Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Xuân lại về ! Chờ đón hay hững hờ, đến độ cuối đông Xuân vẫn đến; hoa trổ kiểng xanh, ...


  • Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Cao Đài Giáo Việt Nam Tuất thời, 30 tháng Chạp Giáp Dần (10-02-1975) THI ĐÔ  thành nhộn ...


  • Bàlamôn giáo và văn hóa Việt Nam / Gs-Ts Trần Ngọc Thêm

    Ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa Chăm phát huy mạnh mẽ trong khoảng từ tk.VII đến hết ...


  • Chữ tâm là chốn Cao Đài / Quách Hiệp Long

    "Chữ tâm là chốn Cao Đài, Không phân tả hữu là ngai Thượng Hoàng" Quách Hiệp Long Đó là lời dạy của đức ...


  • Suy tư từ World Cup 2006 / Nhịp cầu giáo lý

    Các trận đấu đã tạm thời chấm dứt, nhưng họ phải luôn luôn chiến đấu với chính mình để tự ...


  • Cao Đài Giáo hướng dẫn nhân sinh giải quyết cùng một lúc hai mặt Thế Đạo và Thiên Đạo trong ...


  • Chân truyền giáo huấn về con đường Tu cứu độ cửu huyền thất tổ được tóm lược qua lời của ...


  • SOUFISME / Nguyễn Ngọc Châu

    Soufisme (Sufism) là kinh sách dạy về Nội giáo(esoterism) của Hồi giáo (Islam) Dưới đây là bài viết khái lược về ...


  • TỔNG LUẬN VỂ KHAI ĐẠO CAO ĐÀI / CƠ QUAN PTGL ĐẠI ĐẠO

    Bài Tổng luận trích quyển "TÌM HIỂU TÔN GIÁO CAO ĐÀI" do CQPTGL xuất bản năm 2009, tái bản 2013


  • Hội Yến Diêu Trì là một trong những sự kiện trọng đại của thời kỳ tiềm ẩn trong lịch sử ...


  • Đức tin Cao Đài / Nhịp Cầu Giáo Lý

    Đức tin Cao Đài = Đức tin nơi Thượng Đế + Giác ngộ Luật tiến hóa hoàn nguyên + Sứ ...


  • Tứ vô lượng tâm Tứ vô lượng tâm là bốn phẩm hạnh cao thượng (Brahma Vihara) mà các vị Bồ tát ...


19/09/2011
Đức BÁC NHÃ THIỀN SƯ

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 20/09/2011

Khai cơ để mở cửa Huyền,

BÁC NHÃ chưa khai, vọng chấp còn,
THIỀN đồ tu đức chí còn non,
SƯ thừa thánh pháp minh phân rõ,
 Mừng lúc Thiên ân sứ mạng tròn.

Đây BẦN TĂNG tóm gọn ý lại giúp cho chư Thiên ân đệ muội một phương thức cầu tu chóng nên Đạo quả. Đừng chê đó là tầm thường mà bỏ qua thì khó mong đạt đích.


B À I :

Khai cơ để mở cửa Huyền,
Chánh tâm diệt dục huờn nguyên Chơn thần.

1- Tu tâm nghiệp sạch thân, khẩu, ý.
Vững một lòng chung thỉ dẻo dai;
Đạo mầu thể, dụng, không hai,
Nhứt chơn bình đẳng trong ngoài một Tâm.

2- Chỗ cứu cánh cầu tầm ở đó,
Pháp tu hành, không ngỏ nào hơn;
 Phật Tiên kiến tánh qui chơn,
Nho gia trung thứ, nghĩa chơn, cũng là (*)


3- Cũng dạy trừ cái ta tham vọng,
Cho biển lòng gió sóng lặng yên;
Lặng yên: cảnh giới của thiền,
Lặng yên: tam ngũ triều huyền phục sơ.

4- Lặng yên thì sinh cơ phát xuất,
Lặng yên: tâm trung nhứt đồng thiên;
 Cách nào cầu được lặng yên ?
Lặng yên: buông xã muôn duyên, ta, người.

5- Ngã, pháp, khi tách rời đôi mảnh,
 Mà khiến tâm xúc cảnh suy lường;
Sanh tình lấy bỏ ghét thương,
Quên rằng một gốc Chơn thường mà ra.

6- Pháp cũng ta, mà ta cũng Pháp,
Thấu nguyên lai bảo hợp Thái hòa;
 Không nhơn, không pháp, mới là,
Hoát khai trí huệ vượt qua kia bờ.

7- Đã thấu rõ động cơ siêu đọa,
 Đọa là do chấp ngã, chấp tình;
Siêu hay chủ được ý mình,
Ý không vọng loạn thì tình lặng yên.

8- Cách giữ còn an nhiên giác tĩnh,
 Phải kiền thành tu chỉnh oai nghi;
Thấy, nghe, ngôn, động, xét suy,
Theo Thầy, gần bạn, giới trì kệ kinh.

9- Núp dưới bóng Chí linh bảo vệ,
 Cậy uy thần điển huệ thắng duyên;
 Dựa nương Thánh đức pháp quyền,
Thắm say mùi Đạo, lòng thiền nãy sinh.

10- Xóa hận thù, bất bình, oan khúc,
 Khéo dằn tâm nhẩn nhục từ hòa;
 Đuổi xua tư tưởng vạy tà,
Tu Bồ Tát hạnh, vị tha quên mình.

11- Ấn thơ với phóng sinh trợ đạo,
Giải tiền khiên oan báo nhiều đời;
Thí tài, thí pháp giúp người,
Bạt tam ác đạo, thoát nơi luân trầm.

12- Lo sửa mình tẩy tâm tiến đức,
Đoạn não phiền nghiệp lực tạp căn;
Vẹt mây cho tỏ vừng trăng,
Buông tay trục lợi, nắm phăng nguồn thiền

13- Ngồi tịnh lự tâm yên trí định,
Quán chiếu thường ác bịnh tiêu tan;
 Khai thông cữu khiếu tam quan, (**)
Pháp luân vận chuyển, huyền hoàng suốt thông.

14- Khắp bách thể thấy không ngăn ngại,
Cùng sáu căn bốn đại điều hòa;
Không Trời, không Đất, không Ta,
Chỉ còn một khối bao la trùm đầy.

15- Lặng lẽ lâu như vầy coi thử,
Còn hôn trầm, trạo cử, hay không ?
 Dò nghe đâu trệ, đâu thông,
Vị lai quá khứ bặt lòng được chưa ?

16- Ma hiện thứ ta ưa, phỉnh gạt,
Dụ không xong, dọa nạt cướp thần;
Của tiền, sắc đẹp, lỏa thân,
Phật Tiên giá vũ đằng vân đến mừng.

17- Bày đủ thứ thích ưng cám dỗ,
 Khiến cho lòng ái ố loạn tâm;
Hoặc cho muỗi, kiến tương xâm,
Thịt da nhức ngứa, bụng râm tê chồn.

18- Biết tiềm thức còn chôn đủ nghiệp,
Khi móng lên mau kịp ngăn phòng;
Ma ngoài hiệp với ma trong,
Ngơ đi chớ tưởng, lặng lòng quên thân.

19- Còn bóng dáng, ma thần mới khảo,
Còn thức duyên, ma đạo mới sanh;
 Trống trơn, bặt dứt, dữ lành,
Cắt đường ma quỷ lưu hành vào ra.

20- Cứ lì lợm ngồi già chớ nãn,
Ngày ngày y thiên quán đừng lơi;
Ngoài thân không dạng Đất Trời,
Trong tâm động đậy tăm hơi chẳng còn.

21- Công phu được vẹn tròn thanh tịnh,
Thì lậu duyên chướng bịnh tiêu trừ;
 Ngưng thần nhập cảnh huờn hư,
Sinh cơ báo triệu, ngộ từ giờ đây.

22- Chơn ý hiện cảm đầy vẻ sống,
Dường tỉnh cơn ác mộng khoan nhàn;
Toàn thân thông sướng khinh an,
Ví người vừa thoát hàm oan tử hình.

23- Trực diện thể Viên minh hiện phát,
Huyển hóa đều rã nát hư tro;
Phúc đời, sao đủ sánh so,
Nghe, không bằng tận vào kho nhiệm mầu.

24- Chơn ý khi quày đầu phải biết,
Hư giả thành chơn thiệt, lạ thay !
 Đổi phàm hóa Thánh liền tay,
Lỗi xưa rõ rệt, công nay đành rành.

25- Chuyển bát thức trở thành tứ trí, (***)
Cũng không ngoài chơn ý nầy đâu;
Xây lưng đuôi trở thành đầu,
Viên minh chưa phát biết đâu bến bờ.

26- Có cực tịnh, sinh cơ mới động,
Có hư tâm, diên hống mới giao;
Dưới Khôn Chấn khởi sơ hào,
Đó là động đích cửa vào huyền quan.

27- Là thỉ giác soi đàng dẫn bước,
Là huỳnh bà (****), môi ước tơ duyên;
 Đem Khôn tương hội với Kiền,
Xuống tay chiết Khảm mà điền vào Ly.

28- Vầy sạ nữ anh nhi phối ngẩu,
Xưa âm dương giao cấu thành thai;
Chờ ngày nhụy nở hoa khai,
Công đầy quả đủ thoát ngoài Càn Khôn.

29- Pháp tu luyện huyền môn Bác Nhã,
THÍCH, ĐẠO, NHO gồm cả thiên nhơn;
Cũng đồng phá vọng hiển chơn,
Thành PHẬT nhập THÁNH, đắc đơn cũng là.

30- Nhứt nhứt tu, huỳnh bà vai chánh,
Ý đã thuần cảnh cảnh là Tiên;
Ý mê trụy lạc xích xiềng,
Ý thành là Bác Nhã thuyền độ nhơn.

31- Bước đầu của tu đơn luyện kỷ,
Lấy công phu lập chí vững bền;
 Trúc cơ kiên cố móng nền,
Trì hành cữu tiết tiến lên tột cùng.

32- Ngày ngày được thung dung vô sự,
Đổi cảnh hay an xữ bình thường;
Trống lòng được mất, ghét, thương,
Chẳng nên liên lụy vấn vương tình đời.

33- Hành phương tiện tùy thời công quả,
Chỗ chứng đem khuyến hóa thiện nhân:
Hơn thua, được mất, không cần,
Khen chê chẳng ý, sơ thân không lòng.

Bước đầu đã tu xong nhứt bộ, . . . . . .


Đến đây BẦN TĂNG tạm ngưng, có dịp sẽ nói thêm, mong ở các Thiên ân đệ muội nhớ động cơ siêu đọa là ý. Ý là niệm, là đầu mối mọi sự Thánh phàm. Chủ được ý, ý được tịnh, được thuần, thì là thành Đạo. Sứ mạng khi ấy được hoàn tất, sự nghiệp MINH LÝ được thành công. Lấy ý làm động cơ cho công cuộc hoàn nguyên. Ý chuyển thì A-LẠI-DA và MẠT-NA được vô lậu. Ý một niệm lành thì MẠT-NA một niệm tịnh. Ý một niệm dữ thì MẠT-NA một niệm nhiểm. Ý quan hệ thay ! Lấy đó mà hạ công quán chỉ.

BẦN TĂNG xin chào và chúc nguyện các đệ muội hòa nhứt giữa nhau mà chia lo gánh đạo.


(Trích Thánh ngôn của Bác Nhã Thiền Sư ngày 12-11-1977)
_____________________

(*) Trung thứ: 忠恕

Trung: Lòng thành thật ngay thẳng, hết lòng mình. Thứ: suy lòng mình ra lòng người, tức là có lòng vị tha.

Trung thứ chính là cái đạo Nhân Nghĩa của Nho giáo.

■ Trong sách Luận Ngữ cũng có đoạn chép rằng:

Tử Cống hỏi Đức Khổng Tử có câu gì làm phương châm thực hành suốt đời không? Đức Khổng Tử đáp:
- Kỳ Thứ hồ, kỷ sở bất dục vật thi ư nhân.
Nghĩa là: Ấy là cầu Thứ chăng, cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người.
Như vậy, chữ Thứ của Nho giáo có nghĩa là: Suy cái nọ ra cái kia, suy từ mình ra tới người. Do đó, Thứ là Nhân vậy.

Trong sách Trung Dung, có viết rằng:
"Trung Thứ vi đạo bất viễn, thi chư kỷ nhi bất nguyện, diệc vật thi ư nhân." Nghĩa là: Trung và Thứ cách Đạo không xa, hễ cái gì làm cho mình mà mình không muốn thì đừng làm cho người.
Vậy, Trung Thứ là Nhân, thi hành cái đạo Trung Thứ là thi hành cái đạo Nhân vậy. Và sự thi hành ấy khiến ta phải nhận lấy trách nhiệm và bổn phận đối với xã hội, tức là Nghĩa.
Cho nên, Trung Thứ trở thành là chỗ bắt đầu và cũng là chỗ dừng lại trong đời sống đạo đức của con người.
Tóm tắt, đạo Trung Thứ là đạo Nhân Nghĩa.(Cao Đài Tự Điển, Nguyễn Văn Hồng)

(**) Tam quan: Tam quan: gồm Tiền tam quan = Ấn đường - Trùng lâu - Giáng cung; Hậu Tam quan = Vĩ lư - Giáp tích- Ngọc chẩm (Đây là những “cửa ải” của vòng Đại châu thiên của người luyện công đạo pháp-BBT). Xem thêm: Tam quan, Từ điển Thuật Ngữ Đạo giáo, nxb TG, 2006, Tấn Tài-Phước Đức biên dịch.

(***) Tứ Trí: 四智
Duy Thức tông chuyển bát thức thành Tứ trí; chuyển Tiền ngũ thức thành ‘Thành sở tác trí’, chuyển thức thứ sáu thành ‘Diệu quan sát trí’, chuyển thức thứ bảy thành ‘Bình đẳng tánh trí’, chuyển thức thứ tám thành ‘Đại viên cảnh trí’. Hoàn thành tác dụng mà chẳng phân biệt, gọi là Thành sở tác trí; quan sát thấu triệt mà chẳng qua sự tác ý, gọi là Diệu quan sát trí; phá hết ngã chấp, thấy các pháp bình đẳng, gọi là Bình đẳng tánh trí; như gương tròn soi khắp mười phương thế giới chẳng có thiếu sót, gọi là Đại viên cảnh trí. ( Thư Viện Hoa Sen, DANH TỪ THIỂN HỌC CHÚ GIẢI, Thích Duy Lực)

(****) Huỳnh bà: Phàm việc "đuổi dương đến âm, đuổi âm đế dương", giúp cho âm dương kết hợp, giữ chức năng phối kết hợp đều gọi là "Huỳnh bà". Trong Ngũ hành Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ, thì Thổ là trung ương ở giữa, màu vàng. Thổ lại là trung tâm của Thủy, Hỏa, Kim, Mộc, nên gọi Thổ là "Huỳnh bà" (Từ Điển Thuật Ngữ Đạo Giáo, nxb.Tôn giáo, 2006)
Đức BÁC NHÃ THIỀN SƯ

Khai cơ để mở cửa Huyền, / Đức BÁC NHÃ THIỀN SƯ

Bản Lai Tự Tánh / Đức Bác Nhã Thiền Sư

Tâm con vốn bửu tòa Thầy ngự,
Hãy giúp người gìn giữ Thiên cơ,
Hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ,
Công bình, bác ái, từ bi đứng đầu.

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, CQPTGL, Rằm tháng 10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây