Tổng quan về Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ / CQPTGLĐĐ
Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là đại cuộc cứu độ nhân loại bằng chánh pháp Đại Đạo do Thượng Đế thiết lập vào thời kỳ hạ nguơn nầy. Năm Bính Dần 1926, Đức Chí Tôn sáng lập đạo Cao Đài để khai minh Đại Đạo, tức là dùng một tôn giáo, ứng dụng những quy luật của vũ trụ hay thiên lý, thiên cơ, hầu phổ độ chúng sanh. Thiên cơ là sự vận hành tuần hoàn của Đạo theo luật tuần hoàn "chu nhi phục thỉ" mà Tam kỳ phổ độ ứng với thời sau cùng của cuộc phục thỉ quy nguyên.

Thần tiên diệu bút / Đạt Tường
Nhân tiết Trung Thu, chúng ta hãy thưởng thức nội dung đạo lý từ lời dạy của Đức Mẹ Diêu Trì Kim Mẫu cùng hình thức chiết ra bài Thi Khoán Thủ từ bài Phú (chứ không phải từ Thi Bài như bấy lâu nay).

Chân dung người tín hữu Cao Đài / Hồng Phúc
Cách đây hơn 80 năm một sự kiện hi hữu chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại đã xảy ra trên đất nước VN, Đức Thượng Đế giáng trần khai mở một đại cuộc cứu độ trong thời Hạ nguơn mạt pháp, nhằm giúp loài người thoát khỏi những bế tắc trong đời sống nhân sinh, đồng thời nhận ra nguồn cội tâm linh mà quay về cho kịp với tiến trình của vũ trụ. Sự kiện hi hữu đó đã khởi đầu cho sự hình thành một nền tôn giáo mới với danh xưng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay đạo Cao Đài mà Giáo chủ chính là Đấng Tạo Hóa đã khai sinh muôn loài vạn vật, tá danh Cao Đài Tiên Ong Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Ngài đã chọn đất nước VN  làm điểm xuất phát  để mở cơ tận độ  cùng với sự phò tá của các vị Giáo Tổ và toàn thể chư Phật Tiên Thánh Thần đã từng có mặt trong Nhứt và Nhị Kỳ Phổ Độ.

Cao Đài - nguyên lý về tính nhất thể / Nhóm nghiên cứu Phong-Tâm-Thọai
Cao Đài – nguyên lý về tính nhất thể trong tôn giáo Cao Hoàng Phong, Võ Văn Tâm, Nguyễn Quang Thoại Là một phần của đề án nghiên cứu "Cao Đài – một tổng luận về tính nhất thể" nhằm triển khai yếu điểm giáo lý "Cao Đài" cho mọi thành phần xã hội không phân biệt xu hướng tín ngưỡng, bài viết này chỉ ra rằng Cao Đài là một nguyên lý hiện diện khắp nơi trong cuộc sống mà con người có thể cảm nhận bằng trực giác từ trong sâu thẳm của tâm linh. Cách tiếp cận của bài này là dựa trên những định nghĩa về "Cao Đài" trong quyển Yếu Điểm Giáo Lý Đại Đạo và có so sánh với một số tự điển bên ngoài.

Quyền Pháp - tình thương và sự sống / Đỗ Thị Duyên, Thùy Nhiên, Đào Thiên Niên, Hương Lan
Đỗ Thị Duyên, Thùy Nhiên, Đào Thiên Niên, Hương Lan Bài viết này là một phần trong đề án nghiên cứu "Quyền pháp – tình thương và sự sống", nhằm trình bày yếu điểm giáo lý "Quyền Pháp" bằng một ngôn ngữ gần gũi hơn với xã hội, sao cho người đời có thể nhìn thấy được những ứng dụng thực tiễn của chủ đề giáo lý này trong đời sống hàng ngày. Trong quyển Yếu Điểm Giáo Lý Đại Đạo, hai chữ "Quyền Pháp" được giải thích như sau: "Quyền là tình thương, Pháp là sự sống."[1] Còn trong Đạo Học Chỉ Nam, "Quyền là hình thức thể hiện trước đối tượng, Pháp là thể hiện trước bản thân"[2]. Mục đích của bài viết này là diễn dịch những định nghĩa như vậy bằng một cách thức đơn giản hơn, để xã hội dễ tiếp thu hơn. [1] Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Yếu Điểm Giáo Lý Đại Đạo, tr. 89. [2] Đạo Học Chỉ Nam, chương 4, tiết 4, mục 1.

Thiên Nhãn / CQPTGLĐĐ
1. Tổng quát Mỗi tôn giáo ra đời đều gắn liền với vị Giáo chủ khai sáng. Và để tôn vinh vị giáo chủ cũng như giáo lý của tôn giáo mình, các chức sắc và tín đồ đã tôn thờ vị giáo chủ theo nghi thức đặc biệt nhất, trang trọng nhất. Riêng đối với Đạo Cao Đài, Giáo chủ là Đấng Thượng Đế vô hình vô vi, đã giáng trần khai minh Đại Đạo qua huyền cơ diệu bút. Đã là vô hình, thì Ngài không thể có hình tượng để thờ phượng; tuy nhiên, vì lòng tín ngưỡng, tha thiết của nhân sanh – luôn hướng về Đấng Cao Đài, muốn tìm biểu tượng tôn thờ Ngài – nên Đức Cao Đài đã hai lần thị hiện "Thiên Nhãn" cho đệ tử đầu tiên của Ngài là ông Ngô Văn Chiêu, và đã dạy dùng biểu tượng Thiên Nhãn để thờ Ngài. Thiên Nhãn là một mắt trái đang mở, soi sáng giữa Càn khôn vũ trụ. Thiên Nhãn chứa đựng lý cao sâu huyền nhiệm của vũ trụ và nhân sinh, nên dầu Đức Cao Đài và chư Phật, Tiên đã hé mở thiên cơ qua Thánh giáo kể từ ngày Khai Đạo cho đến nay, nhưng quả thật Thiên Nhãn vẫn là một công án mà hàng chức sắc, tín đồ Cao Đài luôn suy gẫm để tìm bí pháp tu hành.

Nguyên lý Thiên địa vạn vật nhất thể / Trích quyển Yếu Điểm Giáo Lý Đại Đạo
Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN LÝ Sự khảo sát các mối tương đồng tương quan giữa các phạm trù THIÊN ĐỊA, VẠN VẬT và CON NGƯỜI đã làm nổi bật kết đề NHẤT THỂ của nguyên lý. Đó là niềm xác tín vũ trụ vạn vật nhất thể. Nhất thể về bản chất, nhất thể về năng lực chuyển hóa, phát sinh, nhất thể trong quy luật dịch biến không ngừng. Bởi thế mà nhất thể trong vạn thù, trong vĩnh cửu và trong không gian vô định. NHẤT THỂ, đó là TUYỆT ĐỐI THỂ Thế nên nguyên lý đã quy chiếu vũ trụ vạn vật về Thượng Đế và kết luận khả năng tiến hóa của vạn vật, nhất là khả năng hiệp nhứt của Con Người với Thượng Đế. Với nguyên lý này, giáo lý Đại Đạo nhắc nhở tình thương yêu ruột thịt giữa nhân loại, và của nhân loại đối với vạn vật chúng sanh. Nguyên lý còn cho con người niềm hy vọng vô biên ở tương lai cao đẹp của mình. Đức Chí Tôn mở Đạo kỳ ba đã trao cho loài người một phán định và là một tin mừng: " Thầy là các con, các con là Thầy." Những ai đã có đức tin nơi Thượng Đế, hãy có đức tin mạnh mẽ nơi chính mình, sẽ đi đến tận cùng con đường chánh đạo, tiến hóa trở về Bản Nguyên Nhứt Thể, bất sanh bất diệt. *  *  *

Tổng Quan Vũ Trụ Luận Đại Đạo / YẾU ĐIỂM GIÁO LÝ ĐẠI ĐẠO
TỔNG QUAN VỀ VŨ TRỤ LUẬN ĐẠI ĐẠO 1. Nguồn gốc vũ trụ 1.1. Khái niệm về vũ trụ 1.2. Bản Thể Vũ Trụ 1.3. Cơ nguyên sinh hóa vũ trụ 1.4. Đại Linh Quang - Tiểu Linh Quang. Thượng Đế Vô Ngã - Thượng Đế Hữu Ngã.  2. Sự vận động và biến hóa của vũ trụ 2.1. Quy luật Âm Dương tương tác 2.2. Quy luật tuần hoàn quy nguyên 3. Vũ trụ tâm linh 4. Sự tiến hóa của vũ trụ 5. Kết luận 

Ba Dấu Ấn ĐĐTKPĐ / Thiện Chí
BA DẤU ẤN ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ Dấu ấn thứ nhất: Thượng Đế lâm phàm bằng linh điển Dấu ấn thứ hai:  Tôn chỉ "Tam giáo quy nguyên, ngũ chi phục nhất" Dấu ấn thứ ba:  Nguyên lý "Thiên nhân hiệp nhất"

VỊ THẾ NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG KỶ NGUYÊN TAM KỲ PHỔ ĐỘ / Hồng Phúc
Phụ nữ là con người, mà con người thì đã có sẵn vị thế cao trọng đuợc Đấng Tạo Hóa ban cho là thay Trời cai quản muôn vật nơi chốn hữu hình. Không ai lấy được vị thế đó của con người. Chỉ có con người tự chối bỏ vị thế thiêng liêng của mình.

Khai Đạo Cứu Độ Vạn Linh Là Một Hi Hữu / Thiện Chí
"Đức Thượng Đế đến Khai Minh Đại Đạo đã là một hi hữu, mà vấn đề Hoát khai Đại Đạo để cứu độ vạn linh lại là một hi hữu khác".

Thể Pháp và Bí Pháp / Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc
Huyền vi bí mật Tạo-Đoan đã cho một tánh-chất ly-kỳ bí mật , là khôn-ngoan hơn Vạn-Vật, do khôn-ngoan ấy mà tìm hiểu rằng cả cơ thể Tạo-Đoan có hai đặc-điểm trọng-yếu: - Một là sống - Hai là linh Biết được hai đặc-điểm ấy, thấy nhơn-loại có hai chủ-hướng: Một là nương với cái sống của mình, cho cái sống là hệ-trọng tức-nhiên là học-thuyết cơ-thể Taọ-Đoan của đời, hai là nương theo tinh-thần nhơn-loại, nương theo triết-lý nầy cho cái Linh là trọng-hệ, vì cớ nên xu-hướng theo phần hồn là Tinh-Thần thường tại. Bây giờ chia theo hai lẽ ấy. Sống tức là Đời Linh tức là Đạo

Tâm con vốn bửu tòa Thầy ngự,
Hãy giúp người gìn giữ Thiên cơ,
Hoằng khai Đại Đạo Tam Kỳ,
Công bình, bác ái, từ bi đứng đầu.

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, CQPTGL, Rằm tháng 10 Quý Sửu

Chúng tôi rất hoan nghênh và sẵn sàng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của bạn để phát triển Nhịp Cầu Giáo Lý ngày một tốt hơn.


Hãy gửi góp ý của bạn tại đây