Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Kinh Cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ( Ki-Tô giáo) Lạy rất Thánh đồng trinh Maria. Mẹ đã vui lòng nhận ...
-
Mùa Trung Nguơn tháng 7 năm Quý Tỵ 1953, tại Thánh tịnh Tam Thanh – Cao Minh Quang ở Long ...
-
Ngày 24 tháng 10 Tân Mão vừa qua, họ đạo Ngọc Điện Huỳnh Hà tổ chức lễ khánh thành ngôi ...
-
Tìm hiểu Kinh Ngọc Lộ Kim Bàn Là người Cao Đài không ai tránh được thổn thức khi đọc hay nghe ...
-
“Bởi quyền Đạo còn yếu nên thế quyền mới lấn được; dầu phải thế quyền cao rộng đến bao nhiêu ...
-
Thánh giáo Cao Đài đã viết : "Nguyên thỉ con người không tự có tôn giáo, vì tự trong sâu ...
-
Tôn giáo cổ kim trên hoàn cầu luôn luôn tự nhận vai trò bảo tồn nhân loại tức là cứu ...
-
Học tập Thánh giáo-Tháng Giêng Canh Dần 2010 Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Tuất thời, 29-12 Mậu Ngọ
-
DÒNG TU BẢO THỌ (tại Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài [Đà Nẵng] ) Dòng tu Bảo Thọ, do Chị lớn Trần ...
-
(VietNamNet) - Bức tranh vẽ bằng tay của gần 1.500 thiếu nhi Việt Nam vừa được tổ chức Guinnes công ...
-
Trong đời sống tôn giáo hay trong đời thường, cầu nguyện là hiện tượng rất phổ biến. Vào các dịp ...
-
Quốc sư Vạn Hạnh và PG thời Lý đóng góp vào sự nghiệp hộ quốc an dân TT. Thích Quảng Tùng Phật ...
Ban Biên Tập
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 31/08/2012
Giao lưu và hợp lưu để trường lưu
Giao lưu để trường lưu
Khoảng hai thập kỷ gần đây, trong nhiều lĩnh vực sinh hoạt xã hội tập thể, người ta thường dùng từ ngữ “giao lưu” để chỉ những cuộc trao đổi , thảo luận, gặp gỡ , tìm hiểu lẫn nhau về văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, lối sống, kể cả về sức khỏe, kinh tế, du lịch, từ thiện, tôn giáo . . .
Hai chữ “giao lưu” đem lại ấn tượng về những mối quan hệ đa phương nhắm đến sự thông cảm, hiểu biết, hợp tác với nhau giữa các thành phần xã hội, giữa các thế hệ, giữa các đoàn thể trong nước hay quốc tế.
Trong thời đại hiện nay, những tiến bộ không ngừng về giao thông, truyền thông đã làm nở rộ phong trào giao lưu trên toàn thế giới. Xu thế đó phù hợp với văn minh thời đại, với kỳ vọng sống chung hòa bình và tiến bộ của các dân tộc trên thế giới.
Tiến tới giao lưu là mặc nhiên bỏ lại phía sau những thành kiến tiêu cực, những thái độ kỳ thị, đối đầu, dẫn đến chia rẽ, thù nghịch . . .
Trong giải bóng đá Euro 2012 vừa qua, các nhà tổ chức đã nêu lên tinh thần chủ đạo của những cuộc thi đấu là “RESPECT DIVERSITY” (Tôn trong tính đa dạng). Ông Gilliéron (thành viên Ban Tổ chức của UEFA (Union of European Football Associations) nói với khán giả: “Chúng tôi đang ở đây để chào mừng sự đa dạng: đa dạng trong bóng đá và sự đa dạng trong xã hội.Trong thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của UEFA và bạn bè của chúng tôi tại FARE (Bóng đá chống phân biệt chủng tộc), bóng đá đã và đang phấn đấu tốt hơn và góp phần cải thiện xã hội bằng cách thúc đẩy khoan dung (tolerance) và tôn trọng đa dạng. (respect diversity) ”
Cốt tủy của khẩu hiệu “Respect diversity” là chống phân biệt và kỳ thị chủng tộc; đề cao cái cao quí nhất, cái giá trị chung giữa cái đa dạng của con người, giữa các loại hình sinh hoạt tập thể.
Cách đây 25 năm, Đức Giáo Hoàng Jean Paul II có sáng kiến mời các vị lãnh đạo nhiều tôn giáo ngoài Ki Tô đến thành phố Assisi (Ý) để cùng cầu nguyện cho hòa bình thế giới. “Tại Paris, Ngày 27 tháng Mười năm 2011, trước một cử tọa quan trọng, các nhà lãnh đạo các tôn giáo lớn ở Pháp (Công giáo, Tin lành, Chính thống, Do thái giáo, Hồi giáo, Phật giáo) đã gặp nhau tại quảng trường Trocadéro, Paris để kêu gọi hòa bình trên thế giới. Cuộc hội ngộ này do Tổng giáo phận Paris và cộng đoàn Thánh Egidio tổ chức, để kỷ niệm 25 năm Ngày hội ngộ liên tôn ở Assisi do Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II khởi xướng.
“Hòa bình, đối thoại, gặp gỡ, khám phá, tương kính... là những từ ngữ được lặp đi lặp lại như điệp khúc trong suốt cuộc hội ngộ để ghi khắc ý muốn chung của các diễn giả, muốn bày tỏ cùng một xác tín. Đức Tổng giám mục André Vingt-Trois, Tổng giám mục Paris kiêm chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp, đã hóm hỉnh nhấn mạnh: “Chúng tôi tụ họp nơi đây không phải để so sánh các tôn giáo hay phẩm phục của chúng tôi, hoặc để xóa đi những khác biệt, nhưng chúng tôi đến đây để bày tỏ ý muốn của các tôn giáo là trở nên những nhân tố hòa bình... Chúng tôi quy tụ để nói lên rằng sự lắng nghe, lòng tương kính là những phẩm chất gắn liền với từng tôn giáo của chúng tôi.”
Năm 2008, tại một Thánh thất thuộc Hội thánh Cao Đài Minh Chơn Đao (Cà Mau), đại biểu 8 Hội thánh và 4 Tổ chức trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã tham gia lần đầu tiên “Họp mặt giao lưu tôn giáo Cao Đài”. Đó là tiền đề khai sinh “TỔ CHỨC GIAO LƯU CÁC HỘI THÁNH VÀ CÁC TỔ CHỨC TRONG ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ” mà sau 5 lần Hội nghị giao lưu, đã đạt được đồng thuận nhiều quan điểm, nhiều hình thức hợp tác không phân biệt chi phái, có triển vọng đi đến thống nhất tinh thần trên nền tảng đồng sứ mạng phổ truyền Chánh pháp Đại Đạo, góp phần xây dựng thế giới đại đồng thánh đức. Vô hình trung, tinh thần “Assisi”, tinh thần Giao lưu tôn giáo Cao Đài, tinh thần “Respect Diversity”, đã gặp nhau. Có thể nói các dòng chảy hướng về Lý tưởng Đại đồng đang giao lưu và sẽ hợp lưu làm thành sức mạnh kỳ diệu biến đổi thế giới khổ đau trở nên an lạc.
Để giữ được niềm tin lạc quan ấy, từng người dân, từng tín đồ và hướng đạo các tôn giáo, cần thấu triệt ý nghĩa 2 chữ GIAO LƯU.Giao lưu để HỢP LƯU mới TRƯỜNG LƯU làm nên BIỂN CẢ chan chứa sức sống vô biên bất tuyệt cho muôn loài. Những động thái ích kỷ, đố kỵ, phân biệt ta người chính là ngăn sông đắp rạch tạo ra những ao hồ cô quạnh.
Cơ đạo bao giờ cũng song hành hai nguồn năng lực Âm Dương, phần Âm tuy thầm lặng dịu dàng nhưng thọ bẩm bản chất bao dung từ ái của Đức Vô Cực Từ Tôn, nên từ lâu đã len lỏi khắp chốn, gieo rắc Đức tin cứu độ kỳ ba để chị em nữ phái Cao Đài nắm vững vai trò “nữ tướng tài thành”, góp công, góp đức cùng hàng hướng đạo nam phái xây dựng xã hội bình đẳng, tiến bộ. Đó là dòng nước thanh lương “Khôn đạo”đang xóa dần những ngăn cách phân ly do bánh xe lịch sử để lại. Ngẫu nhiên hay thiên ý, dòng chảy thầm lặng nầy cũng mang tâm huyết “giao lưu”, nên đã làm trổi dậy niềm tự tin, niềm tự hào là con yêu của Đức Từ Mẫu, mạnh dạn bước ra khỏi mặc cảm yếu mềm hay chất phác, lãnh lấy trách nhiệm chung, vun đắp tương lai Cơ đạo.
Những chuyển biến như trên đây đang đánh dấu cơ “Qui nguyên phục nhất” của Tam Kỳ Phổ Độ. Đó là thiên cơ, dầu muốn hay không muốn, dù hình thức này hay màu sắc khác, dù khoa học hay tôn giáo, nhân sinh hay tâm linh, tất cả sẽ gặp nhau và phải dung hòa NHẤT LÝ mới kiến tạo được HÒA BÌNH VĨNH CỬU.◙