Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Tôi cũng có một ước mơ, Mơ mọi người đều có một tấm lòng, Để yêu thương,để sống thật chân tình; Không hơn ...


  • Phục sinh / Thiện Chí

    "Phục Sinh" theo Tây phương có ý nghĩa tôn giáo dựa theo đức tin về sự sống lại của Christ, ...


  • Hình : Lễ giổ Iổ Hùng Vương tại Phú Thọ-miền Bắc VN Viết về Họ Hồng Bàng, quyển Việt Nam Sử ...


  • Sách được chia làm ba phần lần lượt trình bày về ba nền tôn giáo lớn : Nho giáo, Thích ...


  • Ý nghĩa mùa xuân / Giáo sĩ Hoàng Mai

    Xuân là mùa hội tụ tinh hoa, hương sắc đất trời ; xuân mang nét thanh tân, hương vị ngạt ...


  • Duy tuệ thị nghiệp / Huỳnh Ngọc Chiến

    Tư tưởng Đức Phật như một buổi đại yến tiệc, mà nói như nhà thơ Bùi Giáng, chỉ cần một ...


  • Chữ Tâm là chốn Cao Đài / Quách Hiệp Long

    "Chử TÂM là chốn CAO ĐÀI Không phân tã hửu là ngai Thượng Hoàng." Đó là lời dạy của đức Vạn-Hạnh Thiền-Sư ...


  • Đức Lý Đại Tiên Trưởng Thái Bạch Kim Tinh, Nhứt Trấn Oai Nghiên, hiện kiêm chức Giáo Tông Vô Vi ...


  • Các núi linh thiêng của Trung Quốc được chia thành hai nhóm gắn liền chủ yếu với Lão giáo và ...


  • "Văn hóa đạo đức có những gì tốt đẹp sâu sắc trong lãnh vực triết học, đạo lý, thần linh ...


  • Tu hành / Dương Thanh

    Chúng ta theo lẽ thường tình hay dùng từ Tu Hành để chỉ các vị chức sắc tôn giáo cùng ...


  • Không gian và thời gian trong vũ trụ Thiện Quang Bài thuyết minh giáo lý nội bộ tại Cơ Quan Phổ Thông Giáo ...


03/09/2007
Đạt Truyền & Đạt Linh

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 02/01/2010

Cửu Nương Cao Thọai Kiết

Tại Tòa Thánh Tây Ninh, linh vị và tượng Đức Phật Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương được thờ tại Đền Thờ Phật Mẫu tạm đặt tại Báo Ân Từ.

I. Báo Ân Từ

Báo Ân Từ được xây cất trong năm Quý Dậu (1933) bằng cây lợp ngói. Nơi đây tạm thờ quả Càn Khôn trong khi tạo tác Đền Thánh. Khi Đền Thánh hoàn thành, Hội Thánh cầu cơ xin thờ Đức Phật Mẫu chung với Đức Chí Tôn nơi Đền Thánh. Đức Phật Mẫu giáng cơ dạy: "Chí Tôn là Chúa, Phật Mẫu là tôi. Tôi và Chúa không đồng ngự một nơi được".

Ngày 08-01 Đinh Hợi (1947), Đức Hộ Pháp thiết lễ rước quả Càn Khôn về an vị tại Đền Thánh. Đức Hộ Pháp ra lệnh cho Lễ Viện Phước Thiện tạo ba long vị viết chữ Nho: "Diêu Trì Kim Mẫu, Cửu Vị Tiên Nương, Bạch Vân Động Chư Thánh" thờ tại Báo Ân Từ. Đúng giờ Ngọ ngày 09-01 Đinh Hợi (1947) thiết lễ cúng Đức Phật Mẫu lần đầu tiên.

Năm Nhâm Thìn (1952) Đền Thờ Phật Mẫu được xây dựng tại Báo Ân Từ bằng vật liệu kiên cố. Ngày 09-01 Ất Mùi (1955) làm lễ khánh thành trùng dịp lễ khánh thành Đền Thánh.

Hình thể bên ngoài Đền theo hình chữ Vương  . Nơi chánh điện thờ Đức Phật Mẫu, trên bức vách ngăn giữa hậu điện và Báo Ân Từ, ngay gian giữa có đắp tượng Đức Phật Mẫu, Cửu Vị Tiên Nương và bốn vị Tiên đồng nữ nhạc ngồi trên lưng chim Thanh Loan trong tư thế đáp xuống sân Hoa Điện. Tượng Đức Phật Mẫu mặc áo vàng, ngồi chính giữa. Cửu Nương mặc áo màu xanh, tay cầm ống tiêu, ngồi nơi phía mặt Đức Phật Mẫu kế Lục Nương. Ở Điện thờ Phật Mẫu tại các địa phương, linh vị và tượng Đức Phật Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương được thờ giống như ở Đền Thờ Phật Mẫu của Tòa Thánh Tây Ninh.

1. Sự tích bà Ngọc Vạn

Sự tích của Cửu Nương Cao Thị Kiết (Cao Thoại Kiết) không được lịch sử ghi rõ mà chỉ còn truyền miệng. Cô là hậu thân của công chúa Ngọc Vạn.

Lịch sử bà Ngọc Vạn cũng không rõ ràng. Từ thế kỷ 17, có nhiều người Việt Nam đến đất Chân Lạp (miền Biên Hòa, Bà Rịa ngày nay) để vỡ đất làm ruộng. Lúc ấy, vua Chân Lạp Chey Chetta II cũng muốn tìm một đối lực chống lại Xiêm La nên đã xin cưới công chúa, con Chúa Hy Tông. Năm 1620, Chúa Nguyễn gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp. Vậy bà Ngọc Vạn trở thành hoàng hậu nước Chân Lạp.

Bà đã đem nhiều người Việt Nam đến đất mới Oudong, có người được cất nhắc giữ chức hệ trọng trong triều. Năm 1628, Chey Chetta II mất, bà Ngọc Vạn thủ tiết thờ chồng. Năm 1658, vì ghét người con ghẻ là vua Nặc Ông Chân lấy vợ người Mã Lai, bà hoàng thái hậu Ngọc Vạn khuyên các con của cựu vương Préah Outey cầu cứu Chúa Nguyễn. Chúa Thái Tông sai tướng bắt được Nặc Ông Chân. Từ đó, lưu dân Việt đến Đồng Nai, Gia Định rất đông, lấn sang miền Hậu Giang. Họ làm ăn rất sung túc nên bị người Triều Châu ở Bạc Liêu thầm ghen ghét.

Sự hiện diện của bà Ngọc Vạn ở đất Chân Lạp làm quân Xiêm lo sợ uy danh Chúa Nguyễn nên không dám xâm lăng. Về sau có nhiều người lưu dân Việt buôn bán làm ăn ở Bạc Liêu lên miếu bà Chúa Xứ thán oán về người Triều Châu làm họ phá sản. Vì bà Ngọc Vạn đưa đường dân Việt đến xứ nầy nên phải bảo vệ họ và bà có phận sự bảo hộ người miền Tây, nên bà chuyển kiếp vào nhà họ Cao với cái tên Cao Thoại Kiết (1896) tại Thạnh Hưng, Bạc Liêu.

2. Cửu Nương Diêu Trì Cung


Cửu Nương có nhiệm vụ dẫn dắt các chơn hồn đến tầng trời Tạo Hóa Thiên để bái kiến Đức Phật Mẫu. Tạo Hóa Thiên do Đức Phật Mẫu chưởng quản là từng trời thứ chín, vị trí cao nhứt trong Cửu Trùng Thiên. Ở Tạo Hóa Thiên, Cửu Nương tiếp dẫn chơn hồn vào dự yến bàn đào, hưởng tiên tửu, rồi đưa chơn hồn đến cung Bắc Đẩu xem căn quả và số kiếp của mỗi chơn hồn, xong lại đưa chơn linh vào Linh Tiêu Điện học lễ nghi phép tắc để chầu lạy Đức Chí Tôn, và chờ sắc lệnh Ngọc Hư Cung xét công tội, phán siêu thăng hoặc đọa đày.

Trong một kiếp giáng sanh xuống trần gần đây nhứt tại Bạc Liêu, Cửu Nương có tên là CAO THOẠI KIẾT (theo gia phả). Chữ KIẾT tức là giọng địa phương đọc chữ CÁT  , nghĩa là tốt lành. Cô sanh ngày 16-01 Bính Thân (28-02-1896 theo lịch vạn niên và gia phả, nhưng trên mặt mộ ghi năm 1895), tại ấp Vĩnh Hinh, xã Vĩnh Lợi, tổng Thạnh Hưng, hạt Bạc Liêu (nay là thị xã Bạc Liêu). Cô Cao Thoại Kiết được gia đình gả cho ông Nguyễn Bá Tính, con thứ của đốc phủ Nguyễn Bá Phước. Khoảng hai năm sau cô Kiết thọ bệnh và mất ngày 27-5 Canh Thân (10-7-1920) lúc 24 tuổi.

Mộ của cô ở giữa đồng ruộng, sát rạch Ông Bổn (nay thuộc khóm 7, phường 5, thị xã Bạc Liêu). Các tín hữu Cao Đài sợ ngôi mộ bị sụp lở nên đã nhiều lần gia cố thêm, sửa chữa mặt mộ và lót gạch bên ngoài cho sạch sẽ. Dân chúng quanh vùng gọi là mộ Cô Tiên hay mộ Cô Chín.

Cha cô là đốc phủ Cao Minh Thạnh (1860-1919), người Minh Hương gốc Triều Châu, mẹ là bà Tào Thị Xút.

Cửu Nương là con gái thứ chín (gọi theo phong tục miền Nam) trong gia đình có tám người con: anh thứ hai: Cao Triều Chấn (1878-1921);anh thứ ba Cao Triều Chánh (1880-1955); anh thứ tư Cao Triều Trực (1884-1968); anh thứ năm Cao Triều Trung (1886-1956); anh thứ sáu Cao Triều Phát (1889-1956); anh thứ bảy Cao Triều Hưng (1891-1957); chị thứ tám Cao Thoại Ý (1893-1990); cô thứ chín Cao Thoại Kiết (1896-1920).

Trong gia đình Cửu Nương có ba người anh nhập môn theo đạo Cao Đài có những nét nổi bật là Cao Triều Trực, Cao Triều Phát và Cao Triều Hưng.

II. Nhân vật gia đình Cửu Nương


1. Cao Minh Thạnh

Ông sanh giờ Dần, ngày 04-3 năm Hàm Phong, quá vãng giờ Thân, ngày 04-6 Kỷ Mùi (01-7-1919).

Cha là Cao Cần Thiệt, húy Lịch, sanh giờ Mùi, ngày 06-6 Ất Dậu (1825) tại Trung Quốc, sang Việt Nam lập nghiệp tại ấp Vĩnh Hinh, xã Vĩnh Lợi, tổng Thạnh Hòa, phủ Ba Xuyên, tỉnh An Giang (nay là thị xã Bạc Liêu), quá vãng giờ Thìn, ngày 29-3 Giáp Thân (1884), thọ 59 tuổi.

Mẹ là Trịnh Thục Giang, tặng viết là Trình Thục, sanh tại Bạc Liêu. giờ Mẹo ngày 24-4 Giáp Ngọ (1834), quá vãng giờ Tuất ngày 30-11 Nhâm Thìn (1892), thọ 58 tuổi.

Ông Bà Cao Cần Thiệt sanh năm người con là: (1) Cao Thị Thên, gả cho họ Quách; (2) Cao Minh Thạnh, tự Lợi Kiến; (3) Cao Thị Bía, gả cho họ Lâm; (4) Cao Thị Quả, gả cho họ Quách; (5) Cao Minh Điểm, tự Hoán Văn.

2. Tào thị Xút

Bà sanh giờ Sửu, ngày 07-7 Mậu Ngọ (1858) tại ấp An Trạch, xã Vỉnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Bà quá vãng giờ Mùi, ngày 02-8 Tân Sửu (1901).

3. Cao Triều Trực (1884-1968)

Là anh thứ tư của Cửu Nương, ông được phong hàm tri huyện. Người phối ngẫu là bà Phạm Thị Sang. Hai vị có chín người con: Cao Xuân Hoa, Cao Xuân Hương, Cao Xuân Quế, Cao Xuân Nguyệt, Cao Xuân Quý, Cao Triều Văn, Cao Xuân Liễu, Cao Xuân Mai và Cao Xuân Đào. Đặc biệt người con thứ ba Cao Xuân Hương nhập môn theo đạo Cao Đài rất sớm, thánh danh Diệu Lý.

Đạo tỷ Cao Xuân Hương sanh ngày 13-06-1907 tại Vĩnh Lợi, Bạc Liêu, liễu đạo ngày 27-6 Quý Hợi (05-8-1983). Người phối ngẫu là ngài Tạ Đăng Khoa (Bảo Pháp Chơn Quân Hùynh Chơn) hành đạo ở CQPTGL đến khi liễu đạo.

Ngài Huỳnh Chơn sanh ngày 06-02-1904 tại xã Long Thạnh, tỉnh Bạc Liêu, liễu đạo ngày 16-3 Quý Sửu (18-4-1973). Ngôi song mộ được xây ở nghĩa trang Hội Ái hữu Bạc Liêu Cà Mau thuộc xã Tam An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Nhà riêng của nhị vị tại số 278 Lê Văn Duyệt, Hòa Hưng, nay là Cách Mạng Tháng Tám. Vào cuối thập niên 50 thế kỷ trước, nơi đây là Thiên Lý Mật Đàn rồi đổi tên là Thiên Lý Đàn trước khi thành lập CQPTGL. Ngài Huỳnh Chơn là Pháp Đàn và đạo tỷ Diệu Lý là một trong Tứ Bửu. Nơi Thiên Lý Đàn Ơn Trên đã giáng dạy các vị tiền bối CQPTGL nhiều bài quan trọng để chuẩn bị thành lập Văn Phòng Phổ Thông Giáo Lý nay là CQPTGLĐĐ.

4. Cao Triều Phát

Là anh thứ sáu (theo phong tục miền Nam) của Cửu Nương, có thơ danh Thuận Đạt, bút danh Sơn Kỳ Giang. Sanh ngày 18-3 Kỷ Sửu (17-4-1889) tại ấp Vĩnh Hinh, xã Vĩnh Lợi, tổng Thạnh Hưng, hạt Bạc Liêu, nay là thị xã Bạc Liêu. Chánh thất là Lê Thị Lựu (1894-1952), sanh một trai Cao Triều Liêm (1912-19?). Thứ thất là Châu Thị Tùng (1910-2005) sanh ba con: Cao Bạch Liên (sanh 1936), đang là nhân viên CQPTGLĐĐ; Cao Hồng Liên (1941-1944), và Cao Triều Khiết (1945-1960).

Học trường Chasseloup Laubat ở Sài Gòn. Năm 1916 ông làm thông ngôn cho đoàn lính thợ sang Pháp. Năm 1924 trở về Việt Nam quy tụ người khai khẩn đất đai ở Bạc Liêu. Năm 1930 úng cử Hội Đồng Quản Hạt Nam Kỳ.

Ông Phát nhờ tiếp xúc đàn Minh Thiện của bác sĩ kiêm dược sĩ Trương Kế An trong khoảng thời gian 1929-1930 mà biết được đạo Cao Đài và nhập môn vào đạo Cao Đài thời gian nầy. Theo bà Cao Bạch Liên, ngài Cao Triều lập nguyện nhập môn tại thánh thất Thái Dương Minh ở Bạc Liêu.

Khoảng năm Tân Mùi (1931) ông cùng các ông Phan Văn Thiệu, Trần Đạo Quang lập phái Minh Chơn Đạo với Tòa Thánh Hậu Giang ở Giồng Bốm (Bạc Liêu). Năm Giáp Tuất (1934) ông là Bảo Đạo chưởng quản Hiệp Thiên Đài của Tòa Thánh Hậu Giang.

Ngày 04-01 Đinh Sửu (14-02-1937), Đức Cao Đài dạy Ngài Trần Đạo Quang và Ngài Cao Triều Phát vào ngày 15-02 Đinh Sửu phải ra tỉnh Quảng Nam. Ngài Trần Đạo Quang giúp cho bổn đạo Minh Sư quy hiệp Cao Đài. Ngài Cao Triều Phát hiệp cùng ông Lê Trí Hiển vận động chánh quyền không cản trở việc hành đạo của tín đồ Cao Đài. Sau khi đến chùa Tây Thiên vài hôm, Ngài Cao Triều Phát ra Huế gặp ông Phạm Quỳnh, đã quen từ lúc còn ở bên Pháp, đương chức Thượng Thư Bộ Học kiêm Ngự Tiền Đổng Lý Văn Phòng triều vua Bảo Đại để vận động với chánh phủ Nam Triều dễ dãi với công cuộc phổ truyền đạo Cao Đài. Chuyền đi nầy có ông Nguyễn Hồng Phong, một nhân sĩ cũng là môn đệ của Ngài Trần Đạo Quang và có đồng tử Cao Minh Tuất.

15-9 Kỷ Mảo (1939) Ngài thành lập Thanh Niên Đạo Đức Đoàn, lực lượng nồng cốt của Cao Đài Minh Chơn Đạo phụng đạo yêu nước.

Đầu năm 1945 đại tá Ishida là viên chức cao cấp Quân Tư Lệnh Bộ Nhật Bản tại Sài Gòn cho người hỏi Ngài Cao Triều nếu lúc nào thay đổi người Pháp thì ý nguyện người Việt Nam mưốn lập chế độ nào, nhờ vậy Ngài biết sắp có thay đổi.

10-3-1945 Ngài Cao Triều Phát tham gia Mặt Trận Việt Minh chuẩn bị khởi nghĩa giành độc lập.

24-6-1945 (15-5 Ất Dậu) đại diện 11 phái Cao Đài Hiệp Nhứt họp tại Tam Giáo Điện Minh Tân bầu ngài Cao Triều Phát làm chủ tịch để hướng dẫn tín đồ trong giai đoạn nghiêm trọng của lịch sử.

17-9-1945 Ngài Cao Triều Phát đem hầu hết ruông đất đang canh tác và gom hết số vàng dành dụm cống hiến vào quỹ độc lập và tuần lễ vàng. Với lòng nhiệt huyết yêu nước, thương đồng đạo, Ngài hăng say hoạt động cách mạng. Ngài làm Chủ Tịch Ủy Ban Giải Phóng Dân Tộc tỉnh Bạc Liêu, rồi Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bạc Liêu, Ủy Viên Trưởng Ủy Viên Tài Chánh Kinh Tế Ủy Ban Kháng Chiến miền Hậu Giang… rồi làm đại biểu Quốc Hội, cố vấn quân sự tối cao quân khu 9.

Từ 06-1-1946 đến 24-4-1946 làm chỉ huy trưởng mặt trận Giồng Bốm và bị thương.

02-11-1946, gia đình Ngài đã đóng góp 1.540 đồng (bằng 1.540 giạ lúa) vào quyển sổ vàng Cao Đài Cứu Quốc. Sau bốn tháng quỹ đã lên đến 136.478 đồng.

06-3-1947, Ngài được bầu vào Ban Chấp Hành Kỳ Bộ Việt Minh Nam Bộ rồi tiếp theo kiêm Chủ Tịch Hội Liên Việt Nam Bộ.

27-7-1947, Cao Triều Phát vận động tín đồ đạo Cao Đài Nam Bộ góp 100.000 đồng mua đấu giá chiếc áo lụa của Hồ Chủ Tịch để gây quỹ giúp thưong binh.

17-10-1947, Ngài Cao Triều Phát được bầu làm Chủ Tịch Cao Đài Cứu Quốc 12 phái thống nhứt.

19-10-1948, Đại hội nhơn sanh Hội Thánh Duy Nhứt Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, bầu Thái Chưởng Pháp Cao Triều Phát làm Quyền Chưởng Quản Cửu Trùng Đài.

Từ 03 đến 07-3-1951, Hội Nghị Đại Biểu của Mặt Trận Việt Minh và Hội Liên Việt thống nhứt hai tổ chức nầy thành Mặt Trận Liên Hiệp Quốc Dân Việt Nam gọi tắt là hội Liên Việt cử Ngài Cao Triều Phát làm Phó Chủ Tịch.

28-02-1953, Khoáng đại hội nghị Cao Đài Cứu Quốc lần VI bàn về đạo phục. Các đại biểu đề nghị Anh Cả Cao Triều Phát mặc đạo phục Giáo Tông để đăng điện nhưng Anh Cả từ chối và nói: “Cứu nhơn sanh không phải bằng đạo phục…”.

Tháng 12-1953, với tư cách Phó Chủ Tịch Mặt Trận Liên Việt Toàn Quốc, phối hợp với Mặt Trận Liên Việt Nam Bộ, Ngài tổ chức “Liên hoan các dân tộc, các tôn giáo, các giới ở Nam Bộ”. Ngài nói: “Bàn thờ tôn giáo có nhiều nhưng bàn thờ Tổ Quốc chỉ có một”.

17-9-1954, Ngài Cao Triều Phát cùng đoàn cán bộ chủ chốt của Nam Bộ tập kết ra Bắc bằng máy bay.

27-10-1954, Ngài gởi thư ngỏ cho toàn thể tín đồ Cao Đài kêu gọi đoàn kết, đấu tranh cho hòa bình, thống nhứt đất nước.

Sáng mồng một Tết Ất Mùi (1955), Ngài tổ chức họp mặt các chức sắc, tín đồ Cao Đài ở miền Bắc và chức sắc Cao Đài mới từ miền Nam ra, và giới thiệu Hội Thánh Duy Nhứt Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với chánh quyền miền Bắc.

Từ 05 đến 10-9-1955, Hội Nghị Mặt Trận Liên Việt Toàn Quốc đổi tên thành Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. Ngài được bầu làm Ủy Viên Đoàn Chủ Tịch.

Từ 15 đến 20-1955, kỳ họp thứ 5 Quốc Hội khóa I, Ngài được bầu vào Chủ Tịch Đoàn.

2 giờ chiều ngày 09-9-1956 (05-8 Bính Thân), Ngài ra đi về cõi vĩnh hằng.

21-5-2000, hũ tro di cốt của Ngài được đặt trong phòng số 2 nhà lưu cốt trong nghĩa trang thành phố ở quận Thủ Đức.

Tiếp nối tinh thần Thanh Niên Đạo Đức Đoàn mà Ngài đã gầy dựng từ năm 1939, sau khi liễu đạo, Ngài đã có ít nhứt 15 lần giáng cơ dạy đạo và đặc biệt dạy các thanh thiếu niên Phổ Thông Giáo Lý, lực lượng nồng cốt để phát triển cơ đạo sau nầy.

5. Cao Triều Hưng (1891-1957)

Ngài có thánh danh là Chiếu Linh, anh thứ bảy của Cửu Nương. Người phối ngẫu là bà Lương Thị Huệ. Hai vị có năm người con: Cao Xuân Trang, Cao Triều Thế, Cao Triều Xương, Cao Xuân Mỹ và Cao Xuân Châu. Ngài nhập môn theo đạo Cao Đài thuộc phái Hậu Giang (Minh Chơn Đạo). Vì thời cuộc đảo lộn, giặc giã khắp nơi, không thể hành đạo nơi thánh sở Cao Đài, Ngài trở về tá túc trong một căn phố hẹp tại châu thành Bạc Liêu, và ở đây được khoảng ba năm. Người bạn đời, bà Lương Thị Huệ, bị bán thân bất toại, hơn ba năm phải nằm một chỗ.

Cách nhà Ngài không xa có một góa phụ là Trần Thu Cúc, đạo hạnh rất cao, tuổi quá lục tuần, thường trì trai giữ giới theo đạo Phật. Vào ngày 15-02 Tân Mão (1951), nơi nhà bà Thu Cúc, ngày đàn đầu tiên có chơn linh Đức Mẹ Tây Cung về dạy. Các ngày đàn tiếp theo, Đức Mẹ cho thuốc và giải bệnh cho người đau ốm bịnh căn, bệnh tà, bệnh điên. Một tháng sau, ngày 15-3, Ngài Cao Triều Hưng cho hai con gái đến cầu Đức Mẹ xem xét bịnh căn của bà Lương Thị Huệ đang nằm liệt một chỗ. Đức Mẹ nói trúng bệnh, rồi giải bệnh, ban nước Ma Ha có họa phù cho uống và tiên tri trong kỳ một tháng mẹ của hai cô sẽ đến đảnh lễ Đức Mẹ. Quả đúng một tháng sau, ngày 15-4, bà Cao Triều Hưng từ trên lầu đi xuống đất rồi đi đảnh lễ Đức Mẹ và từ đó về sau sức khỏe bình phục, đi đứng như thường.

Đến ngày 15-5 âm lịch, Ngài Cao Triều Hưng đến đảnh lễ Đức Mẹ. Đức Mẹ nói đúng tâm sự đời đạo nên Ngài tin có một Chơn Linh tối thượng xuống cứu dân độ thế. Từ đó Ngài năng tới hầu đàn.

Trong tuần đầu tháng 8, Đức Mẹ cho Ngài biết sẽ ban huyền diệu cho Ngài tiếp được điển Ơn Trên mà tả thánh giáo dạy đạo. Tới ngày 15-9 âm lịch, sau khi cúng thời Mẹo, Ngài ngồi lại bàn viết, cách bàn thờ không xa, bỗng tay mặt của Ngài rung chuyển, mắt thấy bài thi trên vách hiện rành, Ngài tỉnh trí cho là kỳ diệu phi thường, Ngài chụp viết sao lại bài thi lên giấy. Rồi từ đó lần lượt Ngài tiếp điển nghe văng vẳng bên tai câu văn. Ngài ngồi viết hoài, trong mỗi giờ Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu, tùy theo Chơn Linh kêu gọi bằng điển giựt nơi cánh tay. Rồi Ơn Trên dạy soạn thánh giáo Đức Mẹ và của Đức Chí Tôn do Ngài tiếp điển được in làm từng quyển để phát cho thiện nam tín nữ coi mà lo tu phần hồn trong buổi cuối cùng. Phòng thờ Đức Chí Tôn có bàn ngồi tiếp điển được Ơn Trên đặt tên là Huyền Diệu Đàn.

Quyển Minh Chơn Đạo bắt đầu tiếp điển từ ngày 15-9 Tân Mão đến 12-12 Tân Mão (1951). Rồi tiếp đến các quyển Ngọc Minh kinh, Ngọc Thành Minh Kinh, Thánh Giáo Tỉnh Thế, Minh Thơ Chơn Truyền, Minh Chơn Thánh Truyền, Ngọc Âm Thánh Truyền (quyển 1 và II), Thánh Kinh Chơn Đạo Giác Mê Cõi Đời (quyển I, II và III), Kinh Cứu Khổ, Diệu Âm Chơn Truyền. Về sau các quyển trên được in gộp chung lại thành một quyển dày 550 trang.

Tài liệu tham khảo:

Cao Bạch Liên: Cha và Con.

Lê Anh Dũng: Lịch sử đạo Cao Đài - thánh thất Hà Nội.

Nguyễn Văn Hồng: Giải nghĩa Kinh thiên đạo và thế đạo, Báo Ân Từ và Hội Yến Diêu Trì Cung.

Thanh Long Lương Vĩnh Thuật: Hồi Ký.

Thanh Minh: Báo Ân Từ thờ Phật Mẫu.

Trần Văn Rạng: Công đức Đức Phật Mẫu.
Đạt Truyền & Đạt Linh
Cửu Nương Cao Thọai Kiết / Đạt Truyền & Đạt Linh

Mong sao em mến hiểu lòng này,
Sắp xếp gia đình cho khéo tay,
Dành để ngày giờ hành đạo sự,
Tô bồi âm chất mới là hay.

Đức Vân Hương Thánh Mẫu, Chơn Lý Đàn, 26-01 Quý Sửu, 28-02-1973

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây