

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Trướt hết, cần tìm hiểu hai chữ "đồng hành". Theo nghĩa hẹp, đồng hành là "cùng đi", nhưng cùng đi trong ...
-
"Mẹ già như chuối ba hương Như xôi nếp một như đường mía lau" Từ thuở nào xa xưa, Câu ca dao vời ...
-
Tân Ước /
Tân Ước, còn gọi là Tân Ước Hi văn hoặc Kinh thánh Hi văn, là một phần của Kinh Thánh ...
-
Kỷ niệm 80 năm hoàn tất một giai đoạn lịch sử độc đáo nhứt trong thời Tam Kỳ Phổ Độ: ...
-
Trà Đạo /
Trà đạo là một nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối ...
-
Chữ Tâm /
CHỮ TÂM Huờn-Cung-Đàn, Tý thời, 14 rạng Rằm tháng 5 Ất-Tỵ (13-6-1965) Thiện-Tài Đồng-Tử, Tiểu-Thánh chào chư Thiên mạng, chào chư liệt ...
-
Đại Đạo TKPĐ khai mở chưa được một thế kỷ, thế mà khi lần giở những trang sử đạo người ...
-
Nguồn gốc : Lư Bồng Đạo Đức, Thánh tịnh Thiên Thai, tại ấp Láng Biển – Mỹ Phước Tây-Cái Bè ...
-
Ý NGHĨA CÂU KHUYẾT BÁC NHÃ PHÁ VÔ MINH HUỜN NGUYÊN TÁNH MẠNG TAM TÔNG KHAI CHÁNH PHÁP BẢO HỢP THÁI HÒA DÀN ...
-
Thiên là từ Hán Việt để diễn đạt TRỜI của chúng ta. Từ lâu Đức Cao Đài dạy: Thầy mong con biết ...
-
Phương tiện kỹ thuật càng tinh xảo, con người càng dễ đi đến chỗ dối mình, dối người, hại mình, ...
-
Những ai học Dịch đều hiểu rõ và nhớ ơn các Thánh – Phục Hy, Văn Vương, Chu Công Đán và Đức ...
BAN BIÊN TẬP
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 02/11/2012
ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP THỜI ĐẠI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

ĐỊNH HƯỚNG HỘI NHẬP THỜI ĐẠI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
“ Cao Đài ứng hóa theo lòng chúng sanh”
Vậy, để hội nhập thế giới trong kỷ nguyên Tam Kỳ Phổ Độ, người Cao Đài phải nhận định, nắm bắt những chuyển biến hay “bùng nổ” đương đại mà các điểm nhấn thuộc về:
_ Khoa học kỹ thuật như truyền thông, giao thông, cơ giới, môi trường . . .
_ Văn hóa như các giá trị nhân bản, nhân văn, cộng đồng, văn học, nghệ thuật . . .
_ Về tôn giáo như đồng thuận liên tôn, nhập thế và hành đạo thực tiễn vị nhân sanh. . .
Như thế, khuynh hướng hội nhập của Cao Đài có ưu thế ở mục tiêu “Thế đạo đại đồng”, nhưng phải hiện đại hóa toàn diện từ định hướng hành đạo, đến kế sách đào tạo, phương pháp, phương tiện phổ truyền giáo lý. . .
Tuy nhiên cứu cánh vẫn là giác ngộ tâm linh. Nói đến giác ngộ và tâm linh, người đời thường có thành kiến sai lầm cho là những gì gắn liền với giáo điều và đức tin huyền hoặc. Tôn giáo kỷ nguyên mới chỉ cần gây ý thức mối liên hệ sâu sắc giữa con người và con người, giữa con người và vũ trụ thiên nhiên. Một khi con người tự định hướng được con đường tiến hóa của chính mình là lúc con người giác ngộ. Đồng thời con người sẽ cảm nhận được những gì thuộc về tâm linh mà các tôn giáo thường trợ duyên gợi mở. Đức tin trước hết là lòng tư tin đúng mức.
Thế nên, điều kiện hội nhập thời đại của Cao Đài là tư tưởng và quan điểm phải “thông suốt mọi hoàn cảnh, mọi lý thuyết và mọi dân tộc”.
Mở rộng ra tầm kích vũ trụ, dù muốn hay không muốn, cuối cùng con người cũng phải nhắm viễn đích “giải thoát tâm linh”, vì kiếp người chẳng qua là một sát na trong thời gian vô tận của con đường tiến hóa. Đương nhiên tinh thần hội nhập của Cao Đài phải luôn luôn phù hợp với các bước tiến của thời đại, nhưng vẫn phải giữ được tính toàn diện nhân sinh và tâm linh tức “thế đạo đại đồng, thiên đạo giải thoát”.
Cao Đài hội nhập kỷ nguyên mới vì “Cao Đài ứng hóa theo lòng chúng sanh” để Đạo trường lưu và tận độ. Ấy là lý tùy thời “biến dịch” mà “bất dịch” của Đạo vậy.