Thống Kê Newsletter
Lần đầu đến với Nhịp Cầu Giáo Lý?

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

 
11/05/2004
Hồng Phúc

Sứ mạng Nho tông chuyển thế

Có thể nói "Sứ mạng Nho tông chuyển thế" trong giáo lý Cao Đài là một ý niệm không đơn giản nhưng lại được Ơn Trên giảng giải rất ít, rất hiếm hoi. Trong toàn bộ mảng Thánh giáo Ơn Trên dạy cho Cơ Quan PTGLĐĐ từ trước đến nay, dường như chỉ có một lần, ý niệm này được Lý Giáo Tông giáng dạy vào năm 1972 tại Chí Thiện Đàn Vĩnh Bình:

" Đêm hăm sáu mùa Thu Nhâm Tý,
Chí Thiện Đàn giáo lý hoằng dương;
Nho tông chuyển thế lập trường,
Tam tông qui hợp mở đường chân tông.

Đem nhân loại đại đồng cứu thế,
Lập Cao Đài bảo vệ đời nguy;
Ban trao sứ mạng Tam kỳ,
Cho người tâm đức kiên trì hoằng khai."

"Bần Đạo muốn đề cập ngay nền Khổng học Nho giáo tại Việt Nam, đề cập đến để tạo một cơ hội cho chư hiền đệ hiền muội có sứ mạng Nho tông chuyển thế trong Tam kỳ phổ độ được ý thức và hoàn thành. Chư hiền đệ hiền muội nghe kỹ để lãnh hội và cùng Bần Đạo tiếp thu sứ mạng hiện hữu của mình."

Từ lời dạy này chúng ta có thể thấy được rằng "Nho tông chuyển thế" là một yếu điểm giáo lý không chỉ dự phần quan trọng trong tôn chỉ "Tam giáo qui nguyên":
"Nho tông chuyển thế lập trường,
Tam tông qui hợp mở đường chân tông."
mà còn có ý nghĩa của một đường lối mở ra cho những ai thọ nhận trách nhiệm thực thi sứ mạng của tôn giáo Cao Đài :
"Đem nhân loại Đại đồng cứu thế
Lập Cao Đài bảo vệ đời nguy"
Ban trao sứ mạng Cao Đài,
Cho người tâm đức kiên trì hoằng khai."
I-THẾ NÀO LÀ "SỨ MẠNG NHO TÔNG CHUYỂN THẾ?"

1-Chuyển thế:
+Chuyển: làm thay đổi như : chuyển hóa,chuyển dịch, xoay chuyển, luân chuyển. Thế:cõi đời như: thế gian, trần thế; cũng có nghĩa là toàn cầu như: thế giới. Làm thay đổi thế giới này, từ chiến tranh sang hòa bình; từ đói nghèo sang thịnh vượng; từ khổ đau sang hạnh phúc; xoay chuyển cõi đời này từ loạn ra trị, rộng rãi và chính xác hơn, là luân chuyển cõi thế gian này từ hạ ngươn mạt pháp sang đời thánh đức thượng ngươn

2-Nho Tông:Nho: đạo Nho, tôn giáo do Đức Khổng Tử sáng lập tiêu biểu cho nền Thánh đạo. Tông: dòng dõi, cội nguồn: tổ tông, chính tông – (Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh-) Nho giáo chính thống.

Ngược giòng lịch sử Trung quốc, kể từ đời Thượng cổ, người đi học đạo Thánh hiền gọi là "Nho", tức là người đã học biết suốt được lẽ trời đất và người, để dạy bảo người ta ăn ở cho phải đạo luân thường. Đạo Thánh hiền bắt đâu từ thời vua Phục Hi (4480-4365 trước Tây lịch), đến cuối đời Xuân Thu chiến quốc tức là khoảng 480 trước Tây lịch, Đức Khổng Tử phát huy đạo Thánh hiền thành hệ thống với những điều được định rõ:
-Cuộc biến hóa của vũ trụ liên quan đến vận mệnh con người
-Các mối luân thường đạo lý trong xã hội
-Các lễ nghi trong việc tế tự trời đất, quỉ thần.
Từ đó,Nho giáo ra đời và Đức Khổng Tử được tôn là Giáo tổ.

Rồi từ khi Đức Khổng Tử mất (năm 478 trước Tây lịch) đến hết đời nhà Thanh bên Tàu là hai ngàn rưỡi năm, Nho giáo vẫn tồn tại với những thăng trầm, lúc thịnh lúc suy. Nhưng thực ra, Nho giáo chỉ được kể đến đời Mạnh Tử (289 trước tây lịch) vì Khổng giáo coi như bị mất chơn truyền từ sự ra đời của phái Tuân Tử mở đầu cho các học phái Nho giáo về sau với nhiều canh cải không còn đúng đường lối của Đức Khổng Tử. Do vậy, đạo Nho được nói đến trong tôn chỉ ĐĐ Tam kỳ phổ độ , chính xác là Khổng giáo, được Ơn Trên gọi là Nho tông.

3-Sứ mạng: nhiệm vụ quan trọng thiêng liêng. Khi nói đến sứ mạng, phải có người làm nhiệm vụ, nhiệm vụ cụ thể là gì và đối tượng hay mục đích của nhiệm vụ. Trong giáo lý Cao Đài, danh từ "sứ mạng" được nhắc đến rất nhiều.
-SM Nho tông chuyển thế: nhiệm vụ của ĐĐTKPĐ trở lại khơi
nguồn Thánh đạo, phục hồi tinh thần Khổng giáo nguyên thủy của Đức Vạn Thế Sư Biểu làm đường lối cho nhân loại noi theo mà ổn định xã hội loài người, tái tạo cõi dinh hoàn, lập đời Thượng ngươn Thánh đức:
"Trước Nho tông chuyển kỳ cứu thế,
Giúp con người thoát bể tệ đoan;
Làm cho người tỉnh mộng tràng,
Luân thường đạo lý mở màn phục hưng.

…………………………………………………………………..
Nay sứ mạng trong phần Tam giáo,
Phải nhớ rằng Đại Đạo căn nguyên ;
Chấn hưng vạn cổ lưu truyền,
Thuần phong mỹ tục hi hiền, hi Thiên."

II-SỨ MẠNG ĐĐTKPĐ VÀ ĐƯỜNG LỐI NHO TÔNG

Đức Thượng Đế khai mở ĐTKPĐ nhằm cứu rỗi con cái của Ngài ra khỏi
thời Hạ ngươn cộng nghiệp trên cả hai mặt nhân sinh và tâm linh tức không chỉ giải thoát tâm linh từng cá nhân mà còn hướng đến việc ổn định toàn xã hội loài người để tiến đến việc tái lập cõi dinh hoàn lập đời Thượng ngươn Thánh đức.

Một cách dễ hiểu, "Thế đạo Đại đồng" là nhắm đến việc tạo dựng cho con người khi còn sống nơi thế gian một xã hội đại đồng hạnh phúc, và "Thiên đạo Giải thoát" là giúp con người thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử, trở về lại quê xưa nơi cõi vô sanh vô diệt sau khi rời bỏ thân xác phàm phu. Tuy nhiên, Đức Lý Giáo Tông đã nhắc nhở:"Hai con đường trị thế hay nhân sinh và tâm linh phải được thực hiện ngay trong kỳ đại ân xá này." Điều đó có nghĩa là "Thế đạo Đại đồng và Thiên đạo Giải thoát" không thể tách rời nhau mà trái lại hai mục tiêu có mối liên hệ hữu cơ gắn bó.Ngài dạy:
"Người sống một lẽ sống thật biết sống mới tạo được một xã hội an bình. Xã hội an bình, thân thế mới khỏi bị câu thúc bởi tham tàn dục vọng. Thân thế không bị câu thúc, tâm linh mới phát hiện ánh sáng hồn nhiên của lý tự nhiên và hòa hợp với lẽ đương nhiên mà trở thành thánh thiện hóa xã hội nhơn dân."

Xã hội đại đồng không thể nào hình thành được nếu như nhân loại không thoát ra khỏi sự ích kỷ, tham dục, câu chấp, tư lợi… để mải mê trong vòng tranh đua, kỳ thị, tàn hại lẫn nhau. Thiên đạo giải thoát chính là đường hướng gián tiếp giải quyết những vấn đề tồn tại của thế giới nhân loại hiện tại; hay nói cách khác, Thiên đạo Giải thoát chính là tiền đề để đưa đến Thế đạo Đại đồng, và sự giải thoát chỉ thực hiện được bằng Thiên đạo được hiểu là con đường đạo đức, là phần tinh thần trong lương tâm của nhân loại, mà con người không thể có được nếu như không đi vào con đường Thiên đạo tức thực hành công phu thiền định.Chính vì vậy mà Đức Chí Tôn Thượng Đế ban cho con cái của Ngài pháp môn Tam công với qui trình khép kín với sự hỗ tương chặt chẽ giữa ba công: công trình, công quả, công phu để :

"Mở tâm thức biết đàng hồi hướng,
Dụng nhơn sanh bồi dưỡng vạn sanh;
Tâm linh nhân thế hiệp thành
Mới nên xã hội trọn lành ngày mai."

Vậy sứ mạng ĐĐTKPĐ là "chuyển thế" theo đường lối "Nho tông" phải chăng là có thể tách rời "Thế đạo Đại đồng và Thiên đạo Giải thoát" vì từ xưa, Nho giáo được xem là đạo trị thế, không phải là đạo Giải thoát. Với Thánh đạo, người ta thường quan niệm chỉ làm tròn nhân đạo. Bởi vì chúng ta không hề nghe sách vở nói đến việc Đức Khổng Tử tham thiền như Đức Phật hay luyện đơn như Đức Lão Tử.

Nhà văn hoá, sử học Trần Trọng Kim trong phần mở đầu tác phẩm Nho
giáo đã viết: "Ngày nay ta bàn đến Nho giáo thì cũng chỉ xét những điều thiết thực về đường luân lý và chính trị, chứ không mấy khi bàn đến phần đạo lý tối cao của Nho giáo. Thành thử ta chỉ hiểu được cái phần thiển cận mà thôi, còn cái phần thâm viễn thì vẫn mập mờ không rõ."

Khai mở ĐĐTKPĐ, Đức Cao Đài đã đưa ra tôn chỉ "Tam giáo qui
nguyên- Ngũ chi phục nhứt" tức là con đường cứu rỗi của Ngài đặt nền tảng trên sự dung hòa Tam giáo. Trong bài Khai Kinh:
"Trung dung Khổng Thánh chỉ rành,
Từ bi Phật dặn lòng thành lòng nhơn
Phép Tiên đạo tu chơn dưỡng tánh,
Một cội sanh ba nhánh in nhau…."

Như vậy, nếu cho rằng Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo là ba nấc thang tu tiến từ thấp đến cao , và như quan niệm của nhiều người, tu theo Thánh đạo không thoát khỏi luân hồi sanh tử, thì chỗ "một cội sanh ba nhánh in nhau" là chỗ nào?

Có thể nói ngay rằng , chỗ in nhau đó chính là "Thiên đạo Giải thoát" bởi vì nếu như "tu chơn dưỡng tánh " của Tiên gia là con đường luyện kỷ tu đơn, và hạnh "Từ bi" tức sự quên mình của nhà Phật là kết quả của sự tham thiền thì "Trung dung" của Đức Khổng Thánh là đạo lớn của Trời Đất mà con người chỉ có thể chứng ngộ được bằng pháp môn công phu tu tịnh như lời Đức Vô Cực Từ Tôn:
"Con hỡi đường nào đạt Đạo cơ?
Chỉ đường Trung nhứt phục nguyên sơ
Ngàn xưa Giáo tổ đều do đó,
Chứng quả độ đời tỉnh giấc mơ."

Vậy thì "con đường nào cũng dẫn về La Mã", tức là dù con thuyền Thánh đạo, Tiên đạo hay Phật đạo, cũng đều đưa khách lữ hành quay về lại bến khởi nguyên.Thánh đạo, Tiên đạo hay Phật đạo chỉ là những lớp học để người tu chọn lựa tùy theo căn cơ, trình độ của mình như người đi học phải vào lớp 1 nếu chưa từng biết chữ, và đã tốt nghiệp Tú tài thì đương nhiên có quyền thi vào Đại học. Người vào lớp 1 kiên trì vẫn có thể một ngày ra trường với học vị cao nhất là Tiến sĩ, còn người vào Đại học vẫn có thể nửa chừng bỏ dở, vẫn mãi mãi không có bằng Cử nhân.Tương tự, con đường Thánh đạo vẫn đưa người tâm chí đến sự giải thoát ; ngược lại, con đường Phật đạo vẫn có thể bỏ lại khách trần ai nếu cõi lòng vẫn cứ còn vấn vương mùi tục lụy.

Do đó phải hiểu rằng, "công bình" chỉ là bước đầu cho người tập tành đi tìm Đạo, nhưng đích điểm cuối cùng vẫn phải là vong ngã để đạt hạnh "Từ bi"
như lời dạy của Đức Giáo Tông:
"Chủ thuyết ấy chơn thần vong ngã,
Trải mình cho thiên hạ làm nên;
Bảo sanh nhân nghĩa là nền,
Đại đồng nhân loại vững bền nước non."

III-GIÁO LÝ NHO TÔNG HAY KHỔNG GIÁO

Để thực hành đường lối Nho tông, thì dù muốn dù không cũng phải trở lại tìm hiểu những điều mà Đức Khổng Tử đã dạy từ mấy ngàn năm về trước.
Đức Khổng Tử khai sáng đạo Nho, Ngài chứng đắc được lẽ huyền vi của Trời Đất, lập thành một hệ thống giáo lý, quán triệt từ căn nguyên của sự sinh hóa vũ trụ vạn vật đến tâm tính, hành động của con người. Do đó, giáo lý của Ngài được phân chia thành hai phần: Hình nhi thượng học, là cái học thuộc về vô hình, rất uyên áo, cao viễn mà ngày nay chúng ta gọi là vũ trụ quan Khổng giáo; và phần thứ hai là Hình nhi hạ học thuộc về những điều quan hệ đến nhân sinh nhật dụng của con người hay chính là nhân sinh quan Khổng giáo.

1-Hình nhi thượng học: Vũ trụ quan Khổng giáo
Được thể hiện trong quyển Kinh Dịch và sách Trung Dung, là hai quyển được coi là căn bản của Nho tông.

Đức Khổng Tử đặt nền tảng giáo lý trên nguyên lý: "Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể". Nhất thể là cái lý lưu hành khắp trong vũ trụ, là nguyên nhân của sự sinh hóa trong vũ trụ. Đây là cái lý cốt yếu trong Kinh Dịch: "Vô vi nhi Thái cực", "Dịch hữu Thái cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái". Lúc đầu, vũ trụ chỉ là một khối mờ mịt hỗn độn, gọi là Vô Cực.Trong khối Vô cực, có một cái lý vô hình rất là linh diệu, cương kiện gọi là Thái cực. Lý Thái cực phát hiện ra hai thể khác nhau là động và tĩnh. Động là Dương và Tĩnh là Am. Hai thể ấy vận động không ngừng, đun đẩy , nối tiếp liền nhau, dương lên đến cực độ, phát sinh âm , âm lên đến cực dộ, phát sinh dương và cứ như thế tuần tự biến ra vạn hữu.

Khổng giáo quan niệm: trong trời đất không có gì là không biến đổi, gọi là Dịch.Vạn vật trong vũ trụ biến hóa vô cùng, nhưng trong sự biến hóa luôn có sự điều hòa gọi là Trung. Trung là cái thể hoàn toàn của sự quân bình, hàm ý cái Hòa, vì có Hòa mới có Trung, mà đã có Trung tất có Hòa, Sách Trung Dung viết: "Trung là cái gốc lớn của thiên hạ, hòa là cái đạt đạo của thiên hạ. Cùng cực cả Trung và Hòa thì trời đất định vị, vạn vật được nuôi dưỡng yên ổn."
Đạo trời đất theo cái Trung mà biến hóa không ngừng do một dương và một âm mà sinh sinh hóa hoá phát thành vạn vật. Đức Khổng Tử lấy sự sinh làm trọng, Ngài cho sự sinh của vạn vật là theo lẽ tự nhiên, gồm 4 đức của Trời vô cùng lớn rộng là: Nguyên , Hanh, Lợi, Trinh.

Đức Nguyên là khởi đầu sự sinh vạn vật. Đức Hanh là sự thông đạt của sự sinh vạn vật. Đức Lợi là sự thỏa thích của sự sinh vạn vật, đức Trinh là sự thành tựu của sự sinh vạn vật. Vậy đạo Trời Đất là chủ ở sự sinh vạn vật, mà sự sinh ấy là đầu của các điều thiện. Đây là quan niệm cốt lõi của Khổng giáo, là chỗ được xem là khác biệt với các tôn giáo khác.

Đối với con người, Đức Khổng Tử cho rằng: người là cái đức của trời đất, là sự kết giao của âm dương, sự tụ hội của quỉ thần, cái khí tinh tú của ngũ hành (Nhân giả kỳ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỉ thần chi hội, ngũ hành chi tú khí giả – Sách Lễ Ký-Lễ vận, XI). Trời Đất sinh ra người lại phú cho cái tính quí, tức là người thọ nhận cái đức của Trời Đất. Người lại thọ bẩm được hoàn toàn cả cái thần linh diệu và khí chất tinh tú, tạo nên phần tinh anh gọi là Tâm. Tâm là cái thần minh ở trong vạn vật, là cái tia sáng của Trời phú cho để hiểu hết các sự vật. Nhờ đó con người mới có giá trị cao trọng xếp ngang cùng Trời Đất. Do đó, Khổng giáo dạy: Trời sinh ra người , phú cho người cái tính sáng suốt thì đạo người phải cố gắng theo đạo Trời mà tiến hóa cho đến chí thiện chí mỹ.

Cái đức lớn của Trời là sự sinh, thì đạo người phải theo đạo trời đất mà bồi dưỡng sự sinh. Đạo trời có 4 đức lớn là: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh. Đạo người có 4 đức tương đương là: Nhân. Lễ, Nghĩa, Tín. Nguyên tức là đức Nhân đứng đầu các điều thiện; Hanh tức là Lễ, hội hợp được cái đẹp; Lợi tức là Nghĩa, định rõ các phận cho điều hòa; Trinh là đức Tín, giữ vững cái chính để làm gốc mọi sự.

Nhân là cái gốc lớn của sự sinh hóa trong trời đất, thế gian nhờ đó mà đứng, vạn vật nhờ đó mà sinh, quốc gia nhờ đó mà còn. Lễ nghĩa nhờ đó mà phát hiện ra. Cho nên Khổng giáo lấy Nhân làm tôn chỉ duy nhất trong tôn giáo, chính trị và học thuật trong thiên hạ. Đạo Nhân có thể vừa thấp, để cho ai cũng với đến được, mà cao thì cao vô cùng. Nhân là cái đích tu dưỡng của Nho tông. Người tu đến bậc Nhân thì làm việc gì cũng đúng đạo lý, tức hợp thiên lý một cách tự nhiên

Đức Khổng Tử tin Trời làm chủ tể vũ trụ , điều hòa mọi sự biến hóa trong thế gian, nên con người phải biết vui theo mệnh Trời mà sống cho phải Đạo. Trong trời đất có khí thiêng liêng tức là phần vô hình bao gồm cả linh hồn con người và các đẳng cấp Thiêng Liêng gọi chung là Quỉ thần. Đức Khổng Tử cho Trời là cái Lý linh diệu chí công chí chính, còn quỷ thần là linh khí của trời đất, rất thông minh chính trực, không thiên vị bất cứ ai, nên người giống như vạn vật cũng vốn thọ bẩm cái lý khí ấy mà lấy lòng thành thực và kính cẩn mà thờ phượng Trời và đối xử với quỷ thần, chứ không dùng sự lễ bái tư tâm mà cầu tài cầu lợi.

Gốc luân lý của Khổng giáo là Kỉnh và Thành. Có kính thì mới giữ được bản tính của mình cho thuần nhất, và có thành thì người với Trời và quỉ thần mới tương cảm với nhau được.

2-Nho Tông:Nho: đạo Nho, tôn giáo do Đức Khổng Tử sáng lập tiêu biểu cho nền Thánh đạo. Tông: dòng dõi, cội nguồn: tổ tông, chính tông – (Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh-) Nho giáo chính thống.

Ngược giòng lịch sử Trung quốc, kể từ đời Thượng cổ, người đi học đạo Thánh hiền gọi là "Nho", tức là người đã học biết suốt được lẽ trời đất và người, để dạy bảo người ta ăn ở cho phải đạo luân thường. Đạo Thánh hiền bắt đâu từ thời vua Phục Hi (4480-4365 trước Tây lịch), đến cuối đời Xuân Thu chiến quốc tức là khoảng 480 trước Tây lịch, Đức Khổng Tử phát huy đạo Thánh hiền thành hệ thống với những điều được định rõ:
-Cuộc biến hóa của vũ trụ liên quan đến vận mệnh con người
-Các mối luân thường đạo lý trong xã hội
-Các lễ nghi trong việc tế tự trời đất, quỉ thần.
Từ đó,Nho giáo ra đời và Đức Khổng Tử được tôn là Giáo tổ.

Rồi từ khi Đức Khổng Tử mất (năm 478 trước Tây lịch) đến hết đời nhà Thanh bên Tàu là hai ngàn rưỡi năm, Nho giáo vẫn tồn tại với những thăng trầm, lúc thịnh lúc suy. Nhưng thực ra, Nho giáo chỉ được kể đến đời Mạnh Tử (289 trước tây lịch) vì Khổng giáo coi như bị mất chơn truyền từ sự ra đời của phái Tuân Tử mở đầu cho các học phái Nho giáo về sau với nhiều canh cải không còn đúng đường lối của Đức Khổng Tử. Do vậy, đạo Nho được nói đến trong tôn chỉ ĐĐ Tam kỳ phổ độ , chính xác là Khổng giáo, được Ơn Trên gọi là Nho tông.

3-Sứ mạng: nhiệm vụ quan trọng thiêng liêng. Khi nói đến sứ mạng, phải có người làm nhiệm vụ, nhiệm vụ cụ thể là gì và đối tượng hay mục đích của nhiệm vụ. Trong giáo lý Cao Đài, danh từ "sứ mạng" được nhắc đến rất nhiều.
-SM Nho tông chuyển thế: nhiệm vụ của ĐĐTKPĐ trở lại khơi
nguồn Thánh đạo, phục hồi tinh thần Khổng giáo nguyên thủy của Đức Vạn Thế Sư Biểu làm đường lối cho nhân loại noi theo mà ổn định xã hội loài người, tái tạo cõi dinh hoàn, lập đời Thượng ngươn Thánh đức:
"Trước Nho tông chuyển kỳ cứu thế,
Giúp con người thoát bể tệ đoan;
Làm cho người tỉnh mộng tràng,
Luân thường đạo lý mở màn phục hưng.

…………………………………………………………………..
Nay sứ mạng trong phần Tam giáo,
Phải nhớ rằng Đại Đạo căn nguyên ;
Chấn hưng vạn cổ lưu truyền,
Thuần phong mỹ tục hi hiền, hi Thiên."

II-SỨ MẠNG ĐĐTKPĐ VÀ ĐƯỜNG LỐI NHO TÔNG

Đức Thượng Đế khai mở ĐTKPĐ nhằm cứu rỗi con cái của Ngài ra khỏi
thời Hạ ngươn cộng nghiệp trên cả hai mặt nhân sinh và tâm linh tức không chỉ giải thoát tâm linh từng cá nhân mà còn hướng đến việc ổn định toàn xã hội loài người để tiến đến việc tái lập cõi dinh hoàn lập đời Thượng ngươn Thánh đức.

Một cách dễ hiểu, "Thế đạo Đại đồng" là nhắm đến việc tạo dựng cho con người khi còn sống nơi thế gian một xã hội đại đồng hạnh phúc, và "Thiên đạo Giải thoát" là giúp con người thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử, trở về lại quê xưa nơi cõi vô sanh vô diệt sau khi rời bỏ thân xác phàm phu. Tuy nhiên, Đức Lý Giáo Tông đã nhắc nhở:"Hai con đường trị thế hay nhân sinh và tâm linh phải được thực hiện ngay trong kỳ đại ân xá này." Điều đó có nghĩa là "Thế đạo Đại đồng và Thiên đạo Giải thoát" không thể tách rời nhau mà trái lại hai mục tiêu có mối liên hệ hữu cơ gắn bó.Ngài dạy:
"Người sống một lẽ sống thật biết sống mới tạo được một xã hội an bình. Xã hội an bình, thân thế mới khỏi bị câu thúc bởi tham tàn dục vọng. Thân thế không bị câu thúc, tâm linh mới phát hiện ánh sáng hồn nhiên của lý tự nhiên và hòa hợp với lẽ đương nhiên mà trở thành thánh thiện hóa xã hội nhơn dân."

Xã hội đại đồng không thể nào hình thành được nếu như nhân loại không thoát ra khỏi sự ích kỷ, tham dục, câu chấp, tư lợi… để mải mê trong vòng tranh đua, kỳ thị, tàn hại lẫn nhau. Thiên đạo giải thoát chính là đường hướng gián tiếp giải quyết những vấn đề tồn tại của thế giới nhân loại hiện tại; hay nói cách khác, Thiên đạo Giải thoát chính là tiền đề để đưa đến Thế đạo Đại đồng, và sự giải thoát chỉ thực hiện được bằng Thiên đạo được hiểu là con đường đạo đức, là phần tinh thần trong lương tâm của nhân loại, mà con người không thể có được nếu như không đi vào con đường Thiên đạo tức thực hành công phu thiền định.Chính vì vậy mà Đức Chí Tôn Thượng Đế ban cho con cái của Ngài pháp môn Tam công với qui trình khép kín với sự hỗ tương chặt chẽ giữa ba công: công trình, công quả, công phu để :

"Mở tâm thức biết đàng hồi hướng,
Dụng nhơn sanh bồi dưỡng vạn sanh;
Tâm linh nhân thế hiệp thành
Mới nên xã hội trọn lành ngày mai."

Vậy sứ mạng ĐĐTKPĐ là "chuyển thế" theo đường lối "Nho tông" phải chăng là có thể tách rời "Thế đạo Đại đồng và Thiên đạo Giải thoát" vì từ xưa, Nho giáo được xem là đạo trị thế, không phải là đạo Giải thoát. Với Thánh đạo, người ta thường quan niệm chỉ làm tròn nhân đạo. Bởi vì chúng ta không hề nghe sách vở nói đến việc Đức Khổng Tử tham thiền như Đức Phật hay luyện đơn như Đức Lão Tử.

Nhà văn hoá, sử học Trần Trọng Kim trong phần mở đầu tác phẩm Nho
giáo đã viết: "Ngày nay ta bàn đến Nho giáo thì cũng chỉ xét những điều thiết thực về đường luân lý và chính trị, chứ không mấy khi bàn đến phần đạo lý tối cao của Nho giáo. Thành thử ta chỉ hiểu được cái phần thiển cận mà thôi, còn cái phần thâm viễn thì vẫn mập mờ không rõ."

Khai mở ĐĐTKPĐ, Đức Cao Đài đã đưa ra tôn chỉ "Tam giáo qui
nguyên- Ngũ chi phục nhứt" tức là con đường cứu rỗi của Ngài đặt nền tảng trên sự dung hòa Tam giáo. Trong bài Khai Kinh:
"Trung dung Khổng Thánh chỉ rành,
Từ bi Phật dặn lòng thành lòng nhơn
Phép Tiên đạo tu chơn dưỡng tánh,
Một cội sanh ba nhánh in nhau…."

Như vậy, nếu cho rằng Thánh đạo, Tiên đạo và Phật đạo là ba nấc thang tu tiến từ thấp đến cao , và như quan niệm của nhiều người, tu theo Thánh đạo không thoát khỏi luân hồi sanh tử, thì chỗ "một cội sanh ba nhánh in nhau" là chỗ nào?

Có thể nói ngay rằng , chỗ in nhau đó chính là "Thiên đạo Giải thoát" bởi vì nếu như "tu chơn dưỡng tánh " của Tiên gia là con đường luyện kỷ tu đơn, và hạnh "Từ bi" tức sự quên mình của nhà Phật là kết quả của sự tham thiền thì "Trung dung" của Đức Khổng Thánh là đạo lớn của Trời Đất mà con người chỉ có thể chứng ngộ được bằng pháp môn công phu tu tịnh như lời Đức Vô Cực Từ Tôn:
"Con hỡi đường nào đạt Đạo cơ?
Chỉ đường Trung nhứt phục nguyên sơ
Ngàn xưa Giáo tổ đều do đó,
Chứng quả độ đời tỉnh giấc mơ."

Vậy thì "con đường nào cũng dẫn về La Mã", tức là dù con thuyền Thánh đạo, Tiên đạo hay Phật đạo, cũng đều đưa khách lữ hành quay về lại bến khởi nguyên.Thánh đạo, Tiên đạo hay Phật đạo chỉ là những lớp học để người tu chọn lựa tùy theo căn cơ, trình độ của mình như người đi học phải vào lớp 1 nếu chưa từng biết chữ, và đã tốt nghiệp Tú tài thì đương nhiên có quyền thi vào Đại học. Người vào lớp 1 kiên trì vẫn có thể một ngày ra trường với học vị cao nhất là Tiến sĩ, còn người vào Đại học vẫn có thể nửa chừng bỏ dở, vẫn mãi mãi không có bằng Cử nhân.Tương tự, con đường Thánh đạo vẫn đưa người tâm chí đến sự giải thoát ; ngược lại, con đường Phật đạo vẫn có thể bỏ lại khách trần ai nếu cõi lòng vẫn cứ còn vấn vương mùi tục lụy.

Do đó phải hiểu rằng, "công bình" chỉ là bước đầu cho người tập tành đi tìm Đạo, nhưng đích điểm cuối cùng vẫn phải là vong ngã để đạt hạnh "Từ bi"
như lời dạy của Đức Giáo Tông:
"Chủ thuyết ấy chơn thần vong ngã,
Trải mình cho thiên hạ làm nên;
Bảo sanh nhân nghĩa là nền,
Đại đồng nhân loại vững bền nước non."

III-GIÁO LÝ NHO TÔNG HAY KHỔNG GIÁO

Để thực hành đường lối Nho tông, thì dù muốn dù không cũng phải trở lại tìm hiểu những điều mà Đức Khổng Tử đã dạy từ mấy ngàn năm về trước.
Đức Khổng Tử khai sáng đạo Nho, Ngài chứng đắc được lẽ huyền vi của Trời Đất, lập thành một hệ thống giáo lý, quán triệt từ căn nguyên của sự sinh hóa vũ trụ vạn vật đến tâm tính, hành động của con người. Do đó, giáo lý của Ngài được phân chia thành hai phần: Hình nhi thượng học, là cái học thuộc về vô hình, rất uyên áo, cao viễn mà ngày nay chúng ta gọi là vũ trụ quan Khổng giáo; và phần thứ hai là Hình nhi hạ học thuộc về những điều quan hệ đến nhân sinh nhật dụng của con người hay chính là nhân sinh quan Khổng giáo.

1-Hình nhi thượng học: Vũ trụ quan Khổng giáo
Được thể hiện trong quyển Kinh Dịch và sách Trung Dung, là hai quyển được coi là căn bản của Nho tông.

Đức Khổng Tử đặt nền tảng giáo lý trên nguyên lý: "Thiên Địa vạn vật đồng nhất thể". Nhất thể là cái lý lưu hành khắp trong vũ trụ, là nguyên nhân của sự sinh hóa trong vũ trụ. Đây là cái lý cốt yếu trong Kinh Dịch: "Vô vi nhi Thái cực", "Dịch hữu Thái cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái". Lúc đầu, vũ trụ chỉ là một khối mờ mịt hỗn độn, gọi là Vô Cực.Trong khối Vô cực, có một cái lý vô hình rất là linh diệu, cương kiện gọi là Thái cực. Lý Thái cực phát hiện ra hai thể khác nhau là động và tĩnh. Động là Dương và Tĩnh là Am. Hai thể ấy vận động không ngừng, đun đẩy , nối tiếp liền nhau, dương lên đến cực độ, phát sinh âm , âm lên đến cực dộ, phát sinh dương và cứ như thế tuần tự biến ra vạn hữu.

Khổng giáo quan niệm: trong trời đất không có gì là không biến đổi, gọi là Dịch.Vạn vật trong vũ trụ biến hóa vô cùng, nhưng trong sự biến hóa luôn có sự điều hòa gọi là Trung. Trung là cái thể hoàn toàn của sự quân bình, hàm ý cái Hòa, vì có Hòa mới có Trung, mà đã có Trung tất có Hòa, Sách Trung Dung viết: "Trung là cái gốc lớn của thiên hạ, hòa là cái đạt đạo của thiên hạ. Cùng cực cả Trung và Hòa thì trời đất định vị, vạn vật được nuôi dưỡng yên ổn."
Đạo trời đất theo cái Trung mà biến hóa không ngừng do một dương và một âm mà sinh sinh hóa hoá phát thành vạn vật. Đức Khổng Tử lấy sự sinh làm trọng, Ngài cho sự sinh của vạn vật là theo lẽ tự nhiên, gồm 4 đức của Trời vô cùng lớn rộng là: Nguyên , Hanh, Lợi, Trinh.


Đức Nguyên là khởi đầu sự sinh vạn vật. Đức Hanh là sự thông đạt của sự sinh vạn vật. Đức Lợi là sự thỏa thích của sự sinh vạn vật, đức Trinh là sự thành tựu của sự sinh vạn vật. Vậy đạo Trời Đất là chủ ở sự sinh vạn vật, mà sự sinh ấy là đầu của các điều thiện. Đây là quan niệm cốt lõi của Khổng giáo, là chỗ được xem là khác biệt với các tôn giáo khác.

Đối với con người, Đức Khổng Tử cho rằng: người là cái đức của trời đất, là sự kết giao của âm dương, sự tụ hội của quỉ thần, cái khí tinh tú của ngũ hành (Nhân giả kỳ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỉ thần chi hội, ngũ hành chi tú khí giả – Sách Lễ Ký-Lễ vận, XI). Trời Đất sinh ra người lại phú cho cái tính quí, tức là người thọ nhận cái đức của Trời Đất. Người lại thọ bẩm được hoàn toàn cả cái thần linh diệu và khí chất tinh tú, tạo nên phần tinh anh gọi là Tâm. Tâm là cái thần minh ở trong vạn vật, là cái tia sáng của Trời phú cho để hiểu hết các sự vật. Nhờ đó con người mới có giá trị cao trọng xếp ngang cùng Trời Đất. Do đó, Khổng giáo dạy: Trời sinh ra người , phú cho người cái tính sáng suốt thì đạo người phải cố gắng theo đạo Trời mà tiến hóa cho đến chí thiện chí mỹ.

Cái đức lớn của Trời là sự sinh, thì đạo người phải theo đạo trời đất mà bồi dưỡng sự sinh. Đạo trời có 4 đức lớn là: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh. Đạo người có 4 đức tương đương là: Nhân. Lễ, Nghĩa, Tín. Nguyên tức là đức Nhân đứng đầu các điều thiện; Hanh tức là Lễ, hội hợp được cái đẹp; Lợi tức là Nghĩa, định rõ các phận cho điều hòa; Trinh là đức Tín, giữ vững cái chính để làm gốc mọi sự.

Nhân là cái gốc lớn của sự sinh hóa trong trời đất, thế gian nhờ đó mà đứng, vạn vật nhờ đó mà sinh, quốc gia nhờ đó mà còn. Lễ nghĩa nhờ đó mà phát hiện ra. Cho nên Khổng giáo lấy Nhân làm tôn chỉ duy nhất trong tôn giáo, chính trị và học thuật trong thiên hạ. Đạo Nhân có thể vừa thấp, để cho ai cũng với đến được, mà cao thì cao vô cùng. Nhân là cái đích tu dưỡng của Nho tông. Người tu đến bậc Nhân thì làm việc gì cũng đúng đạo lý, tức hợp thiên lý một cách tự nhiên

Đức Khổng Tử tin Trời làm chủ tể vũ trụ , điều hòa mọi sự biến hóa trong thế gian, nên con người phải biết vui theo mệnh Trời mà sống cho phải Đạo. Trong trời đất có khí thiêng liêng tức là phần vô hình bao gồm cả linh hồn con người và các đẳng cấp Thiêng Liêng gọi chung là Quỉ thần. Đức Khổng Tử cho Trời là cái Lý linh diệu chí công chí chính, còn quỷ thần là linh khí của trời đất, rất thông minh chính trực, không thiên vị bất cứ ai, nên người giống như vạn vật cũng vốn thọ bẩm cái lý khí ấy mà lấy lòng thành thực và kính cẩn mà thờ phượng Trời và đối xử với quỷ thần, chứ không dùng sự lễ bái tư tâm mà cầu tài cầu lợi.

Gốc luân lý của Khổng giáo là Kỉnh và Thành. Có kính thì mới giữ được bản tính của mình cho thuần nhất, và có thành thì người với Trời và quỉ thần mới tương cảm với nhau được.

2-Hình nhi hạ học hay Nhân sinh quan Khổng giáo
Đây là phần dạy về con người trong đời sống nhân sinh hữu hình, còn gọi là thế đạo hay ngoại giáo công truyền, được đề cập trong hầu hết các kinh sách của Khổng giáo.

Đức Khổng Tử cho rằng con người ai cũng có tính của Trời Đất phú cho giống nhau, nhưng vì tập quán mà thành ra mỗi người đổi khác, cho nên phân biệt ba loại người trong đó bậc thượng trí với kẻ hạ ngu không biến đổi, Bậc thượng trí là đã có sẵn cái khí rất thanh của trời đất, thì ngay từ lúc đầu đã hoàn toàn rồi, không phải thay đổi gì nữa, kẻ hạ ngu thì do thọ bẩm cái khí rất trược, thì dù có dạy bảo thế nào cũng không trở nên hay được. Còn những bậc trung nhân thì tùy giáo dục, tập quán mà thành ra người hay, người dở. Mà trong nhân loại thì đa phần là hạng trung nhân có thể dạy bảo được cả. Ngài nói " Hữu giáo vô loại" có nghĩa là bất cứ nòi giống nào cũng có thể dạy bảo cho nên người được. Do vậy Khổng giáo rất chú trọng việc giáo hóa.

Tuy nhiên Ngài cũng cho rằng đa số nhân loại chỉ hiểu được những điều thiển cận giản dị, còn những điều uyên áo, cao xa, dầu có đem giảng dạy người ta cũng không hiểu hết mọi ý nghĩa, vì thế cho nên đối với người thường Ngài chủ trương không nói những điều người ta không thể hiểu hay có thể làm người ta hiểu lầm.Vì thế, cái học của Đức Khổng Tử có hai phần: một phần công truyền và một phần tâm truyền: phần công truyền là dạy về luân thường đạo lý để dạy cho mọi người; phần tâm truyền dạy về những sự cao xa khó hiểu để riêng cho người có tư chất đặc biệt, tự mình phải học mà lĩnh hội, chứ không thể giảng rõ bằng lời.

Phương pháp dạy học của Đức Khổng Tử là dạy từ thấp đến cao, những điều người ta có thể hiểu dạy trước, rồi dần dần mới dạy đến những điều cao xa. Cách dạy của Ngài là phải để cho học trò cố sức suy nghĩ tìm tòi, khi nào xem chừng đã gần hiểu được, nhưng còn chưa thông suốt được, hoặc chưa thể diễn giải rõ ràng thì Ngài mới chỉ bảo cho. Ngài quan niệm trước hết dùng sách vở để mở trí cho người, rồi lấy hiếu đễ lễ nhạc mà un đúc sửa sang tâm tính, nhân cách của người cho ngay chính và cuới cùng mới dạy văn chươmg để tô điểm thành người tôn quí.

Giáo lý Khổng giáo dạy người cốt để đạt được đạo Nhân. Mà theo Đức Khổng Tử để tập rèn đạo Nhân thì trước hết con người phải có lòng hiếu đễ, vì con người nếu ở với cha mẹ không có lòng hiếu thảo, không hòa thuận được với anh em cùng chung huyết thống thì tình cảm rất bạc bẽo, làm thế nào mà hình thành được lòng nhân? Đối với cha mẹ, ngài dạy phải lấy lễ mà đối xử khi sống và cũng lấy lễ mà tế khi chết, nhưng không phải bằng hình thức mà phải hết sức thành thực và cung kính, tùy cảnh ngộ mà biến đổi sao cho thích hợp với đạo Nhân.

Để dạy con người đạo Nhân, Đức Khổng Tử quan niệm phải dùng Lễ Nhạc, vì Lễ cái trật tự của Trời Đất, còn Nhạc là cái điều hòa của trời đất.Với Đức Khổng Tử, chữ Lễ ngoài ý nghĩa thông thường mang tính cách tôn giáo, còn mang một nội dung về luân lý, chỉ sự kỷ luật về tinh thầ: người có lễ là người biết tự chủ khắc kỷ. Dùng Lễ cốt để tạo ra không khí lễ nghĩa, khiến người ta có thói quen làm điều lành , điều phải một cách tự nhiên, mà hợp với đạo Trung. Ngài dạy: "cung kính mà không có lễ thì phiền, cẩn thận mà không có lễ thành ra sợ hãi, dũng mà không có lễ thành loạn, trực mà lễ thành ra vội vã" Vì vậy: "không phải lễ thì chớ trông, không phải lễ thì chớ nghe, không phải lễ thì chớ nói, không phải lễ thì chớ làm. Lễ là giềng mối để phân định tôn ti trật tự luân lý trong gia đình, ngoài xã hội và đến quốc gia.

Đối với Nhạc, Đức Khổng Tử cho rằng Nhạc với lòng người cảm hóa lẫn nhau, một là lòng người cảm xúc ngoại cảnh mà thành ra tiếng nhạc, hai là tiếng nhạc chi phối lại lòng người. Nhạc do lòng người thiện hay ác mà sinh ra, rồi lại cảm lòng người mà khiến người làm điều thiện hay điều ác.Lễ và Nhạc dung hòa nhau. Có Lễ mà không có Nhạc thì con người sống với nhau không tạo được sự thông cảm; còn Nhạc mà không có lễ thì thành phóng túng khinh lờn, ra ngoài đạo lý.

Theo Khổng giáo, để trở nên người đức hạnh vẹn toàn mà Đức Khổng Tử gọi là người Quân tử, con người cần phải học. Học là học đạo Thánh hiền để cầu nghĩa lý , biết phải trái mà sửa mình chứ không phải chỉ học để làm nghề sinh sống. Ngài dạy, muốn Nhân mà không muốn học thì bị cái che mờ là cái ngu; muốn Trí mà không muốn học thì bị cái che mờ là cái kiêu kỳ thái quá; muốn Tín mà không muốn học thì bị cái che mờ là hại nghĩa; muốn Trực mà không muốn học thì bị cái che mờ là ngang ngạnh; muốn Dũng mà không muốn học thì bị cái che mờ là loạn; muốn Cương mà không muốn học thì bị cái che mờ là táo bạo, khinh suất.

Trong việc học để sửa mình tức tu thân, thì trước phải cố giữ cái tâm của mình cho ngay chính, cái ý của mình cho thành thực. Tâm đã chính, ý đã thành thì tự nhiên cái lương tri, lương năng của mình sáng suốt , xem xét điều gì cũng hiểu rõ chỗ sâu xa, dù ở trong hoàn cảnh nào cũng ứng xử hợp với đạo lý.Từ đó dẫn tới chữ Tín trong các mối quan hệ xã hội.

Tư tưởng Khổng giáo cho rằng xã hội loài người phải có sự lãnh đạo tức quyền tối cao để giữ kỷ cương cho cộng đồng. Quyền ấy gọi là quân quyền. Người giữ quân quyền phải lo việc nước, tức là sự sinh hoạt của dân, dạy dỗ và mở mang cho dân. Quân quyền có quan hệ đến vận mệnh của một xã hội, một dân tộc cho nên theo Khổng giáo là do ở mệnh Trời mà ra; cho nên người lãnh đạo đất nước tuy nắm uy quyền trong tay, nhưng không được lạm dụng uy quyền, thế lực mà làm điều tàn bạo.Mặt khác, Đức Khổng Tử quan niệm việc cai trị trong quốc gia cốt là do ở người hành chính chớ không phải do chính thể. Chính thể dù có hay đến đâu mà người thực hành không tốt thì việc nước cũng bất ổn. Cụ thể là người cầm quyền nếu biết theo đường ngay chính thì mọi việc trong nước đều ngay chính. Người lãnh đạo ngay chính thì người dưới phải theo .Vua có phận vua, tôi có phận tôi, vua lấy lễ mà khiến tôi, tôi lấy trung mà thờ vua. Trung quân có nghĩa rộng là trung với quân quyền trong nước chứ không phải giới hạn trong ý nghĩa trung với vua như sự canh cải của hàng Hậu nho các triều đại sau.

Bởi lẽ, theo Khổng giáo, vua chỉ là một phần trong toàn thể , vì có tài đức mà được cái địa vị tôn quí để giữ cho toàn thể yên ổn. Đức Khổng Tử cho rằng: "Trời thương dân, dân muốn điều gì, Trời cũng theo"; muốn biết ý Trời thì cứ xem lòng dân. Vua là Thiên tử được quyền thay Trời chăn dân, nhưng đối với dân phải chịu hết cả trách nhiệm, phải theo luật công bình, giúp dân an cư lạc nghiệp. Vua với dân có quan hệ mật thiết với nhau, vua không thể không có dân, mà dân không thể không có vua.

Vua cai trị dân, lấy đạo đức mà giáo hóa, trị người hơn là dùng hình pháp. Chỉ khi nào bất đắc dĩ không thể dạy được bằng đức mới dùng hình. Ngài dạy: "xử kiện thì ta cũng như người, làm sao cho khỏi kiện tụng mới là hay"

Điều quan trọng trong việc cai trị là giữ lòng tin với dân và phải quan tâm đến ba điều mà Ngài gọi là Thứ, Phú và Giáo. Thứ là quan tâm chăm sóc sức khoẻ cho dân. Phú là làm cho dân giàu. Giáo là dạy cho dân biết lễ nghĩa.. Dân có mạnh khỏe, đủ ăn, đủ mặc thì mới có thể học được lễ nghĩa. Dân mà ấm no, biết sống theo lễ nghĩa thì chắc chắn đất nước thái bình, chính trị ổn định, và kinh tế sẽ phát triển.

3-Đạo Thời Trung:
Điểm cốt lõi thứ hai tiếp theo đạo Nhân trong giáo lý Khổng giáo là đạo Trung Dung. Nếu Nhân là đầu mối của tất cả đức tính tốt đẹp của con người thì đạo Trung Dung hay Trung đạo là khuôn phép giữ cho mọi đức tính đúng theo Thiên lý.

Tử Hạ hỏi Khổng Tử:
-Nhan Hồi là người thế nào? -Cái tin của Hồi hơn ta.
-Tử Cống là người thế nào?-Cái nhanh của Tử hơn ta.
-Tử Lộ là người thế nào? -Cái dũng của Do hơn ta.
-Tử Trương là người thế nào? – Cái nét trang nghiêm của Sư hơn ta
Tử Hạ đứng dậy mà hỏi rằng:
-Thế thì sao 4 gã ấy lại phải đến học với Thầy?
Đức Khổng Tử trả lời:
-Ở đây ta bảo, Oi! Hồi tin mà không biết nghĩ lại. Tứ biết nhanh mà không biết có lúc đáng chậm. Do có dũng mà không biết có lúc nên nhát. Sư có nét trang nghiêm mà không biết ung dung để hòa đồng với mọi người. Gồm tất cả những nết hay của bốn gã ấy có, mà đổi lấy cái của ta không bằng bốn gã , ta không thuận. Vì thế bốn gã phải thờ ta làm thầy, mà không có hai lòng vậy (Khổng Tử Gia ngữ- Lục bản, XV)

Đây chính là Đức Khổng Tử muốn nói đến đạo Trung Dung, là cốt lõi của Nho tông. Trong phần đề tựa của quyển Trung Dung (là quyển sách do Tử Tư là cháu đích tôn của Đức Khổng Tử, học trò của Tăng Tử tập họp ghi lại những lời của Đức Khổng Tử đã giảng về đạo Trung Dung) ông Châu Hy viết: "Hễ cái tâm không chênh bên này, không lệch bên kia, ở được mức giữa gọi là Truing; còn như giữ thường thường một mực , không hay dời đổi thì gọi là Dung. Trung là con đường ngay mà tất cả mọi người phải theo. Dung là cái lẽ định sẵn quản trị tất cả mọi người."

Theo Đức Khổng Tử, vạn vật phải vận hành theo đúng thiên lý, mà thiên lý lưu hành không ngừng nghỉ tức đạo Trời Đất luôn dịch chuyển biến hóa tuần tự nối tiếp trong thế quân bình, sáng tạo giữa một âm một dương gọi là đạo Dịch.Đạo Dịch hễ cùng thì biến, biến thì thông, thông thì lâu bền, nghĩa là theo đạo Trời Đất,việc gì đến chỗ cùng cực thì phải biến đổi để thoát khỏi chỗ cùng cực, để giữ sự lâu bền. Như vậy, đạo Dịch là tùy THỜI, tức có lúc "cùng", lúc "thông".

Chữ THỜI ở đây không có nghĩa xu thời phụ thế, hay nghĩa thiển cận thông thường của thế gian: "nắng chiều nào, che chiều ấy" mà có ý nghĩa rất sâu sắc : tùy thời mà thuận, theo thời mà chống để đừng làm mất cái đạo Trung. Cho nên gọi là đạo Thời Trung, là đạo dạy cho con người biết tiến thoái, biết giữ cho còn, biết làm cho mất (Tri tiến thoái tồn vong chi đạo) được diễn giải trong toàn bộ quyển Kinh Dịch.

Chính vì vậy, học Dịch là để biết Thời, để dụng Thời mà giữ cho được đạo Trung.Chữ Trung phải đúng với chữ Thời. Chưa đến lúc phải làm mà làm là thái quá; đã đến lúc phải làm mà không làm, hoặc làm chậm trễ là bất cập. Không đúng thời là bất trung, đúng với thời là đắc trung. Người Quân tử biết thời mà hành động hợp với đạo Trung để bảo toàn chính mình và làm nên việc lớn.


Đức Vạn Hạnh Thiền Sư đã nói:
"Nếu luận đến tam giáo Thánh nhân thì Khổng Tử không đồng hình thức sắc thái của các hàng Đạo tổ. Nhưng sau Đức Khổng Tử cũng được Vạn Thế Sư Biểu vào hàng Tam giáo Đạo Tổ ở cõi Á Đông. Đồng thời Đức Jésus là người sinh ra từ trong máng cỏ, dù là giòng dõi của David, nhưng sự kiện không đưa cho Jésus được ngang nhiên để có một đức hy sinh xả thân cầu
đạo, xả thú cầu bần như Thái Tử Đạt Ta. Hai hoàn cảnh, hai hiện tượng khác biệt, một từ ngai vàng đi xuống, một từ máng cỏ đi lên. Đông Tây gặp gỡ ở chỗ Trung Đạo, đó là con đường mà Đức Khổng Tử đã chủ xướng và thành đạo để nghìn đời vạn thế vẫn tôn sùng ." (7-5 Quí Sửu 1973)

Nói đến đạo của đức Khổng Tử, ít ai thấy được phần tâm truyền được ẩn chứa trong phần dạy về Hình nhi thượng học, nên thường cho rằng đạo Khổng chỉ dạy về phần nhân sinh thế đạo. Chính do bởi Đức Khổng Tử cho rằng đây là phần không thể dạy bằng lời và không phải ai cũng có thể lĩnh hội được. Đó cũng chính là phép "tâm truyền tâm" trong phép Đại thừa Thiên đạo".

Trong Tam kỳ Phổ độ, Ơn Trên dạy trong quyển Đạo Học Chỉ Nam: "Pho sách Trung Dung là một yếu lý cao siêu của Nho tông, dạy người làm Hiền, làm Thánh; bí quyết nằm gọn trong hai chữ Tánh, mạng. Chứng đạo đến đó thì cùng Trời Đất, vạn vật đồng một thể, tham tán thiên địa tạo hóa, mà hoàn thành cho vũ trụ vạn hữu. Nhân vị con người đến đó mới trọn xứng câu tam tài đồng nhất thể (….) Tu chứng được Trung thì đạo Tánh mạng hiển hiện, cùng với Trời Đất không hai"

Như vậy, nói đến đạo Trung Dung là nói đến đạo Giải thoát tức Thiên đạo. Con người đạy được đạo Trung là hiệp nhất cùng Thái Cực vậy.

IV- MỘT SỐ ỨNG DỤNG NHO TÔNG VÀO ĐỜI SỐNG

Mấy ngàn năm trôi qua, giáo lý Khổng giáo vẫn là ngọn đuốc soi đường cho nhân thế đi tìm chân lý hạnh phúc nơi cõi thế gian, tỏ rõ được tinh thần của nền văn minh phương Đông trên nền tảng đạo đức bất biến cho muôn đời sau noi theo. Với người đời nay, Đức khổng tử được xưng tụng là "Vạn Thế Sư Biểu Khổng Thánh Tiên Sư", nhưng chính thực Ngài là vị Phật của nền Thánh đạo, để lại cho hậu thế cả một cẩm nang yếu lý chỉ cho con người phương cách không những biến loạn thành trị nơi cõi thế, mà còn dẫn dắt con người đi vào cõi Thánh, trở lại ngôi xưa nơi vùng vô sanh vô diệt. Nhưng con người vì mải mê chạy theo ảo ảnh vật chất mà không thấy được giữa sa mạc mênh mông khô cằn, một nguồn suối trong lành đang tuôn chảy.

Nếu không nhờ đức háo sanh của Đấng Cha Trời cùng tình thương vô biên của các Đấng Thiêng Liêng trong Kỳ ba Đại ân xá, là, sống lại tinh thần Nho tông của mấy ngàn năm trước, chác hẳng kho tàng của Khổng giáo sẽ bị chôn vùi trong tư duy thiên kiến hạn hẹp của con người. Đức Lý Giáo Tông đã gởi những giòng tâm huyết cho những ai giác ngộ, quyết tâm chọn lựa con đường tu hành:

"Nay Bần Đạo ngòi son đã thảo,
Gởi chư hiền học Đạo trì tu;
Nghiệm đi rồi sẽ vận trù,
Cho nên sứ mạng công phu cõi trần.
Tử bất ngữ loạn, thần, quái, lực ( Sách Luận Ngữ –Quyển tư – Chương thứ7: Thuật Nhi)
*Tử bất ngữ quái, lực, loạn, thần. Có nghĩa: Đức Khổng Tử không giảng dạy luận về 4 việc:quái dị, dõng lực, phản loạn, quỉ thần. Bàn việc quái dị khiến người ta bỏ lẽ thường. Nói việc dõng lực, tức xúi người ta gây gỗ tranh đấu. Luận việc phản loạn tạo cho người sanh tâm bội nghịch. Đàm luận việc quỉ thần, tức là làm cho người ta mê tín.
Ngài dạy:" Tử dĩ tứ giáo:văn, hạnh, trung, tín" Có nghĩa Ngài dạy chư môn đệ 4 khoa: văn chương lục nghệ, nết na đức hạnh, trung trực hết tình và tín thật chẳng ngoa

Hỡi ai người ý thức nho phong;
Bảo sanh nhân nghĩa đại đồng,
Phải do đạo lý nằm trong tâm người."

Tuân hành Thánh ý của Đức Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, trên đường sứ mạng, người tín đồ Cao Đài noi theo gương sáng của Đức Khổng Phu Tử, không chỉ về phương diện tu thân để trở nên người Quân tử là người tài đức vẹn toàn, mà học theo cách hành xử của Ngài trong mọi lĩnh vực đời sống.
Thí dụ như trong vấn đề giáo dục, Ngài chủ yếu phát huy tư duy sáng tạo của cả Thầy lẫn trò với sự vận dụng tính năng của khoa tâm lý giáo dục một cách khoa học. Sự giáo hóa của Ngài cốt làm sáng cái đức sáng của người chứ không chỉ đơn thuần đem kiến thức của mình trao cho người.

Ngài chủ trương con người sống trên đời là phải đem tài trí ra giúp đời cho nên Ngài nung chí làm quan để có điều kiện thực hiện việc bình thiên hạ, góp phần xây dựng xã hội đạo đức, làm những điều ích chúng lợi dân.

Sự thành công của chủ trương hòa giải cơ sở của Nhà nước Việt Nam hiện tại nhằm giảm bớt việc kiện tụng trong dân chúng đang được khuyến khích cvhẳng phải đã được Đức Khổng Tử đề xướng từ thuở xa xưa hay sao? Hoặc chương trình "Xóa đói giảm nghèo", hay "Sức khỏe cộng đồng" của chính phủ Việt Nam trong thời gian qua, cũng không ngoài đường lối Thứ, Phú, Giáo của Nho Tông. "Qui chế dân chủ cơ sở" cũng chính là sự phát huy tinh thần "Lòng dân là ý Trời" của Khổng giáo.

Tinh thần "Đại đồng nhân loại" cũng đã được Đức Khổng Tử đề cập qua ý tưởng lòng nhân ái phải lan khắp thiên hạ chứ không riêng một xứ nào, thành phần nào. Sách Khổng Tử Gia Ngữ có chép câu chuyện : vua Sở đánh rơi mất cung, các quan tâu xin sai người đi tìm. Vua Sở nói : "vua Sở mất cung, ngươi nước Sở nhặt được , mất đi đâu mà tìm" . Đức Khổng Tử nghe được nói rằng :" tiếc thay ý ấy còn hẹp, sao không nói: người rơi mất cung, người bắt được , hà tất phải là người nước Sở!"

KẾT LUẬN:
Đức Thượng Đế mở đạo Cao Đài với tôn chỉ qui nguyên Tam giáo, phục nhứt Ngũ chi , hướng dẫn con người đạt hai cứu cánh: "Thế đạo Đại đồng và Thiên đạo Giải thoát" , túc giúp con người giải quyết cả hai mặt nhân sin và tâm linh. Đây không chỉ là một sự lập giáo như trong Nhứt và Nhị kỳ Phổ độ của các vị Giáo tổ, mà đặc biệt còn hình thành một nhiệm vụ tối quan trọng và thiêng liêng với sự hợp tác giữa Trời và Người nhắm đến việc cứu độ toàn nhân loại.

Để làm nên sứ mạng trọng đại này, về phía con người, các Đấng Thiêng Liêng đã hé mở thiên cơ, chỉ cho con người bí quyết ứng dụng đường lối Nho tông để không chỉ đạt đến chỗ hoàn thiện bản thân mỗi người mà còn cùng nhau tạo lập một xã hội an lạc, thái hòa thuận tùng thiên lý nơi cõi thế gian; đồng thời hoàn tất công cuộc qui nguyên phản bổn của những Tiểu Linh Quang.

Sứ mạng đã được giao phó; hành trang cũng đã được Ơn Trên ban phát; phần còn lại là tâm chí của khách lữ hành trước cuộc trường chinh trên đường thiên lý diệu vợi. Cuộc hành trình chắc chắn sẽ đầy cam go và thử thách. Nguyện xin được làm những người môn sinh muộn màng của Đức Khổng Thánh , cố gắng học thuộc bài học năm xưa của Ngài để được Ngài phù trợ ban ơn trên bước đường Trung đạo tìm về bến khởi nguyên.
Hồng Phúc

Học đạo để nên người thánh thiện,
Tu hành cần rèn luyện thân tâm,
Có thân, thân chớ đọa trầm,
Có tâm, tâm chớ lạc lầm phàm phu.

Đức Đông Phương Lão Tổ, CQPTGL, 04-6 tân Dậu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây