Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • “ . . .Thương thay cho nhơn loại trong thời kỳ mạt kiếp này, cộng nghiệp đến giờ nên dịch ...


  • Có câu : "Vi nhơn nan đắc" , không phải dể được làm người. Thế nên kiếp người là quí. ...


  • Nguồn gốc : Lư Bồng Đạo Đức, Thánh tịnh Thiên Thai, tại ấp Láng Biển – Mỹ Phước Tây-Cái Bè ...


  • Trước hết, chúng ta có thể mạnh dạn khẳng định thực tế “đa dạng tôn giáo ở Việt Nam”. Những ...


  • Đình làng - văn hóa Việt Nam / Sưu tầm từ danangpt.com.vn

    Thế kỷ XVIII, Việt Nam có khoảng 11.800 làng xã. Mỗi làng có một cụm kiến trúc nghệ thuật tôn ...


  • Vào dịp lễ Minh Lý Đạo khai năm trước, chúng tôi đã mạo muôi giới thiệu đề tài “ Định ...


  • Từ thuở khởi nguyên của đạo tức tôn giáo Cao Đài chúng ra, khi Đức Chí Tôn vừa thâu nhận ...


  • ANTHOLOGIE DES SAINTES PAROLES CAODAÏSTES TOME I / Traduit du Vietnamien Par QUACH-HIEP Long

    Le livre « THÁNH-NGÔN HIỆP-TUYỂN », son titre vietnamien, a inspiré à Sa Sainteté Hộ-Pháp Phạm Công Tắc l’appellation « ...


  • Tam Qui / Đạt Tường

    Theo giáo lý nhà Phật, Tam Qui là qui y Tam Bảo gồm: "Qui Y Phật, Qui Y Pháp, Qui ...


  • TÂM VẬT BÌNH HÀNH / Thiện Chí

    Thông thường, khi muốn nói đến một tổng thể bao gồm tất cả Trời đất vạn vật, chúng ta dùng ...


  • Trước kia Thầy có dạy : "Đạo còn thì Hiệp Thiên Đài còn.". Quả thật vậy ! Sáu ...


  • Trịnh Công Sơn / Tuổi Trẻ Online

    Thứ Bảy, 14/04/2007, 05:01 (GMT+7) Thân phận, quê hương và tình yêu trong ca khúc Trịnh Công Sơn TTO - Trịnh Công Sơn ...


06/03/2008
Tường Khai

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 06/03/2008

Tìm hiểu hai câu huấn từ của Đức Đạo Tổ

Nghĩa đen vài cụm từ là:

Chi hơn: ở đời không có chi hơn là.

An mạng: an phận mình, vui mạng Trời.

Thuận thời: thuận theo thời thế, thời cuộc, lòng người.

Vun trồng cây đức: làm phước đức, vun nền âm đức.

Lẽ đời vậy vay: ở đời chỉ vậy mà thôi.

Chúng ta giải nghĩa rộng thêm:

An mạng: An phận mình, vui mạng Trời. Ý Đức Đạo Tổ dạy: Minh Lý môn sanh chư đệ tử, khi đã nhập môn vào Đạo rồi thì cứ yên phận mình mà lo tu tiến. Yên phận mình nghĩa là phận mình đó hoặc giàu, hoặc nghèo, hoặc vừa đủ sống… thì cũng yên lòng mà nhận lãnh, không tính toán, không so đo. Đó là mạng Trời ban cho mình trong kiếp này, phải vui lòng mà nhận lãnh. Chư đệ tử chỉ lo tu, mọi việc đã có Trời Phật Thánh Thần an bài cho chư đệ tử rồi, không nên vọng cầu gì nữa. Không nên là VÔ, Vọng cầu là VỌNG. Đối chiếu với Dịch Lý là quẻ Thiên Lôi VÔ VỌNG.

Thuận thời: Thuận theo thời thế, thời cuộc, lòng người. Ý Đạo Tổ dạy rằng:Chư đệ tử đã tu hành, buông bỏ hết mọi ham muốn, thì cũng nên sống theo thời thế, thời cuộc. Trời nắng sống theo trời nắng, Trời mưa sống theo trời mưa, uốn theo luồng gió mà sống, để được yên tâm tu hành. Nói tóm lại, phải tùy thuận mọi việc, mọi chuyện… Cho đến lòng người, cũng phải tùy thuận theo mọi người để được yên thân tu hành. Đối chiếu với Dịch Lý thì đó là quẻ Trạch Lôi TÙY.

Vun trồng cây đức: Ai ai vào Đạo tu hành cũng lo vun trồng âm đức. Đạo như chiếc thuyền, đức như nước. Chiếc thuyền mà không có nước (sông nước cạn nước ròng) thì không sao di chuyển được. Do đó, người tu hành phải làm phước đức cho nhiều thì việc tu hành mới thuận lợi.

Đạo cao long hổ phục,


Đức trọng quỷ thần kinh

Bàn luận thêm:

Chúng ta đã xem xét mọi góc cạnh, mọi biến thể, mọi ẩn dụ trong các danh từ rồi, nay chúng ta tổng hợp lại để diễn tả huấn từ của Đức Thái Thượng Lão Quân. Huấn từ có thể diễn tả như sau: Nay chư đệ tử đã nhập môn vào Đạo, lo tu đã phục quy (quay về, phục nhưng mà khác với Phục – Nhứt dương sơ động – sẽ nói ở bài khác) thì không có gì hơn là (chi hơn) an phận với kiếp sống Trời đã ban (hoặc giàu, hoặc nghèo, hoặc vừa đủ sống) mà lo tu, cứ biết mọi việc đã có Trời, Phật, Thánh, Thần anbày cho đệ tử rồi. Tâm phải VÔ VỌNG, đó là chỗ chơn tâm hồn nhiên Thiên lý, đó là tánh thiên mạng. Tâm phải chơn chánh thì mọi hành động đều thuận ứng với lòng Trời, đúng đạo lý, kết quả sẽ được trọn lành, tốt đẹp. Tâm VÔ VỌNG là thiên địa chi căn, là cội rễ lòng người. VÔ VỌNG là Đạo, là tính mạng, là linh hồn. Đây là đối nội, tu tâm luyện tánh.

Về đối ngoại, xử thế, giao tiếp với người đời, với xã hội, thì chư đệ tử phải thuận theo thời thế: Trời cho mình giàu, mình sống theo người giàu, Trời cho mình nghèo mình sống theo người nghèo, tùy theo hoàn cảnh xã hội mà sống, tùy theo chơn lý, lẽ phải mà sống, tùy theo minh sư lương hữu mà sống. Chư đệ tử đã có đạo đức thì đối với người đời trong xã hội phải hạ mình xuống mà chìu người để lần hồi dẫn người về với đạo đức, về với đường ngay lẽ phải. Cần phải lấy đức mà bao dung, hạ mình mà dìu dắt kẻ thế, không cần biết mình là ai, là người phải, người thiện, người đạo đức tu hành, mà chỉ cần biết là mình phải hạ mình trước mọi người kể cả người quấy, người tội lỗi, người lỗi lầm, để chìu người, để tạo lòng tin với người hầu cảm hóa người trở về đường ngay lẽ phải, con đường chính đại quang minh, con đường đạo đức như mình, để họ vui lòng cùng ta trở về với lẽ Đạo.

Đó là vấn đề đối nội và đối ngoại của bản thân. Còn vấn đề tu hành, tu thân tiến đức thì chư đệ tử phải vun trồng cây đức. Bởi vì Đạo là chiếc thuyền, đức là nước. Chư đệ tử tu hành lâu ngày thì chiếc thuyền Đạo lớn, có thể độ được nhiều người, nhưng nếu chư đệ tử thiếu đức thì vấn đề độ tha rất khó khăn, nói không ai nghe, không ai hưởng ứng. Vậy chư đệ tử phải tạo một cây đức và vun quén nó cho mỗi ngày mỗi xinh tươi, tươi tốt, sinh trưởng mạnh lên… Đạo càng lớn thì đức càng lớn và ngược lại đức càng rộng lớn thì Đạo càng lớn rộng. Người đời nhìn đức độ của người tu hành đó cao hay thấp, thì biết Đạo người đó cao hay thấp. Đức là sự công phu, công quả, công trình, sự hành đạo hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Đức tuy vô hình nhưng có công năng che chở cho chư đệ tử qua khỏi tai nạn (thánh thần che chở)

Muốn tạo cây đức, chư đệ tử phải có:

Lòng từ, thương người: mình thương người, giúp đỡ người trong cơn khốn khổ, an ủi người trong cơn hoạn nạn… người sẽ cảm cái đức của mình, thương lại mình, giúp đỡ mình…

Lòng bao dung: mình phải tha thứ những lỗi lầm của người, những sai quấy, tội lỗi của người, bằng một thứ tâm rộng rãi, không vụ lợi, như vậy người sẽ cảm cái đức của mình mà sửa lỗi, quay về lành, về đường ngay lẽ phải, không còn làm quấy nữa.

Lòng bi (dĩ lạc bạt khổ): mình thương người, thấy người trong cơn hoạn nạn khổ sở, mình an ủi người, tạo niềm vui, đem nguồn vui đến cho người quên đi các sự sầu não, những điều buồn khổ. Người sẽ vui sống trở lại để làm phải làm lành, bỏ hết mọi sự oán thù, để lo tu hành theo các đệ tử. Ví dụ như người thi đậu vào đại học mà không có tiền để theo học trọn khóa đại học thì ta giúp đỡ cho họ học bổng để học trọn đại học. Hoặc một bệnh nhân không tiền để chữa bệnh phải nằm chịu đau thì ta giúp họ số tiền hay quyên góp để họ được trị bệnh.

Như vậy, chư đệ tử vừa hành đạo (tu hành công phu, công quả, công trình), vừa tu đức (trồng cây đức) khiến cho chư đệ tử được tiến đạo, vừa giúp cho vạn dân bá tánh được yên ổn vui sống trong đời thái bình thạnh trị thì còn chi hơn.

Nếu chư đệ tử làm theo lời ta dạy thì suốt đời chư đệ tử không còn thì giờ để làm việc gì khác nữa (lẽ đời vậy vay).

Kết luận: Nếu suy gẫm lại, thì chúng ta vô hình chung, trong sự tu hành, chúng ta đã sống và tu hành theo huấn từ của Đức Đạo Tổ đã triển khai và diễn tả lại trên đây, do sự mạc khải của chư Tiên Phật tác động vào chúng ta.

Tường Khai
Tường Khai

Cõi trần thế bể dâu lắm lúc,
Vòng trái oan câu thúc bao lần,
Sắc tài danh lợi ái ân,
Trăm năm ràng buộc tấm thân đọa đày.
Sớm giác ngộ con quày bước lại,
Phá vô minh đoạn máy luân hồi,
Đạo là lẽ sống con ôi,
Trong con thì Đạo, đất trời là tâm.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu, CQPTGL, 14-8 Nhâm Tuất

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây