Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
  • Thánh giáo giao thừa / Đức Chí Tôn và Chư Tiền Khai Đại Đạo

    Nam Thành Thánh Thất, Tuất thời, Mùng 1 tháng Giêng Canh Tuất (6-2-1970) (Bộ Phận Hiệp Thiên Đài Cơ Quan Phổ ...


  • Thiên Quan Tứ Phước là vị quan nhà Trời xuống trần gian chăm lo cho dân, ban bố mọi sự ...


  • Mỗi mùa tu vào ngày nhập khoá, chúng ta đều có dâng sớ trình danh sách tịnh viên nam nữ ...


  • Chu lễ và Thánh Chu Công / Trần Ngọc Tâm

    Những ai học Dịch đều hiểu rõ và nhớ ơn các Thánh – Phục Hy, Văn Vương, Chu Công Đán và Đức ...


  • Vậy, để hội nhập thế giới trong kỷ nguyên Tam Kỳ Phổ Độ, người Cao Đài phải nhận định, nắm ...


  • Xuân nầy cá sẽ hoa rồng, Việt Nam muôn thuở Thăng Long: ý Trời.


  • Caodaism FAQ / Nhịp Cầu Giáo Lý

    CaoDaism was founded in Vietnam at the beginning of the 20th century by Cao Dai, the Supreme God or the ...


  • Kinh Thánh Thiên Chúa Giáo gồm Cựu Ước và Tân Ước. "Cựu ước" có nghĩa là "giao ước cũ", trình ...


  • Lẽ sống thật / Nhịp cầu giáo lý

    Văn minh nhân loại còn thiếu một cái gì, giá trị con người còn thiếu yếu tố nào đó để ...


  • THU VỀ NHẮN BẠN NỮ LƯU / Chư Tiên Nương Thánh Nữ và Đức Vô Cực Từ Tôn

    Thánh Thất Tân Định Hợi thời rằm tháng 8 Bính Ngọ (29-9-1966) Thi: Thu về vui với cõi trần gian, Nữ giới chen chưn ...


  • Tiểu sử Ngài Ngô Minh Chiêu / Trích Sử Đạo "Từ Khởi nguyên đến Khai minh"

    Nhân ngày kỷ niệm Đức Ngô Minh Chiêu đăng thiên 13 tháng 3 âm lịch, NCGL trân trọng giới thiệu ...


  • SOUFISME / Nguyễn Ngọc Châu

    Soufisme (Sufism) là kinh sách dạy về Nội giáo(esoterism) của Hồi giáo (Islam) Dưới đây là bài viết khái lược về ...


15/10/2010
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát (Quách Hiệp Long Dịch Pháp Văn)

Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 17/10/2010

Chữ Tâm

CHỮ TÂM
Huờn-Cung-Đàn, Tý thời, 14 rạng Rằm tháng 5 Ất-Tỵ (13-6-1965)

Thiện-Tài Đồng-Tử, Tiểu-Thánh chào chư Thiên mạng, chào chư liệt vị lưỡng ban. Chư liệt vị thành tâm tiếp điển Đức QUAN-ÂM BỒ-TÁT. Tiểu-Thánh xuất ngoại ứng hầu, thăng...

(Tiếp điển:)
Bần-Đạo chào chư hiền sĩ, chư hiền muội đẳng đẳng.
Thi
QUAN trường như áo mặc rồi thay,
ÂM chất người ôi! kíp tạo gầy,
BỒ liễu, nam nhân tua gắng chí,
TÁT nhơn tát phúc chốn trần ai.



Bần-Đạo miễn lễ, chư hiền sĩ, hiền muội đàn trung an tọa. Giờ nay, Bần-Đạo đến đây để bố điển hòa đồng toàn tất chư hiền sĩ, hiền muội.

Nhận thấy trong khoảng thời gian qua, bước đàng hành đạo trải bao phen trầm bổng, thạnh suy, tan hiệp, hiệp tan, vui buồn, thương giận. Đó là phàm tánh còn ẩn trong mảnh thân tứ đại. Tuy nhiên, một điểm son đáng ghi là chữ tâm của hiền sĩ, hiền muội vẫn còn thiết tha thành kỉnh, với một chủ đích duy nhứt là Đại-Đạo qui nguyên, hóa hoằng chơn pháp, phổ độ quần sanh trở về con đường chánh giáo. Nhờ đó là một trong những yếu tố để hội ngộ hiện diện đàn tiền.



Đàn hôm nay, Bần-Đạo khoanh tròn nơi chữ TÂM. Mỗi mỗi hiền sĩ, hiền muội đều có một chữ Tâm, nhưng bản năng thì lại khác, biết bao giai tầng biến chuyển nơi nội tâm.
Có chữ Tâm đang thiết tha vì đại cuộc, thương giống, yêu dòng, qui hợp những tinh anh kết thành một khối, xây dựng giang san cho giống dòng Hồng-Lạc.
Cũng có chữ Tâm nặng oằn vì đạo nghĩa, dốc đem hết sự nghiệp, thân thế đời mình phụng sự cho lý tưởng cao cả.
Cũng có chữ Tâm cũng thương, cũng mến, cũng xây dựng, nhưng không phải vì đại cuộc, đại nghĩa, mà vì màu sắc địa phương, phái chi Nam Bắc, đen trắng xám vàng.

