Ngũ Chi Đại Đạo Và Những Vấn Đề Liên Hệ Với Đạo Cao Đài / Huệ Nhẫn
CƠ QUAN PHỔ THÔNG GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO HUỆ NHẪN 12/2006 NGŨ CHI ĐẠI ĐẠO (Năm chi Đạo họ Minh) VÀ NHỮNG LIÊN HỆ VỚI ĐẠO CAO ĐÀI

SƠ LƯỢC về HUYỀN BÚT CƠ trong ĐĐTKPĐ. / Đạt Tường
SƠ LƯỢC về HUYỀN BÚT CƠ trong ĐĐTKPĐ. Tý thời 14 rạng 15 tháng 3 Mậu Thân 1968, một buổi đàn cơ đặc biệt được tiến hành tại Tam Giáo Điện Minh Tân, bến Vân Đồn quận tư Sài Gòn. Đặc biệt, là do bởi đàn cơ nầy được thực hiện không theo phương cách và hình thức cầu cơ thông dụng của Cao Đài Giáo: dùng đồng tử thủ Đại Ngọc Cơ  để Ơn Trên giáng điển viết chữ cho độc giã đọc hoặc cho đồng tử xuất khẫu. Trái lại trong buổi đàn cơ nầy, các đấng Thiêng Liêng dùng huyền linh điển làm cho một ngòi bút nhỏ được treo bằng một sợi chỉ tự động di chuyển trên một bảng chữ cái tiếng Việt. Ngòi bút di động đến mẫu tự nào thì đọc giả xướng lên cho điển ký ghi lại chữ đó và cứ thế mà ráp vần. Theo tài liệu còn lưu lại, số người dự buổi đàn đặc biệt đêm hôm đó gồm: bộ phận hành sự Huyền Cơ, bộ phận Hiệp Thiên Đài và nam nữ đạo hữu, tất cả là 106 vị.

Lễ an vị Phật Tượng tại Bát Bửu Phật Đài / Thánh giáo Đức Thế Tôn
Bát Bửu Phật Đài, Ngọ thời Rằm tháng 7 năm Tân Sửu (25 8 1961)

Tấm lòng yêu thương của Cao Triều Tiền Bối / Cao Bạch Liên
Tiền bối Cao Triều Phát sinh ra trong một gia đình đạo đức, thừa hưởng tính cách nhân hậu của cha mẹ, nhất là của thân phụ là cụ Cao Minh Thạnh. Từ thuở còn thanh niên, cụ Thạnh đã là người của xóm làng. Lãnh trọng trách trong làng, xã, rồi lên huyện, tỉnh, cụ đem sức lực xây dựng quê hương Bạc Liêu. Việc làm lớn nhất là chiêu mộ dân về khai phá, mở mang vùng rừng hoang phía đông tỉnh Bạc Liêu, tổ chức đào kênh đắp lộ, xây dựng nên huyện Vĩnh Châu có kinh tế trù phú, văn hóa phát triển hơn các huyện khác trong tỉnh Bạc Liêu thời bấy giờ.(Sau năm 1975 huyện Vĩnh Châu nhập về tỉnh Sóc Trăng). Chẳng những có công khai phá, xây dựng huyện nhà, mà cụ còn là một viên chức địa phương thanh liêm, giàu lòng nhân ái, hết lòng chăm lo cho người dân còn nhiều khó khăn khi tới vùng đất mới này. Trước năm 1975 trên bản đồ chính thức của tỉnh Bạc Liêu có một con kênh khá dài chạy trên đất Vĩnh Châu mang tên Cao Minh Thạnh, ghi lại công đức người xưa đã góp phần khai sáng nơi đây.

Chuyện Huyền Diệu Ở Thánh Thất Thành Công / Sen Trắng
 Sen Trắng Hàng năm cứ mỗi độ Thu về, người tín hữu Cao Đài nhất là phái nữ rộn ràng chuẩn bị chào đón ngày Hội Yến Bàn Đào để chầu lễ Đức Mẹ Diêu Trì và Cửu Vị Tiên Nương. Rằm tháng Tám Đinh Hợi năm nay, lễ Hội Yến Bàn Đào và Đại Hội Nữ Phái lần thứ 72 trùng vào thời gian tổ chức khóa tu Thu Phân cho các cấp thiền sinh Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý. Đạo hữu các nơi về dự khá đông. Ban tổ chức khá vất vả, vừa lo thu xếp chỗ ở cho thiền sinh, rồi lại phải tạm dời một số chỗ ở để có thêm nơi cho khách thiện tâm chầu lễ. Dù đang trong khóa tịnh nhưng các chị em vẫn cùng nhau thu xếp, lo trang hoàng Bửu Điện, chưng bông trái, tập dượt nghi lễ... Ban trù phòng vừa lo cơm nước hộ tịnh vừa lo cơm nước đãi đạo hữu xa gần tìm về Cơ Quan dịp này. Tuy bận rộn, nhọc mệt, nhưng ai cũng vui, bởi mỗi năm chỉ có một ngày hội lớn nhứt của phái nữ.

Thâu nhận sanh linh theo thiên thơ / Đạt Tường sưu tầm
Kỷ niệm 80 năm hoàn tất một giai đoạn lịch sử độc đáo nhứt trong thời Tam Kỳ Phổ Độ: "Cơ Bút thâu nhận sanh linh (…) theo Thiên thơ". Tám mươi năm trước đây, vào ngày mùng 1 tháng 7 Đinh Mão (1927), Đức Chí Tôn giáng đàn ở Tòa Thánh Tây Ninh ban ân lần cuối cùng và chấm dứt hoàn toàn hình thức thâu nhận người nhập môn qua những buổi đàn cơ. Sau ngày đó, thống nhất áp dụng cho mọi thánh thất đều phải tùng theo Tân Luật.

Truyền thống Hội Yến Bàn Đào / Kim Dung st.
TRUYỀN THỐNGHỘI YẾN BÀN ĐÀO TẠI CƠ QUAN PTGLĐĐ Nhớ lại khi xưa, lúc ban đầu của tổ chức Nữ Chung Hòa thời kỳ tái lập, Đức Mẹ và chư Phật Nữ Tiên Nương đã gieo ý thức cho nữ phái rất nhiều và nhất là ý thức về ý nghĩa sâu sắc của Đại lễ Hội Yến Bàn Đào.

Dòng tu Bảo Thọ / Tài liệu của Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài
DÒNG TU BẢO THỌ (tại Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài [Đà Nẵng] ) Dòng tu Bảo Thọ, do Chị lớn Trần Doãn Cơ gầy dựng.Chị lớn sinh năm Nhâm Tý (1912) tại làng An Tráng, phủ Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Con cụ ông Trần Tương và cụ bà Trần Thị Mỹ (pháp danh ông bà Trần Tri Cẩn, Trần Tịnh Mỹ).. Chị lớn sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho phong đạo học, vốn bản chất thông minh dĩnh ngộ. Năm 8 đến 12 tuổi theo học tiên sinh Huỳnh Ngọc Trác, là học trò giỏi được tiên sinh thương yêu.

Cửu Nương Cao Thọai Kiết / Đạt Truyền & Đạt Linh
Trong một kiếp giáng sanh xuống trần gần đây nhứt tại Bạc Liêu, Cửu Nương có tên là CAO THOẠI KIẾT (theo gia phả). Chữ KIẾT tức là giọng địa phương đọc chữ CÁT   , nghĩa là tốt lành. Cô sanh ngày 16-01 Bính Thân (28-02-1896 theo lịch vạn niên và gia phả, nhưng trên mặt mộ ghi năm 1895), tại ấp Vĩnh Hinh, xã Vĩnh Lợi, tổng Thạnh Hưng, hạt Bạc Liêu (nay là thị xã Bạc Liêu). Cô Cao Thoại Kiết được gia đình gả cho ông Nguyễn Bá Tính, con thứ của đốc phủ Nguyễn Bá Phước. Khoảng hai năm sau cô Kiết thọ bệnh và mất ngày 27-5 Canh Thân (10-7-1920) lúc 24 tuổi.

Cửu Nương day nữ phái / Xuân Mai st.
Là tín hữu Đạo Cao Đài, chắc hẳn không ai là không biết đến công đức của Đức Phật Mẫu -  Bà Mẹ thiêng liêng của toàn cả Vạn linh, cai quản Khí Hư Vô, làm chủ Phần Âm trong toàn cả Càn khôn vũ trụ. Nhưng ngoài ra, tín hữu Đạo Cao Đài không những nhớ đến công đức của Đức Phật Mẫu mà bên cạnh đó còn có  " 13 Mụ bà" gồm Cửu vị Nữ Phật và bốn vị: Quảng Sanh Phật, Dưỡng Dục Phật, Chưởng Hậu Phật, Thủ Luân Phật. Đó là hội các bà mẹ bảo trợ con người, nhằm độ người từ lúc hoài thai, lớn lên, chết, rồi chuyển kiếp…

Ý nghĩa ngày 13 tháng 3 âm lịch / Đạt Tường sưu tầm
Ý NGHĨA NGÀY 13 tháng 3 Hạ tuần tháng 2 Quý Sửu – 1973, giải thích lý do vì sao Ơn Trên đốc thúc việc xây cất phải cố gắng làm để kịp khánh thành ngôi "Vĩnh Nguyên Tự tái thiết" tại tỉnh Long An vào ngày 13 tháng 3 Quý Sửu, Đức Đông Phương Chưởng Quản đã dạy: "Bần Đạo giải thích về đạo số cho chư hiền được rõ: Ngày 13 tháng 3, Tiền Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Chí Tôn đã chọn ngày ấy phong Thánh cho tam vị Đại Thiên Phong Chức Sắc đầu tiên. Đó Là Thượng Trung Nhựt Lê Văn Trung, Ngọc Lịch Nguyệt Lê văn Lịch, Hộ Pháp Phạm Công Tắc. "Sau đây Bần Đạo dạy về việc hành lễ Khánh Thành An Vị Vĩnh Nguyên Tự: Chư hiền đệ muội có biết tại sao Chí Tôn Thượng Đế đã chọn ngày 13 tháng 3 để cử hành cuộc lễ đó chăng ? Sao lại không chọn thời gian khác để có đủ thì giờ chu toàn công việc tái thiết được hoàn mỹ thêm hơn ? Để khỏi mất thì giờ, Bần Đạo giải thích về đạo số cho chư hiền được rõ (…) Chí Tôn Thượng Đế đã chọn ngày an vị khánh thành sắp tới đây để các sứ đồ con cái của Ngài ôn nhớ lại kỷ niệm thời kỳ khai nguyên lập đạo. Vì tác dụng, nhu cầu cho việc truyền bá đạo pháp cứu độ quần sanh (…) Thế nên, trong phạm vi hiện hữu với khả năng cố gắng tối đa của nhơn sanh chỉ tới chừng ấy, Chí Tôn vẫn cho phép hành lễ trong năm này để kịp thời sử dụng trong công cuộc cứu rỗi." (Đức Đông Phương, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 20.02 Quí Sửu 24.03.1973)

Tam kỳ phổ độ / CQPTGLĐĐ
Cụm từ Tam Kỳ Phổ Độ bao hàm hai ý nghĩa: Ý thứ nhất:  Diễn tả lần lượt cho ba lần  (ba kỳ) Trời gieo mối Đạo xuống trần gian; gồm Nhất kỳ (kỳ thứ nhất), Nhị kỳ (kỳ thứ nhì), và Tam kỳ (kỳ thứ ba). Ý thứ hai: Nói riêng cho lần phổ độ thứ ba.  Danh hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ còn có nghĩa là Đạo Cao Đài.  Phần trình bày này nhằm phân tích ý thứ nhất:  Tam Kỳ Phổ Độ là ba đợt Trời dạy Đạo cho nhân sinh, và như vậy bao hàm luôn ý thứ hai.

Phật Tiên buổi chót đến hồng trần,
Kêu gọi người đời rõ lý chân,
Chớ để linh tâm vùi tục lụy,
Nên ngừa cám dỗ của tà thần.

Đức Quan Âm Bồ Tát, Liên Hoa Cửu Cung, 03-01 Ất Tỵ, 04-02-1965

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây