Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • "Thật sự thì tự ngàn xưa, bên cõi trời Đông, bên bờ sông Lạc Việt, bên lịch sử Tiên Rồng ...


  • CHƠN VỌNG ĐỒNG NGUYÊN / Đức Quan Âm Bồ Tát

    THI QUAN hải non Nam dạo cảnh nhàn, ÂM thinh hạ giới chợt kêu vang, Bồ đoàn tọa thị nhìn nơi đấy, TÁT cảm ...


  • “Tam Kỳ Phổ Độ là một giai đoạn quan trọng trên lịch sử diễn tiến của nhân loại trong kỳ ...


  • . . . . . Đã Chính Trung thì làm thế nào cho ra Chính, cho phải Trung? Nên “dung ...


  • “Giới hạnh là trí tuệ, trí tuệ là giới hạnh. Có giới hạnh, có trí tuệ, thì lời nói mới ...


  • Hôm nay chúng ta qui tụ về đây tham dự lễ kỷ niệm ngày tái thiết Vĩnh Nguyên Tự cùng ...


  • Lẽ sống thật / Nhịp cầu giáo lý

    Văn minh nhân loại còn thiếu một cái gì, giá trị con người còn thiếu yếu tố nào đó để ...


  • Linh Hồn - Tình Thương - Sự Sống / Đạt Thông - Dương Văn Ngừa

      LINH HỒN  --  TÌNH THƯƠNG  --  SỰ SỐNG Đạt Thông Khi nói đến : LINH HỒN , TÌNH THƯƠNG và SỰ ...


  • Nhiều người cho rằng Thiền Tông khác với Tịnh Độ Tông , vì một bên chú trọng vào tự lực, ...


  • Phương tiện kỹ thuật càng tinh xảo, con người càng dễ đi đến chỗ dối mình, dối người, hại mình, ...


  • Tam giáo trong Cao Đài / Dũ Lan Lê Anh Dũng

    Với sự xuất hiện của Cao Đài tại cái nôi Việt Nam, không chỉ Tam Giáo truyền thống được phát ...


  • Tiếng Phạn / Sưu tầm

    Ấn Độ và một số vùng của Nam Á và Đông Nam Á; nhiều học giả Phật học tại các ...


16/12/2023
Thện Chí

CĂN BẢN GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ -Phần I


GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
 
            Sau khi khảo sát ba phạm trù, vũ trụ, nhân sinh và đạo pháp, chúng ta thấy các tôn giáo đã giới thuyết một giáo lý thuần nhất nhằm minh thị rằng con người có thể tiến hóa đến chỗ cao minh chí đại bởi vì con người đồng tính với Bản thể cực minh cực đại ấy do nơi nguyên lý “Thiên địa vạn vật nhất thể” và cuộc tiến hóa ấy vốn là qui luật tự nhiên của vũ trụ mà người minh triết một khi lãnh hội được có thể tự ứng dụng để tự giải thoát, trở nên hoàn thiện, quay về đồng nhất với Bản nguyên của mình. Bởi vì “nhất bổn tán vạn thù, vạn thù qui nhứt bổn”.
 
            Một giáo lý thuần nhất phù hợp với mọi thực tại từ lớn vô cùng đến nhỏ vô cùng, từ gốc đến ngọn, từ bản thể đến hiện tượng, từ tỉnh đến động, từ bao dung đến sanh hóa, từ vũ trụ nhân sanh đến đạo pháp như thế, có thể gọi là “ giáo lý thuần nhất của Đại Đạo”. Vậy giáo lý thuần nhất của Đại Đạo đã có từ ngàn xưa, mà Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đại cuộc của cả thế giới nhằm đem giáo lý ấy cứu độ cho nhân loại của thời đại này.  Trong đại cuộc ấy Cao Đài Giáo lãnh lấy sứ mạng kêu gọi phục hưng Đại Đạo, và muốn phục hưng Đại Đạo phải nhất quán được chân truyền của mọi tôn giáo. Chân truyền đó đã được Đức Chí Tôn khai minh lại từ hơn 50 năm nay mà chúng ta có thể hệ thống hóa bằng  nguyên lý nhất nguyên của vũ trụ, nguyên lý đắc nhất của con người và nguyên lý Đại thừa của Đạo Pháp.
 
I.                   NGUYÊN LÝ NHẤT NGUYÊN CỦA VŨ TRỤ :
 
Nguyên lý nhất nguyên của vũ trụ bao gồm : “Cơ chế biến sanh vũ trụ và qui luật tiến hóa tâm linh của vạn vật”.
 
A.    CƠ CHẾ BIẾN SANH VŨ TRỤ.
 
- Cơ chế biến sanh vũ trụ được thực hiện trong không gian Vô Cực và bằng động năng Thái Cực mà Thái Cực là một khối Đại Linh Quang kết thành do sự ngưng tụ Lý và Khí trong vô cực. Trong Kinh “Đại Thừa Chơn Giáo”, Đức Cao Đài dạy rằng :
 
“ Trước khi chưa định ngôi Thái Cực thì trong khoảng không gian (ấy) còn đang mịt mịt mờ mờ với khí Hồng Mông…..
 
“ Không gian ấy là Vô Cực. Trong Vô Cực ấy lại có một cái Lý thiên nhiên tuyệt diệu tuyệt huyền, rồi lại có thêm một nguyên khí tự nhiên nữa. Lý với Khí ấy tức là Am với Dương trong buổi Hồng Nguyên thời đại. Lý Khí ấy lần lần ngưng kết nhau mà đông tụ lâu đời nhiều kiếp mới thành ra một khối Đại Linh Quang rất đủ đầy các sự tốt đẹp.
 
….Ay chính là ngôi Chúa tể Càn Khôn vũ trụ biến hóa ra vậy” Đại Thừa Chơn Giáo, Trước tiết tàng thơ, tr.175)
 
Như thế, ngay ở điểm khởi đầu của cơ nguyên hóa sanh vũ trụ, ta đã thấy hình thành một bộ máy Âm Dương – Thái Cực. Chính bộ máy này là Lý nhất nguyên bất dịch từ cuộc vận hành vũ trụ, hóa sanh muôn loài đến sự thúc đẩy vạn vật tiến hóa.
 
            Đại Thừa Chơn Giáo viết tiếp : “Vũ trụ từ đây mới bắt đầu có ngôi Thái Cực trọn lành trọn tốt, toàn tri toàn năng, biến thiên vạn hóa, vô tận vô cùng, nắm trọn cả quyền hành thống chưởng cả Càn Khôn vũ trụ và lấy cơ thể Âm Dương mà phân thanh biện trược, làm máy động tịnh  để gồm tụ cái khí Hư Vô đặng hóa sanh muôn loài vạn vật “ Đại Thừa Chơn Giáo, tr.176)
 
Câu “ lấy cơ thể Âm Dương…làm máy động tịnh” giúp ta có khái niệm về cơ chế biến sanh vũ trụ bao gồm Thái Cực là chức năng điều hòa : Động tịnh là vận động, khí âm khí dương là thể chất. Nhưng nhìn tổng quát hệ thống ấy cho ta một quan niệm rất quan trọng là quan niệm phóng phát ( émanation). Phóng phát có nghĩa là tạo vật được hình thành bằng chính Bản Thể của Tạo Hóa mà tác năng không phải là một Hóa Công tách biệt nhưng là Thái Cực tiềm tàng bàng bạc. Thuyết “phóng phát” được minh chứng bằng khái niệm Đại Linh Quang – Tiểu linh quang của Cao Đài Giáo : Đức Chí Tôn nói: “ Điểm Linh Quang là gì ? – Là một cái yến sáng mà thôi. Thái Cực là một “ khối Đại Linh Quang” chia ra, ban cho mỗi người một “điểm tiểu linh quang” (Đại Thừa Chơn Giáo, tr.19) “Chia ra, ban cho “tức là phóng phát để sinh thành theo nguyên lý nhất thể.
 
Nhưng cơ chế sinh thành diễn ra theo một qui trình rõ rệt, có đi có về theo một vòng tròn để cho cuộc sanh hóa của vũ trụ không ngừng nghỉ mà vạn vật vẫn lần lượt đạt thành cứu cánh “ Đại Linh Quang”
 
Đại Thừa Chơn Giáo tr.10 viết :”Khí Âm Dương bắt đầu sinh hóa ra muôn loài vạn vật, muôn loài vạn vật cứ hóa sanh mãi mãi đời nọ sang đời kia, không bao giờ ngừng nghỉ. Đó là một sanh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật, nhưng vạn vật cũng phải quay đầu về Một là vì “Nhất bổn tán vạn thù, vạn thù qui nhứt bổn”.
 
….” Cơ siêu phàm nhập Thánh là lẽ tự nhiên pháp nhiệm nó luôn vận hành châu lưu trong Càn Khôn thế giới mà dưỡng dục muôn loài, bảo tồn vạn vật”
 
Vậy nguyên tắc thứ hai của Cơ chế biến sanh vũ trụ là “châu lưu” theo vòng tròn tức là có chu kỳ, có phản nguyên, mà phản nguyên đây là “siêu phàm nhập Thánh” tức là tiến hóa mà tiến hóa “quay đầu về Một” nghĩa là khởi sanh từ Thái Cực mà thành toàn trong Đại Linh Quang. Thái Cực chỉ động năng, Đại Linh Quang chỉ Bản Thể nhưng cả hai vốn là Một, là nguyên thỉ mà cũng là kết chung.
 
Tóm lại cơ chế biến sanh vũ trụ vận hành theo qui luật phóng phát và châu lưu tạo thành nguyên lý nhất nguyên của vũ trụ vậy.
 
B.     QUI LUẬT TIẾN HÓA TÂM LINH :
 
Nguyên lý nhất nguyên nói trên còn được thể hiện qua luật Tiến hóa tâm linh trong  vũ trụ. Cơ chế biến sanh vũ trụ được khởi đầu bằng Thái Cực thì cuộc tiến hóa tâm linh khởi đầu từ Chơn Thần. Đức Chí Tôn gọi sự biến sanh vũ trụ là “Khai Thiên Địa” và cuộc tiến hóa tâm linh là “Sanh Tiên Phật”. Ngài nói :
 
“ Khai Thiên Địa vốn Thầy, sanh Tiên Phật cũng Thầy, Thầy đã nói một Chơn Thần Thầy mà biến Càn Khôn thế giới và cả nhân loại.
 
“….Thầy khai Bát Quái mà tác thành càn Khôn thế giới nên mới gọi là Pháp; Pháp có mới sanh ra càn khôn vạn vật rồi mới có người, nên gọi là Tăng. Thầy là Phật, chủ cả Pháp và Tăng, lập thành cái Đạo mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy”.
 
Vậy trong vũ trụ tâm linh có cuộc tiến hóa là phát triển Chơn Thần mà Thượng Đế đã phóng phát từ các vật hạ đẳng đến con người rồi đến Thần Thánh Tiên Phật và sau cùng là hiệp nhất với Thượng Đế. Tức là :”Có Thầy mới có các con, có các con rồi mới có chư Thần, Thánh, Tiên, Phật. Các con là chư Phật,  chư Phật là các con… Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy….Các con là Thầy, Thầy là các con”[1]. Qua đó ta thấy được nguyên lý nhất nguyên trong cuộc tiến hóa tâm linh mà ứng dụng của nó là Đạo phục hồi Chơn Thần, phát triển Chơn Thần đã thọ bẩm từ nơi Thượng Đế để sau cùng đồng nhất hiệp nhất làm một với Thượng Đế. Do đó có thể nói đặc trưng của “ Tam Kỳ Phổ Độ” là nhấn mạnh điều kiện “hoàn nguyên Chơn Thần” để giải thoát và tiến hóa. Đức Chí Tôn đã xác minh rằng :”Thần là khiếm khuyết của cơ mầu nhiệm từ ngày Đạo bị bế. Lập “Tam Kỳ Phổ Độ” này duy Thầy cho “Thần” hiệp “Tinh Khí” đặng hiệp đủ “Tam bửu” là cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập Thánh… Thầy đến đặng hoàn nguyên Chơn Thần cho các con đắc Đạo” (Thánh ngôn Hiệp Tuyển, Tây Ninh, 1973, Q.1,tr.12)
 
Cho nên : “Bậc chơn tu tỷ như hột giống tốt, hễ gieo xuống thì cây lên, cây lên thì trổ bông, trổ bông rồi sanh trái mà biến biến sanh sanh càng tăng số. Vì vậy mà các con phải bỏ xác trần, mà bông trái thiêng liêng các con sanh hóa chơn thần, chơn thần lại biến hằng muôn thêm số tăng lên hoái. Ay là Đạo” (Thánh ngôn hiệp tuyển, sđd, tr.31)
 
Tóm lại nguyên lý nhất nguyên của vũ trụ là lý Đạo thống nhất tất cả mọi vận động biến sanh, dưỡng dục – Tiến hóa trong một qui luật duy nhất và dưới tác năng của một chủ lực Tuyệt đối là Thượng Đế. Đức Chí Tôn đã nêu rõ nguyên lý ấy như sau :
 
“Trong vũ trụ càn khôn, lấy cái Lý Thái Cực làm chủ tể của muôn triệu ức sanh linh và chưởng quản vật chất hữu hình. Trong Trời đất có cái lý nhất định thanh quang là Thái Cực làm trung tâm điểm cho vũ trụ Càn Khôn, muôn loài vạn vật. Cái lý Độc nhất toàn tri toàn năng biến hóa vô cùng tận, dưỡng dục cả sanh linh, bảo tồn vạn loại. Lý độc nhất bao quát thần thông quây chuyển bánh xe vô hình mà làm nấc thang tiến hóa chung cho tinh thần, vật chất, mở mang cái trí tuệ cho mọi người noi theo thiên lý vận hành mà tăng tiến mãi lên cho đến kỳ cùng mục đích là nơi nhất định…” (Đại Thừa Chơn Giáo, Trước tiết tàng thơ, tr. 242)
 
Phân tách ta thấy :
 
-         Lý Thái Cực chủ tể là : Cao Đài Tiên Ong
-         Quay chuyển bánh xe vô hình mà làm nấc thang tiến hóa chung cho tinh thần, vật chất là Đại Bồ Tát.
-         Mở mang cái trí huệ cho mọi người là : Ma Ha Tát.
 
“Cao Đài Tiên Ong Đại Bồ Tát Ma Ha Tát” tức là Đức Thượng Đế thể hiện nguyên lý nhất nguyên cứu độ toàn thể nhân loại trong thời kỳ này lập thành “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ” vậy.


[1] Xem Đại Thừa Chơn Giáo, Lý Thiên nhiên của Trời, Lý Tự nhiên của người, tr.123
Thện Chí

Các con tuân lịnh của Thầy ban,
Độ thế qua cơn thế khổ nàn,
Đem tiết xuân gieo cùng khắp chốn,
Để đời tận hưởng thú vinh quang.

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây