KỶ YẾU CAO ĐÀI GIÁO LÝ 2 / Thánh giáo
(TT) THANH nhàn ai hỡi muốn thanh nhàn, MINH triết rồi tâm sẽ được an, ĐỒNG ấu lo tu, già đạt Đạo, TỬ tôn chớ ngại lạc con đàng. THANH MINH ĐỒNG TỬ. Chào chư Thiên ân liệt vị lưỡng ban. Tiểu Thánh báo tin có Đức Giáo Tông lâm đàn. Chư liệt vị thành tâm nghinh tiếp. Tiểu Thánh chào chung xuất ngoại ứng hầu. Lui.

KỶ YẾU CAO ĐÀI GIÁO LÝ 2 / BBT. CAO ĐÀI GIÁO LÝ
Lời nói đầu HÀNH TRÌNH LƯU DẤU (TẬP 2) “Hành trình lưu dấu” là lời nói đầu của Tập KỶ YẾU CAO ĐÀI GIÁO LÝ I (2009), nay Ban Biên Tập tiếp tục Tập Kỷ Yếu này nên câu chuyện sẽ là “ Hành trình lưu dấu 2”. Kỷ yếu trước, BBT chủ ý giới thiệu nhiều thành phần tác giả gồm các vị Đạo trưởng, Đạo huynh, đến hàng Nữ phái và Thanh thiếu niên đã để tâm tư góp mặt trên các số CĐGL từ khi thành lập CQPTGL đến những năm 80-90. Kỷ yếu thứ hai này được chọn những bài viết tương đối nổi bật về giáo lý Đại Đạo, về đường lối hành đạo, về tư tưởng đạo học, về đức tin và kiến thức tôn giáo nói chung trong những số tiếp theo. Đặc biệt, các tác giả trẻ đã có những nét sáng tạo, tư duy mới qua các bài viết của mình. Các anh chị khác thể hiện khả năng nghiên cứu đạo học nhưng cũng không quên giới thiệu những bài học căn bản của người tín hữu, kể cả bước sơ cơ tu tập công phu đại thừa. Vẫn có những cảm tác bằng tình cảm thiêng liêng vào những mùa Xuân, mùa Thu, hoặc tình thương của đàn anh, đàn chị đàn em trên đường tiếp nối đạo nghiệp tiền nhân. Trong tinh thần đồng sứ mạng Đại Đạo TKPĐ, các vị môn sanh Minh Lý đã gửi cho CĐGL những bài viết làm phong phú thêm bức tranh “vạn giáo nhất lý”. Ban Biên Tập Cao Đài Giáo Lý vô cùng cảm kích lòng ưu ái của quý vị Đạo trưởng, Đạo tỉ, chư huynh đệ tỉ muội, các giáo sĩ, tu sĩ, tu sinh đã nhiệt tình đóng góp bài vở cho Nội san của Cơ Quan, kể cả những vị chưa có bài đăng trong Kỷ yếu này vì khuôn khổ có hạn.. Nội san CĐGL luôn luôn đón nhận ý kiến xây dựng của quí độc giả để Tập san ngày càng tiến bộ trên đường Sứ mạng làm “điện đài thâu phát những động năng thúc đẩy sự thống nhất tinh thần cho toàn đạo”. Mong rằng những lời chân thành trên đây là nhịp cầu giao cảm thắt chặt tình đồng đạo, đồng Thầy, đồng sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ. Ban Biên Tập Cao Đào Giáo Lý Tháng 6 năm Tân Tỵ 2013

ĐỒNG TỬ HIEP THIÊN ĐÀI / Thiện Chí
Trước kia Thầy có dạy : "Đạo còn thì Hiệp Thiên Đài còn.". Quả thật vậy ! Sáu mươi năm Khai đạo có biết bao nhiêu thánh giáo, thánh ngôn, lời tiên, tiếng phật, đến ngày nay các con vẫn còn học hỏi với Thầy qua sự trung gian của đồng tử. Nếu chỉ có bao nhiêu sự việc thì chưa hết ý của Thầy muốn nói gì với các con. Đến một ngày nào Thầy không dùng đồng tử thì Đạo bế sao con ! mà phải hiểu mỗi con đều có một Đài Hiệp Thiên. Nếu con mở được cửa thì thông công được với Thầy khỏi phải qua trung gian của đồng tử, vì trước kia Thầy đã dạy, đã trao chìa khóa cho các con từ buổi sơ Khai Đại Đạo. Nhưng mấy ai giữ được thanh tịnh vô trần trực nhận chân tâm Đại ngã. Bởi vì các con làm chưa được nên Thầy phải cần dùng đồng tử dạy dỗ các con. Đồng tử được chọn bởi còn bẩm chất thuần phác thiêng liêng có đức hi sinh chế ngự cá tính phàm tục thường tình mới có điển lực thông công thượng từng Thiên điển giúp cho các con hoàn thành sứ mạng đã thọ lãnh trước Linh Tiêu.

THẦN QUYỀN và TÔN GIÁO CAO ĐÀI / Hồng Hoa
"Sự tín ngưỡng : Thầy rất mừng các con giờ nầy đến đây, trước vui cùng các con, Thầy ngẫm nghĩ lại các con nơi Trung Quang Thất nầy, một số đông con biết giữ Đạo thờ Thầy. Thầy khen cho, còn một số ít con còn mờ mịt chưa rõ chơn truyền của Đại Đạo. Sự tín ngưỡng các con quen tập theo lề lối cũ, rồi cứ truyền ngôn cho nhau, hoặc là kinh điển, Thầy bật cười... Vì là những sự quá cũ kỹ từ trên mấy thế kỷ. Như Thầy là Ngọc Đế hoặc là Ông Trời, bao trùm khắp thế gian này, như Thích Ca ở Ấn Độ, Lão Tử và Khổng Tử ở Trung Hoa, như Jésus ở Âu Tây, Thầy hỏi những bậc ấy lấy đâu làm căn cứ? …

Tóc cài hoa sứ / Hồng Hoa
TÓC CÀI HOA SỨ Mùa Vu Lan thường gọi là Mùa Báo Hiếu. Mùa này thường rộ lên những bài viết, bài thơ với đề tài “BÔNG HỒNG CÀI ÁO”. Những bài này luôn gợi lên tâm thức nhớ ơn tổ tiên cha mẹ. Đây là một truyền thống đạo đức có ính văn hóa rất cao. Nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu, các chùa, các thánh thất tổ chức những chương trình cầu siêu cho thân nhân tín hữu quá vãng, kể cả cầu siêu thăng cho vô số chơn linh cõi âm chưa siêu thoát. Trong đạo Cao Đài hầu hết các Thánh thất Thánh tịnh đều tổ chức những buổi cầu siêu suốt tháng 7 gọi là lễ Trung Ngươn Thắng Hội.

THẦN QUYỀN VÀ ĐẠO CAO ĐÀI / Thiên Chi
"Sự tín ngưỡng : Thầy rất mừng các con giờ nầy đến đây, trước vui cùng các con, Thầy ngẫm nghĩ lại các con nơi Trung Quang Thất nầy, một số đông con biết giữ Đạo thờ Thầy. Thầy khen cho, còn một số ít con còn mờ mịt chưa rõ chơn truyền của Đại Đạo. Sự tín ngưỡng các con quen tập theo lề lối cũ, rồi cứ truyền ngôn cho nhau, hoặc là kinh điển, Thầy bật cười... Vì là những sự quá cũ kỹ từ trên mấy thế kỷ. Như Thầy là Ngọc Đế hoặc là Ông Trời, bao trùm khắp thế gian này, như Thích Ca ở Ấn Độ, Lão Tử và Khổng Tử ở Trung Hoa, như Jésus ở Âu Tây, Thầy hỏi những bậc ấy lấy đâu làm căn cứ? ………..

THAM KHẢO THÁNH DỤ QUY ĐIỀU CƠ QUAN / Thiện Chi
Tư liệu hoọc tập của Cơ Quan PTGLĐĐ THAM KHẢO THÁNH DỤ QUY ĐIỀU CƠ QUAN

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CƠ ĐẠO / Thiện Chi
Đại Đạo là con đường rộng lớn nhứt để đưa nhân loại đến đại đồng thế giới, không kỳ thị phân chia, phù hợp xu hướng văn minh tiến bộ, tạo cảnh giới an lạc hòa bình, hạnh phúc trần gian, và siêu xuất thế gian; đó cũng là chiếc Bát nhã thoàn đưa khách năm châu đến cứu cánh tận độ.

THỬ THAM KHẢO GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO BẰNG PHƯƠNG PHÁP XẾP LOẠI HỆ THỐNG / Thiện Chi
Qua tham khảo các đề tài nghiên cứu hay thuyết giảng giáo lý đạo Cao Đài, chúng ta có thể thấy nhiều soạn giả khai thác các hệ thống phạm trù cơ bản của nền Giáo lý Đại Đạo được xếp loại như sau: I. Hệ thống Bản thể: Vô Cực – Thái Cực – Hoàng Cực II. Hệ thống Chủ thể: Diêu Trì Kim Mẫu – Ngọc Hoàng Thượng Đế - Đấng Thiêng liêng III. Hệ thống Thiên cơ: Đạo – Sanh hóa – Tiến hóa IV. Hệ thống tâm linh: Đại linh quang – Tiểu linh quang –Chân ngã- Linh hồn V. HT. Đạo pháp : Nguyên thần – Tánh Mạng – Thần khí VI. HT. Sứ mạng: SM. Đại đồng - SM. Đại thừa - SM. Quy nguyên

GÓP PHẦN TÌM HIỂU “QUYỀN PHÁP ĐẠO” / Thiện Chí
“Quyền pháp Đạo không là điều cai trị. Quyền pháp Đạo chính là sự thương yêu, giải thoát cai trị để tiến hóa.”

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VĂN HỌC THÔNG CÔNG CỦA ĐẠO CAO ĐÀI (QUA VIỆC KHẢO SÁT CỨ LIỆU “THÁNH GIÁO SƯU TẬP”) / Võ Minh TRung
Đạo Cao Đài (tên gọi tắt của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ) được khai minh trên mảnh đất Việt Nam vào những năm 20 của thế kỷ trước. Theo đức tin của đạo hữu, tôn giáo này do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế (hay còn gọi là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát) mở ra tại Việt Nam vào đầu thế kỷ XX qua huyền diệu cơ bút thông linh mà thâu nhận, truyền dạy các đệ tử mà về sau là những tiền khai xây dựng nên.

Cao Đài giáo kế thừa và phát huy văn hoá văn học dân tộc / Hồng Phúc
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay Cao Đài giáo ra đời từ năm 1925-1926, cho đến nay đã trải qua gần 2/3 thế kỷ, thời gian cũng gọi là dài so với đời sống con người, nhưng so với những tôn giáo khác, Cao Đài còn rất trẻ. Từ đó đến nay, không kể đến những thăng trầm của cơ Đạo, tôn giáo Cao Đài đã phải chịu rất nhiều sự chê bai, chỉ trích, ngộ nhận của đủ mọi giới trong xã hội không kể lương hay giáo. Nhưng theo thời gian, với con số từ 500 000 tín đồ sau vài năm Đạo khai, lên đến trên 1 triệu tín đồ vào năm 1937 và đến nay hơn 5 triệu, Cao Đài giáo đã tự khẳng định được vị thế của mình trong vai trò một tôn giáo với đầy đủ ý nghĩa và quyền pháp.

Mong sao em mến hiểu lòng này,
Sắp xếp gia đình cho khéo tay,
Dành để ngày giờ hành đạo sự,
Tô bồi âm chất mới là hay.

Đức Vân Hương Thánh Mẫu, Chơn Lý Đàn, 26-01 Quý Sửu, 28-02-1973

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây