Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Tứ vô lượng tâm Tứ vô lượng tâm là bốn phẩm hạnh cao thượng (Brahma Vihara) mà các vị Bồ tát ...


  • Mười Đức Tin Chân Chính / Website Tôn giáo & Dân tộc

    Khi nói về đức tin, Ðức Phật đã dạy về 10 cơ sở của đức tin chân chánh: 01. Chớ vội ...


  • Xuân bất diệt / Hội Đồng Tiền Bối Đại Đạo

    Hội Đồng Tiền Bối Đại Đạo dạy tại NTTT vào ngày Mùng 1 tháng Giêng năm Canh Tuất 1970


  • TÌM HIỂU PHÁP CHÁNH TRUYỀN Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chánh thức ra mắt nhân sinh vào ngày ...


  • "Thầy là bực hoàn toàn vĩnh viễn, trường cửu trong cõi Hư Vô tuyệt đối. Nay vì lòng bác ái ...


  • Chư Môn-đệ nghe! Phần nhiều trong các con chẳng để lòng thờ kính Thầy, tưởng cho đem thờ Thầy vào ...


  • Mùa tu Xuân Phân lại về với chúng tôi. Nhớ lại trước đây, mỗi độ gần tới mùa tu thì ...


  • QUỐC SƯ VẠN HẠNH / TT. Thích Quảng Tùng

    Quốc sư Vạn Hạnh và PG thời Lý đóng góp vào sự nghiệp hộ quốc an dân TT. Thích Quảng Tùng Phật ...


  • Questions et Réponses sur le CAODAÏSME / Organisme de Diffusion du Dai Dao

    Troisième Ere Universelle du Salut Divin de Dai Dao Organisme de Diffusion du Dai Dao Questions et Réponses sur le CAODAÏSME Traduit du vietnamien par L’église Cao ...


  • Khai cơ để mở cửa Huyền, / Đức BÁC NHÃ THIỀN SƯ

    Pháp tu luyện huyền môn Bác Nhã, THÍCH, ĐẠO, NHO gồm cả thiên nhơn; Cũng đồng phá vọng hiển chơn, Thành PHẬT nhập ...


  • . . ."Vào vòng hiểm họa chúng sanh đồng phải thọ nạn tập thể như nhau. Những kẻ nhiều tội ...


  • Nội dung chính của Minh Thiện Chơn Kinh là bốn Bài Sám ( Sám Nhứt Diệu Đề, Sám Nhị Diệu ...


09/12/2005
Huệ Ý

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 13/07/2011

Đơn Thiền

DẨN NHẬP

Ðức Chí Tôn khai Tam Kỳ Phổ Ðộ nhằm hai mục đích : “thế đạo đại đồng và thiên đạo giải thoát”. Thực hiện hai mục đích trên bằng đường lối nào và phương pháp nào?

Ðức Giáo Tông Vô Vi Ðại Ðạo dạy:

“Ðắc nhứt tâm rồi thế mới yên,
Muốn tâm đắc nhứt phải tham thiền;
Tham thiền tâm sẽ hoà muôn vật,
Hoà ấy làm nên đạo phối Thiên.”

Tô đậm lời dạy của Ðức Giáo Tông Vô Vi Ðại Ðạo:

Muốn thế giới yên,
Muốn hoà muôn vật,
Muốn Ðạo phối Thiên,
Muốn tâm đắc nhứt : PHẢI THAM THIỀN.

Tham thiền vừa là đường lối, vừa là phương pháp trước tiên, là khâu đột phá để cùng một lúc thực hiện hai mục đích : Thiên đạo và thế đạo.

Thiền trong Tam Kỳ Phổ Ðộ là ÐƠN THIỀN.

* * *

ÐƠN là con đường tu chứng của Tiên gia.
THIỀN là con đường tu chứng của Phật gia.
ÐƠN THIỀN là con đường tổng hợp pháp môn của Chư Tiên, Chư Phật được Ðức Ðông Phương Lão Tổ dạy trong Tam Kỳ Phổ Ðộ.

Ngàn vàng dễ kiếm,
Lời mầu khôn trao.

Chỉ những ai tẩy xú khai thanh, rữa lòng trong sạch thì sẽ có ngày gặp được các bậc cao minh thừa lịnh Ơn Trên hướng dẩn.

Quyển kết tập ÐƠN THIỀN này, trước tiên là sưu tập riêng của chúng tôi, ghi lời dạy của Ơn Trên để tự kiễm, tự tu, chứ không phải khẩu quyết. Không ngờ được chư huynh tỉ tán trợ, nên mới chép gọn lại và thêm cước chú.
Nội dung gồm 36 lời dạy của Ơn Trên. Mỗi lời dạy có thể là: một câu, một bài thi, hay một thành ngữ, gom thành 4 mục:

I. ÐẠO: các nhận thức căn bản.
II. CHƯỚNG ÐẠO: những trở ngại
trên đường tu.
III. LUYỆN ÐẠO: công việc tu luyện.
IV. HOẰNG ÐẠO : kết quả rồi đi vào cuộc đời để tế thế trợ dân.

Cách trình bày mỗi đề gồm:

- KINH : nguyên văn lời dạy của Ơn Trên.
- SỚ: lời dâng của chúng tôi.
- CHÚ: những ghi thêm cần thiết.
Cầu nguyện ân sủng của Ơn Trên thấm nhuần đến tất cả chư huynh tỉ.
Người chép:
Huệ Ý
Thu Phân /Mậu Thìn (1988)

***
BẢN VIẾT TẮT


- CQPTGLÐÐ: Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Ðại Ðạo.
- TGST: Thánh Giáo Sưu Tập.
- BNTÐ: Bát Nhã Thiền Ðường.
- GHCÐTN: Giáo Hội Cao Ðài ThốngNhứt.
- ÐTCG: Ðại Thừa Chơn Giáo.
- MLTH: Minh Lý Thánh Hội.
- TSCÐ: Thánh Sắc Chứng Ðạo.
- CÐGL: Cao Ðài Giáo Lý.
- Tâm: Bài chữ Tâm.

***

MỤC I : ÐẠO.

Ðề 1 : ÐẠI ÐẠO.
***

Kinh:

“Ðại Ðạo vốn không lời diển tả,
Phải do tâm hành giả tham cầu;
Hỏi rằng biệt quyết là đâu?
Khí,Thần, tánh mạng đạo mầu âm dương.”
(ÐỨC ÐÔNG PHƯƠNG LÃO TỔ )

Sớ:

“Chỗ diệu dụng có dùng lời chi để gọi,
Phải chính mình soi rọi đến cùng thông.”

***


Ðề 2 : ÐẠO VÀ TÔN GIÁO


Kinh:

“Tôn giáo ấy cửa vào tìm Ðạo,
Ðạo là đường hoài bão nhơn sanh;
Người tu ý thức tri hành,
Hể vào cửa Ðạo chí thành mà tu.”

( ÐỨC GIÁO TÔNG VÔ VI ÐẠI ÐẠO )

Sớ:

Nhập môn để vào tôn giáo. Nhập thất để chứng Ðạo. Qua cửa chưa phải vào nhà, nên Ðức Giáo Tông Vô Vi dạy: phải tìm, phải ý thức, phải tri hành, phải chí thành.

Rán lên!

***


Ðề 3 : NỘI TU VÀ NGOẠI TU.


Kinh:

“Nội tu giải thoát linh hồn,
Ngoại tu thế đạo bão tồn dân gian."

(ÐỨC BÁT NHÃ THIỀN SƯ )

Sớ:

Thời gian có sau trước, pháp môn có tân cựu, cũng chỉ nhằm một mục đích:
“Chứng quả độ đời tỉnh giấc mơ”.

Ðức Ðông Phương Lão Tổ dạy: “hàng đại căn trí khi đã tự giác ngộ, hoặc được trợ duyên mà giác ngộ, thì ngoài sự tự tu, tự tiến lại còn tìm mọi phương cách để giáo hoá nhân sinh, hầu tạo diều kiện cho những nấc thang tiến hoá được mau lẹ.

Với phần này, hể khi bước ra khỏi nhà, là tìm mọi phương cách độ đời. Khi trở về nhà là tự tu, tự tiến. Ðối với họ không có một giây phút nào là hoang phí vô ích.”

***

Ðề 4 : HỌC VÀ CHỨNG


Kinh:

“Kinh nghiệm khác xa người thể nghiệm,
Ðốn diệu tu mà tiệm thực tu;
Tu không học hỏi tu mù,
Học không tu chứng khác nào mọt kinh."

(ÐỨC BÁT NHÃ THIỀN SƯ )

Sớ:

Một vé thơ gom trọn đời tu:
học để tri,
hành để chứng.
Tiếc cho ai: có Thầy, có bạn mà không học; có đạo, có pháp mà không hành, để chịu : chết bên vựa lúa, khát bên dòng suối.

***

Ðức Bát Nhã Thiền Sư: một trong các vị khai sơn phá thạch của Minh Lý Thánh Hội. Ngài thế danh Nguyễn Văn Miết. Sau khi học văn hoá thành tài, Ngài vâng lệnh Ơn Trên từ giả hoạn lộ để chuyên tâm đạo sự.

Cuộc đời Ngài là một tấm gương phong phú về nhiều mặt: tâm, hạnh, đức, taì.

-  Phát hành lịch Tam Tông Miếu: vừa xây dựng kinh tế nhà Chùa, vừa khuyến thiện qua các Thánh ngôn trích dẩn.
•Xây dựng giáo sở: Tam Tông Miếu (Saigon), Bát Nhã Thiền Ðường (Long Hải).
•Xây dựng giáo hội: các khoá học giáo lý và đạo pháp.
-  Quan trọng nhất là việc biên khảo, dịch thuật, trước tác và tổng hợp pháp môn.

***


Ðề 5 : HÀNH VÀ THUYẾT.

Kinh:

“Rồi hiện tại con làm côngquả,
Học công phu tạo cả công trình;
Hành nan thuyết dị chớ khinh,
Trọng tâm phản tỉnh xét mình nghe con."

(ÐỨC DIÊU TRÌ KIM MẪU )

Sớ:

“Nói rất dễ mà làm rất khó,
Học thì nhiều hành có mấy ai.”

Ðiều gì chưa làm mà nói, đó là vọng ngữ.

***

Ðề 6 : CHỨNG QUẢ VÀ ÐỘ ÐỜI.


Kinh:

“Con hởi! Ðường nào đạt đạo cơ,
Chỉ đường trung nhứt phục nguyên sơ;
Nghìn xưa GIÁO, TỔđều do đó,
Chứng quả độ đời tỉnh giấc mơ.
*

Ðạo mầu huyền nhiệm lắm con ơi!
Chứng quả rồi con sẽ độ đời;
Luyện kỷ tu công đừng gián đoạn,
Mới mong vững bước cuộc đầy vơi.”
(ÐỨC DIÊU TRÌ KIM MẪU.)

Sớ:

Ngô thân bất độ, hà thân độ?
Dịch:
Cứu mình chưa được, nói gì cứu ai?

***

MỤC II : CHƯỚNG ÐẠO.


Ðề 7 : ÐẠO - SẮC.

Kinh:

“Háo Ðạo tợ háo sắc,
Thành Phật giả đa thời.”
Nghĩa:
“Ưa Ðạo như ưa sắc đẹp,
Thành Phật đã từ lâu.”
(ÐỨC GIÁO TÔNG VÔ VI ÐẠI ÐẠO)

Sớ:

Ðọc lại lời dạy:
“Vương một mãy lầm sai chẳng hạn,
Chia đất trời cách hẳn đôi bên”.

Chớ dễ duôi!

***

Ðề 8 : SẮC VÀ HƯƠNG


Kinh:
“Sắc tươi thắm trong vòng xuân hạ,
Sắc tàn phai giữa giá thu đông;
Sắc không còn vẻ xinh tươi,
Hương theo cơn gió phương trời hương bay.
……………
Ôi! Kiếp hoa chẳng bền là thế,
Ví người đời chi kể xa xôi”.

ÐỨC……….NƯƠNG NƯƠNG.

Sớ:

Ai là người dám huỷ sắc xoá hương thì chắc chắn không những Ngài Tôn Bất Nhị mà toàn cả Chư Thiên Hộ Pháp âm phò mặc trợ đến đắc quả thành công. Ðại dũng!


***

Ðề 9 : DUYÊN VÀ NỢ.


Kinh:

“Duyên là đâu, nợ là đâu?
Chẳng qua bể khổ bắt cầu sông mê.”
( ÐỨC QUÃNG THÀNH THÁNH ÐỨC.)

Sớ:

Một câu chú ngàn ông tơ bà nguyệt cao bay xa chạy.

***


Ðề 10 : ÐIÊN ÐẢO.


Kinh:

“Ðiên đảo lòng con nổi đạo đời,
Ðời còn rộn rực luyến mê chưi;
Ðạo thì cũng muốn tu thành Phật,
Theo đạo thì con lại tiếc đời.”

(ÐỨC CHÍ TÔN)

Sớ:

Mắt hướng lên Thiên đường bước tới thì bỏ địa ngục lại sau lưng.

*

Ðề 11 : LẨN QUẨN.
*

Kinh:

“ Có cái này, cái kia mới có,
Do cái này, cái nọ mới sanh;
Trong vòng lẩn quẩn loanh quanh,
Bao giờ thoát khỏi tử sanh luân hồi.”

(ÐỨC BÁT NHÃ THIỀN SƯ)

Sớ:

“Quyết buông bỏ không vin không vựa,
Không để lòng nghiên ngữa vấn vương.”

Thì đâu còn cái này, cái nọ !


***

Ðề 12 : GIẬN.


Kinh:

“Kìa là bóng nguyệt sáng soi đầy,
Ðừng để lu mờ án cụm mây;
Mây án làm cho trời đất tối,
Trăng là đạo đức, giận là mây.”

(ÐỨC CHÍ TÔN.)

Sớ:

“Nhứt niệm sân tâm khởi,
Bát vạn chướng môn khai.”
Nghĩa:
“Nổi lên một niệm sân,
Tám mươi ngàn cửa chướng mở.”

***


Ðề 13 : LẠC BƯỚC.


Kinh:

"Mở cửa càn khôn ngắm bể dâu,
Chín mươi hai ức sẽ về đâu?
Sương phong gió bão đường triêu mộ,
Rừng rậm non cao nẻo cuối đầu.
Nếu nhớ chia tay nơi đãnh thượng,
Thì đừng lỡ bước chốn sông mâu;
Trập trùng vó ký miền ly khãm,
Cứu cánh chờ ai gởi đạo mầu."

(ÐỨC ÐÔNG PHƯƠNG LÃO TỔ)

Sớ:

Lời gởi người lạc bước:

" Thương người trên quê củ,
Ta đến chỉ con đường;
Trong cơn còn bát loạn,
Phải bão vệ tình thương.
*
Thánh đức làm nên bởi Thánh nhân,
Nhân tâm sao khỏi vấy hồng trần;
Hồng trần quét sạch nhờ tu tỉnh,
Tu tỉnh sao cho sáng điễm thần.
*
Ðiễm thần sáng chói đoạn tiền khiên,
Sám hối là tâm hối cải liền;
Tu tỉnh nêu gương người chứng đạo,
Tàng xanh nhờ gốc vững ân Thiên.
*
Ân Thiên chớ đểû lọt qua mành,
Ðại nguyện còn đâu, lợi với danh;
Cánh hạc thung dung trời đất rộng,
Nào chờ lúc thác mới công thành."

Ra đi, nhớ trở về:

"Nguyên nhân nào khác Ðấng Chơn Tiên,
Chỉ bởi nghiệp trần nặng kết duyên;
Tá thế dìu đời công quả lập;
Công thành viên mãn trở Chơn Tiên."

***

Ðề 14 : ÐOẠN LUỴ.


Kinh:

"Chặt đứt mãnh tơ hồng,
Mới mong về đất Phật.

Rửa tan gò má phấn,
Chờ vận đến làng Tiên."

(ÐỨC HÀ TIÊN CÔ)

Sớ:

Sống mà đã:

"Nắm cây huệ kiếm gươm thần,
Dứt tan sự thế nợ trần từ đây."

Thì chết khỏi cúng Cửu.

***

Ðề 15 : QUA CẦU.


Kinh:

"Tâm tâm thường tợ quá kiều thời".
Nghĩa:
"Lòng lúc nào cũng cảnh giác như đang đi qua cầu khỉ."

(ÐỨC ÐÔNG PHƯƠNG LÃO TỔ)

Sớ:

Còn một bước nữa lên bờ mà để té xuống sông thì tiếc cho bao công khó trôi theo dòng nước bạc.

Thế nên nhớ: đời tu không dễ.

***


MỤC III : LUYỆN ÐẠO.

Ðề 16 : KHỞI TU.


Kinh:

"Phương tựu chánh hằng toan nghiền ngẫm,
Phép tồn tâm cũng lắm công phu;
Biết tâm là chỗ khởi tu,
Tâm thường dong ruổi lo thu trở về."

(ÐỨC HÀ TIÊN CÔ )

Sớ:

Hành giả đến được núi "Linh Ðài Phương Thốn" , động " Tà Nguyệt Tam Tinh" , mà còn làm Bật Mã Ôn , rồi Ðức Quán Thế Aâm phải trao cho Ðường Tăng "định tâm chơn ngôn" thì rõ: Biết tâm chỉ là điễm bắt đầu, còn phải hành trì tinh chuyên mới đạt:

"Cùng Trời đồng nhất,
Cùng Ðạo ứng thông".

***

Ðề 17 : CĂN KHÍ.
*

Kinh:

"Nhập hải tầm châu thiên hạ hữu,
Xuất gia đầu Phật thế gian vô."
Nghĩa:
"Xuống biển tìm châu thì lắm kẻ,
Lên rừng theo Phật lại không người."

ÐỨC THÍCH CA NHƯ LAI.

Sớ:

Cổ đức nói: "người học Ðạo như lông trâu, người thành Ðạo như lông rùa sừng thỏ. Nay tìm lông trâu đã khó, nói chi đến lông rùa sừng thỏ.

Ngài Dưỡng Chơn mới dạy: "Không căn khí cao khó nổi xuất gia."
*

Ðề 18 : PHÁP MÔN.


Kinh:

"Ðâu phải dễ dàng đến pháp môn,
Ðó là định đoạt sự vong tồn;
Vào rồi không đắc càng mang đọa,
Bền chặt tâm tu giữ lấy hồn."

(ÐỨC NGỌC LỊCH NGUYỆT)

Sớ:

"Nếu lòng một dạ hai,
Thời Thiên tru địa lục."

***

Ðề 19 : CÔNG PHU.


Kinh:
"Công phu vốn nguồn sanh mạch cả,
Ðức trí nhân tiếp họa nên hình;
Tứ thời luyện giữ cao minh,
Nuôi hồn theo nhịp câu kinh tiếng đờn.
…………………….
Nhờ công phu con siêng học Ðạo,
Nhờ công phu con bão toàn căn;
Mới mong sữa tánh thấp hèn,
Mới thâu vọng tưởng, mới tăng an hoà."

(ÐỨC DIÊU TRÌ KIM MẪU)

Sớ:
"Sang giàu mặc trối kệ,
Ở ăn rồi sanh tệ;
Rán tu đủ bốn thời,
Tiếng trớ trêu chẳng kể."

***

Ðề 20 : MAU HAY CHẬM

Kinh:
"Hành pháp tuy rất dễ,
Công phu có khó chi;
Chỉ tại tâm không định,
Chánh pháp khó duy trì.
*
Ðừng tưởng ba năm đủ,
Trăm tuổi cũng chưa gì;
Muốn thành công đắc quả,
Một niệm chớ sai di.
*
Giác ngộ tam canh đủ,
Mê muội bá niên kỳ;
Khuyên ai đừng vọng tưởng,
Ðắc pháp tâm bất ly."
(ÐỨC ÐÔNG PHƯƠNG LÃO TỔ)

Sớ:

Hành được câu "Ðắc pháp tâm bất ly", thì dễ hay khó, mau hay chậm, giác hay mê đâu còn chỗ vướng mắc.

***
Ðề 21 : LUYỆN KỶ.


Kinh:

"Thiền là tâm huyền công luyện kỷ,
Tâm là Thần nhứt lý dung thân;
Ở trần chẳng nhiễm bụi hồng,
Ở trong sanh diệt thóat vòng diệt sanh."

(ÐỨC DIÊU TRÌ KIM MẪU)

Sớ:

"Luyện kỷ là lập cái tâm cho dứt sự thương yêu tríu mến thê thiếp tử tôn cùng ham muốn mọi sự ở thế gian."

***

Ðề 22 : ÐƠN

*

Kinh:

"Kim đơn thị biệt danh chơn tánh,
Hột giống lành làm Thánh, làm Tiên;
Hổn thành vô ngại cố kiên,
Không tăng không giãm, chẳng thiên, chẳng tà."

(ÐỨC HÀ TIÊN CÔ)

Sớ:

Luyện kỷ tối nan,
Hườn đan thậm dị.

***


Ðề 23 : TU VÀ THIỀN


Kinh:

"Tu là phép chữa bệnh trần,
Thiền là đoạn diệt tham sân dục tình."

(ÐỨC ÐÔNG PHƯƠNG LÃO TỔ)

Sớ:

Nhớ câu:

"Linh dược khôn trừ oan trái bịnh,
Thần đơn bất trị nghiệp ma tâm."
Mới hiểu rõ lời dạy của Ðức Chí Tôn:
"Giáo lý là nguồn gốc hạnh phúc của chúng sanh và nhân loại".

Bệnh nhân còn chờ gì chưa chịu uống thuốc.
***


Ðề 24 : THÂN VÀ TÂM

Kinh:

"Thân tuy sanh giữa trần lao,
Riêng tâm, tâm vẫn ra vào thiên không.
Tâm cùng trời đất huyền đồng,
Thân hoà vạn hữu thoát vòng biển mê.
Là con tu đạo bồ đề,
Ðất trời nhơn vật quay về một tâm."

(ÐỨC DIÊU TRÌ KIM MẪU)

Sớ:

Cát bụi lại trở về cát bụi, nhưng hữu dụng được thân thì đi từ đất thấp đến trời cao.

***

Ðề 25 : GIỚI QUI VÀ QUYỀN PHÁP


Kinh:

"Thân tâm phủ muôn trùng cát bụi,
Tham sân si dường núi Tu Di;
Trau thân cậy có giới qui,
Luyện tâm suất tánh nhờ y pháp quyền."

(ÐỨC DIÊU TRÌ KIM MẪU)

Sớ:

"Giải thoát lấây công phu làm chính,
Học tu tuân luật lịnh làm đầu."

Thì được tâm bình hạnh trực.

***

Ðề 26 : TÂM BỊNH

*

Kinh:

"Chớ thuận nghịch mà thiên đây đó,
Bằng phải trái đua tranh chẳng bỏ;
Ấy bịnh tâm nê cố vẫn còn,
Nếu không rành huyền chỉ chí ngôn,
Dầu niệm tịnh cũng không mấy ích."

(ÐỨC TAM TỔ TĂNG XÁN)

Sớ:

"Ðại thừa là diệt cái ta,
Cái ta chưa diệt, cái tà nảy sanh."

Ðâu là ta, bớ chủ nhơn ông.

***


Ðề 27 : TÂM VÀ TÌNH

*
Kinh:

"Chủ được tâm thì vào cõi Thánh,
Rong theo tình ấm lạnh chát chua;
Tình người được mất hơn thua,
Tình trời hanh lợi bốn mùa phong quang."
(ÐẠO HỌC CHỈ NAM.)

Sớ:

Tịnh ấy là tâm, động ấy là tình.
Tình người thì: "nắng không ưa, mưa không chịu".
Tình Trời thì: nắng tốt dưa, mưa tốt lúa."
Tình người và tình Trời sao khác nhau lắm thế?

Người được chữ "VÔ TƯ" sẽ giống như Trời.

***

Ðề 28 : TÂM VÀ CẢNH

Kinh:

"Cảnh trong tâm, tâm nào có cảnh,
Tâm không thì mọi cảnh chơn không."

(ÐỨC QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT)

Sớ:
Ði thi mà: biết đề trước , biết cách giải trước, thì đề rất khó! Mẹ Ngài Hám Sơn thật hiểu được vấn đề khi hỏi: "con ơi! Trạng nguyên, tể tướng thì nhiều, còn Phật thì trên trời dưới đất có một mà thôi, con làm được không?"
Ai làm được?

***

Ðề 29 : CĂN VÀ NIỆM


Kinh:

"Nó phóng tán mau tầm trở lại,
Nó lệch sai hoán cải quân bình;
Vọng thành biển thức vô minh,
Bế căn chỉ niệm tâm tình hườn hư."

(ÐỨC BÁT NHÃ THIỀN SƯ)

Sớ:

Bế căn để ngừa ngoại xâm, chỉ niệm để ngừa nội loạn; thì đâu phải lo:

"Sáu căn duyên với cảnh ngoài,
Tình nương theo ý phiêu nhai đất người."

***


Ðề 30 : TÌNH VÀ THỨC

*

Kinh:

"Tình thức đoạn não sầu cũng đoạn,
Vọng trần không, bịnh hoạn cũng không;
Qui về một chủ nhơn ông,
Thanh thanh tịnh tịnh ngoài trong vẹn toàn."

(ÐỨC DIÊU TRÌ KIM MẪU)

Sớ:

"Niệm dấy lên là bịnh,
Không niệm nữa là thuốc."

***

Ðề 31 : NGHIỆP


Kinh:

"Con hiểu được chọn chân bỏ giả,
Diệt thức tình lòng dạ sạch trong;
Vị lai nếu có nơi lòng,
Ước mơ thành quả cũng vòng nghiệp thôi.
Nghiệp lành dữ rốt rồi là nghiệp,
Săt hay vàng đều xích xiềng thân,
Sao bằng tâm chí lâng lâng,
Nhổ mầm tình thức đoạn nhân tục phàm."

(ÐỨC DIÊU TRÌ KIM MẪU)
Sớ:

"Gieo nhân kết quả hẳn rồi,
Thoát ngoài nhân quả bầu trời thênh thang."

Phi nghiệp : giải thoát.
Nghiệp: trói buộc.

***

Ðề 32 : NIỆM

Kinh:

"Hể một niệm khơi màu trần tục,
Tham sân si giây phút dấy loàn;
Ðậy che một ánh linh quang,
Che mờ chân tánh, lớp màng vô minh."

(ÐỨC DIÊU TRÌ KIM MẪU)
Sớ:

Vô tâm : tâm.
Hữu tâm : niệm.

***

Đề 33 : LÌA SÀO

Kinh:

"Chấp không chấp có thiên tà,
Lìa không bỏ có cũng là bàng môn."

(ÐỨC BÁT NHÃ THIỀN SƯ )

Sớ:

Nói thì không trúng.
Im thì mang tội.
Vậy thắp tâm đăng, đọc kinh vô tự.

***


MỤC IV: HOẰNG ÐẠO

Ðề 34 : THỰC CHỨNG


Kinh:

"Nếu thực chứng nhứt tề bình đẳng,
Thì có chi là đặng là không;
Bản lai vốn sẳn ở lòng,
Vô minh liền bị bụi hồng lấp che."

Sớ:

"Nhứt tức nhứt thiết,
Nhứt thiết tức nhứt."
Nghĩa:
"Một là tất cả,
Tất cả là một."

***

Ðề 35 : HUYỀN ÐỒNG
*

Kinh:

"Quang vinh ai kẻ được huyền đồng,
Siêu vượt không thời mọi mối thông;
Chẳng sắc chẳng không ngoài đối đãi,
Cùng Trời đồng nhứt để thi công."

(ÐỨC VẠN HẠNH THIỀN SƯ )

Sớ:

Trời như thế nào,
Ta như thế nấy.
Trời làm việc nào,
Ta làm việc nấy.
Huyền đồng !

***


Ðề 36 : HOÀ QUANG HỔN TỤC
*

Kinh:

"Lòng từ huệ bao la lớn rộng,
Ðem tình thương sự sống xẻ chia;
Trần gian vạn khổ còn kia,
Lòng người Bồ Tát đâu lìa chúng sanh."

ÐỨC HÀ TIÊN CÔ.

Sớ:

"Ðạo tâm sứ mạng là mình,
Gội ân Thượng Ðế nặng tình nhân sinh."

***
 
Huệ Ý

Xuân đến con vui với tiết xuân,
Hãy đem đạo lý độ người trần,
Trong cơn mê muội xa ngôi vị,
Thức tỉnh lên đường học thánh nhân

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây