

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Con người hôm nay và con người hôm qua – con người của ngàn xưa – dường như không khác ...
-
Khi nghiên cứu đối chiếu quan niệm các tôn giáo về thuyết "Thiên địa vạn vật nhất thể", chúng ta ...
-
Từ chánh niệm đến vô niệm Thiện Chí Người tu hành chín chắn trước sau đều phải học tâm pháp. Điểm rốt ...
-
Thời kỳ Tam Quốc (Hoa phồn thể: 三國, Hoa giản thể: 三国, Pinyin: Sānguó) là một thời kỳ trong lịch ...
-
Người tín đồ Cao Đài hàng ngày bắt đầu thời cúng của mình bằng bài kinh Niệm Hương với hai ...
-
Các trận đấu đã tạm thời chấm dứt, nhưng họ phải luôn luôn chiến đấu với chính mình để tự ...
-
"Nhắc lại đoạn đầu tôi nhập môn rồi, khiến lòng tôi suy nghĩ cuộc đời không thấy ích gì cho ...
-
Từ lâu và hiện nay, chùa Khmer là tụ điểm sinh hoạt văn hóa - xã hội của đồng bào. ...
-
Nói đến Cao Đài, chúng ta thường nghĩ đến đạo Cao Đài. Nói đến vũ trụ, chúng ta thường nghĩ ...
-
Lời nói đầu HÀNH TRÌNH LƯU DẤU (TẬP 2) “Hành trình lưu dấu” là lời nói đầu của Tập KỶ YẾU CAO ...
-
LIỄU giải (1) cho đời nhẹ tội khiên(2 TÂM người Bồ Tát(3) rộng vô biên CHƠN như bất động,(4) chơn như ...
-
Troisième Ere Universelle du Salut Divin de Dai Dao Organisme de Diffusion du Dai Dao Questions et Réponses sur le CAODAÏSME Traduit du vietnamien par L’église Cao ...
Ban Biên Tập
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 12/01/2014
Này Xuân, Xuân đến vì ai?

Này Xuân ! Xuân đến vì ai ?
Xuân rằng đến chẳng vì ai ! Xuân đến theo lẽ tự nhiên của đất trời. Chẳng vì có hoa mai, hoa đào nở. Bởi mai, đào trổ đẹp để chào Xuân! Người vật đón Xuân thật tưng bừng ! Có phải tình riêng hay ý chung?
Thế là thiên nhiên luôn lặp lại những chu kỳ để vạn vật tăng trưởng, tiến hóa. Từ Xuân vào Hạ sức sống cực thịnh thăng hoa, cảnh sắc huy hoàng. Sang Thu, nắng dịu, mưa phùn, khí lực tiềm tàng trong muôn loài như lắng đọng lại. Cho hay cơ tiến hóa không thể bạo hành, bất cập. Đó là lý bảo tồn, khỏi sa vào vòng tự diệt.
“ Xuân là Đạo, là tâm. Xuân cũng là luật tắc vận hành từ chỗ xuất sanh đến khi phản bổn.” ( Đông Phương Lão Tổ, CQPTGL, 01 tháng 01 Quí Hợi (13.1.1983)
Chớ thấy Thu phân, Đông chí lá rụng trơ cành mà ngỡ vạn vật đang vào cõi chết. Đó là thay đổi để canh tân, tàng trữ để lập lại chu kỳ mới. Bởi không để thiên nhiên phóng tán hết công năng vào Hạ chí, mà Thu Đông kịp đến hầu thâu liễm và phục sinh. Nhờ đó, mới có Xuân.
Trời người đồng một lý, cuộc tiến hóa đều có chu kỳ theo quy luật sinh trưởng thâu tàng, luôn biến chuyển nhưng không dừng lại. Nhờ bảo tồn tiềm năng khi phát khi thâu, khi nhanh khi chậm mà thiên nhiên thể hiện bằng Xuân là khí Thái hòa dung dị. Dịch gọi là “Thiên Địa giao, Thái”. Đến khi chuyển sang Hạ, Thu, Đông, tuy không gọi là “Thái”, nhưng vẫn còn sự giao hòa ứng hợp của Âm Dương nên mỗi mùa đều tỏ rõ bản sắc tự thân bẩm thụ.
Vậy nếu hỏi Xuân đến vì ai, tuy Xuân không đáp, nhưng vẫn lặng lẽ tỏ bày lý tự nhiên vô tư, vô phân biệt. Xuân không cượng cầu dài ngắn, không giữ mãi mai xinh, đào thắm cho mình. Cứ để Hè về sen trổ, Thu sang sắc cúc vàng tươi, sương Đông mơn man cành trúc. Người hãy học cái ý nhị thâm trầm của Xuân, dẫu thi nhân ca ngợi Xuân là chúa Xuân, Xuân chẳng kiêu kỳ mà vẫn ôn hòa tiết độ. Xuân luôn đứng đầu một năm nhưng vẫn biết sứ mạng nhất thời trong niên vận, không tự tôn ngăn trở bốn mùa hanh thông. Nên Thiêng Liêng gọi “Xuân là Đạo, Đạo Trời ban phát, Đạo là Xuân, Xuân lạc thiên nhiên” (Đức Chí Tôn, CQPTGL, 30-12- Giáp Dần, (10-2-1975)
Vậy cái lý uyên nguyên phổ quát trong thiên nhiên ngoại cảnh, thánh nhân gọi là Đạo. Và Đạo vẫn hiện hữu nơi con người. Liệu người có thể hiện được cái đạo tự nhiên như Xuân chăng? Người là thượng đẳng chúng sinh, có quyền năng ngang bằng trời đất, mà sao thế gian vẫn dẫy đầy hiểm ác? Phải chăng con người đã đánh mất thế quân bình nội tâm, dục vọng bản năng đã phủ mờ nhân bản thiên lương? Xuân mượn thánh thi thay lời đáp:
“Xuân thế phô bày vạn ý thơ,
Xuân tâm hiện tướng thuận Thiên cơ;
Xuân hoa nở rộ vườn xuân Đạo,
Xuân cả toàn linh trọn hưởng nhờ.”
(Bạch Hạc Đồng Tử, Nam Thành Thánh Thất, 01-01-Canh Tuất, (06-02-1970)