Cũng có chữ Tâm cũng biết thương yêu, chăm sóc, lo lắng bảo vệ, nhưng trong phạm vi nhỏ hẹp, đó là đời tư, gia thê tôn tử.

Cũng có chữ Tâm cũng biết thương yêu, vun quén, chăm sóc, nhưng trong phạm vi nhỏ hẹp hơn nữa. Đó chính là bản thân mình, vị kỷ vong tha.
Cũng có chữ Tâm, nhưng vô định, không chủ hướng, không mục đích, không đường lối, cũng không biết hướng đời mình đi về đâu. Hỏi vậy trình độ này có biết tự thương chăng? - Trả lời rằng: “Biết”. Biết thương cho sở thích nhứt thời, biết thương cho thị dục cá tính, biết thương cho từng giai đoạn một, chung qui lại là thương cho ma quỉ, làm nô lệ cho dục vọng, ích kỷ, hại nhân. Đó cũng gọi là chữ Tâm.

Hỡi chư hiền sĩ, chư hiền muội! Nhìn một khối nước chứa trong hồ, nước yên lặng, lóng trong, nhìn vào thấy bóng, chẳng khác gương soi. Đó là Tâm thanh tịnh, mà bóng đó là các Đấng nơi cõi vô hình.

Cũng nước, nước nguồn, nước suối, nước nơi sông rạch, dòng nước uốn lượn theo lối quanh co, khúc khuỷu, lôi cuốn cuồn cuộn những gì nhơ bẩn tanh hôi...
Cũng nước, nước nơi trùng dương, khi phẳng lặng như tờ giấy trải, khi gào thét khuấy động, rất đổi tàn phá những gì làm chướng ngại vật, cản trở dòng nước đang dâng.
Khi quét được sạch rồi, tâm-đạo hiện ra, dẫn dắt con người đến chỗ tận thiện, tận mỹ.


Khi ở tại trần, giả thử được một người toàn vẹn dường ấy, một lời nói ra cảm hóa muôn người, mười lời nói ra, trăm lời nói ra, ngàn lời nói ra, thì lo gì nước không trị, nhà không yên, Đạo không qui về một khối. Lo gì nhân loại chẳng hưởng cảnh đất Thuấn, trời Nghiêu.
Tình thương con người xuất phát từ chữ Tâm. Nếu thương thân mình, thương gia thê tôn tử, dung lượng tình thương đó như dung lượng nước ở dấu chơn trâu. Còn tình thương quốc gia dân tộc, dung lượng bằng dung lượng vũng nước ao hồ. Còn tình thương nhân loại như nước chốn đại dương.

Xét lại mà coi: Nếu nước ở dấu chơn trâu thì có giới hạn, nhiều dấu chơn trâu có nhiều giới hạn. Có những khoảng cách ngăn, dấu thì nước trong, dấu thì nước đục, vì chỗ trong đục, đục trong, sanh ra quấy phải. Vì chỗ quấy phải, sanh ra cạnh tranh. Chính chỗ cạnh tranh là mầm xáo trộn trong nhân loại. Ở gia đình thì vợ chồng anh em cải vã, đánh đập xể xài thân xác. Đến cùng chòm xóm, cạnh tranh đến chỗ hạ thủ bất nhượng. Giữa tỉnh này cùng tỉnh khác, cạnh tranh đưa đến chỗ giặc chòm. Giữa quốc gia này cùng quốc gia khác, thì vì cạnh tranh ắt đưa đến chỗ tàn sát không gớm tay. Từ đó là mầm lôi cuốn thế giới vào cuộc nguy vong.


Chính vì chỗ thiếu tình thương, hoặc tình thương nhỏ hẹp, tuy khinh thường, nhưng nó là mầm non, cội rể phát sinh ra đại cuộc. Vì lòng là Tâm. Tâm người xa cách nguyên thủy, căn bản, tức là xa THƯỢNG-ĐẾ. Xa THƯỢNG-ĐẾ là xa tình thương. Mà hễ loài người thiếu tình thương, ôi thôi, hậu quả vô cùng vô tận!



Nhìn dòng nước, đem so lại với tâm người... Một khi tâm khuấy động, bao thất tình lục dục cặn cáu nổi lên, mặt phừng phừng đỏ, chuyển động cả thân thể tứ chi, đụng đâu phá đó, có thể một giây cuồng loạn tiêu diệt quả địa cầu!
Chữ Tâm, hễ buông ra, bao quát cả gia đình, quốc gia, xã hội, thế giới, hoàn cầu, vũ trụ, thiên địa... Một khi Tâm thu lại chỉ bằng sợi tóc chẻ ra ngàn mảnh.

Tâm biến hóa vô cùng, vô tận. Nó là con ngựa chứng, mà cũng là con ngựa hay. Nếu người chủ ngựa biết xử dụng, điều khiển, thì sẽ trở nên bạch mã, phi mã, vạn mã vô song. Ngược lại, người chủ không biết xử dụng, điều khiển, thì nó là con ngựa chứng, chạy khắp đó đây, lên núi xuống đồng, tàn phá bao nhiêu cây trái, ruộng vườn, hoa mầu khắp chốn, đụng ai đá nấy.


Cũng thời chữ Tâm, cách đây cũng nhiều phen, Bần Đạo hằng dặn dò hàng môn đệ trong Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ rán cần lưu ý đến chữ Tâm.

Chữ Tâm, nếu để tự nhiên, giống như thuở sơ sinh, tâm hồn chất phác, tâm như minh cảnh đài, thông công tam thập lục thiên, tam thiên thế giới. Nhưng thương vì, khi vào đời trần cấu, gặp những ngoại cảnh cuốn lôi, làm cho tâm phai mờ dưới những lớp bụi trần: hỷ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục, cụ...


Người tu hành, trong thời đại ân xá, rất dễ đắc quả vị, mà than ôi! cũng rất khó. Khó là tự mình chưa, hoặc không thể làm chủ, chưa mạnh dạn quét sạch những bụi trần vừa kể.Khi quét được sạch rồi, tâm-đạo hiện ra, dẫn dắt con người đến chỗ tận thiện, tận mỹ.


Khi ở tại trần, giả thử được một người toàn vẹn dường ấy, một lời nói ra cảm hóa muôn người, mười lời nói ra, trăm lời nói ra, ngàn lời nói ra, thì lo gì nước không trị, nhà không yên, Đạo không qui về một khối. Lo gì nhân loại chẳng hưởng cảnh đất Thuấn, trời Nghiêu.
Tình thương con người xuất phát từ chữ Tâm. Nếu thương thân mình, thương gia thê tôn tử, dung lượng tình thương đó như dung lượng nước ở dấu chơn trâu. Còn tình thương quốc gia dân tộc, dung lượng bằng dung lượng vũng nước ao hồ. Còn tình thương nhân loại như nước chốn đại dương.

Xét lại mà coi: Nếu nước ở dấu chơn trâu thì có giới hạn, nhiều dấu chơn trâu có nhiều giới hạn. Có những khoảng cách ngăn, dấu thì nước trong, dấu thì nước đục, vì chỗ trong đục, đục trong, sanh ra quấy phải. Vì chỗ quấy phải, sanh ra cạnh tranh. Chính chỗ cạnh tranh là mầm xáo trộn trong nhân loại. Ở gia đình thì vợ chồng anh em cải vã, đánh đập xể xài thân xác. Đến cùng chòm xóm, cạnh tranh đến chỗ hạ thủ bất nhượng. Giữa tỉnh này cùng tỉnh khác, cạnh tranh đưa đến chỗ giặc chòm. Giữa quốc gia này cùng quốc gia khác, thì vì cạnh tranh ắt đưa đến chỗ tàn sát không gớm tay. Từ đó là mầm lôi cuốn thế giới vào cuộc nguy vong.


Chính vì chỗ thiếu tình thương, hoặc tình thương nhỏ hẹp, tuy khinh thường, nhưng nó là mầm non, cội rể phát sinh ra đại cuộc. Vì lòng là Tâm. Tâm người xa cách nguyên thủy, căn bản, tức là xa THƯỢNG-ĐẾ. Xa THƯỢNG-ĐẾ là xa tình thương. Mà hễ loài người thiếu tình thương, ôi thôi, hậu quả vô cùng vô tận!

Từ chữ Tâm sanh ra chữ muốn. Muốn đủ thứ đủ điều. Muốn là dục vọng. Khi muốn mà không được thì thất vọng. Hễ thất vọng, phải luân hồi để kiếp lai sanh toại vọng. Hễ luân hồi thì đau đớn vì:
Trần gian là chỗ đọa đày,
Luân hồi nhiều kiếp, trả vay càng nhiều.
Như vậy, nguồn gốc của luân hồi là chữ Muốn.
Muốn khỏi cảnh luân hồi thì đừng thất vọng. Muốn đừng thất vọng thì chớ dục vọng. Muốn đừng dục vọng thì phải ngự trị chữ Tâm.
Sự luân hồi của người khác với cỏ cây cùng nước.
Nhìn xem cây cỏ: cây sanh bông, bông tồn trái, trái có hột, hột già rụng xuống nẩy mầm sanh cây. Cây lại sanh hoa, quả, đến hột, hột rụng xuống nẩy mầm trở lại thành cây. Nhưng ngàn năm, muôn thuở, giống nào cây nấy.

Còn nhìn nước nơi ao hồ: nước bốc hơi thành mây, mây thành mưa rớt xuống núi non, rừng rậm, đổ vào chỗ trũng, chảy thành nguồn. Từ nguồn chảy ra sông, rạch, ao, hồ, biển cả. Cứ như thế, ngàn kiếp, muôn năm, tánh chất nước không chịu đổi thay vì luật luân chuyển.
Còn trái lại, con người khi luân hồi chuyển kiếp, chưa chắc gì được trọn vẹn làm người ở kiếp lai sanh. Bởi vì lòng người khó đo lường. Cũng thân xác con người, mà tâm trạng đổi thay, từ thiện lương đến hung ác, bạo tàn, đến nỗi còn hơn lòng dạ hổ lang nơi rừng sâu núi thẳm.

Vì tâm người quá chấp, quá nê, còn nước với cỏ cây, tịnh tịnh vô vô, không tư tâm, không bản ngã, không nê chấp. Nhờ “TÂM KHÔNG” đó mới giữ được bổn chất nguyên căn.

Hỡi chư hiền sĩ, chư hiền muội! Giữa đêm trường đầy dẫy lằn hắc khí xung thiên, những lằn hồng quang điển chư hiền nơi đây xung lên, vẹt đám mây mù hắc khí nơi này. Nếu được phổ độ thêm nhiều sanh linh, tạo nhiều hồng quang điển: hễ hồng quang điển đến đâu thì nạn tai tránh xa đến đó. Vì vậy, Bần-Đạo khuyên người tín đồ Đại-Đạo, không luận chức sắc thiên phong, đều có bổn phận tự giác, giác tha, làm thế nào để được xứng danh nghĩa Tam-Kỳ Phổ-Độ.

Chư hiền muốn thành Phật ư ? Muốn thành Tiên, Thánh, Thần ư? Được, tốt lắm.
Chính trong thân tâm chư hiền, mỗi người đều có, tạm gọi là vốn liếng để thành Phật, Tiên, Thánh, Thần. Miễn chư hiền biết trọn lành từ tư tưởng đến việc làm cùng lời nói. Loại nào của các bực Phật, Tiên, Thánh, Thần nên nuôi dưỡng mà tiến hành. Còn những tư tưởng, hành động, lời nói nào của ma quỉ, phải chừa ngăn. Có như vậy mới sớm toại nguyện.


Thử đặt một câu hỏi: Nếu mình làm đúng, nói đúng, trong lúc đó có người nói ngược lại, mình có bực tức giận chăng? Nếu có, tức là không được Phật tánh!

Nếu khi gặp cơn đói lạnh, mình chỉ còn một chén cơm cho cả gia đình, trong lúc đó gặp người hàng xóm xin chia bớt một phần, mình có chia chăng? Nếu không, tức là thiếu lòng bác ái, chẳng được thành Tiên!
Nếu khi cơn ghiền rượu đang hoành hành, ở nhà còn sót một vò rượu ngon, hỏi mình có tự nhẫn kiên, không dùng rượu, để sáng suốt tinh thần, tiếp điển hành pháp chăng? Nếu không nhẫn được là không thành Thánh.
Nếu cần một món tiền chia hai, bên ba phần, bên năm phần, cho thân nhơn với một người láng giềng, có ưng lòng chia phần nhiều cho người hàng xóm chăng? Nếu không thì chẳng được thành Thần. Những sự kiện nghe qua rất tầm thường nhưng xét lại thật là khó hành. Mà hễ khó hành thì không thành. Muốn thành phải kiên nhẫn, hy sinh, đức độ. Nếu ngược lại, bắt cá hai tay, làm sao đắc quả, vì câu : Thiên-Đàng thì cũng muốn lên,
Tiếc vì sự nghiệp một bên còn nhiều.

                              THI
Chữ Tâm luyện đặng sẽ thành ngay,
Thành Phật, thành Tiên một phút giây.
Chỉ ngại chữ Tâm còn tấn thối,
Ngàn năm muôn kiếp chuyển luân hoài.


Thi bài
Chuyển luân hoài trả vay vay trả,
Kiếp luân hồi buồn bã ai ôi!
Nếu khi hiểu rõ được rồi,
Sớm lo bương trả quả nhồi nghiệp duyên.


Một kiếp sống ở yên trần thế,
Hỏi mấy ai bách tuế thiên niên,
Sống trong cõi tạm triền miên,
Tạm ăn, tạm ở, tạm duyên nợ đời.


Tạm thân xác ba hơi còn thở,
Tạm cha con chồng vợ chị anh,
Tạm trong cái bại, cái thành,
Cái quyền, cái chức, cái danh, bạc tiền.

Tạm kêu gọi rằng tên Y, X,
Có ai tường tên thiệt mình chăng?
Sống trong vũ trụ trần hoàn,
Kiếp người hột cát so hàng cồn to.

Mãi lặn hụp trong lò luân chuyển,
Một kiếp người tai biến biết bao,
Hỏi coi những hạng sang giàu,
Xe hơi, tàu lớn, nhà lầu, của kho.
Hỏi ai được khỏi lo, khỏi sợ?
Hỏi ai không mang nợ trần gian?
Hỏi ai có được thập toàn?
Hay là cũng cảnh rộn ràng bối bê?

Những sự kiện nghe qua rất tầm thường,
Hỏi ai được khỏi lo, khỏi sợ?
Hỏi ai không mang nợ trần gian?
Hỏi ai có được thập toàn?
Hay là cũng cảnh rộn ràng bối bê?

Cảnh ghen tức phu thê nem chả,
Cảnh bạc bài gây họa gia cang,
Cảnh bán chức, cảnh mua quan,
Cảnh đương nghèo túng giàu sang tức thì.

Người tu niệm xét suy cho kỹ,
Một kiếp người bền bỉ bao năm ?
Quả công tua sớm nên làm,
Đó là vốn liếng muôn năm cõi Trời.

