CHÚA THÁNH LINH / Tường Như sưu tầm
Các ngươi có biết vì sao nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ phải dùng bằng huyền diệu cơ bút của Tiên gia mà hoằng pháp khai giáo? Lần nầy THẦY đến cùng chúng sanh bằng luồng quang điển ngự nơi mỗi người đã có sẵn Thánh linh mà dạy dỗ và ban truyền bí pháp. Ta đến cùng các ngươi cũng bằng Thánh linh mà các ngươi chưa hề biết được. Hằng ngày các ngươi cùng Ta chung lộn, Ta hằng giúp đỡ cho các ngươi, nhưng các ngươi còn vô minh, nghiệp thức cảm nhiễm, danh sắc pháp trần quá rung động, nên che khuất Ta.

Thực tập chánh niệm để hiểu & thương / Christopher K. Germer
Chánh niệm có thể chuyển hóa tất cả các mối quan hệ cá nhân. Khi né tránh sự đau khổ, có nghĩa là chúng ta ruồng bỏ những người thân cũng như chính chúng ta. Nhưng khi nhìn vào bất cứ những điều gì nảy sinh bên trong chúng ta một cách chánh niệm và từ ái là chúng ta có thể hiện diện một cách đích thực và sống động với chính mình và với người khác.

Dự Án Mô-sê - Mười Điều Răn Của Chúa / Giuse Nguyễn Ngọc Lễ
Trong Tin mừng Thánh Mát-thêu kể lại có một người đến thưa cùng Đức Giê-su rằng : “Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự sống đời đời?” Đức Giê-su đáp : “Nếu anh muốn vào cõi sống, thì hãy giữ các điều răn”. (Mát-thêu 19:16-17)

DUY NGÃ ĐỘC TÔN / Khiêm Cung sưu tầm
Theo Kinh A Hàm, khi đản sanh, Đức Phật đã nói một bài kệ bốn câu như sau: Thiên thượng thiên hạ Duy ngã độc tôn Nhất thiết thế gian Sinh lão bệnh tử Trên trời dưới đất Chỉ ta tôn nhất Tất cả thế gian Sanh già bệnh chết

Vai trò của tôn giáo trong sứ mạng phục hồi nhân bản / Thiện Chí
Vai trò của tôn giáo muốn xứng đáng là một thực thể cứu độ nhân lọai, phải thực hiện cho kỳ được cuộc phục hưng sứ mạng vi nhân của con người bằng cách phục hồi những giá trị Nhân bản để chính con người tự hoàn thiện và hoàn thiện xã hội . Những người tự chọn một con đường để quyết tâm hoàn thành sứ mạng ấy, dù theo hay không theo tôn giáo nào, cũng là những người đồng hành trên đường Đại Đạo.

Cảm ứng trong Tam giáo và phương tu phản bổn huờn nguyên. / Đại Mạng
Hôm nay, tôi xin được phép dùng nội dung “Cảm ứng luận” để trình bày phần nói về cái nghĩa cảm ứng theo Đạo giáo. Sau đó, là sự dẩn dụ lý cảm ứng qua lời dạy của Thánh nhơn và về lý cảm ứng trong hai đường lành dữ : hễ cảm lành thì ứng lành, cảm dữ thì ứng dữ. Phần tiếp theo sẽ luận đến cảm ứng theo Thích giáo và Nho giáo và sau cùng là hiệp lý tam giáo để luận cảm ứng trong phương tu “ Phản bổn huờn nguyên”. Phần trình bày sẽ có các đề mục sau đây: 1. Nghiên cứu về ý nghĩa cảm ứng của Đạo giáo; 2. Dẩn dụ cảm ứng trong Thánh ngôn; 3. Chỉ rõ lý cảm ứng trong hai đường lành dữ; 4. Luận về cảm ứng theo Thích giáo và Nho giáo; 5. Kết luận hiệp lý tam giáo. 6. Cảm ứng trong phương tu “Phản bổn huờn nguyên”

Học tập lời dạy của Chúa Giê-Su / Giáo sĩ Hoàng Mai
Đời sống của Chúa là yêu thương, là gần gũi với những trẻ thơ yếu đuối, những người nghèo hèn, những người tội lỗi, kể cả những con người ở tận cùng đáy của xã hội bị xã hội rẻ khinh như những cô gái lầu xanh, cũng đều được Ngài quan tâm giúp đỡ. Đặc biệt, trước “Lễ Vượt Qua”, tức là trước ngày Chúa tử nạn, Chúa đã hạ mình rửa chân cho các môn đệ của Ngài để nhắc nhở các môn đệ thực hiện đức khiêm tốn trong việc phục vụ tha nhân, tức là tôn trọng nhân vị, nhân phẩm và thương yêu lẫn nhau bằng cách “rửa chân cho nhau”. Ngài không chấp nhận việc sử dụng Đền Thánh là nhà của Cha làm nơi buôn bán, làm hang trộm cướp.

SOUFISME / Nguyễn Ngọc Châu
Soufisme (Sufism) là kinh sách dạy về Nội giáo(esoterism) của Hồi giáo (Islam) Dưới đây là bài viết khái lược về Sufism của Ông Nguyễn Ngọc Châu, người có nhiều năm nghiên cứu về các đạo giáo qua các kinh sách sinh ngữ Anh Pháp.

NHO TÔNG VÀ SỨ MẠNG ĐẠI ĐẠO / Thiện Chí
NHO TÔNG VÀ SỨ MẠNG ĐẠI ĐẠO Đức Chí Tôn khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với tôn chỉ “Tam giáo qui nguyên, ngũ chi phục nhất” và mục đích “Thế đạo đại đồng, thiên đạo giải thoát.” Trong tôn chỉ Đại Đạo, Tam giáo có Nho giáo là đạo trị thế, ứng với thế đạo đại đồng trong mục đích Đại Đạo. Như thế, Nho tông có vai trò rất quan trọng trong sứ mạng Đai ĐạoTam Kỳ Phổ Độ. Điều đó còn được ghi nhận qua sự tôn xưng Đức Khổng Thánh Tiên Sư là “Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn” và đường lối “Nho tông chuyển thế” trong Tam Kỳ Phổ Độ (TKPĐ). Vậy, để nhận định đúng mức công năng “chuyển thế” của Nho tông, chúng ta có thể lần lượt tìm hiểu tông chỉ của đạo Nho qua các kinh điển của thánh nhân. Nhằm qui chiếu tông chỉ ấy vào sứ mạng Đại Đạo, ta sẽ khảo sát theo ba góc độ: _Tu thân _Thế đạo _Thiên đạo

Duy tuệ thị nghiệp / Huỳnh Ngọc Chiến
Tư tưởng Đức Phật như một buổi đại yến tiệc, mà nói như nhà thơ Bùi Giáng, chỉ cần một hạt cơm thừa trên bàn tiệc đó cũng quá đủ để chúng ta thụ dụng suốt bình sinh. Điều đó ta càng dễ dàng cảm nhận khi đi sâu vào thế giới kinh điển Phật giáo. Không cần đến cảnh giới hoành tráng được mô tả trong kinh Hoa Nghiêm hay tư tưởng siêu việt được diễn đạt trong kinh Đại Bát Nhã, vốn là những thứ có thể làm cho những kẻ sơ cơ như chúng ta khiếp hãi, mà ngay những câu kệ đơn giản mộc mạc trong kinh Pháp Cú hay kinh Phật thuyết Bát Đại Nhân Giác cũng khiến chúng ta cảm nhận được chiều sâu thăm thẳm, khi chúng ta đọc những trang kinh đó bằng những suy niệm chân thành. Trong phần cuối của bài kệ thứ ba trong kinh Phật thuyết Bát Đại Nhân Giác, Đức Phật dạy rằng, bậc Bồ tát cần phải: "Thường niệm tri túc, an bần thủ đạo, duy Tuệ thị nghiệp”. (Thường nghĩ đến việc biết đủ, yên trong cảnh nghèo mà giữ đạo, chỉ lấy việc đạt đến tuệ giác làm sự nghiệp đích thực của mình). Kinh Phật thuyết Bát Đại Nhân Giác rất ngắn, chỉ gồm tám bài kệ ngắn nói về tám điều giác ngộ lớn, song chỉ cần một phần của bài kệ thứ ba này cũng đủ làm kim chỉ nam cho những ai thành tâm tu học, muốn đi vào thế giới của Phật đà.

Atman & Brahman / Trần Ngọc Tâm s.t
Atman & Brahman MichaelJordan • Bản Việt ngữ: Phan Quang Định Trần Ngọc Tâm s.t Hai khái niệm triết lý quyện vào nhau, “tự ngã” ATMANvà “toàn thể” BRAHMAN, nằm ngay tại trung tâm của Ấn giáo, thế nhưng ý nghĩa của chúng thật khó hiểu đối với một người Tây phương và, thật thế, ý nghĩa của các từ đó cũng chưa phải hoàn toàn được nhất trí ngay trong nội bộ Ấn giáo. Tuy nhiên những giải thích thường được đồng ý, là những luận giải chứa đựng trong VEDANTA tức những đoạn kết của bộ UPANISHADS.

LƯỢC THUẬT VÀ CẢM NGHĨ VỀ ĐẠI HỘI TÔN GIÁO THẾ GIỚI 2009 / Đại Bác (Minh Lý Đạo)
Đại Hội Tôn Giáo Thế Giới trong những thập niên gần đây được tổ chức khoảng năm năm một lần, đã diễn tiến lần thứ 5 từ ngày 3 đến ngày 9 tháng 12 năm 2009 tại Melbourne, Úc. Đại hội nầy đã tạo một dịp để các thành viên của mọi tổ chức tôn giáo và tâm linh toàn cầu chia sẻ về truyền thống của mình, tìm hiểu về các truyền thống tôn giáo và tâm linh khác, đối diện đàm thoại và kết nối với các thân hữu có những mối quan tâm chung.

Các con tuân lịnh của Thầy ban,
Độ thế qua cơn thế khổ nàn,
Đem tiết xuân gieo cùng khắp chốn,
Để đời tận hưởng thú vinh quang.

Đức Chí Tôn, Ngọc Minh Đài, 29-12 Bính Ngọ, 08-02-1967

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây