Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Les Voies méditatives / Nguyễn Ngọc Châu

    MEDITATION ET MEDITER Selon le Larousse, " méditer " veut dire " soumettre à une profonde réflexion, à un examen, réfléchir ...


  • Chùa Bà Thiên Hậu tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, là ...


  • Hành Pháp / Đức Đông Phương Chưởng Quản

    Hành pháp tuy rất dễ, Công phu có khó chi, Chỉ tại tâm không định, Chánh pháp khó duy trì.


  • Đệ Nhị Xác Thân / Quách Hiệp Long

    "Mổi kẽ phàm dưới thế nầy đều có hai xác-thân. Một phàm gọi là corporel. Còn một thiêng-liêng gọi là ...


  • Đây là một phán quyết phá chấp triệt để của Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo. Thuần chơn vô ngã ...


  • Mỗi mùa tu vào ngày nhập khoá, chúng ta đều có dâng sớ trình danh sách tịnh viên nam nữ ...


  • Nghiên cứu về y thuật của Lãn Ông / Bác sĩ Nguyễn Văn Thọ

      Quan niệm về Thận của Lãn Ông có thể nói được là hết sức độc đáo. Quan niệm này đã được ...


  • Thiên Nhãn / CQPTGLĐĐ

    1. Tổng quát Mỗi tôn giáo ra đời đều gắn liền với vị Giáo chủ khai sáng. Và để tôn vinh ...


  • Nguồn gốc : Lư Bồng Đạo Đức, Thánh tịnh Thiên Thai, tại ấp Láng Biển – Mỹ Phước Tây-Cái Bè ...


  • Sứ Mạng Đại Thừa / Đức Vân Hương Thánh Mẫu

    Quan Phổ Thông Giáo Lý. Tuất thời, 14 tháng 8 Đinh Tỵ (26-9-1977) Gác áng tường VÂN gót lãng du, Ngút trầm ...


  • Giáo lý Cao Đài dựa trên căn bản nào ? Giáo lý Cao Đài xây dựng dựa trên hai nguyên ...


  • Xuân bất diệt / Hội Đồng Tiền Bối Đại Đạo

    Hội Đồng Tiền Bối Đại Đạo dạy tại NTTT vào ngày Mùng 1 tháng Giêng năm Canh Tuất 1970


16/07/2010
Kim Dung

Ngài Lý Thái Bạch đời Đường và Đức Lý Giáo Tông Thời Tam Kỳ Phổ Độ

THỜI NHỊ KỲ PHỔ ĐỘ

I. Tìm hiểu đôi nét cuộc đời và chí hướng Thi sĩ Lý Bạch đời Đường

Quyển sách “THI TIÊN LÝ BẠCH” (do nhà xuất bản Văn Hóa - Hà Nội năm 1995) nơi đầu trang có ghi:
“Một mảnh sao băng vụt xuống cõi trần” ý nói Ngài là một vị tiên vừa giáng xuống trần nên người đời thường gọi Ngài là LÝ TRÍCH TIÊN.
Dưới đây, chúng tôi xin lược trích một phần nội dung của quyển sách “THI TIÊN LÝ BẠCH” để nói lên cuộc đời và chí hướng của Ngài Lý Bạch.

A. Cuộc đời

Sanh năm 701 (vào tháng 8), cuộc đời của thi sĩ Lý Bạch gắn liền với cảnh thiên nhiên hùng vĩ, với ánh trăng, với rượu, với thi thơ.
Theo truyền thuyết, vào một đêm giông bão, bỗng có một tia chớp sáng rực một góc trời rồi làm mây tan dần và xuất hiện một ngôi sao ở góc trời Tây Bắc, ngôi sao bỗng sáng hẳn lên giống như mặt trăng vào đêm rằm tháng 8. Đó là Ngôi Sao Thái Bạch.
Từ ngôi sao ấy, một vệt sáng xuất hiện, sa xuống và cũng đêm ấy có một người mẹ sanh một bé trai khôi ngô lạ thường.
Người cha tên là Lý Khách ra giữa sân cầm cung tên bắn đi bốn phương Đông - Tây - Nam - Bắc. Theo tục lệ ngày xưa ở xã hội Trung Quốc, khi cha mẹ sanh con trai thường lấy thân cây dâu làm cung (tang) và lấy cỏ bồng (bồng) làm tên bắn đi bốn phương trời để nói lên chí khí của kẻ làm trai sau này tung hoành vùng vẫy, gọi là “chí tang bồng”.
Ngài ra đời trong sự mong ước và nâng niu của cha mẹ. Lai lịch tổ tiên Ngài chưa ai tường.
- Từ 1 đến 5 tuổi: Gia đình Ngài sống những nơi nào cũng khó định được, có lẽ gia đình Ngài sống ở miền Trung Á, vùng đất có tên là Toái Diệp.
Thuở ấy, Toái Diệp là miền Trung Du có đồi núi, rừng rậm, dân cư sống bằng nghề săn bắn, về sau buôn bán tơ lụa thêm.
Thời gian này, triều nhà Đường qua mấy chục năm Võ Tắc Thiên cầm quyền đã làm xôn xao dư luận không ít, bà đã thẳng tay giết hại những người không phục tòng bà, rồi Võ Hậu cũng qua đời lúc 82 tuổi. Giữa lúc triều Đường có sự thay đổi thì cha Ngài bị nghi oan nên bị đánh đập và bị buộc phải rời khỏi Toái Diệp (lệnh phóng trục).
Gia đình dời sang Tứ Xuyên trong sự đau buồn của nhiều người trong làng nhất là các bạn nhỏ của Ngài. Buổi chia tay đầy xúc cảm, các bạn tặng Ngài một thanh gươm gỗ, còn người cậu ruột tặng một cây đàn.
Từ Toái Diệp đến Tứ Xuyên phải trải qua nhiều đoạn đường quanh co khúc khuỷu; trên đường đi thì mẹ Ngài mất. Tứ Xuyên là một tỉnh ở miền núi trùng điệp, mây trắng phủ ngàn, đượm đầy vẻ thanh tú.
Về Tứ Xuyên, gia đình Ngài định cư ở huyện Chương Minh, nơi có nhiều hồ, phong cảnh thật ngoạn mục. Tài năng giờ đây đang phát triển ở một con người tí hon mà ai ai cũng phải kinh ngạc, bởi một cậu bé mới lên năm đã học thuộc làu lục giáp.

1. Một người hiếu học

Thông minh vốn sẵn tính trời lại rất ham học.
- 6 tuổi đã say mê đọc Tứ thư.
- 10 tuổi thông thạo Kinh - Thư - Lễ - Nhạc.
- 15 tuổi đã viết bài: “MINH ĐƯỜNG PHÚ”
Ở thời gian này, Ngài đã dành hết thời giờ vào việc học, học ngày học đêm, học nát kinh thư, học làu sử sách.
Có hôm cha Ngài tìm không thấy, đêm đã khuya, rồi tìm mãi đến gốc cây thấy Ngài đang mải mê đọc đến nổi quên rằng đã sang canh ba; đặc biệt là Ngài học để hiểu biết chớ không chịu ra thi cử.

2. Một tay kiếm cao cường võ nghệ.

Lúc còn nhỏ thường hay đánh kiếm gỗ với các bạn nhỏ trong làng.
Đến Tứ Xuyên thì Ngài chỉ cho các bạn múa kiếm. Tuy còn nhỏ, nhưng đường kiếm của Ngài rất rõ nét, linh hoạt, chắc chắn như những đường kiếm của các tay thạo nghề.
Khi còn sống, mẹ Ngài không muốn con mình chơi kiếm, còn cha thì muốn thanh kiếm gỗ sau này thành bảo kiếm.
- 15 tuổi (mùa xuân 715) khi triều đại nhà Đường với niên hiệu Khai Nguyên đã bước vào năm thứ ba thì Ngài đã là tay kiếm thành thạo và đó chính là niềm mơ ước của cha từ lâu rằng: “Lớn lên con của ta sẽ vung kiếm tung hoành bốn bể.”
Có thể nói kiếm thuật của Ngài đã nổi tiếng khắp vùng, và hầu hết những cảnh núi rừng, hang động đều in dấu chân của tay kiếm lừng danh này.
Tương truyền rằng: Một hôm, Ngài được một con voi dâng lên Ngài một thanh kiếm vạn năng có khắc dòng chữ:
“Độc phá vạn quyển thư,
Hành quá vạn lý lộ.”
nghĩa là: đọc nát muôn quyển sách, đi qua muôn dặm đường, và lúc ấy bên tai Ngài nghe lời dạy rằng: “Cầm lấy thanh gươm này, con hãy xứng đáng với đời, hãy làm một con đại bàng bay khắp thế gian, tung kiếm cứu vớt muôn người để giải thoát và giành tự do cho thiên hạ.”
Sau đó không lâu, chính thanh gươm này đã hạ một con hổ dữ ăn thịt người để cứu biết bao sinh mạng khác.
- 35 tuổi (mùa hạ 735) cùng vợ con đến Nhiệm Thành (Đông Lỗ). Một hôm, trên thảm cỏ xanh, Ngài được Bùi Cửu là một tay kiếm thuật chuyên nghiệp chỉ cho Ngài những đường kiếm đặc biệt, nhờ đó mà sau này Ngài đã trở thành tay kiếm võ nghệ cao cường.

3. Một tay đàn nghệ thuật

Vào những đêm trăng sáng, Ngài thường gảy đàn dạo lên những tiếng nhạc trầm bổng du dương hoặc đầy khí thế.
Tiếng đàn thanh trong đã thố lộ một tấm lòng khẳng khái.
Tiếng đàn và thanh kiếm của Ngài đã làm quen với bọn trẻ khi vừa đến dựng nhà ở Tứ Xuyên.

4. Một con người yêu thiên nhiên.

Từ lâu Ngài đã là bạn của núi rừng, gió trăng, mây nước, rượu thơ.
- 18 tuổi, Ngài đến Đái Thiên Sơn và Đại Khuông Sơn, núi không cao lắm, mùa xuân hoa đào nở rộ thật đẹp, từ đỉnh núi Ngài thu vào tầm mắt tất cả cảnh vật của non sông tổ quốc. Bao suy nghĩ hiện về:
- Nào là trên dải đất mênh mông, biết bao máu xương cha ông đã đổ xuống để gầy dựng đến ngày nay.
- Nào là trời đất biết bao là huyền bí làm sao khám phá để hiểu biết đến tận cùng.
- Nào là thiên nhiên hùng vĩ quá, thân phận con người thật mong manh trước vũ trụ bao la, trước những hiểm nguy chực chờ…

5. Một thi sĩ kỳ tài.

Ham học, đi khắp nơi, nhìn, suy nghĩ, thiên nhiên là bạn, đó là cơ sở nguồn cảm hứng cho những vần thơ tuyệt tác của một thiên tài:
“Xuất khẩu thành thơ
Vung bút tan mây”
Tô Dĩnh, vị quan vừa nhậm chức ở Tứ Xuyên đã mến tài làm thơ của Ngài (dù Tô Dĩnh bản thân là một nhà thơ nổi tiếng), mới gặp và trao đổi mấy vần với Ngài là đã cảm phục và nói với bạn bè rằng:
“Chàng trai ấy (lúc Ngài Lý Bạch còn trẻ) quả là một thiên tài anh lệ, đặt bút xuống là thơ lên vần. Tuy chưa đến độ sung mãn nhưng đã có cốt cách riêng. Nếu chàng học thêm nữa có thể sánh với Tương Như.”
- Hứa Vũ Sư, cựu tướng quốc ở Yên Lục đã cảm thơ Ngài và nói: Quả là những vần thơ tiên “Thơ kinh phong vũ” - (gió mưa kinh ngạc). Những vần thơ mang sức sống của thời đại đã vang lên giữa nhân gian. Thơ đã có sức mạnh đập núi ngăn sông, lay chuyển cả núi rừng.
- Nguyên Tham Quân (nhỏ hơn Ngài 10 tuổi ) là con của vị quan biên phòng đã khâm phục rằng: “Trong thơ ấy nghe có tiếng suối chảy róc rách, có tiếng gió thì thầm, có cơn gió nhẹ, có màu xanh của trời, màu trắng của nước. Trong thơ ấy có cả bầu không gian vô tận, có nắng chiều nhạt dần, có cò trắng bay bay. Trong thơ ấy có tiếng đá lở, đất nhào, có phong ba bão táp, có dáng núi đứng vươn mình chọc thủng cả trời xanh. Có bước chân người khám phá những bí mật của đất trời. Có tiếng chim, tiếng cá, tiếng hổ rống, tiếng voi gầm, có ánh hồng tia nắng ban mai, có trăng sáng đồi thông.”
Biết bao là cuộc đời, là con người, là cảnh vật, cầm thú, chim muông đã đi vào thơ của Ngài làm thành một bản hòa tấu tuyệt vời giữa con người và vũ trụ.
- Ngô Quân: “Chưa thấy một ai có thể so sánh với Lý Bạch được. Mỗi lần họ Lý hạ bút quả là gió mưa sấm chớp giựt mình, cả trời đất chuyển động. Những vần thơ có sức sống làm thức dậy cả muôn loài, dù có vật muốn ngủ giấc ngàn thu.” Ngô Quân thảo tờ tấu nghị lên vua Đường tiến cử nhà thơ Lý Bạch:
“Đây là con người lừng danh vũ trụ, thông đạt cổ kim, văn võ toàn tài, lý tình đầy đủ. Nhà vua được người này khác gì nhà Hán xưa được Trương Tử Phòng.”

B. Chí hướng
Ngài đã từng thuộc làu kinh sử, thấm nhuần tư tưởng nhập thế giúp đời của Nho giáo. Trong cuộc sống nhân loại đang đòi hỏi con người phải xứng đáng với đời, góp sức mình vào xã hội. 25 tuổi cường tráng, tràn đầy hy vọng, tâm hồn rộng mở, Ngài thu hút tất cả những tinh hoa của mạch sống thời đại, bước giữa con đường thênh thang, tự do, không vướng bận công danh và thí trường.
Ngài gởi gắm chí hướng mình vào bài “Đại Bàng Phú”, hoài bão là “vào đời, cứu vớt thiên hạ bằng tài sức của mình.”
Ngài đã can đảm đối diện với tử thần để cứu người ngay gặp nạn được truyền tụng qua câu chuyện người lính tên Quách Tử Nghi gác đêm ngủ quên trong đêm mưa tầm tã để cho trộm vào kho khuân mất hơn chục thanh kiếm đồng và 2 chuông lớn.
Nghiêm Quân đòi Quách Tử Nghi ra hỏi tội sau đó lập tờ tấu lên triều đình và nhà Vua phê bản án xử trảm. Thế rồi chính Ngài Lý Bạch đưa thân mạng mình ra cứu Quách Tử Nghi ngay trước pháp đình.
Người lính được thoát chết, sung sướng đến chảy dầm dề nước mắt, cảm ơn người cứu mạng. Khi từ giã về quê, Quách Tử Nghi còn được Ngài Lý Bạch cho vàng, bạc, lụa để sinh sống.


II. Một bậc chân tu đắc đạo

Bên cạnh tài năng xuất chúng, đức độ hơn người, lại can đảm cứu người (một hành động đầy đủ nhân, trí, dũng), nhưng người đời có biết đâu trên đường Thiên Đạo Ngài còn là bậc chân tu đắc Đạo. Điều này chính Ngài đã xác nhận vào đêm 4.11.1931 tại Chiếu Minh Đàn (Cần Thơ) để khuyến tu như sau:
“Ta lúc ở thế nước nhà trọng dụng, nhưng ta xét lại, chốn phù hoa ít ai hưởng đặng trăm năm cho nên ta tầm sư học đạo, đặng thành chánh quả.
Từ nhà Đường, đời Ngũ Quí nhà Tống, nhà Nguơn, nhà Minh, trào Thanh đến nay có 1300 năm dư mà ta tiêu diêu tự tại chốn Tiên cung.
Còn cuộc thế dầu cho làm đến bực Vương Hầu, Tể Tướng, ít ai hưởng lộc đến 80, chớ tuổi Tiên muôn kiếp chẳng già.
Nay ta mừng cho kẻ thế gặp cuộc Long Hoa Tam nguơn đại hội, khai xuất Nhơn Hoàng, Trời mở Đạo mầu độ tận chúng sanh.”
THỜI TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Ngài là NHỨT TRẤN OAI NGHIÊM (trong hàng Tam Trấn). Đêm 4.11.1931, Ngài đã xưng danh bằng bài thơ chữ Hán như sau:
Thập bát niên dư tử kế truyền,
Thiên khai nhứt mạch điểm huờn nguyên,
Qui y Phật giáo phản hồi bổn,
Đại chí diệt trần thị vị tiên.
Chiết tự:
- Chữ thập (十) hiệp với chữ bát (八) là chữ mộc (木), thêm chữ tử (子) vào thành chữ LÝ (李).
- Chữ thiên (天) mà bớt đi một ngang đầu, còn lại chữ đại (大) thêm một chấm thành chữ THÁI (太).
- Chữ qui (皈) mà bớt chữ phản (反) còn lại chữ BẠCH (白).
Tức là: LÝ THÁI BẠCH ĐẠI TIÊN
Đức Lý Giáo Tông đã lý giải sâu xa bài thơ này về việc luyện đơn như sau:
“Thiên khai ư Tý, địa tịch ư Sửu, chữ Tý hiệp với chữ Mộc là Kim, Kim Mộc hiệp ấy là thủy hỏa tương phối.
Thiên khai nhứt mạch là qui nhứt nghĩa là chữ Thiên bớt một nét còn chữ đại, chữ đại có 3 nét là Tinh, Khí, Thần gọi là Tam huê và điểm một chấm là Tam huê tụ đảnh.
Chữ qui bằng chữ bạch và chữ phản, nghĩa là người sanh tại trần cấu thì bị khí trược ràng buộc, cho nên chữ tâm đã nhuộm bầm đen và đỏ, nay học Đạo phải luyện cho đỏ trở lại. Trắng là bỏ chữ phản còn lại chữ bạch nghĩa là phản hồng vi bạch, cho nên phép luyện đạo từ nhất chuyển đến cửu chuyển thì cái lòng đã sạch, tâm trắng lại như hồi mới sanh.
Còn câu chót: hễ người tu mà có đại chí phủi hết cuộc trần mới gọi là Tiên.”
Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo từ thuở mới khai Đạo cho đến nay đã dạy cho nhơn sanh không thiếu một điều gì từ việc tổ chức nền Đạo, đến nghi lễ, hành chánh, giáo lý tu tập, pháp môn tam công.
Nơi đây, chúng tôi xin nêu lên một ý Đạo quan trọng mà Ngài đã dạy cho người tín đồ Cao Đài.
Ngài đã dạy như sau:
“Người đạo Cao Đài là gương mẫu, là chiếc đò, là nhịp cầu đưa khách từ bến mê sang bến giác, là điện đài thu phát động năng thúc đẩy sự thống hiệp giáo lý, là tinh chất của Tạo Hóa kết hợp sự thương yêu cho toàn diện thế giới nhân loài.” NMĐ, 15-7 Canh Tuất (16-8-1970).

1. Là gương mẫu:
Tấm gương sáng từ cuộc sống đời đến đạo, đó là sống Đạo, tức là tự độ; học - tu - hành để trau dồi Tâm - Hạnh - Đức - Tài theo phương pháp Tam công.
Đức Lý Giáo Tông dạy:

Là môn đệ Cao Đài Thượng Đế,
Phải dặn lòng phước huệ song tu,
Ấy là công quả công phu,
Thương người mến vật vận trù nội tâm
. CQPTGL, 29-12 Mậu Ngọ (27-01-1979).



Tài với đức đổi trao phụng sự,
Tâm với tài bực thứ không hai,
Có tâm mà lại có tài,
Đức Tâm Tài đủ Đạo Thầy hoằng dương.
CQPTGL, 29-12 Mậu Ngọ (27-01-1979).

2. Là chiếc đò:
Đây là phần độ tha.
Giúp người qua sông mê đến bến giác bằng cách đem công sức cống hiến cho đời, gọi là công quả bằng vật lực, tài lực, sức lực, trí tuệ, sự hiểu biết giáo lý.
Có tự độ được tròn đầy thì độ tha mới đạt nhiều kết quả. Vì Đạo phát trễ một ngày thì nhơn sanh chìm đắm trong tội lỗi nghiệp chướng một ngày.

Chèo thuyền Bát Nhã độ quần sanh,
Lướt dặm trùng dương vượt thác ghềnh.
Đức Như Ý Đạo Thoàn Chơn Nhơn.
Thuyền Đạo buồm trương lướt biển trần,
Vớt người chìm đắm thoát mê tân,
Phục hồi nguyên bổn nơi thanh tịnh,
Khỏi chốn luân hồi của thế nhân.
Đức Bác Nhã Thiền Sư, MLTH, 03-3 Giáp Dần (26-3-1974).

Người chèo đò cần có những đức tính như: kiên nhẫn, hy sinh, không ngại khó mới độ được người sang bến giác.

3. Là nhịp cầu đưa khách từ bến mê sang bến giác:

Chính bản thân mình là phương tiện đưa nhơn sanh sang bờ giác, tức là phải hy sinh thân mình để nhơn sanh nương vào đôi khi phải chịu nhọc, chịu đau đớn, chịu nhục vì người khác, miễn sao mục đích mình đạt được là đưa người đến bờ giác ngộ.
Do đó, những đức tánh cần có là: chịu đựng gian khổ, quên mình vì người, khiêm hạ, hy sinh những thụ hưởng ích kỷ cá nhân. Bản thân mình còn lại là nhịp cầu để nối liền tình huynh đệ, để không còn cảnh người bóc lột người.

4. Là điện đài thâu phát động năng, thúc đẩy sự thống hiệp giáo lý:

Trước kia, từ Đại Đạo phát sinh Tam giáo Đạo, nay đến thời kỳ qui hiệp, Đức Thượng Đế mở Đạo qui các con cái của Ngài trở lại nguồn gốc Đại Đạo.

Kỳ ân xá Cao Đài cứu thế,
Buổi hạ nguơn bốn bể chung nhà,
Thống truyền giáo lý tam gia,
Đạo qui chánh đạo, nhơn hòa đức nhơn.
Đức Diệu Hạnh Tiên Cô, TT Tân Định, 15-8 Bính Ngọ (29-9-1966).

Vì ý nghĩa cao siêu mầu nhiệm của cơ tận độ kỳ ba, của sự xuất hiện Đấng Giáo Chủ Cao Đài chính là Đức Thượng Đế, đã nói lên tất cả nhơn loại đều là con một Cha để cùng nhìn nhau là anh em.
Do đó, người tín đồ Cao Đài muốn trở thành một điện đài thâu phát động năng thúc đẩy sự thống hiệp giáo lý theo lời dạy của Đức Lý Giáo Tông, cần nuôi dưỡng tinh thần phá chấp như lời dạy của Đức Ngô Đại Tiên sau đây:
“Người tín đồ Cao Đài luôn luôn tôn trọng các xu hướng tín ngưỡng, đem tình thương hòa đồng khắp cả mọi giới, đem thiện cảm gieo rắc mọi nơi, để người người đều nhìn nhận cái lý duy nhứt là cứu thế qua khỏi cơ tận diệt hầu xây dựng hòa bình hạnh phúc nhân loại dưới ngưỡng cửa Đài Cao. NTTT, 13-02 Bính Ngọ (04-3-1966).
Ngoài ra, trong tôn giáo Cao Đài, mỗi mỗi đều mang dấu ấn của Đại Đạo, từ biểu tượng Thiên Nhãn, Đấng Giáo Chủ, ý nghĩa hai chữ Cao Đài, thờ Tam Giáo - Tam Trấn đến mục đích, tôn chỉ, lập trường của nền Đạo.

Người vẫn tưởng Cao Đài tôn giáo,
Nào hay đâu Đại Đạo hoằng dương,
Gồm thâu trăm nẻo ngàn đường,
Tam nguơn chuyển thế định phương phục hoàn.
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư, TLTĐ, 07-3 Giáp Dần (30-3-1974).

5. Là tính chất của Tạo Hóa, kết hợp sự thương yêu cho toàn diện thế giới nhân loài:
Tính chất của Tạo Hóa là đức háo sanh, là tình thương, là sự sống.
Thầy là Đấng Háo Sanh.
Thầy là Cha của sự sống.
Thầy là Cha của sự thương yêu.
Và con người là cơ thể của sự thương yêu, cho nên có tình thương, mới có bảo tồn, mất tình thương sẽ đưa đến cơ tận diệt.
Đức Lý Giáo Tông đã nói về đời mạt kiếp:
“Thế sự điêu linh, lòng người ly tán, đời đạo tranh phân, tình thương đồng loại dường như không còn nữa. Đức tin đối với Thiêng Liêng tợ như mơ hồ, người đời hết hy vọng tạo một sự nghiệp gì vĩnh cửu ở ngày mai, đang vui vội sống cuồng với những gì hiện tại, đạo đức lần hồi dường như bị khinh rẻ. Đó là báo hiệu cơ tận diệt sắp đến.”  Thiên Lý Đàn, 23-3 Đinh Mùi (02-5-1967).
Đức Nhân là nguồn cội để làm người, đó cũng là phương thức tạo nhơn hòa trong xã hội, xây dựng giềng mối an dân thái bình trong một nước. Có khơi dậy được tình thương trong lòng mỗi con người thì mới có được sự an bình trong thiên hạ.
Do đó Thầy có dạy rằng:
“Các con thừa hành sứ mạng của Thầy, mang tất cả lời Thầy dạy và tình thương yêu nhân loại với đức háo sanh để đem đi, các con đi để thực hành, thực hành lý thuyết Cao Đài Đại Đạo.”
Nếu người đạo Cao Đài:
- Là gương mẫu -> Tự độ.
- Là chiếc đò -> Độ tha.
- Là chiếc cầu -> Độ tha.
- Tự độ + Độ tha -> Sứ mạng vi nhân.
- Là điện đài thâu phát động năng thúc đẩy sự thống hiệp giáo lý -> Sứ mạng quy nguyên.
- Là tinh chất của Tạo Hóa kết hợp sự thương yêu cho toàn diện thế giới nhân loại -> Sứ mạng tạo thế nhơn hòa.
Thực hiện rốt ráo lời dạy trên của Đức Giáo Tông, người tín đồ Cao Đài sẽ đạt thành:
- Sứ mạng vi nhân của bản thân mình.
- Sứ mạng qui nguyên của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Tâm linh).
- Sứ mạng tạo thế nhân hòa của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (Nhân sanh).
Đây là một nhân tố góp tay xây dựng xã hội Thánh Đức và cũng là một tín đồ Cao Đài làm sáng danh Thầy danh Đạo.◙
Kim Dung

Là môn đệ Cao Đài Thượng Đế,
Phải dặn lòng phước huệ song tu,
Ấy là công quả công phu,
Thương người mến vật vận trù nội tâm.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, CQPTGL, 29 tháng Chạp Mậu Ngọ

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây