Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Huờn Cung Đàn ,Tý thời 14 rạng Rằm tháng 7 năm Tân Sửu (24.08.61) ( Vía Trung Nguơn ) U hiển huyền ...
-
“Đạo phụng sự đời” hay “Đạo cứu Đời” là vấn đề sanh tử của các tôn giáo. Tôn giáo có ...
-
. . . Như chư hiền đã biết, bất cứ lãnh vực nào, nhất là lãnh vực Đạo Giáo giáo, ...
-
Giao cảm /
Thu về: mùa thâu liễm Tiết trời đã vào Thu, những đám mây xám làm bầu trời thấp xuống và mưa ...
-
Người Chăm theo hai tôn giáo chính là Bà la môn và Hồi giáo. Trong Hồi giáo lại chia ra ...
-
Tam giáo Việt Nam đã có một lịch sử lâu dài, kể từ thế kỷ I, II trở đi, cho ...
-
Kinh Cầu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ( Ki-Tô giáo) Lạy rất Thánh đồng trinh Maria. Mẹ đã vui lòng nhận ...
-
TÌM HIỂU PHÁP CHÁNH TRUYỀN Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chánh thức ra mắt nhân sinh vào ngày ...
-
Dưới đây là một vài trích dẫn về phong trào xã hội hóa học thiền và tập dưỡng sinh tại ...
-
Đề tài : Phụ nữ với sứ mạng trưởng dưỡng bảo tồn GIÁO HỘI TIÊN THIÊN - Thánh Tịnh AN TIÊN, Tý ...
-
Quyển “Cao Đài Vấn Đáp” do Ban Văn Hóa Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo biên soạn, nhằm ...
-
Chư hiền đệ hiền muội ! Bốn mươi hai năm khai đạo và giáo đạo vừa qua, chính Đức CHÍ ...
Ban Biên Tập
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 11/02/2010
SÁNG KIẾN HÒA BÌNH
Theo sáng kiến của UNESCO, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã công bố năm 2000 là Năm Quốc Tế vì nền "văn hóa hòa bình".
Tập san "Người đưa tin UNESCO" (số 1/tháng 2-2000) đã giới thiệu sáng kiến này như sau:
"… Xây dựng hòa bình không phải là việc riêng của nước nào. Mọi người đều có thể và phải đóng góp vào việc đó. Hồ sơ này (nội dung tập san) đưa ra những sáng kiến của các cá nhân và các nhóm mang những giá trị nhân đạo và ý chí hành động giống nhau".
Và ở trang mở đầu, tập san viết :
" Hòa bình đang ở trong tay chúng ta. Nó ở trong tầm tay của tất cả chúng ta nếu như chúng ta có thể khơi dậy được cái tinh thần và sự kiên trì của một số người được miêu tả trong phần hồ sơ này :
*Một bà mẹ Trung Hoa, lần đầu tiên tại Trung Quốc, đã mở một trường học cho trẻ em mắc chứng trầm uất.
*Một người đàn ông đã làm những băng video để chống nạn bạo hành tại khu nhà ổ chuột lớn nhất của Bogota;
*Một nhà khoa học đã mở phòng thí nghiệm của mình cho những người dân nghèo ở Rio de Janeiro để giúp họ tự xây dựng nhà ở."
Trong một bài khác, về "Cấu trúc của hòa bình" (của Remé Zapata - Cơ quan phối hợp dự án liên ngành " Vì một nền văn hóa hòa bình" của UNESCO) có đoạn viết : "Thật vậy, cần nối lại mối dây hòa bình ở chỗ nào nếu không phải là điểm xuất phát của nó : chính chúng ta, những giá trị, cách ứng xử và thái độ của chúng ta… (Đâu) cần tìm lại động lực của hòa bình ở nơi nào khác hơn là ngay trong những hành vi thường ngày - lắng nghe người khác, đối thoại và đoàn kết - của chúng ta?"
Qua những sáng kiến trên, những sáng kiến hòa bình mới nhất để đi vào thiên niên kỷ thứ ba, thật ra cũng chỉ là sự tái khẳng định nguyên tắc đạo đức " vong kỷ vị tha" mà giáo lý Cao Đài (cũng như giáo lý nhiều tôn giáo khác) từng khẳng định :
" Tại làm sao giữa lúc nhân loại đang đứng gần hố thẳm của tử thần, người người đều nói hòa bình, mong muốn hòa bình, vận động hòa bình; càng vận động hòa bình, chiến tranh càng nhảy vọt, càng hô hào hợp tác sống chung lại càng chia rẽ ly tán. Như vậy, tài trí có bạt chúng siêu quần đến đâu mà vẫn còn cái ta nhỏ hẹp, cái ích kỷ tầm thường cho cá nhân cùng phe nhóm, thì dầu có hô hào vận động muôn đời, nhân loại trong cảnh loạn lạc rẽ chia vẫn triền miên rẽ chia loạn lạc… Cái túi khôn muôn đời của bậc vĩ nhân là mưu sự cho đời, cho nhân loại chớ không mưu sự riêng cho mình".
(GTÑÑ, NMÑ,24 Tháng 3 Kỷ Dậu (10/5/1969 )
Tuy nhiên, sáng kiến " văn hóa hòa bình" năm 2000 của UNESCO có những điểm quan trọng mang tính "chiến lược" là : quay trở lại nơi chính mỗi con người với sinh hoạt thường nhật rất có văn hóa của họ để phát động công cuộc xây dựng và duy trì hòa bình ngay trong gia đình, xóm giềng đoàn thể…
Xem ra "chiến lược văn hóa hòa bình" cũng là chiến lược "xã hội hóa hòa bình". Bởi vì hòa bình ở trong tầm tay của mỗi người mà lại có thể thâm nhập mọi nơi, không có cục bộ hay biên cương nào cả; khác hơn chiến lược vận động các quốc gia, các lãnh tụ qua các hội nghị và các hiệp ước.
Như thế, một nghĩa cữ đẹp, một nụ cười, một việc thiện…đều là mỗi viên gạch của nền hòa bình thế giới. Mỗi người, trên cương vị của mình đều có thể tham gia phong trào "văn hóa hòa bình" dưới mọi hình thức, trong mọi lãnh vực của đời sống thực tiển như người mẹ Trung Hoa mở trường dạy trẻ tâm thần, nhà khoa học dạy dân làm gạch xây nhà….; như lớp học tình thương, hay bữa cơm xã hội ở Việt Nam… Nên ông Mairead Corrigan Muguire, giải Nobel Hòa Bình 1976 viết :
" Ai cũng có thể góp phần xây dựng một nền văn hóa hòa bình và bất bạo lực, bằng cách luôn sống vui vẻ và có tình nghĩa, với ý thức sâu sắc rằng cuộc sống của chúng ta, cuộc sống của mọi con người và sự sáng tạo là thiêng liêng" (Người đưa tin UNESCO, số 1/tháng 2-2000, tr.7)
Điểm tâm đắc ở đây là sự gặp gỡ của tư tưởng Đông Tây Kim cổ nơi Tượng từ Hào lục tam Quẻ Khôn trong Kinh Dịch : "Lục Tam : Hàm chương khả trinh, hoặc tùng vương sự, vô thành hữu chung".
Chúng ta nhớ Quẻ Khôn là Quẻ thuần âm, tiêu biểu cho thời kỳ đen tối của lịch sử nhân loại, trong đó hào lục tam là một đơn vị "ngầm chứa cái văn vẻ bên trong (hàm chương), mà hiển hiện cái trinh chính ra ngoài, nết na hành động đúng với khuôn viên đạo pháp (khả trinh)"
"…Nếu theo người trên mình mà lo việc nước, cũng tất làm tròn bổn phận…. (hoặc tùng vương sự)…Được nên cho người, cho xã hội, mà không vụ thành công riêng cho mình, nên kết quả được tốt đẹp mỹ mãn (vô thành hữu chung)" (Dịch Kinh Huyền Nghiĩa,TTM).
Nếu ngày nay ta hiểu "vương sự" là công cuộc xây dựng hòa bình, thì phát động phong trào "văn hóa hòa bình" chính là kế sách khơi dậy cái "văn vẻ "còn ẩn sâu nơi lòng người để mỗi người lúc nào cũng có ý thức góp phần vào hòa bình cho cuộc đời.
Đường lối tận độ kỳ Ba của Đại Đạo nào có khác chi !
Phải chăng người đời đã nhìn thấy ánh sáng le lói ở cuối đường hầm ?