Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Trong môn họa truyền thống của Trung Quốc (thường được gọi là Quốc Họa) ta thường bắt gặp những chủ ...


  • Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi / Ban Quản Lý Tổ Đình Chiếu Minh TTVV

    Tại Thảo Lư: Thánh Đức Tổ Đình. Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô vi Ngày 15/10 Mậu Tý, ...


  • Người Được Chọn / Ban Biên Tập

    " Quyền pháp không giao riêng cho ai, cho xã hội nào, cho tôn giáo nào ; quyên pháp có ...


  • Đức tin Cao Đài / Thiện Chí

    Lịch sử đạo Cao Đài cho thấy đức tin Cao Đài, từ lúc chưa nảy sinh đến lúc lập thành ...


  • Khi nhập môn vào Cao Đài, ai ai cũng thuộc câu thánh giáo: Tu là sửa những gì đã trật, Hay Tu mà ...


  • Thư họa Đông Hồ / Tuổi Trẻ Online

    Thứ Sáu, 04/05/2007, 17:41 (GMT+7) TTO - Mùa xuân này, nữ sĩ Mộng Tuyết trở bệnh ở tuổi 95. Hiện bà đang ...


  • Mùa Trung Nguơn tháng 7 năm Quý Tỵ 1953, tại Thánh tịnh Tam Thanh – Cao Minh Quang ở Long ...


  • Từ ngàn năm trước chúng sanh đã biết đến uy danh của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát qua những ...


  • Bản dịch Pháp văn thánh giáo Đức Động Phương Chưởng Quản / Thánh giáo Đức Đông Phương Chưởng Quản-Quách Hiệp Long dịch Pháp văn

    TRÚC LÂM THIỀN ĐIỆN Ngọ thời 18 tháng 7 Kỷ Dậu (30/8/1969) (Bộ Phận Hiệp Thiên Đài Cơ Quan Phổ Thông ...


  • XUÂN TÂM và TÂM TƯƠNG TỬU / Đức Lý Giáo Tông

    Mới nhắm mắt bóng câu, hành giả đã vượt qua hết một chu kỳ ngắn ngủi, để ngắm lại hay ...


  • Chùa Bà Thiên Hậu tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, là ...


  • ĐỨC CỦA NGƯỜI QUÂN TỬ Trong phần trình bày của mình, đạo đệ lần lượt thưa qua cùng quý đạo trưởng, ...


14/02/2008
Huyền Như Như Tịnh

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 14/02/2008

Mùa Xuân suy gẫm

Đức Trần Hưng Đạo dạy:

"Cứ mỗi độ xuân về cỏ cây đã cởi bỏ lớp lá vàng rơi rụng ,mang lên một màu tươi nhuận thắm xanh. Cỏ cây hoa lá tuy là vật vô tri vô giác, nhưng với tiềm năng linh ứng Tạo hóa đã ban, cũng chuyển mình trong tiềm thức đón lấy tiết xuân sang để hòa đồng cùng vạn vật".[1]

Đối với con người cũng thế, ai cũng rộn rực, nô nức, mong được cùng xuân sống trong hạnh phúc. Sở dỉ thiên hạ ai nấy cũng khao khát chờ đón xuân là bởi xuân là một ngày vui nhứt của khắp trên địa cầu, là đầu của một năm, là sự sống của muôn loài vạn vật; nó cũng còn là dịp để thiên hạ nô nức sắm sanh, vui chơi, thù tạc tiệc tùng, vãng lai thăm viếng, trao tặng quà xuân, gởi lời chúc tụng cùng nhiều cảnh vui trào lộng. Nhưng đó là xuân cảnh của đời thường, vui chốc lát trong mấy ngày xuân để rồi sau đó buồn khổ lại trùm lên khi lòng trĩu nặng phiền não trong vòng sanh, lão, bệnh, tử.

Bên cạnh mùa xuân đời thường ngày xuân ngày tết còn có ý nghĩa mà mấy ai hiểu được như lời dạy của Đức BNTS dưới đây:

"Xuân là nguyên khí phát dương, tài bồi cho vạn vật, cơ động thúc đẩy muôn loài vươn lên đứng dậy mạnh mẻ, sáng suốt hành động như xuân.Cái nguyên lý tự thể hiện ra bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, sanh rồi trưởng, trưởng rồi thâu, thâu rồi tàng,thì mùa nào cũng có một công dụng.Khi khí dương trương ra thì vạn vật theo đó mà hoạt dụng tinh ba tài trí của mình để tô điểm vũ trụ nước non thêm hương hoa màu sắc; mới là trịển khai hết tâm trí của tự mình để giúp vào công việc của Tạo hóa, làm cho cảnh thêm đẹp người thêm vui, tình thêm đậm,sự sống dồi dào. Còn kẻ đạo tâm thì đem sự hiểu biết của mình mà dựng đời dạy đạo. Đó là xuân sanh ,xuân trưởng để phô bày lợi ích cho nhơn quần.………Vui xuân là bày tỏ được cái chí của mình.

Còn Tết là để nhớ ơn Trời che đất chở, thầy dạy, cha sanh, ơn đền nghĩa trả; Tết đâu phải để chơi đùa." [2]

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế dạy:

" Xuân là gì ? Phải chăng khối thiên linh tự tánh mà Thầy đã ban cho mỗi con để sống đủ quyền tự do, đủ sức thắng mọi hoàn cảnh, để trở nên chúa tể muôn loài nhưng vì dục vọng phủ mờ, tâm hồn bị tối tăm nên lúc nào cũng thấy như rơi vào cảnh bất toàn, thiếu thốn. Xuân là Tâm, là Đạo. Tâm, Đạo mất đi thì đời sống con người đầy dẫy khổ đau, luôn luôn khủng khiếp trước sự hoành hành của con ma dục vọng, quyền sống bị chúng tước đoạt, suốt tháng quanh năm mờ mịt trong vòng tội lổi. Các con dầu ở địa vị nào cũng thấy cô đơn buồn khổ.

…  Nếu các con không khử chế được lòng phàm thì dầu xuân đến cũng khó được vui tươi, khó trông bù được những gì thiếu mất".[3]

Thế còn xuân khí thì sao? Khí dương tăng tiến từ nhứt dương ở Đông chí đến tam dương là mùa xuân.

"Xuân đây là khí dương đã chủ động dương tiến lên làm chủ quần âm. Xuân là tượng thái bình.Xuân là quẻ Địa Thiên Thái. Khí dương giáng xuống nuôi nâng muôn loài. Khí âm thăng lên muôn loài hướng về lẻ thực. Nếu huyền khí không huân lên thì hạo nhiên không giáng xuống, lẻ có cảm có ứng có sự huyền đồng, chánh khí đã đầy dẫy thì tà khí phải lui. Thánh tâm có hiện ra thì vọng tình mới tự diệt.

Xuân là khi lòng người hướng mạnh theo lẽ phải điều lành, thì đời tự hiện thanh bình, xã hội hòa thân, biết trọng lễ nghi đạo đức".[4]

Mùa xuân đến với mỗi người, nhưng chỉ có giớí tu hành cảm nhận được lẽ đương nhiên của đất trời mới trọn hưỡng mùa xuân tươi thắm thái hòa.Khi nào nội tâm được ổn định, tình thương man mác bao la nghỉ đến ích nhơn lợi vật, lòng được hiệp hòa tha thứ tất cả mọi người có lổi cùng ta.Lòng  được khoan dung thơi thới, dầu ngoại cảnh có sôi trào có nóng bỏng, có loạn ly; nội tâm vẫn như như thái hòa, hạnh hưởng trọn mùa xuân…[5]

"Thiên hạ quí xuân ở chổ hiện bày, không thấy gốc xuân ở lúc còn manh nha là Phục. Có Phục mới có xuân. Phục là ẩn. Xuân là hiện. Các con muốn cho đời thịnh vượng, cho thiên hạ hạnh phúc tự do, thì các con phải học, phải hành. Học theo đạo Phục, hành theo đạo Thái. Bao nhiêu thành công để cho thiên hạ, các con phải là người chiến sĩ vô danh".[6]

Học theo đạo Phục, hành theo đạo Thái là điều mà mỗi ai trong hàng thiên ân sứ mạng luôn canh cánh bên lòng  trong việc học đao, giử  đạo, hành đạo trong tinh thần Tam Giáo đồng nguyên, Vạn Giáo Nhứt Lý. Chúng ta cùng đọc lại lời nhắc nhở của Đức BNTS sau đây:

‘’Mùa xuân cũng là mùa những chồi non nẩy mầm nẩy tược, để rồi sẽ trưởng thành theo lớp cây lớn cây to. Theo đức Nguyên ấy, chư đạo hữu cũng nên vun quén những mầm non tược tốt đang lên trong khu vườn Minh Lý và cũng là khu vườn tốt tươi trong Tam Kỳ Phổ Độ…

Đối với Thượng Đế, tất cả là một khu vườn Đại Đạo, mỗi phạm vi mỗi lãnh vực có một số người đảm trách; đó là những người giữ vườn thế thôi. Mỗi khu vườn nào cũng phải ý thức gieo giống, hoạn dưỡng chăm sóc mầm non để sau nầy những lớp cây già tàn tạ, khu vườn không đến nổi xơ xác cộc còi, toàn cây chiết cây tháp.’’[7]

Chúng ta hãy vui vẻ hưởng xuân và suy gẩm lời dạy của Ơn Trên.

Bắt đầu năm mới chúng ta cùng gieo hạt an bình,tha thứ, thương yêu để tiếp hạ sang thu đến đông rồi lại xuân .Trong cuộc đời vô thường vẫn đẹp nét chơn thường .

Xuân dương khai thái hội thanh bình,

   Xuân thể Kiền: Nguyên - Hanh - Lợi - Trinh.

Xuân của tinh thần chơn bất tử,

Xuân trong đạo pháp vĩnh trường sinh.

Xuân tâm lẽ sống trang quân tử,

 Xuân cảnh trò vui kẻ thế tình.

Xuân khí hòa đồng thừa sứ mạng,

Xuân vầy nội bộ đẹp cao minh.[8]

 

Huyền Như Như Tịnh


[1]Thánh Ngôn của Đức Trần Hưng Đạo năm 1970

[2]Thánh Ngôn của Đức Bác Nhã Thiền Sư

[3]Thánh Ngôn của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế năm 1973

[4]Thánh Ngôn của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế năm 1973

[5]Thánh Ngôn của Đức Bác Nhã Thiền Sư

[6]Thánh Ngôn của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế năm 1973

[7]Thánh Ngôn của Đức Bác Nhã Thiền Sư

[8] Thánh Ngôn của Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế năm 1973


Huyền Như Như Tịnh

Là môn đệ Cao Đài Thượng Đế,
Phải dặn lòng phước huệ song tu,
Ấy là công quả công phu,
Thương người mến vật vận trù nội tâm.

Đức Giáo Tông Đại Đạo, CQPTGL, 29 tháng Chạp Mậu Ngọ

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây