Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
27/01/2009
Lập Hạnh

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 06/06/2010

Thơ trong đạo Cao Đài

Mùa Xuân lại đến.

Nếu người thế gian, theo cổ lệ, đón Xuân với những :

" Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh".

(Tục ngữ)

thì trong Đạo Cao Đài, người tín hữu cũng mừng Xuân một cách đơn sơ nhưng không phần ý vị :

"Xuân về có rượu có thơ,

Có câu chúc tụng, có giờ nghỉ ngơi" Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo, 29.12. Nhâm Ngọ (1978)
Sau một năm dài bề bộn với những Đạo sự, nào cúng kính lễ nghi, nào suy tư thuyết giảng, nào sản xuất, bảo sanh, nào tới lui viếng thăm đồng Đạo, mọi người đã tạm dừng tay, lắng đọng tâm tư để thưởng thức một mùa Xuân mà Tạo Hóa đã ban cho cùng với chung rượu, chén trà, lời thơ xướng họa.

Thật vậy, từ xưa, ngâm thi vịnh phú đã là một lối tiêu khiển thú vị, thanh nhã mà ngày nay các Tiên gia đã lồng vào khuôn khổ đạo đức của tôn giáo. Đức Ngô Đại Tiên đã bảo :

"Tứ quí nhơn gian Xuân tại thủ,
Hỡi khách trần tìm thú thưởng xuân;
Cùng ta nâng nhắc bút thần,
Điểm tô gấm vóc cho Xuân huy hoàng"
. TGST 1971, tr.162

Cho nên nếu nói đến Cao Đài mà không nói đến thơ ca là một điều đáng tiếc. Vả lại, thơ ca Cao Đài có liên hệ chặt chẽ với dân tộc tính của người Việt, tức truyền thống yêu thơ ca, nghệ thuật.

TRUYỀN THỐNG YÊU THƠ CA CỦA NGƯỜI VIỆT

Từ khi nhân loại có ngôn ngữ là đã có thơ ca. Ngôn ngữ là một trong những tiền đề chủ yếu cần thiết cho sự ra đời của thơ ca.

Ban Cố trong "Hán thư nghệ văn chí " viết " tình động ở trong mà phát ra lời nói, nói không đủ thì than thở, than thở không đủ thì ca hát, ca hát không đủ thì đưa chân múa tay mà không hay".

Dân tộc Việt Nam vốn là một dân tộc có truyền thống yêu ca haùt töø laâu ñôøi. Ca dao là một nguồn thơ ca phong phú và cổ điển nhất. Đó là những baøi haùt coù vaàn (hay laø nhöng bài thơ để ca hát) đã được phổ biến sâu rộng trong dân gian từ xa xưa, không ai lại không thuộc ít nhiều. Từ trẻ con cho đến người lớn, từ trong nhà ra đến ngoài đồng, từ những lúc nghỉ ngơi giải trí cho đến những khi lao động vất vả, bao giờ lời thơ tiếng hát cũng luơn ở trên môi người dân Việt. Hình ảnh của những cụ già ngồi bên tách nước trà ngâm nga những lời hùng tráng hoặc hình ảnh những buổi sinh hoạt văn nghệ cộng đồng vẫn có thể được tìm thấy ở mọi nơi. [ . . .]

Dân Việt yêu thơ ca như thế đó và muốn mọi người cũng phải biết yêu thích như mình, yêu một cách tích cực bằng hành động ca ngâm, sáng tác phú, thi.

Nếu trong dân gian, nơi thôn quê có những cuộc hát hò đối đáp thì nơi kinh đô cũng có những buổi hội họp xướng ngâm. Triều đình tổ chức tuyển chọn Trạng nguyên, Tiến sĩ qua những cuộc thi tài về văn chương, thơ, phú.Thế thì mặc nhiên, từ những người học trò cho đến các quan, trước hết phải là những thi sĩ. Tn gọi người học trị l "thư sinh", chức của cc vị quan lớn trong triều là "Thượng Thư" đ nĩi ln tinh thần thượng tôn văn thơ của thời bấy giờ. Các vị v tướng cũng có những bài thơ hùng tráng lưu lại cho đời sau. Các vị vua cũng là những thi sĩ nổi tiếng. Vua Lê Thánh Tôn đã từng lập ra hội Tao Đàn, chọn người có văn tài vào hội để cùng nhau bàn bạc sách vỡ, xướng họa thi văn.

Ngược về quá khứ, tục truyền rằng ngày xưa dân ta gọi ngày rằm tháng giêng là ngày tết Trạng nguyên. Vì đêm đó, nhà vua thường hội họp các vị Trạng nguyên trong nước lại để thiết yến tiệc và vào vườn Thượng Uyển xem hoa ngắm cảnh làm thơ. Sau này,vì theo người Trung Hoa, tết Trạng nguyên đổi lại là Thượng Nguyên. [. . .]

VAI TRÒ CỦA THÔ TRONG LỊCH SỬ KHAI ĐẠO CAO ĐÀI

A. Vai trò của thơ trong lịch sử khai Đạo Cao Đài :

Có thể nói lịch sử Khai Đạo Cao Đài đã được thi vị hóa bởi sự hiện diện của thơ ca.

Các vị Tiền Khai Đại Đạo đều là những thi gia với hồn thơ lai láng mà lại cũng giỏi tay đàn. Đức Ngô cũng là người thích cảnh trăng thanh nước biếc, đã từng xuôi ghe theo dòng, ngâm nga xướng họa.

Nếu trong giai đoạn tiềm ẩn của Đạo, Đức Ngô Minh Chiêu đã nhận được những bài thơ Tiên thâm trầm đạo vị, thì trong thời kỳ gầy dựng cơ phổ độ để Khai Minh Đại Đạo, chư vị Tiền Khai cũng đã trải qua một quảng thời gian hưởng thú xướng họa thi văn với Thần Tiên.

Lúc đầu - năm 1925 - các Ngài Cao Huỳnh Cư, Cao Hoài Sang , Phạm Công Tắc thương hội họp với nhau để ngâm thơ vịnh nguyệt. Đến khi phong trào xây bàn, cầu cơ liên lạc với cõi vô hình lan rộng, các Ngài vì tò mò muốn tìm hiểu nên đã tổ chức những cuộc cầu người khuất mặt. Thất Nương Vương Thị Lễ vào bàn xưng là Đoàn Ngọc Quế và cho ba bài thơ tự thuật về cuộc đời bạc mạng "thác vì tình" của cô Quế - Thật ra, khi ở thế gian, Thất Nương mất vì bịnh, lúc 18 tuổi. Ba vị đã tò mò, lại càng bị hấp dẫn bởi thi tài của cô gái, nên khởi hứng họa bài thơ đầu tiên ấy, rồi lại còn kết nghĩa anh em với cô.

Một lần nọ, Ngài Cao Hoài sang làm một bài tự thuật :

"Sầu dài ngày vắn dễ chi vui,
Toan tính thâu đêm ruột rối nùi;
Ngược sóng thuyền đầy cơn gió dập,
Xuôi dòng nước lớn giạt bèo trôi.
Bước đường danh lợi thêm gay trở,
Ngoảnh lối tang thương luống ngậm ngùi.
Lần lựa xuân hè năm tháng lụn,
Thôi thôi đến thế, thế thì thôi."


Cô Đoàn Ngọc Quế họa nguyên vận bài trên :

"Chung tình đoạn gánh khó làm vui,
Lần lựa chưa xong chỉ rối nùi;
Lời hẹn xưa còn vầng nguyệt chứng,
Hương thề nn thả giữa dòng trôi.
Kim cải rụng rời lòng ngao ngán,
Đá nát vàng phai dạ ngậm ngùi.
Một khối tuyền đài tình khó dứt,
Ráp gương kiếp khác quyết chờ thôi"


Tiếp theo, cô lại còn cho thêm một bài nữa.

Nói chung, nội dung những bài thơ xướng họa trong giai đoạn này, Thiêng Liêng đã tạo ra những tình tiết lâm ly cốt gây sự hấp dẫn cho những buổi thi đàm.

Trong kế hoạch điều độ các vị Tông Đồ vào cửa Đạo, Đức Thượng Đế đã nhắm đúng sở thích và tâm lý của các Ngài là ưa xướng họa thi văn nên đã cho Thất Nương đến trước để làm những công tác sơ khởi. Quả thật, sự xuất hiện thường xuyên của cô Quế đã làm cho quí vị ngày càng thích thú hăng say trong mối giao tiếp với cõi vô hình, mà không hề nghĩ rằng đó là một vị Tiên nữ giáng phàm .

Vào cuối tháng 7, khi quí vị định cầu cô Đoàn Ngọc Quế về làm thơ thì có một vị Tiên Ông xưng tên là A Ă Â đến với quí vị và yêu cầu đừng tìm biết Ngài là ai, đừng hỏi về quốc sự, cũng đừng hỏi về Thiên cơ. Thế nên nội dung cuộc giao tiếp thường chỉ xoay quanh vấn đề văn chương mà thôi. Những thắc mắc của quí vị về từ ngữ, điển tích trong các bài thơ do Thiêng Liêng cho đều được Ngài giải đáp cặn kẻ khiến cho quí vị vô cùng khâm phục.

Có một lần, cụ Nguyễn Trung Hậu bạch cùng Đức A Ă Â rằng : "Tôi còn nhớ hai câu đối thuở nay chưa ai đối được xin đem ra nhờ Ngài đối chơi cho vui ". Đức A Ă Â khiêm nhượng đáp rằng : " Bần Đạo xin hầu đối, nếu đối ra không chỉnh, quí vị chớ cười và niệm tình Bần Đạo mà chấn chỉnh lại cho".

Câu đối ấy là : "Ngồi trên ngựa đừng bò con nghé".

Đức A Ă Â đối lại : "Cởi lưng trâu chớ khỉ thằng tê"

Giai thoại này đã được truyền tụng xưa nay trong lãnh vực văn học của Cao Đài.

Rồi đến một lúc nọ, khi quí vị ngõ ý muốn được tiếp rước thêm những người bạn của Cô Quế để học làm thơ thì cô trả lời rằng có các chị Hớn Liên Bạch, Lục Nương, Nhất Nương làm thơ hay lắm. Tuy nhiên nếu muốn cầu thì ba anh phải...ăn chay.

Nhưng vài ngày sau, Cô Quế lại đến và dẫn theo cô Hớn Liên Bạch, giới thiệu rằng cô này làm thơ rất hay.

Ngài Cao Hoài Sang muốn thử tài năng của cô bạn mới nên đề nghị ra đề tài để cô làm thơ, tựa là "tiễn biệt tình lang". Bàn gõ không ngừng, ra ngay một bài rất đậm đà, chẳng những thế, cô Bạch lại làm luôn một bài nữa, tên là "Hoài lang" - Cũng cần nói thêm, Hớn Liên Bạch là tên của Bát Nương Diêu Trì Cung. Tiên thi hẵn nhiên là đẹp mà lại phong phú dồi dào, nên mỗi khi các vị Tiền Khai vừa ra một đề tài hay xướng một bài thơ thì các vị Tiên Cô liền đáp lễ làm tiếp ngay một bài, lại tặng thêm một bài nữa.

Từ khi được dặn dò phải ăn chay, ba vị bắt đầu dọn mình chuẩn bị tiếp rước Đức Diêu Trì Kim Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương trong ngày Lễ Trung Thu đầu tiên của Đại Đạo (1925) gọi là "Hội Yến Diêu Trì" mà ngày nay tín hữu Cao Đài còn giữ lệ.

Thật là một đêm tuyệt diệu. Dưới ánh trăng thu huyền ảo, một buổi dạ tiệc của người Tiên với khách tục đã diễn ra trong bầu không khí trang trọng và quá nên thơ. Tưởng chừng như quí vị đang ở giữa vườn đào của Đức Tây Vương Mẫu. Tam vị cùng với chư vị Tiên cô đã cùng nhau họa vận và liên ngâm.

Những cuộc xướng họa vẫn liên tục. Thi đàn của chư vị Tiền Khai ngày càng được các vị ở cõi vô hình đến viếng và đề thơ. Điều đó đã thu hút đông đảo giới tao nhân mặc khách có tính hiếu kỳ.

Và, hai tháng sau ngày Hội Yến, cuộc đời của các Ngài bắt đầu bước vào một khúc quanh vô cùng quan trọng. Đức A Ă Â dạy các Ngài phải "Vọng Thiên cầu đạo".

Từ những buổi sinh hoạt có tính cách văn nghệ, các Ngài đã "phải" ăn chay để được hội đàm cùng chư Tiên, rồi lại "phải" Vọng Thiên cầu Đạo để còn được các Đấng cao thâm tiếp tục dạy bảo.

Rõ ràng những vần thơ đẹp đã nhẹ đưa bước chân của thi nhân vào nẽo đạo, biến những kẻ yêu thơ thành những vị Thánh tông đồ.

Kỳ diệu thay một cuộc biến đổi ! Lý thú như một chuyện đời xưa, uyển chuyển khéo léo như chiếc đủa thần của bà tiên và êm đẹp như một bài thơ.

Như vậy, cùng với "cơ bút, "thơ" đã làm trung gian nối liền nhịp cầu giao cảm giữa hai cõi sắc không, giữa người Tiên kẻ tục. Thơ đã dìu dắt chư vị Tiền Khai bước vào sứ mạng trọng đại của quí Ngài. Thơ đã hiện diện ngay trong những giây phút đầu tiên của công cuộc khai sáng Đạo Trời và còn tiếp tục hiện diện nhiều hơn nữa trong công cuộc phổ độ nhơn sanh.

VAI TRÒ CỦA THI CA TRONG CÔNG CUỘC PHỔ ĐỘ.


Đức Thượng Đế giáng trần khai minh Đại Đạo để chấn hưng nhơn tâm, nhơn khí, đưa con người trở lại cuộc sống thuần lương tốt đẹp. Thế nên, vấn đề đem đạo lý (hay thế gian gọi là "văn hóa") thấm nhuần vào đời sống nhơn sanh, chan hòa trong mọi lãnh vực, là vấn đề rất quan trọng. Tuy nhiên, bản chất Đạo vốn không hình, không danh, không tiếng, không lời nên muốn bàn luận đến đạo lý phải tạm mượn văn tự, ngôn từ để diễn tả.

Ngàn năm xưa, các văn gia cũng đã có quan niệm "Văn dĩ tải đạo" nghĩa là văn để chở Đạo, truyền Đạo. Hàn Dũ đời Đường đã bảo "Không phải sách của thời Tam Đại, Lưỡng Hán thì không dám xem, không phải cái chí của Thánh Nhân thì không dám giữ. Theo con đường nhân nghĩa mà đi, theo cái nguồn thi thư mà lội thì suốt đời không lạc đường, không tuyệt cái nguồn" Đại Cương Văn Học Sử Trung Quốc, Nguyễn Hiến Lê, trang 11

Thơ ca là một trong những cách dùng lời để diễn tả ý tưởng. Thông thường, nói đến thơ là nói đến ngâm hoa vịnh nguyệt, nói đến một thú tiêu khiển nhàn nhã. Có người bảo rằng, thơ ca có thể làm cho con người bay bỗng tâm hồn theo trời trăng mây gió mà quên đi cuộc sống thực tế.

Một vị Tiền Khai Đại Đạo - Đức Ngọc Lịch Nguyệt - cũnglưu tâm đến điều này nên đã bảo "Mỗi độ Xuân về, mỗi kỳ hội lễ, thỉnh thoảng có các hàng Tiền Bối Khai Đạo giáng cơ để tâm tình đạo sự hoặc đọc một vài câu thơ gọi kêu khuyên nhủ, chư hiền đệ hiền muội có một cảm nghĩ nào trong lời nói của người xưa với ý thức hệ ngày nay không ? Một vài vần thơ chúc tụng, một đôi vé thi bài nhắc nhở nhủ khuyên, có phải chăng một điệu nhạc ru hồn hay một màn diễn xuất trên sân khấu, câu nhặt câu khoan, câu nam câu khách ?"

Câu trả lời chắc hẳn là không.

Người xưa từng cho rằng thơ cốt nói lên lòng người thì thơ Tiên Thánh cốt nói lên ý chỉ của Tiên gia muốn truyền đạt cho thế nhân.

Bạch Cư Dị, một thi gia, danh tiếng đời Đường đã nói : "Thơ gốc nó là Tình, ngọn nó là lời, hoa nó là tiếng, trái nó là nghĩa" cho nên ông chủ trương rằng văn thơ không phải để đùa giỡn với hoa cỏ gió mây mà phải có mục đích "phụng sự nhân sinh"

Thật ra, tinh thần Cao Đài rất cởi mở, trọng "chất" nhưng cũng không xem nhẹ "văn", dung thông mọi quan niệm về thi văn, mọi hình thức diễn đạt tư tưởng. Do đó, chúng ta có thể thấy thơ ca Cao Đài có nhiều vai trò. Trước hết là vai trò truyền đạt đạo lý, kế đến là bảo vệ và phát triển văn hóa và sau đó là vai trò phụ làm thú tiêu khiển thanh tao.

Đức Diêu Trì Kim Mẫu đã dạy :

" Lời Thánh Dụ phú thơ còn đó,

Bao thi văn dạy dỗ khuyên răn;

Mong cho thế sự ăn năn,
Tự tu tự tỉnh lần phăng đường về".
Lập Hạnh

Dưỡng dục quần sanh đức hiếu sanh,
Khai Minh Đại Đạo, Đạo tài thành,
Tam Kỳ tận độ an thiên hạ,
Thánh đức âu ca hưởng phước lành.

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, CQPTGL, Rằm tháng 10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây