Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Kinh Cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ( Ki-Tô giáo) Lạy rất Thánh đồng trinh Maria. Mẹ đã vui lòng nhận ...
-
Ảnh hưởng của Ấn Độ đối với văn hóa Chăm phát huy mạnh mẽ trong khoảng từ tk.VII đến hết ...
-
Từ năm 1450 đến năm 1850, ít nhất 12 triệu người dân Phi Châu bị đưa đi xuyên qua Trung ...
-
TTO - Xuất hiện trong giới học thuật với những công trình đồ sộ về văn hóa phương Đông như: ...
-
Lịch sử Trái Đấttrải dài khoảng 4,55 tỷnăm, từ khi Trái Đấtcùng với Hệ Mặt Trờihình thành từ Tinh vân ...
-
"...Tôi không quen ghi chép sổ sách gì, nhưng nhớ. Đó là ngày 20 tháng Chạp năm Bính Dần. Hôm ...
-
Chư Môn-đệ nghe! Phần nhiều trong các con chẳng để lòng thờ kính Thầy, tưởng cho đem thờ Thầy vào ...
-
Thiên Lý Đàn, Tý thời 29 rạng mùng 1 tháng Giêng Canh Tuất (5-2-1970) (Đàn Giao Thừa)
-
Đức Vạn Hạnh Thiền Sư dạy: “(. . .) Luận về trong lãnh vực tu học, nơi đây nói riêng, toàn ...
-
. . .Hôm nay Bần Đạo đến đây phân tách những nét chính của những giai đoạn của đời người ...
-
"Dầu tôn giáo nào cũng đều giáo dân vi thiện, đều áp dụng giới luật quy điều, trì tâm tu ...
-
hưa tiến sĩ Adler, Người ta luôn luôn viện dẫn kinh nghiệm, lý trí hoặc đức tin để hậu thuẫn cho ...
Ban Biên Tập
Nhân sinh quan Cao Đài ứng dụng cho đời sống con người trong thời đại ngày nay
trong thời đại ngày nay
Đề tài đặt vấn đề mối quan hệ giữa Nhân sinh quan Cao Đài và bối cảnh xã hội nhân loại ngày nay hay sự ứng phó của Nhân sinh quan này với các vấn nạn của đời sống mới.
Hướng giải quyết vấn đề :
1.Khẳng định những điểm căn bản của Nhân sinh quan Cao Đài
Muốn ứng đối với các vấn nạn của thời đại, cần phải nêu bật những luận điểm phổ quát vừa có giá trị bất biến với không – thời gian vừa đối trị trực tiếp với các khủng hoảng của nhân loại thế giới.
- Nhiều người đã nêu lên luận điểm Nhân Bản và Nhân Hòa.
Ai cũng nhìn nhận rằng đó là những điểm căn bản phổ quát. Nhưng vấn đề là nó sẽ đối trị với căn bệnh nào của thời đại và đối trị bằng cách nào. Người thời đại đang mất những giá trị nào thuộc về nhân bản và làm sao họ cảm nhận được nhân bản trong cuộc sống hằng ngày.
Nhân hòa là điều kiện của cuộc sống cộng đồng. Nhưng làm thế nào để thực hiện nhân hòa, trong khi có biết bao nguy cơ từ nội tâm đến ngoại cảnh luôn đe dọa phá vỡ nó. Có người nói phải có suy nghĩ ôn hòa. Đúng vậy, mọi hành động đều phát xuất từ tâm. Nhưng suy nghĩ trên cơ sở nào ? Phải trên sự phân tích đối tượng và hiện tượng, nghĩa là phải nắm được nguyên nhân thực sự của mọi hiện tượng thì mới có thái độ ôn hòa được. Đó chỉ mới là một phương cách nhỏ. Thế nhân hòa còn tùy thuộc vào sự giác ngộ chơn lý của mỗi người, tức là tùy triết lý sống tức Nhân sinh quan của chủ thể và đối tượng. Nó không đơn giản là lối sống “dĩ hòa vi quí” mà là một Nhân sinh quan ứng dụng Vũ trụ quan, là một sự xác định giá trị con người giữa cuộc tiến hóa miên tục của vũ trụ.
- Có đạo hữu đề xuất triển khai Nhân sinh quan Cao Đài bằng phương môn “Nho tông chuyển thế”. Nghĩa là thực hành đạo nhập thế của Nho tông bằng quá trình phát triển Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Vậy là lấy cá thể mỗi con người làm trung tâm hoàn thiện và lấy cộng đồng thi hành nghĩa vụ làm người, làm lý tưởng cho con người xã hội.
Thế là chiều kích của con người trong đời sống thực tiễn được mở rộng thành cuộc nhân sinh mà Đức Nhân làm gốc. Đức Trí làm sự tiến bộ; Nghĩa, Lễ Tín làm sự quân bình.
2. Xác minh quan điểm sống đạo
- Cần xác minh ngay quan điểm sống đạo tức là sống đời một cách tích cực. Đó là quan điểm nhập thế của Nhân sinh quan Cao Đài. Tức là chấp nhận cuộc đời và sống một đời sống có ý nghĩa và hơn nữa, sống lạc quan.
- Chúng ta cũng đồng tình với một chương trình sống đạo có định hướng. Tức là cố gắng sắp xếp đường đi và mức đến của đời mình. Sống có định hướng là sống có ý thức hoàn toàn về cách sống có mục tiêu, có tự chủ, có quyết tâm phấn đấu để vươn lên, không để cuộc đời xô dạt về nơi vô định.
- Và khẳng định cái “đạo “ trong cuộc sống là phát huy được giá trị tinh thần, tức là sự tiến hóa tâm linh. Bởi vì nó là giá trị vĩnh cửu lồng trong những giá trị tương đối. Tuy nhiên lẽ đạo hay lẽ sống không bao giờ triển chuyển theo hướng cực đoan mà luôn luôn quân bình không chấp trước ta người hay tâm vật.
- Nhưng tiến hóa tâm linh không phải là duy tâm bảo thủ. Ngược lại sống đạo phải rất tiến bộ và đại đồng hợp nhất.
Vậy nên, bên cạnh chiều sâu của giá trị tâm linh, sự sống đạo đòi hỏi chiều rộng của trí năng để đủ sức phụng sự, hiến dâng cho nhân sanh, cho lý tưởng cứu độ. Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo có dạy : “Giá trị trí năng phải luôn tiến kịp với thời đại thì mới dẫn dắt và lèo lái thời đại được”.
Tóm lại Sống đạo là sống đời với một ý thức sứ mạng vi nhân rốt ráo.
- Sau cùng, cần xác định thêm rằng, đối với quan điểm giáo lý Đại đạo, sống Đạo không chỉ nhằm giải quyết cuộc sống thế gian mà là tiền đề của cái sống xuất thế gian. Nên có thể nói sống đạo là phép giải của bài toán : Con người tự thân + Con người xã hội + con người lý tưởng.
Con người lý tưởng trong Đại Đạo là con người có chiều kích vũ trụ, con người “Thiên nhân hiệp nhứt”, con người muôn thuở muôn phương cùng Trời là Một.
3. Để chuẩn bị cho nếp sống đạo như một ứng dụng của Nhân sinh quan Cao Đài như trên, đường lối giáo dục trí năng và giáo dục đạo đức phải đặt trên căn bản TỰ CHỦ SÁNG TẠO và NHÂN BẢN.
a. Nền giáo dục tự do khai phóng sẽ giúp cho con người phát huy được tiềm năng tự hữu, mới tiến hóa thật sự và đưa nhân loại lên nấc thang tiến hóa. Ngược lại là gò ép con người như nhai đi nhai lại những sản phẩm cũ kỷ của thế hệ trước một cách vô ý thức như chiếc máy ghi âm hay thu hình.
b. Nền giáo dục Nhân bản là nền giáo dục đào tạo con người, dạy làm người chứ không phải chỉ đào tạo một công cụ sản xuất. Thiếu giá trị nhân bản, con người không tìm thấy hạnh phúc giữa bao phương tiện vật chất hiện đại. Giáo dục chỉ đào tạo trí năng mà không đào tạo đức năng, không xây dựng được con người toàn diện thì không có Nhân sinh quan Cao Đài đúng nghĩa
c. Thế là trên chiều kích thế gian thực tiễn, đời sống con người là một thành phần của tổng thể sinh hoạt cộng đồng. Nhưng giá trị Nhân bản của mối tương quan tâm huyết giữa con người với gia tộc và dân tộc là sự hội tụ của truyền thống lâu đời, đã trở nên một mảng quan trọng trong cấu trúc đời sống con người bao gồm văn hóa – luân lý – tình cảm và nghĩa vụ, đóng góp vào sự nghiệp nhân loại những bản sắc muôn màu muôn vẻ, là tinh hoa nhiều đời của trăm ngàn thế hệ.
Vậy có thể nói nhân sinh quan Cao Đài vừa có chiều sâu tâm linh, chiều rộng thế gian vừa có đỉnh cao tiến hóa, vừa có chiều dài lịch sử.
Để kết luận, có thể nhận định rằng :
Đứng trước hiện trạng phá sản những giá trị con người.
Trước những phân hóa cùng cực của cộng đồng xã hội, cộng đồng nhân loại.
Trước sự mai một niềm tin nơi cứu cánh cao đẹp đánh mất đức tin nơi Thượng Đế.
Nhân sinh quan Cao Đài vẫn có những giá trị phổ quát để bảo vệ nhân vị, trọn tin nơi nhân năng và triển khai một cuộc sống nhân bản tiến bộ và tiến hóa không ngừng.
Nhân sinh quan Cao Đài luôn đánh thức sự hiện hữu của mỗi cá thể con người, để sống là sống đạo, sống cho sứ mạng vi nhân mà cũng chính là cho sự thăng tiến của chính mình.
Nhân sinh quan Cao Đài qui chiếu vào con người tự thân – con người cộng đồng và con người lý tưởng.
Nhân sinh quan Cao Đài đòi hỏi giá trị vong ngã, giá trị hiệp nhứt, giá trị tâm linh.
Tất cả sẽ xuất phát từ chiều sâu Nhân bản và triển khai bằng Thế Nhân Hòa mà vẫn luôn luôn tiến bộ ứng phó kịp thời với mọi vấn nạn của thời đại.