Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.
-
Đề tài: Những chữ Tâm Huờn Cung Đàn,Tý thời 14 rạng Rằm tháng 5 Ất Tỵ (14-6-1965)
-
Trong Tờ khai Đạo ghi ngày 07-10-1926 (nguyên văn bằng tiếng Pháp), được tiền bối Lê Văn Trung gửi cho ...
-
Giải pháp ưu việt nhất để cứu độ con người là con người làm thế nào phát huy tối đa ...
-
BỐN BÀI THÁNH GIÁO ĐẦU TIÊN SẼ LẦN LƯỢT HỌC TRONG NĂM 2017 -ĐINH DẬU
-
“Tam Kỳ Phổ Độ là một giai đoạn quan trọng trên lịch sử diễn tiến của nhân loại trong kỳ ...
-
Thánh giáo Đức Hà Tiên Cô dạy chư tịnh viên. Đây là bài giáo pháp rất đặc biệt, là một cẩm ...
-
Thời gian là dòng sông vĩnh cửu, nhưng nếu không có bốn mùa thì lấy chi để đánh dấu thời ...
-
“ Thầy mong con biết Thầy hiểu Đạo, Cho thế gian cải tạo thanh bình; Lòng Thầy thương cả chúng sanh, Trong tình ...
-
Cao Đài /
Vào năm 1927, trong một đàn cơ tại Cần Thơ, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế đã cho một bài thơ ...
-
THÁNH THẤT BÌNH HÒA (Gia Định) Ngọ thời Rằm tháng 8 Đinh Mùi (18-9-1967) THỂ-LIÊN TIÊN-NỮ chào chư Thiên sắc, Chị mừng ...
-
Muốn đạt kết quả trên con đường Thiên Đạo Đại Thừa phải giữ lòng thanh tịnh... Tâm thanh tịnh là ...
-
Nhân sinh thành Phật dễ đâu Tu hành có khổ rồi sau mới thành. Hai câu thơ trong thi truyện về cuộc ...
Hồng Phúc
Lòng Từ Phụ
Một học giả người Nga, ông Đi-Mi-Tư-Ri-Li-Kha-Chốp, đã viết: "Tôi tin vào trí tuệ tối cao, bởi vì trong khi quan sát thiên nhiên, quan sát hoạt động con người, quan tâm đến những ngành khoa học khác nhau. Tôi thấy rằng thế giới được sắp xếp hợp lý biết bao. Vì vậy tôi chống lại sự đảo lộn một cách không suy nghĩ các dòng sông và những mưu toan xốc nổi khác hòng làm tốt hơn so với cái thiên nhiên đã tạo ra.
Trong thiên nhiên, tất cả đều được sắp xếp đến nỗi không có nghi ngờ gì nữa, hiện đang tồn tại một trí tuệ khác thường nào đó đã từng hoạt động hàng triệu năm đem lại cho thiên nhiên một sự tự do - một sự tự do không đồng nghĩa với tình trạng hỗn độn, bởi vì cái chung nó sẽ đưa đến những kết quả rất quan trọng và tốt đẹp.
Tôi nghĩ rằng rất nhiều người đang đi tới tư tưởng về sự tồn tại của một trí tuệ như vậy. Điều đó không có nghĩa rằng cần phải đi vào nhà thờ hoặc một thể chế kinh thánh nào đó. Những người mà trong những điều vừa nói lại nhìn thấy cái gì đó duy tâm, tôn giáo, thần bí, đó là những người hoàn toàn không hiểu đúng rồi."
Qua lời phát biểu này, rõ ràng Thượng đế đã vượt khỏi khuôn khổ tôn giáo, thành một thực thể vô hình có mặt khắp nơi như một chân lý trường cửu bất biến đối với loài người.
Cho đến đầu thế kỷ 20, một nền tôn giáo mới đã được khai sinh trên đất nước Việt Nam, mà vị giáo tổ không phải là người phàm tục như những tôn giáo đã có từ trước, mà là một đấng Vô Hình từ cõi thượng thiên dùng thiên điển qua huyền cơ diệu bút mở đạo cứu độ loài người với danh xưng rất khiêm tốn là "Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát". Tiên Ông chính là Đấng Toàn Tri Toàn Năng mà con người đã từng tranh cãi, vẽ vời như lời Đức Nguyệt Quang Tiên Nương, một vị tiền bối của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo đã đắc vị trở về xác nhận qua cơ bút:
"Ngửa mặt nhìn Trời, Trời lồng lộng.
Kề vai tựa đất, đất mênh mông.
Ra về nơi chốn hư không,
Mới hay Tạo hóa chí công nhiệm mầu.
Không hiện tướng đâu đâu trải khắp
Bặt tăm hơi ngăn nắp điều hòa,
Ba ngàn thế giới bao la.
Mặc cho thế tục người ta vẽ vời."
Tiên Ông Cao Đài đã xác nhận:
"Hỡi Các con ôi! Từ xưa đến nay các con vẫn biết Thầy là Chủ tể của càn khôn vũ trụ. Thầy là Cha cả của nhơn sanh vạn vật, tất cả đều thọ hưởng hồng ân võ lộ của Thầy mà sanh sanh hóa hóa, từ hữu tri giác cho đến vô tri giác, trong tam giới ngũ hành đều do theo luật tạo đoan của Thầy mà biến chuyển." ( TGST-1961)
Mỗi con người ở thế gian này đều có hai phần, mà chính Tiên Ông đã xác nhận ngay những năm đầu khai đạo:
"Ai đã mang mảnh hình hài thì phải biết đội ơn hai đấng:
Một là Trời, vì đấng Thanh Cao (Trời) phú cho người một cái bổn tánh thiện lương, tức là phần hồn.
Hai là Cha mẹ, vì người thọ bẩm tinh cha huyết mẹ mà tạo ra một cái hình hài xác thịt, tức là phần xác.
Điểm linh tánh Trời ban cho mọi người là cái tuyệt diệu cao siêu, nhập vào mảnh thân phàm là "hồn hiệp xác". Người nhờ cái bổn tánh ấy mà biết khôn ngoan, phân biệt điều lành, lẽ ác, biết phải quấy, biết lo buồn; nói tóm lại là mọi sự thế gian đều rõ biết."
Như vậy, Đấng Tạo Hóa Toàn Tri Toàn Năng quyền uy tối thượng mà con người nghĩ rằng sẵn sàng ban phước hay giáng họa đã thực sự hiện hữu trong Kỳ ba phổ độ trong vai trò của một đấng Từ Phụ hết lòng thương yêu, chở che, đùm bọc con cái như một người cha ở cõi hữu hình. Và nếu người cha nơi cõi tạm chỉ có thể nuôi dưỡng xác thân con cái mình thì Đức Chí Tôn Thượng Đế, vị Cha Linh Hồn của toàn thể chúng sanh có đầy đủ quyền năng dẫn dắt linh hồn con cái của Ngài trở lại nguồn cội là nơi vô sanh vô diệt, giải thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử nơi bể trầm luân.
Dân tộc Việt Nam đã hết sức hữu phước được Đức Cao Đài làm nơi gieo hạt giống Tình thương, hóa hoằng đức háo sanh của Ngài đến toàn nhân loại trong buổi cuối cùng của chu kỳ vũ trụ:
"Thầy đã chọn đất linh mở đạo,
Mượn Rồng Tiên xây dựng nền Nhân;
Giữa đời mạt kiếp phong vân,
Hóa hoằng cứu vớt nguyên nhân trở về."
"Trải qua bao nhiêu ngươn hội cho đến thời mạt pháp này, cũng như bao nhiêu lần trước, giữa lúc nhơn loại tranh nhau lăn mình vào đường diệt vong, Thượng Đế hoằng khai mối Đại Đạo trong cõi Nam Thiện bộ châu, mượn mảnh đất cỏn con để gieo hạt giống từ bi, bác ái, hầu chữa chứng bịnh ngặt cho toàn linh sanh chúng, mà nòi Tiên Long hướng đạo trong buổi này." (15.3.Nhâm Dần –1962 )
Và từ buổi ấy, con người đã nghe được tiếng nói của Đức Thượng Đế, không phải tiếng nói của một "ông Trời" nghiêm khắc, quyền uy, sẵn sàng trừng phạt những ai tội lỗi, đi ngược ý Ngài như trong tâm tưởng của nhiều ngườ ; mà trái lại là tiếng nói của một người cha từ ái hết mực thương yêu con cái, giáo hóa con bằng những lời lẽ gần như hạ mình năn nỉ:
"Thầy hằng nói cùng các con rằng: các con là hình thể Thầy trong lúc Tam Kỳ Phổ Độ này. Nếu các con chia lìa , nghịch lẫn nhau thì chẳng khác nào các con đành chặt tay chơn thân thể Thầy, song lẽ nào các con đành chặt tay chơn thân thể Thầy, song lẽ nào các con lại ghét tấm thân già nầy mà đành lòng dường ấy sao? Cười…
Ngày nay Thầy đã đến cầu khẩn xin thương Thầy để cho thân già này toàn vẹn, đặng đủ sức dìu dắt các con và lập cựu vị cho mỗi đứa đặng thỏa mãn, thì các con mới mong độ tận cửu nhị nguyên nhân đương bị trầm luân nơi khổ hải."
Tình thương của Thượng Đế trao cho con người là thứ tình cho đi không mong được hồi đáp của một người Cha sẵn sàng hy sinh "mũi dại lái chịu đòn" chỉ để mong đàn con của mình thương yêu hòa thuận nhau.
"Thầy xin các con từ đây, hễ đứa nào phạm tội chẳng biết thương yêu các con thì các con cứ đổ tội cho Thầy, là vì dở dạy, mọi việc tại Thầy. Các con bị thiên hạ thù oán cũng vì Thầy. Các con bị khổ hạnh cũng vì Thầy. Các con chịu cùng Thầy thì Thầy cũng chịu cùng các con. Các con chẳng bỏ Thầy thì Thầy cũng chẳng bỏ các con…"
Thầy là ngôi Thái Cực Đại Linh Quang, sáng ngời tinh khiết. Vậy mà chỉ vì đức háo sanh, không nỡ để đàn con phải chịu nạn tiêu diệt của buổi hạ ngươn, đã không ngại uế trược của cõi Ta bà, lâm phàm mở đạo, lái chiếc thuyền từ cứu vớt chúng sanh:
"Hỡi các con! trong tình Tạo hóa đức hiếu sinh, Thầy nhìn vạn vật với một sự thương yêu chan rưới. Mặc dầu cảnh trần gian có biến đổi muôn hình vạn trạng, có sanh nhiều tội nghiệp đa đoan, có tạo nhiều phong ba bão tố, nhưng lòng Trời vẫn che, Đất vẫn chở. Hãy sanh hóa và sanh hóa. Sanh hóa trong lượng Từ phụ thiên nhiên để tạo lập một dinh hoàn Thượng ngươn Thánh đức.
Ngày khai đạo, Thầy đóng vai trò của một người cha đối với con trên thường tình thế sự. Phải phải! Luôn luôn Thầy vẫn xem các con là thế ấy. Thầy đã hạ mình rời khỏi Linh Tiêu Điện giáng xuống cõi đời ô trược để phát ra những âm thanh mà tự cổ cập kim chưa hề được nghe, được thấy.
Thầy những mong ở trong một cõi trong sạch nhứt nơi trần gian, Thầy chứng vào cõi đó, Thầy ngự vào đó để cứu rỗi con cái của Thầy trong thời mạt kiếp."
Và Thầy không chỉ giáng trần cứu rỗi con cái, Thầy còn lập lời đại nguyện trước Công đồng Tam giáo trước khi xuống thế:
"…nên Hội tam giáo công đồng. Thầy lập tờ đoan thệ, đem đạo mầu phổ hóa, độ tất cả đám quần sanh. Nếu các con chăng chịu tu hành, không bỏ dữ làm lành, Đạo không thành, Thầy nguyện không trở về ngôi vị cũ." (ĐTCG)
Chúng ta không thể không xúc động khi nghe Thầy cất tiếng: "… bớ các con ôi! Thầy là Chúa tể bỏ vị ngôi, xuống phàm cứu thế. Công cực khổ, thầy đâu có nệ, miễn sao con biết thấu cuộc giả trò đời là tệ, nghe lời Thầy tu cho đoạt huệ mà siêu xuất cõi hư linh.
Muôn kiếp các con chịu lạc đường.
Thấy vầy Thầy luồng động lòng thương;
Nên đoan thệ với hàng Tiên Phật.
Lập đạo không thành chịu tội ương."
Thầy mở đạo tại nước Việt Nam, Thầy chọn dân tộc Rồng Tiên để làm mảnh tâm điền gieo mầm Nhân bản, làm sống lại tình thương nơi cõi tạm trần gian, có nghĩa, dân tộc VN được Thầy ban trao sứ mạng chuyển tiếng nói của Thầy đến khắp cùng nhân loại , bởi vì Thầy đã xác định:
"Thầy không riêng miền Nam, cõi Bắc,
Thầy không riêng lãnh vực Đông,Tây;
Càn khôn vũ trụ sắp bày.
Cùng chung Tạo hóa Cao Đài dưỡng sinh,
Đã bao phen chơn linh hạ thế,
Đã bao phen định thể đạo mầu;
Mấy ngàn năm cuộc bể dâu,
Mấy ngàn năm vẫn cao sâu chơn truyền."
………………………………………..
Kỳ mạt pháp Thầy trao bí pháp,
Mượn Rồng Tiên, Thầy lập cơ Tiên;
Để con tiếp xúc Thiêng Liêng,
Tháng năm dạy dỗ, ngày đêm dặn dò.
…………………………….
Thầy cũng không phải chỉ cứu rỗi những đứa con ngoan hiền hiểu đạo, hay chỉ hướng đến các bậc nguyên nhân mà lòng Thầy trải rộng đến tất cả mọi sanh linh đang đắm chìm trong bể khổ hồng trần:
"Lòng Tạo hóa từ bi bao trùm vạn vật, mở lượng khoan dung, dang tay từ ái đón rước tất cả sanh linh, đứa phải, đứa trái, cũng là con cái của Thầy.
Hôm nay , Thầy đến với các con để vỗ về , an ủi , cùng chan rưới điển lành cho các con, không phân biệt giàu nghèo, sang hèn, lớn, bé, nguyên nhân cùng hóa nhân, để các con hấp thụ linh điển đó mà bình tâm sáng suốt, chọn một con đường đi, khỏi lo chông gai hiểm trở: Đó là con đường Đạo."
Đến trần gian, Đức Chí Tôn Thượng Phụ không mong con người phụng sự hay làm điều gì riêng tư phục vụ Ngài, mà Ngài có cần điều gì đâu khi Ngài đã là Đấng Hóa sanh và thống chưởng bầu Càn Khôn vũ trụ này. Ngài chỉ mong con người hãy yêu thương con người :
"Thầy không đòi hỏi các con làm, gì đem lại sự riêng tư cho thầy, Thầy luôn luôn dạy các con phải thực hành đạo lý cho các con cái của Thầy, nghĩa là phải giác ngộ cho nhau, thương yêu dạy dỗ , đùm bọc cho nhau, bảo tồn cho nhau được sống trong cảnh thái hòa, cùng hưởng hạnh phúc với nhau mãi mãi, chớ không được thù hận, ganh tỵ, ghen ghét hại nhau, rồi tự diệt nhau, vì các con là một trong vạn vật chúng sanh, mà vạn vật chúng sanh là bản thể của Đạo, mà bản thể của đạo tức là bản thể của Thầy. Các con có thương yêu nhau tức là các con đã thương Thầy. Nếu chưa thương nhau được, thì cũng không được phép ghét nhau. Hễ các con ghét nhau, tức là tự ghét mình và cũng là ghét Thầy đó vậy. Mà hễ các con ghét Thầy là cơ hội tốt để ma quỉ đến ám ảnh dìu dẫn các con đi vào nẻo u đồ rẽ chia và hủy diệt. Thầy đã nói:
Thương nhau khác thể thương Thầy,
Ghét nhau khác thể ghét Thầy sao nên"
Ngay từ khi mở đạo Đức Cao Đài đã khẳng định: "Thầy là Cha của sự thương yêu. Bởi sự thương yêu mới tạo thành thế giới và sanh sản các con, vậy các con sản xuất nơi sự thương yêu . là cơ thể của sự thương yêu đó.
Sự thương yêu là giềng bảo sanh của càn khôn thế giới, bởi thương yêu mà vạn loại hòa bình, càn khôn yên tịnh. Đặng an tịnh mới không thù nghịch lẫn nhau, mới không tàn hại nhau mà giữ bền cơ sanh hóa….
…Vì ghét nhau mà vạn loại mới khi nhau, vì ghét nhau mà vạn loại mới tàn hại lẫn nhau, mà tàn hại lẫn nhau là cơ diệt thế. Vậy Thầy cấm các con từ đây, nếu chẳng đủ sức thương nhau, thì cũng chẳng đặng ghét nhau, nghe à ! "
Trong đạo làm người, đạo Hiếu đứng đầu. Đối với cha mẹ nơi cõi thế gian, phận làm con phải đáp đền công ơn dưỡng dục, không chỉ nuôi cha mẹ khi tuổi già bóng xế, mà còn phải biết vâng lời làm cho cha mẹ vui lòng; thì với đấng Cha Trời, ân đức cao dày vô lượng, phận làm con nếu chẳng đáp đền thì tội lỗi ấy không biết lớn đến ngần nào. Làm theo lời dạy của Đức Chí Tôn chính là sự thực hành hiếu đễ với Ngài:
- Phải mở lòng khoan dung, tha thứ , yêu thương tất cả mọi người:
"Hỡi nầy chúng sanh! Hỡi các con yêu quí của Thầy! Các con phải nhìn nhau bằng tình yêu thương tuyệt đối như dòng nước của càn khôn vũ trụ. Dầu gặp phải bao nhiêu trở ngại hay bị những xúi giục cám dỗ của lũ tà quái, không thể làm lay chuyển được tình yêu thương nhân loại của các con, cũng như biết bao núi non hiểm trở bao la ngăn cách, nhưng dòng nước vẫn len lỏi chan rưới không ngừng chảy khắp cả hoàn cầu để vạn vật thấm nhuần tươi thắm."
Đừng quên rằng giữa con người với nhau có mối tương quan mật thiết là tình huynh đệ cùng chung một gốc Cha Trời:
"Tình thiêng liêng của Thầy với trẻ,
Mối liên quan Thượng Đế sớt chia;
Cho con xuống thế tách lìa,
Để mà tiến hóa rồi về ngôi xưa.
Tình thiêng liêng con tua khắng khít,
Tình thiện cảm siết chặt với nhau;
Thương yêu một dạ một màu,
Tình huynh, nghĩa đệ chớ xao lãng lòng
Tình nhân loại cũng đồng một khối.
Rán thương nhau cứu rỗi cùng nhau;
Con ôi cuộc thế khổ đau.
Rán mà dìu dắt đồng bào nhứt tâm."
Thực hành tình thương, không chỉ để làm vui lòng Thầy, mà còn tạo được lợi ích thiết thực cho chính bản thân mình, Thầy nhắc nhở:
"Thầy nói đây là rộng, nhưng các con hãy đem ví vào những việc nhỏ hầu dẹp đi những thất tình lục dục của bản thân để chôn sâu lòng tự ái, dẫu không kể đến những lợi ích ngoài quần chúng là mọi người đều mến con, yêu con. Nhưng trước hết sự lợi ích hiển nhiên đã ở chính mình con là tâm hồn lúc nào cũng lâng lâng như dòng nước mát, êm ả như tiết mùa xuân. Có phải chăng con là thần tiên, từ nhân thân đến gia đình, từ gia đình đến xã hội, từ xã hội đến quốc gia, đến toàn cả thế giới đều biết tha thứ, biết thương yêu thì nhơn loại sẽ sống trong thế giới hòa bình, càn khôn yên tịnh, đó là ngày thành đạo."
Sự thương yêu thật sự hiển hiện nơi mỗi người khi đối với tha nhân, chúng ta thực hành được điều Thầy chỉ dạy:
"Các con phải biết nhường nhịn, những điều gì mà con không thể khoan dung được, mới chính là nhẫn nhịn thương yêu, Con nhịn người, khoan dung người, thâu nhận tiếng phải, lời lành mà cảm hóa người hơn là con lấy nộ khí cường quyền sẽ càng khêu gợi tính ác của mỗi con thêm lên.
…Con ôi! Phải cố gắng diệt lòng vị ngã, niềm rẽ, nỗi riêng, để nhường lại chánh nghĩa đại đồng, tương quan đoàn kết. Chừng nào con biết nghĩ rằng: khi thác rồi sẽ phủi hết bợn trần ai, trơ bàn tay trắng, chừng ấy con mới diệt lòng vị ngã, con mới thấy rằng sự đạo đức là hằng sống của mỗi con."
Không chỉ diệt lòng vị ngã, mà Thầy còn muốn mỗi đứa con của Thầy thực hiện điều lành, lánh xa điều dữ, giúp đỡ tha nhân :
"Con ôi! Sự gì đáng khinh, mọi người đều khinh, con không nên làm. Điều gì trọng, mọi người đều trọng, con chớ bỏ qua. Con vào đường đạo đức mà chẳng thực hành điều lành, chẳng khác nào con bị bịnh thương hàn , lại phủ che cho ấm áp mà chẳng thuốc thang, như vậy bịnh con bao giờ mới dứ đặng đó con!. Từ đây, mỗi con cố gắng với việc làm, chung sức nhau trên đường Đạo, mà phải nhớ rằng: chí công, vô tư, vị nhơn xã kỷ."
Thầy lập ĐĐTKPĐ với tôn chỉ "Tam giáo quy nguyên - Ngũ chi phục nhứt", Thầy không quên nhắc nhở :
"Các con cũng nên hiểu thêm: Tam giáo là do chơn linh của Thượng Đế giáng trần, lập nên danh từ hình thức để dẫn dắt nhơn sanh. Sự bày phô khác nhau là chiều theo trình độ và lý trí của mỗi dân tộc hầu hướng dẫn cho nhơn loại được trở về lẽ hồn nhiên của thời thượng cổ."
"Dòng nước muôn sông cũng đổ vào biển, nhánh nhóc cũng trở lại cội. Tam giáo rồi cũng qui lại một nguồn xuất phát từ buổi khai thiên lập địa. Hiểu như vậy để các con hằng ngày thận trọng trong việc làm, hòa hiệp đó đây, tương thân tương ái, liên giao đoàn kết để sửa soạn cho ngày đạo Thầy thống nhứt."
"Chính mình Thầy đến chốn Nam bang,
Mượn đất đem gieo mối đạo vàng;
Tưới nước vun phân Nho Thích Lão,
Nâng cành, sửa lá Pháp Hòa Tăng."
Là con cái của Thầy, mỗi người tín đồ Cạo Đài còn phải nhớ đến sứ mạng cao cả là làm cho tất cả nhân loại này biết Thầy, hiểu Đạo để thế giới này không còn cảnh tương tàn tương sát, giết chóc hận thù như lời Thầy nhắn nhủ:
"Các con ôn lại lời Thầy năm xưa đã dạy: Thầy đem đạo đến thế gian này để cứu rỗi tất cả vạn linh , chớ không phải vì một sắc dân nào. Vì thế nên ngày nay, đã đến lúc cần phổ cập đạo Thầy cho tất cả nhân loại, để chúng nó biết Thầy, hiểu đạo mà tìm lại nguồn gốc của tình thương, để hầu sớm chấm dứt cảnh tương tàn, tương sát."
Lòng Từ Phụ vô biên, vô lượng, nhưng chúng ta đừng thấy vậy mà dễ duôi khinh lờn vì luật Thiên điều không tránh khỏi sự trừng phạt theo luật Nhân quả, trả vay. Thầy đã nghiêm khắc cảnh báo:
"Các con đã cải tạo thế gian thành một trường đấu tranh hỗn loạn, thì Thầy đây cũng dụng quyền pháp hư vô để biến thế gian thành một bãi sa mạc trên cung trăng, một thiên đường trên cực lạc.…"
Cũng chính vì luật công bình của Thiên lý mà Thầy dù có thương con người bao nhiêu chăng nữa, nhưng nếu con người không tự hồi tâm phục thiện, giác ngộ tu hành thì Thầy cũng không thể cứu, mặc dù mỗi con người hiện diện nơi cõi trần gian đều là linh căn do thầy chiết xuất từ Thánh thể của Thầy:
Thầy dạy:
"Các con ôi ! Thầy chuyển linh căn xuống thế gian, vì sao Thầy không đem linh căn phản vị hồi nguyên mà để cho linh căn phải trầm luân đọa lạc. Các con có khó nghĩ chăng?
Nếu các con nhớ lời Thầy dạy khi xưa ‘Thầy là các con, các con là Thầy’ , thì các con thấy Thầy là một hư vô chi khí mà luật Thiên điều, đường sanh diệt do sự cấu tạo chuyển biến ở các con mà thôi. Dù Thầy có đặt địa vị vào các Phật, Tiên, Thánh, Thần nhưng cũng chỉ cầm máy tuần huờn biến chuyển theo tội phước của các con cấu tạo thôi."
"Luật tạo hóa vay là phải trả
Tình thiêng liêng Thầy há không đau.
Nhưng Thầy còn biết làm sao,
Mỗi khi nhơn loại chen vào nghiệt oan.
Thầy hết sức chọn đàng cứu rỗi.
Thầy hết lòng tìm lối chở che;
Tấn tuồng thay tướng đổi hề,
Mắt con nhìn thấy có gì con ơi.!"
(1.1.Giáp Thìn - 1964)
Con người chìm đắm trong cõi dục giới nên bị vô minh che mờ lương tri, chạy theo vật chất, danh lợi, quên rằng một kiếp con người chỉ mấy mươi năm rồi cũng quay về với cát bụi, để rồi lẩn quẩn loanh quanh trong vòng luân hồi nghiệp quả, mà không nhận ra được đâu là con đường chân lý,Thầy hỏi:
"Từ trước đến nay ai dạy các con phải có lòng nhân đạo? Thế mà giờ này các con phần đông lại đua đòi theo vật chất văn minh, vứt bỏ nhân đạo cũng như một cái bóng mờ trong ảo tưởng, thì thử hỏi còn làm được trò trống gì không? Chắc có lẽ Thầy chạm tự ái các con nhiều…Tư tưởng của tình thương luôn luôn đứng đầu tự ái và sự phát triển của nền văn minh. Nếu phát minh đi trước thì cái kết quả của nó sẽ nguy hại vô cùng, còn đặt vấn đề tự ái vi tiên thì sẽ tạo niềm chia rẽ."
Chỉ khi nào vấp ngã, thất vọng vì những mất mát trong cuộc đời, con người mới hướng vào cõi hư vô mong tìm một sự chở che, giúp sức, nhưng khi được ơn thì lại hững hờ khiến Thầy phải cất tiếng than:
"Ngọn gió kia đi qua trùng dương bể cả, gió sẽ buồn vì không gặp đầu cây ngọn cỏ, khi đã gặp thông rồi lại không vui mừng để cho thông hát vi vu…Dòng đời của người khi thất bại lại cầu khẩn vái van phật phật, tiên tiên, mà khi đã gặp rồi lại than phiền vô nghĩa." (1.6.Nhâm Dần - 1962)
ĐĐTKPĐ ra đời trong cơ tận độ, không chỉ một mình Đức Thượng Đế đến trần gian này để đưa tay cứu vớt đàn con đang chơi vơi giữa giòng nước ngược, mà tất cả chư Phật , Tiên, Thánh Thần cũng giáng hạ giúp Thầy cứu rỗi sanh linh, như đã từng cầm đuốc soi đường trong lịch sử nhân loại.Đức Giáo Tông đã cho chúng ta biết:
"Hởĩ chư hiền! Nhìn bao la vũ trụ, biết bao nẻo đường, nhưng chư hiền có nhận định được nơi đâu là nẻo chông gai, đường cạm bẫy, nơi đâu là lối quang minh chánh đại! Chắc chư hiền cũng như bao nhiêu sanh chúng đều hiểu rõ thời gian mấy triệu năm qua mà luôn luôn lúc nào nơi cõi hồng trần trọng khổ này, Đức Thượng Đế vẫn mở lối đi, tạo một chiếc thuyền từ vô biên, vô tận. Phật,Tiên cầm ngọn đuốc huệ, Thần Thánh giữ mái chèo linh, để cho nhơn sanh thấy nẻo quang minh chánh đại, tránh nơi cạm bẫy chông gai, hầu đồng nhau bước xuống thuyền từ để vượt sóng trùng dương qua bến giác, được trở về quê xưa vị cũ, là nơi bất diệt, bất sanh, nơi thiên đàng cực lạc."
Bởi vì lòng thương yêu chúng sanh đối với các Đấng là một chân lý trường tồn bất diệt như tình cha mẹ dành cho con cái, mà Thầy đã xác định:
"Nầy các con! Nếu các con thử đặt vấn đề gia đình với việc đạo thì các con sẽ hiểu rõ đâu là nỗi khổ tâm của các vì Tiên Phật đang tận tụy hy sinh dẫn dắt các con trên nẻo đường ô trược nhiều sa ngã. Tại sao vậy? Vì từ ngàn xưa đến nay, không có bậc cha mẹ nào chẳng thương con. Tất cả đều mong muốn cho con mình sau này trở thành lương thiện, mong cho nó đạt đến mục đích tuyệt đỉnh của sự nhơn hòa; còn chư Phật Tiên cũng vậy. Nếu các con thương con trẻ bao nhiêu thì nên hiểu những đấng Ơn Trên thương các con bấy nhiêu.……."
Lãnh trọng trách của một dân tộc được chọn ban trao sứ mạng trong kỷ nguyên tận độ, chúng ta lắng nghe lời Thầy nhắc nhở:
"Khi hiểu đạo, hãy mau bươn hành đạo, xây dựng đạo. Nếu trể một ngày là sanh chúng khổ một ngày, trể mấy mươi năm thì nhân loại khổ mấy mươi năm. Tại vì đâu hởi các con? Có phải bởi tư tâm, vì bản ngã, ở chánh kiến, tại dị đồng, làm những chướng ngại vật cản ngăn lối bước của khách lữ hành trên đường cứu nhân độ thế. Chúng sanh đau khổ, chính thầy đau khổ, chúng sanh ly tán như lòng từ phụ ly tan"
Không phải Thầy không đủ quyền năng để thay đổi thế giới này, nhưng Thầy muốn đàn con Thầy có cơ hội lập bồi công quả để trở lại quê xưa như lời ước hẹn buổi ra đi " Một sứ mạng Thầy dành hai ngõ, Một ra đi , một trở lại Thầy". Điều này Thầy đã khẳng định ngay những ngày đầu Thầy đến thế gian: (26.2.1927 - Đinh Mão)
"Các con nghe Thầy. Chẳng phải ở dưới thế này còn quyền lực nào lớn hơn Thánh quyền của Thầy, song nhiều khi Thầy đành ngồi cười đặng xem cuộc trần xây đổi. Lập Thánh giáo cho các con, lập công phổ độ nhơn sanh, nếu Thầy choán hết mọi sự, muôn việc đều lập thành, thì cái địa vị nơi Bạch Ngọc Kinh của các con không có giá trị. Có một điều họa hoạn xảy đến cho các con thì Thầy hằng cải sửa cho khỏi lỗi hứa cùng các con."
Hiểu được như vậy, chúng ta nguyện cố gắng hiệp hòa cùng nhau dắt dìu nhau làm tròn sứ mạng của thầy giao phó , mà với mỗi người không phải là chuyện dời non lấp biển mà chỉ là sự tu sửa bản thân, phụng sự cuộc đời và lắng lòng thiền định,để đón nhận ân điển Thiêng Liêng huyền đồng cùng vũ trụ, để đạt đến đích điểm cuối cùng mà Thầy mong mỏi là trở lại quê xưa cùng Thầy đoàn tụ.
Nguyện cầu xin Đức Chí Tôn chan rưới ân lành, cho tất cả nhân loại quay về với tình thương để trái đất này không còn hận thù, giết chóc, cùng nhau xây dựng một thế giới thái hòa, hạnh phúc của đời Thánh đức Thượng ngươn.