũ sắc lịnh nhân mục manh Ngũ âm lịnh nhân nhĩ lung. Ngũ vị lịnh nhân khẩu sảng. Trì sính điền liệp Lịnh nhân tâm phát cuồng. Nan đắc chi hóa, lịnh nhân hành phương. Thị dĩ thánh nhân vị phúc bất vị mục. Cố khứ bỉ thủ thử. [Đạo Đức Kinh, ch.12]
【Dịch】Năm màu khiến người mù mắt. Năm âm thanh khiến người điếc tai. Năm vị khiến người tê lưỡi. Ruổi rong săn bắn, khiến lòng người hóa cuồng. Của cải hiếm khiến bản thân bị hại khi đi đường. Bởi vậy, sự đối trị của thánh nhân là vì bụng, không vì mắt. Nên bỏ cái kia, lấy cái này.
096. Thánh nhân khứ thậm, khứ xa, khứ thái. [ĐĐK, ch.29]
【Dịch】Thánh nhân từ bỏ sự cực đoan, xa xỉ, và cao sang.
097. Tắc kỳ đoài, bế kỳ môn, chung thân bất cần. Khai kỳ đoài, tế kỳ sự, chung thân bất cứu. Kiến tiểu viết minh, thủ nhu viết cường. Dụng kỳ quang, phục qui kỳ minh, vô di thân ương, thị vi tập thường. [Đạo Đức Kinh, chương 52]
【Dịch】Nhắm mắt và ngậm miệng, suốt đời không vất vả. Mở miệng và hoàn thành sự việc, suốt đời không cứu được. Thấy được tế vi mới là minh, giữ được mềm yếu mới là cường. Dùng ánh sáng của đạo, để quay về sự quang minh của đạo, thân không sợ tai ương, đó là tìm về vĩnh cửu.
098. Chí đạo chi tinh, yểu yểu minh minh; chí đạo chi cực, hôn hôn mặc mặc. Vô thị vô thính, bão thần dĩ tĩnh, hình tương tự chính. tất tĩnh tất thanh, vô lao nhữ hình, vô dao nhữ tinh, nãi khả dĩ trường sinh. Mục vô sở kiến, nhĩ vô sở văn, tâm vô sở tri, nhữ thần tương thủ hình, hình nãi trường sinh, thận nhữ nội, bế nhữ ngoại, đa tri vi bại. [...] Thiên địa hữu quan, âm dương hữu tàng. Thận thủ nhữ thân, vật tương tự tráng. [Trang Tử, Tại Hựu]
【Dịch】Cái tinh túy của chí đạo (đạo cực cao) thì mịt mịt mờ mờ, cái tột đỉnh của chí đạo thì thâm u lặng lẽ. Đừng thấy gì, đừng nghe gì, và hãy giữ cho thần tĩnh lặng, thì hình thể của ngươi sẽ tự chỉnh lý đúng đắn. Hãy giữ sự thanh tĩnh đó, đừng lao nhọc thân xác, đừng dao động tinh thần thì ngươi sẽ trường sinh. Mắt không thấy, tai không nghe, tâm không biết, thì thần của ngươi sẽ giữ được hình thể, rồi hình thể sẽ trường sinh. Cẩn thận hoạt động nội tâm của ngươi, ngăn bế những gì từ ngoại giới xâm nhập vào ngươi, nhiều tri thức sẽ thất bại. [...] Trời đất có các cơ quan chưởng quản, âm dương có chỗ tàng chứa. Hãy cẩn thận giữ gìn thân thể, mọi thứ trong ngươi sẽ tự lớn mạnh.
099. Kim ngô cáo tử dĩ nhân chi tình: mục dục thị sắc, nhĩ dục thính thanh, khẩu dục sát vị, chí khí dục doanh. Nhân thượng thọ bách tuế, trung thọ bát thập, hạ thọ lục thập, dư bệnh sấu tử táng ưu hoạn, kỳ trung khai khẩu nhi tiếu giả, nhất nguyệt chi trung bất quá tứ ngũ nhật nhi dĩ hĩ. Thiên dữ địa vô cùng, nhân tử giả hữu thời. Tháo hữu thời chi cụ, nhi thác vu vô cùng chi gian, hốt nhiên vô dị kỳ ký chi trì quá khích dã. Bất năng thuyết kỳ chí ý, dưỡng kỳ thọ mệnh giả, giai phi thông đạo giả dã. [Trang Tử, Đạo Chích]
【Dịch】Nay ta nói về thói đời cho ngươi nghe: mắt ưa nhìn nữ sắc, tai muốn nghe âm nhạc, mồm thích nếm mỹ vị, chí khí muốn thỏa mãn. Con người thượng thọ là 100, trung thọ là 80, hạ thọ là 60. Trừ đi những lúc bệnh, suy nhược, chết chóc, tang ma, âu lo, hoạn nạn, còn lại là những lúc có thể mở miệng cười thì trong một tháng giỏi lắm là vui cười được bốn năm ngày. Trời và đất vô cùng, kiếp người hữu hạn. Đem cái hữu hạn mà gởi gấm khoảng vô cùng, khác gì cái hình ảnh ngựa kỳ ngựa ký chạy vút qua khe cửa. Kẻ không thể thỏa mãn được ý chí và không biết bảo dưỡng cho trường thọ thì không phải là người thông hiểu đạo vậy.
100. Năng tôn sinh giả, tuy quý phú bất dĩ dưỡng thương thân, tuy bần tiện bất dĩ lợi lụy hình. Kim thế chi nhân cư cao quan tôn tước giả, giai trọng thất chi. Kiến lợi khinh vong kỳ thân, khởi bất hoặc tai! [Trang Tử, Nhượng Vương]
【Dịch】Kẻ coi trọng sinh mệnh, tuy phú quý nhưng không để sự cung dưỡng làm hại thân, tuy bần tiện nhưng không để cái lợi làm lụy hình hài. Người đời nay làm quan cao tước lớn, coi trọng sự mất chức tước. Thấy cái lợi mà khinh suất để mất thân mình, như vậy không phải là mê muội hay sao?
101. Đạt sinh chi tình giả, bất vụ sinh chi sở vô dĩ vi; đạt mệnh chi tình giả, bất vụ tri chi sở vô nại hà. Dưỡng hình tất tiên chi dĩ vật, vật hữu dư nhi hình bất dưỡng giả hữu chi hĩ. Hữu sinh tất tiên vô ly hình, hình bất ly nhi sinh vong giả hữu chi hĩ. Sinh chi lai bất năng khước, kỳ khứ bất năng chỉ. Bi phù! Thế chi nhân dĩ vi dưỡng hình túc dĩ tồn sinh, nhi dưỡng hình quả bất túc dĩ tồn sinh, tắc thế hề túc vi tai? Tuy bất túc vi nhi bất khả bất vi giả, kỳ vi bất miễn hĩ? Phù dục miễn vi hình giả, mạc như khí thế. Khí thế tắc vô lụy, vô lụy tắc chính bình, chính bình tắc dữ bỉ cánh sinh, cánh sinh tắc cơ hĩ. [Trang Tử, Đạt Sinh]
【Dịch】Kẻ thông hiểu được sự sống thì không mong cầu cái vô dụng cho sự sống; kẻ thông hiểu được vận mệnh thì không mong cầu cái vượt ngoài phạm vi hiểu biết. Muốn nuôi thân trước tiên phải có lương thực. Nhưng có người điều kiện vật chất sung túc mà hình thể vẫn không nuôi dưỡng tốt. Để có sự sống thì trước hết không được rời bỏ hình. Nhưng có kẻ không rời bỏ hình mà vẫn mất sự sống. Sự sống bắt đầu thì ta không thể từ khước, khi sự sống mất đi thì ta không thể ngăn nó lại. Buồn thay! Người đời cứ cho rằng hễ nuôi dưỡng thân thể là giữ được sự sống. Nếu nuôi thân thể mà không đủ để giữ được sự sống, sự đời còn gì đáng làm đâu? Tuy nó không đáng làm mà ta không thể không làm, thế là không tránh khỏi khổ lụy. Muốn tránh việc nuôi dưỡng thân thể thì chẳng gì bằng từ bỏ thế gian. Từ bỏ thế gian thì khỏi khổ lụy. Không khổ lụy thì tâm sẽ quân bình thuần chính. Quân bình thuần chính thì sẽ có sự sống mới. Có sự sống mới là tiếp cận với đạo.
102. Phù thiên hạ sở tôn giả, phú quý thọ thiện dã; sở lạc giả, thân an hậu vị mỹ phục hảo âm thanh dã; sở hạ giả, bần tiện yểu ác dã; sở khổ giả, thân bất đắc an dật, khẩu bất đắc hậu vị, hình bất đắc mỹ phục, mục bất đắc hảo sắc, nhĩ bất đắc âm thanh. Nhược bất đắc giả, tắc đại ưu dĩ cụ, kỳ vị hình dã diệc ngu tai! Phù phú giả, khổ thân tật tác, đa tích tài nhi bất đắc tận dụng, kỳ vị hình dã diệc ngoại hĩ! Phù quý giả, dạ dĩ kế nhật, tư lự thiện phủ, kỳ vi hình dã diệc sơ hĩ! Nhân chi sinh dã, dữ ưu câu sinh. Thọ giả hôn hôn, cửu ưu bất tử, hà khổ dã! Kỳ vị hình dã diệc viễn hĩ! [Trang Tử, Chí Lạc]
【Dịch】Nói chung, cái mà thiên hạ tôn quý là giàu có, sang trọng, sống lâu, điều thiện. Cái mà họ vui thích là yên thân, vị ngon, quần áo đẹp, sắc đẹp, âm thanh hay. Cái mà họ khinh bỉ là sự nghèo túng, hèn hạ, chết yểu, điều ác. Cái mà họ đau khổ là thân không được an nhàn, miệng không thưởng thức vị ngon, thân không mặc quần áo đẹp, mắt không trông thấy sắc đẹp, tai không nghe được âm thanh hay. Kẻ nào không có được các thứ ấy thì lo buồn sợ sệt. Cứ vì thân thể như vậy thật là ngu xuẩn. Kẻ giàu có, lao khổ thân xác, làm lụng miệt mài, tích lũy nhiều của nả mà không được hưởng hết. Cứ vì thân thể như vậy là lo cái bề ngoài. Kẻ sang trọng, hết đêm tới ngày lo toan nghĩ ngợi chuyện tốt xấu, hay dở. Cứ vì thân thể như vậy là xa đạo thường hằng. Cuộc đời mỗi người cùng đi đôi với lo rầu. Dù sống lâu thì thần trí cũng lú lẫn, mụ mẫm vô dụng, lại buồn mãi vì sống lâu thế mà không chết đi. Ôi sao mà khổ vậy! Cứ vì thân thể như vậy cũng là xa đạo thường hằng.
103. Bi lạc giả, đức chi tà dã; hỉ nộ giả, đạo chi quá dã; hảo ố giả, đức chi thất dã. Cố tâm bất ưu lạc, đức chi chí dã; nhất nhi bất biến, tĩnh chi chí dã; vô sở vu ngỗ, hư chi chí dã; bất dữ vật giao, đàm chi chí dã; vô sở vu nghịch, túy chi chí dã. Cố viết: Hình lao nhi bất hưu tắc tệ, tinh dụng nhi bất dĩ tắc lao, lao tắc kiệt. [Trang Tử, Khắc Ý]
【Dịch】Buồn vui làm hại đức; mừng giận làm hại đạo; yêu ghét làm mất đức. Cho nên tâm chớ âu lo hay vui mừng, đó là chí đức. Tinh ròng chuyên nhất không thay đổi, đó là chí tĩnh. Không xung đột với ai, đó là chí hư. Không giao tiếp sự vật, đó là chí đàm (vô cùng yên lặng). Không chống đối ai, đó là chí túy (rất tinh tuý). Cho nên nói: Lao nhọc thân xác miệt mài thì sinh ra điều tệ hại; tinh lực dùng liên tục thì lao tổn. Hễ lao tổn thì kiệt quệ.
104. Ngô sinh dã hữu nhai, nhi tri dã vô nhai. Dĩ hữu nhai tuỳ vô nhai, đãi dĩ! Dĩ nhi vi tri giả, đãi nhi dĩ hĩ! Vi thiện cận vô danh, vi ác vô cận hình, duyên đốc dĩ vi khinh, khả dĩ bảo thân, khả dĩ toàn sinh, khả dĩ dưỡng thân, khả dĩ tận niên. [Trang Tử, Dưỡng Sinh Chủ]
【Dịch】Đời người hữu hạn, mà tri thức thì vô hạn. Lấy cái hữu hạn mà truy cầu cái vô hạn, nguy hại thay! Biết thế mà vẫn cứ truy cầu tri thức, như vậy càng nguy. Làm thiện thì không nổi danh, làm ác thì bị trừng phạt. Noi theo cái trung dung mới là thường đạo (chính đạo); nhờ đó ta có thể bảo thân, giữ vẹn sinh mệnh, phụng dưỡng song thân, và hưởng trọn tuổi già.
105. Thiện dưỡng sinh giả, nhược mục dương nhiên, thị kỳ hậu giả nhi tiên chi. [Trang Tử, Đạt Sinh]
【Dịch】Người giỏi dưỡng sinh giống như kẻ chăn dê: quan sát con nào lạc phía sau và quất roi vào chúng.
106. Khí sự tắc hình bất lao, di sinh tắc tinh bất khuy, phù hình toàn tinh phục, dữ thiên vi nhất. [Trang Tử, Đạt Sinh]
【Dịch】Bỏ việc đời, thân xác sẽ không lao nhọc; quên cuộc sống, tinh thần sẽ không hao tổn. Hình thể được bảo toàn và tinh thần được hồi phục thì thiên nhân hợp nhất.
107. Nhất nhân chi thân, nhất quốc chi tượng dã, hung phúc chi thiết do cung thất dã, chi thể chi vị do giao cảnh dã, cốt tiết chi tác do bách quan dã, thấu lý chi gian do tứ cù dã, thần do quân dã, huyết do thần dã, khí do dân dã. Cố chí nhân năng trị kỳ thân, diệc như minh chủ năng trị kỳ quốc. Phù ái kỳ dân, sở dĩ an kỳ quốc; ái kỳ khí, sở dĩ toàn kỳ thân. Dân tệ quốc vong, khí suy thân tạ. Thị dĩ chí nhân thượng sĩ nãi thi dược vu vị bệnh chi tiền, bất truy tu vu ký bại chi hậu. Cố tri sinh nan bảo nhi dị tán, khí nan thanh nhi dị trọc. Nhược năng thẩm cơ quyền, khả dĩ chế thị dục, bảo toàn tính mệnh. [Đạo Tạng-Bão Phác Tử, chương Dưỡng Sinh Luận]
【Dịch】Thân thể con người khác nào một đất nước: ngực và bụng là cung điện phòng thất, tứ chi là ngoại thành, xương cốt và các quan tiết là bách quan, nếp nhăn trên da là các ngã tư đường, thần là vua, máu huyết là bầy tôi, khí là dân chúng. Cho nên bậc chí nhân trị được thân mình cũng như minh quân cai trị được đất nước. Hễ yêu quý dân thì yên định đất nước, hễ yêu quý khí thì bảo toàn được thân. Dân khốn khổ điêu linh thì vong quốc, khí suy nhược thì thân tàn tạ. Cho nên bậc chí nhân thượng sĩ dùng thuốc trước khi bị bệnh, chứ không để sau khi bị nguy hại rồi mới tìm cách chạy chữa. Thế mới biết: sinh mệnh khó bảo toàn mà dễ mất, khí khó trong thanh mà dễ đục. Nếu có thể tra xét và tùy cơ ứng biến, thì có thể khắc chế thị dục và bảo toàn tính mệnh.