Hỡi chư hiền sĩ, hiền muội! Cơ đạo hiện giờ tùy theo sáng kiến của đệ huynh, chung tay xây dựng cơ quan đạo nơi này. Không nên nê chấp vì danh từ. Danh từ chỉ là hình thức xưng hô, tùy thời biến chuyển, song song với nhu cầu của tinh thần chi phái đạo. Sự thật, danh từ nào cũng là giả cả. Chỉ tạm mượn mà gọi để thi hành cho kỳ được mục tiêu Đại-Đạo đó thôi. Công quả hiền sĩ hiền muội nơi này đã nhiều rồi, mặc dầu chưa toại thành sở nguyện, chớ vội nản lòng. Vì chư hiền chỉ biết ngày nay, mà không biết ngày mai cùng tháng tới. Nhìn gương Tái Ông thất mã mà an phận hành đạo. Cần nhớ điều này: Trời có Xuân Hạ Thu Đông, mưa gió cũng tùy theo luật bốn mùa tám tiết. Người sứ mạng hành đạo là tay cầm nước cờ, phải nhìn xa năm bảy nước, chớ nóng lòng chiếu bí, lỡ vận không nên. Điều căn bản là dụng đức dung hòa, để gặp thời cơ thuận buồm thẳng gió.

Hôm nay Bần-Đạo rất vui nhìn thấy tinh thần đạo đức gắn bó của chư hiền sĩ, hiền muội các nơi về đây chung dưới mái Thánh-Đường. Bần-Đạo mong cho lòng đạo ấy mãi mãi càng gia tăng để chung lo xây dựng Đạo Trời trong thời buổi chót của Ngươn Hạ.

Thi:
Điển lành ban bố nữ cùng nam,
Công quả độ nhơn rán rán làm,
Chèo chống thuyền từ qua biển loạn,
Mặc dầu sóng gió phải cho kham.



Thi:
Cho kham mới gọi đấng nhân hiền,
Tài đức chung nhau chữ cố kiên,
Việc khó rán làm công mới đáng,
Đêm tàn nhựt lộ ở bên hiên.



Ngâm:
Ban ân toàn thể chư hiền,
Chữ Tâm gìn giữ cho siêng hằng ngày.
Nghĩa nhân công quả cần chuyên,
Cho qua buổi khổ nên hiền nên nhân.
Xả đàn đồng-tử dưỡng thần,
Điển linh vội rút, cõi trần lui chơn.

Thăng...

         




LE CŒUR HUMAIN
A Huờn-Cung-Đàn, vers Minuit, la nuit du 14 au 15 Mai de l’an lunaire du Serpent Ất-Tỵ
(13-6-1965)

Archange Thiện-Tài Đồng-Tử, je salue les Missionnaires de Dieu, tous les hommes et les femmes présents. Soyez respectueux et sincères pour recevoir le Grand Esprit de GUAN YIN BODHISATTVA. Je me retire et observe le protocole cérémonial. Ascension...
(Suite du fluide divin : )
Humble Esprit du Dao, Je vous salue tous et toutes :
Poème
Le titre de Mandarin est comme un habit qu’on porte et qu’on change,
Ô Humains ! La Charité, c’est ce qu’il faut pratiquer sans tarder.
Femmes et Hommes ! Efforcez-vous d’accomplir cet idéal,
D’œuvrer dans la charité et dans la bienfaisance en ce monde de misères.

Je vous dispense du protocole cérémonial, et vous invite à vous asseoir. A présent, Je viens pour répandre ma bénédiction sans distinction sur vous tous, femmes et hommes.
Je constate que pendant la période passée, votre chemin du Dao a eu des hauts et des bas, des moments de succès et d’échec, d’union et de séparation, de joie et de tristesse, d’amour et de colère. Ce sont là les caractères profanes qui se réfugient encore dans votre corps de quatre « Grands éléments » (1). Je note cependant un point positif : votre cœur sincère et respectueux a pour unique but d’unifier les différentes tendances du Dai-Dao en vue de faire connaître au public la Sainte Doctrine et d’apporter le Salut Divin à l’humanité pour qu’elle revienne dans la voie du Vrai Enseignement. C’est un des facteurs qui m’ont permis de venir vous rencontrer en cette présente séance.
En cette séance d’aujourd’hui, Je voudrais encercler le mot « CŒUR ». Vous avez, chacun, pareillement un cœur mais ses instincts sont différents et évoluent au fond de vous en l’on ne sait combien de stades !
Il y a des cœurs qui, par leur patriotisme, se consacrent actuellement à la grande cause nationale pour rassembler les talentueux en un bloc dont le but est de bâtir le pays de Hồng-Lạc (2).
Il y a aussi des cœurs qui s’attachent à l’éthique et à la moralité humaine en utilisant leur compétence et la réputation de leur vie pour servir ce noble idéal.
Il y a aussi des cœurs qui aiment, qui affectionnent et qui construisent aussi, cependant non pas pour un grand idéal ou une grande cause mais pour la couleur locale, pour le parti du Nord ou celui du Sud, en noir, en blanc, en gris ou en jaune.
Il y a aussi des cœurs qui savent aimer, s’occuper, s’inquiéter, protéger mais dans le cercle restreint de vie privée de leur famille, de leurs femme et enfants.
Il y a aussi des cœurs qui savent aimer, donner des soins mais dans une limite plus restreinte. Ce sont des narcissiques, égoïstes ne connaissant qu’eux-mêmes.
Il y a aussi des cœurs qui n’ont ni repère, ni direction, ni but, ni démarche. Ils ne savent pas non plus vers quoi orienter leur vie. Si on leur pose la question : « Savez-vous vous aimer ? » – Ils répondent « oui ». Ils savent aimer leurs penchants immédiats, satisfaire leurs envies personnelles. Ils savent aimer par étape mais en fin de compte il s’agit de l’amour pour les diables, pour être esclave de leur passion, de leur égoïsme et ainsi causant de néfastes conséquences pour autrui. Voilà une autre facette du mot « cœur ».
Chers disciples, chères douces sœurs ! Regardez le volume d’eau dans un lac. Lorsque l’eau est immobile, limpide, vous voyez votre image au fond de l’eau comme lorsque vous êtes devant un miroir. C’est l’image de la sérénité du cœur dans lequel apparaît l’ombre des Esprits du monde invisible.
De l’eau aussi, l’eau d’un ruisseau, l’eau d’une source, l’eau du fleuve ou de la rivière, leur cours d’eau serpente, prend des virages, circule sinueusement et entraîne en cascade des déchets, des saletés nauséabondes …
De l’eau aussi, l’eau de l’océan, tantôt calme plat comme une immense feuille immobile, tantôt agitée, en furie, hurlante, tourbillonnante, elle peut anéantir tout ce qui lui fait obstacle.
Regardez un cours d’eau et comparez-le au cœur des hommes… Quand il est excité, tous ses mauvais caractères se réveillent, le visage rougit, bouillonne de fureur, fait trembler tout le corps et peut tout casser. Il suffit, peut-être, d’une seconde de brutalité extrême pour détruire la terre entière !
Le mot « Cœur », dans un sens large, peut tout englober : la famille, le pays, la société humaine, le monde, le globe terrestre, l’univers, le ciel et la terre … Quand il se réduit, il sera aussi infime qu’un millième de cheveu.
Le cœur humain se transforme infiniment. Il est un cheval indomptable mais peut en devenir un excellent aussi. Si son maître sait l’utiliser et le maîtriser, il sera alors un cheval rapide, talentueux, invincible. En revanche, si le maître ne sait pas l’utiliser, ni le maîtriser, il sera un cheval fou qui court partout, sur la montagne ou dans la plaine. Il détruira ô combien d’arbres fruitiers, de vergers, de cultures sur son passage et donnera des coups de sabot à tous ceux qu’il rencontrera.
Au même propos du mot « Cœur », à plusieurs reprises depuis, humble esprit que je suis, j’ai toujours recommandé aux adeptes de la Troisième Ere Universelle du Salut Divin de Dai-Dao de s’efforcer de prendre conscience du mot « Cœur ».
Le « Cœur », s’il demeure naturel et simple comme à la naissance, aussi clair que le miroir divin, communiquera avec Trente Six Cieux et Trois Mille Mondes célestes. Hélas ! Quand vous entrez dans la vie, les situations extérieures vous entraînent et rendent terne votre cœur sous les poussières profanes telles que la joie, la colère, la tristesse, la jouissance, l’amour, la jalousie, le désir, la peur …
Le pratiquant, en cette période d’amnistie universelle, obtiendra très facilement la noblesse divine. Mais, hélas ! C’est difficile aussi ! Difficile parce qu’il n’a pas encore maîtrisé son cœur ou ne le peut pas et n’est pas déterminé à nettoyer proprement ces poussières profanes citées. Une fois nettoyé, le cœur du Dao apparaîtra et mènera la personne à la bonté extrême, à la perfection.
S’il existe, par exemple, en ce monde-ci quelqu’un d’aussi parfait, une parole qu’il prononce ferait émouvoir le cœur de milliers de gens ; dix, cent puis mille de ses paroles tranquilliseraient les familles, pacifieraient le pays et unifieraient le Dao. L’humanité bénéficierait de la paix des dynasties d’antan de Thuấn (3) et Nghiêu (4).
L’amour humain provient du cœur. Si on n’aime que soi-même, sa femme et ses enfants, la capacité de cet amour est le contenu de l’eau dans une empreinte de patte de buffle. Quant à l’amour du pays ou du peuple, sa capacité est celle de l’eau d’un étang ou d’un lac. Quant à l’amour de l’humanité, il est abondant comme l’eau de l’océan.
Ré-examinez ceci : l’eau dans une empreinte de patte de buffle a un volume de capacité réduite; plusieurs empreintes de buffle ont plusieurs capacités. Il y a cependant des différences, l’eau est limpide dans une empreinte et trouble dans une autre. Cette différenciation crée l’appréciation du bien et du mal. De cette distinction du bien et du mal naît la dispute qui est bien le germe du désordre de l’humanité. Dans la famille, les conjoints et les frères ou sœurs se querellent puis se battent. Entre les villages, le conflit peut se produire sans aucune concession. Entre les provinces, le conflit peut engendrer les guerres régionales. Entre les pays, il peut entraîner des massacres atroces. C’est le germe qui provoque la ruine du monde.
C’est bien ce manque d’amour ou l’amour limité, bien que paraissant peu d’importance, qui est le germe, la racine engendrant de grands événements. Car le sentiment profond vient du cœur. Si le cœur humain s’éloigne de son origine divine, de son essence, il sera donc loin de DIEU. Loin de DIEU, c’est loin de l’Amour. Si l’humanité manque d’amour, hélas, les conséquences seront infiniment catastrophiques !
Du mot « Cœur » naît le mot « Vouloir ». Vouloir toute chose. Vouloir signifie désirer. Si on n’obtient pas ce que l’on désire, ce sera le désespoir. Désespéré, on devra se réincarner pour être satisfait dans une vie suivante. Se réincarner signifie souffrance car :
Le monde terrestre est le lieu des damnations,
Plus on s’y réincarne, plus grand sera le karma.
Donc, la réincarnation a son origine dans « le Désir ».
Pour échapper aux réincarnations, évitez le désespoir. Pour ne pas se désespérer, éliminez tout désir. Pour éliminer les désirs, il faut maîtriser son Cœur.
La réincarnation de l’être humain est différente de celle des arbres ou de l’eau.
Regardez un arbre : il fleurit puis les fleurs donnent des fruits, le fruit a son noyau, le noyau tombe et germe pour donner une jeune pousse. Ainsi le cycle recommence pour reproduire des fleurs, des fruits et des noyaux … Mais depuis des milliers d’années, tel germe, tel arbre.
Regardez maintenant l’eau d’un lac ou d’un étang : l’eau s’évapore pour devenir nuage, les nuages se transforment en pluie qui tombe sur les montagnes, les forêts puis se déverse dans des bassins et coule vers un fleuve, une rivière, un étang, un lac ou la mer. Ainsi de suite, depuis l’éternité, l’eau ne change pas de propriété dans son cycle de transformation.
Au contraire, l’être humain qui se réincarne n’est pas certain de redevenir homme ou femme dans une vie suivante parce qu’il est difficile de savoir exactement le cœur humain. Dans un même corps humain, l’état de conscience change invariablement, de bonté en méchanceté ou cruauté. Elle est parfois même pire que celle des fauves des forêts profondes ou des hautes montagnes.
C’est parce que l’être humain est très entêté, très obstiné tandis que l’eau ou les végétaux, sereins et impassibles, n’ont aucune idée préconçue, aucune obstination ni aucun ego. Grâce à cette « Vacuité du Cœur », ils parviennent à garder leur essence originelle.
Chers disciples, chères douces sœurs ! En pleine nuit, des émanations funestes montent dans l’atmosphère, vos auras de lumière rouge font dissiper ces nuages de flux noir négatif de la région. S’il y a plus d’âmes en éveil spirituellement, il y aura plus de fluides de lumière rouge qui feront dissiper les catastrophes et dangers. C’est pourquoi, je conseille aux pratiquants de Dai-Dao, simples adeptes ou dignitaires, de se perfectionner d’abord et d’aider ensuite leurs prochains dans la voie spirituelle, de façon à être digne du nom de la « Troisième Ere Universelle du Salut Divin ».
Chers disciples, voulez-vous devenir Bouddha ? Devenir des Immortels, des Saints ou des Génies ? Oui, c’est très bien.
Il existe à l’intérieur de chacun de vous ce qu’on pourrait appeler le « capital divin », capable de vous transformer en Bouddha, Immortel, Saint ou Génie, à condition que vous sachiez garder la bonté parfaite depuis la pensée jusqu’aux actes et paroles. Ceux qui correspondent aux qualités de Bouddhas, Immortels, Saints ou Génies doivent être entretenus pour progresser. Quant aux pensées, actes et paroles du diable, il faut les éviter. Ainsi, vous aurez bientôt votre pleine satisfaction.
Posez-vous par exemple cette question : Si votre action est bonne, vos paroles sont correctes mais que quelqu’un vous contredit, vous mettrez-vous en colère ? Si oui, cela veut dire que vous n’avez pas encore le caractère du Bouddha !
Si en pleine famine il ne vous reste qu’un bol de riz pour toute la famille et qu’un voisin vient vous en demander une portion, serez-vous prêt à le partager ? Si non, il vous manque de la charité pour devenir Immortel !
Si une envie intense de boire de l’alcool vous assaille, et qu’il reste encore une bonne bouteille chez vous, aurez-vous la volonté de vous en abstenir afin d’être lucide dans votre pratique religieuse ? Si vous n’arrivez pas à vous maîtriser, vous ne deviendrez pas Saint.
Si vous deviez partager une somme d’argent : une part de deux cinquièmes, une autre part de trois cinquièmes pour un proche et un voisin, accepteriez-vous de donner la plus grande part au voisin ? Si non, vous n’aurez pas la divinité de Génie.
Tous ces faits sont à première vue très banals, mais il est très difficile de les faire. Si on n’arrive pas à les réaliser, on ne réussira région. S’il y a plus d’âmes en éveil spirituellement, il y aura plus de fluides de lumière rouge qui feront dissiper les catastrophes et dangers. C’est pourquoi, je conseille aux pratiquants de Dai-Dao, simples adeptes ou dignitaires, de se perfectionner d’abord et d’aider ensuite leurs prochains dans la voie spirituelle, de façon à être digne du nom de la « Troisième Ere Universelle du Salut Divin ».
Chers disciples, voulez-vous devenir Bouddha ? Devenir des Immortels, des Saints ou des Génies ? Oui, c’est très bien.
Il existe à l’intérieur de chacun de vous ce qu’on pourrait appeler le « capital divin », capable de vous transformer en Bouddha, Immortel, Saint ou Génie, à condition que vous sachiez garder la bonté parfaite depuis la pensée jusqu’aux actes et paroles. Ceux qui correspondent aux qualités de Bouddhas, Immortels, Saints ou Génies doivent être entretenus pour progresser. Quant aux pensées, actes et paroles du diable, il faut les éviter. Ainsi, vous aurez bientôt votre pleine satisfaction.
Posez-vous par exemple cette question : Si votre action est bonne, vos paroles sont correctes mais que quelqu’un vous contredit, vous mettrez-vous en colère ? Si oui, cela veut dire que vous n’avez pas encore le caractère du Bouddha !
Si en pleine famine il ne vous reste qu’un bol de riz pour toute la famille et qu’un voisin vient vous en demander une portion, serez-vous prêt à le partager ? Si non, il vous manque de la charité pour devenir Immortel !
Si une envie intense de boire de l’alcool vous assaille, et qu’il reste encore une bonne bouteille chez vous, aurez-vous la volonté de vous en abstenir afin d’être lucide dans votre pratique religieuse ? Si vous n’arrivez pas à vous maîtriser, vous ne deviendrez pas Saint.
Si vous deviez partager une somme d’argent : une part de deux cinquièmes, une autre part de trois cinquièmes pour un proche et un voisin, accepteriez-vous de donner la plus grande part au voisin ? Si non, vous n’aurez pas la divinité de Génie.
Tous ces faits sont à première vue très banals, mais il est très difficile de les faire. Si on n’arrive pas à les réaliser, on ne réussira
Qui n’auraient ni peur, ni soucis ?
Qui n’auraient pas de dettes de la vie ?
Qui seraient parfaits, sans faute ?
Ou sont-ils dans une des scènes suivantes ?

Poème

Je vous bénis tous, hommes et femmes,
Tâchez de faire la bienfaisance en apportant le salut divin à autrui.traverse la mer houleuse,
Et tenez-vous bien malgré vents violents et vagues dangereuses.

Qui n’auraient ni peur, ni soucis ?
Qui n’auraient pas de dettes de la vie ?
Qui seraient parfaits, sans faute ?
Ou sont-ils dans une des scènes suivantes ?

Scène de jalousie entre les époux,
Scène des jeux d’argent brisant des familles !
Scène de vente de titre ou d’achat de renom,
Scène d’un pauvre qui devient subitement millionnaire !

Etant pieux, vous devez réfléchir avec soin :
Combien de temps durera une vie humaine ?
Pratiquez donc la bienfaisance sans tarder,
Voilà l’immuable capital dans l’Eternité!

Chers disciples, chères douces sœurs ! La situation actuelle de la religion dépend de vos initiatives pour la bâtir ensemble ici. Il ne faut pas être opiniâtre sur le nom. Ce n’est qu’une appellation qui change avec le temps, en fonction des besoins de chaque branche religieuse. En réalité, tout nom est faux. On ne l’utilise que temporairement pour atteindre certains objectifs de Dai Dao. Ici, vous avez réalisé beaucoup de bienfaits, malgré que vous n’avez pas encore obtenu ce que vous souhaitez mais il ne faut pas vous décourager. Car vous savez ce qu’est aujourd’hui mais pas le jour suivant ou le mois prochain. Méditez l’exemple de « Tái Ông (5) qui a perdu son cheval » pour vous contenter et poursuivre le chemin du Dao. Il faut se rappeler ce qui suit : le Ciel a le printemps, l’été, l’automne et l’hiver ; le climat change donc en fonction de la loi de quatre saisons. Le missionnaire doit anticiper, prévoir plusieurs étapes et rester calme. L’essentiel est d’harmoniser les différences par sa vertu en attendant le vent propice pour le départ au grand large.
Aujourd’hui, je suis ravie de voir votre attachement à l’éthique et à la morale en vous réunissant sous le toit de l’église sainte. Je souhaite que cette dévotion croisse de jour en jour dans le but commun d’édifier le Dao de Dieu en ces derniers moments de l’Ere Dernière.

Poème
Je vous bénis tous, hommes et femmes,
Tâchez de faire la bienfaisance en apportant le salut divin à autrui.traverse la mer houleuse,
Et tenez-vous bien malgré vents violents et vagues dangereuses.

Poème
Tenez-vous bien pour être dignes des hommes bons,
Rassembler talent et vertu pour travailler ensemble dans la persévérance,
Est un but difficile à réaliser mais cela en vaut la peine.
La nuit touche à sa fin et le jour commence.

Récitation :
Je répands ma bénédiction sur vous tous,
Entretenez bien votre Cœur tous les jours.
Bonté, charité : ce que vous devez faire sans trêve,
Pour traverser ces jours rudes et devenir vertueux.
Je clos la séance et le médium peut se reposer,
Je retire mon fluide divin et quitte ce monde de poussière.

Ascension…


   
Đức Quan Thế Âm Bồ Tát (Quách Hiệp Long Dịch Pháp Văn)
Chữ Tâm / Đức Quan Thế Âm Bồ Tát (Quách Hiệp Long Dịch Pháp Văn)

Biết đạo ai ơi biết lẽ Trời,
Đừng nên mong vọng chuyện xa khơi,
Tu nhân kết quả nhân hành thiện,
Tích đức công dày đức độ đời.

Đức Đại Đồng Tổng Lý , Huờn Cung Đàn, 01-4 nhuần Quý Mão, 22-5-1963

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây