

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Sách được chia làm ba phần lần lượt trình bày về ba nền tôn giáo lớn : Nho giáo, Thích ...
-
Dìu dắt cùng nhau buổi thế tàn, Đừng quên sứ mạng đến phàm gian, Tình thương vô cực trên dành sẵn, Dưới ...
-
Từ Lâm Tự (còn gọi là chùa Gò Kén), tên đúng là Thiền Lâm Tự Căn cứ vào bản đồ ...
-
DÒNG TU BẢO THỌ (tại Hội Thánh Truyền Giáo Cao Đài [Đà Nẵng] ) Dòng tu Bảo Thọ, do Chị lớn Trần ...
-
Đề tài : Hoàn thiện hóa bản thân VẠN QUỐC TỰ Tuất thời 14 tháng 6 Kỷ Dậu (27/7/1969)
-
Mỗi mùa tu vào ngày nhập khoá, chúng ta đều có dâng sớ trình danh sách tịnh viên nam nữ ...
-
TỔNG QUAN VỀ CON ĐƯỜNG PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN Trên đường tiến hóa, ý thức PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN đánh dấu sự ...
-
Nhân tiết Trung Thu, chúng ta hãy thưởng thức nội dung đạo lý từ lời dạy của Đức Mẹ Diêu ...
-
Niết bàn /
Niết Bàn là gì? Kinh Niết Bàn dạy: Các phiền não diệt gọi là Niết Bàn, xa lìa các pháp hữu vi ...
-
Tranh "Nhân nghĩa"Tranh Đông Hồ, hay tên đầy đủ là tranh khắc gỗ dân gian Đông Hồ, là một dòng ...
-
Đạo lý chính là sự bình đẳng giữa người và người, giữa dân tộc nầy với dân tộc khác. Nên ...
-
NCGL vừa nhận được Bố cáo xây dựng Thánh miếu tại Long An của Minh Lý Đạo Tam Tông Miếu, ...
Trích Lịch sử đạo Cao Đài I - CQPTGLĐĐ.
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Thanh An Tự

(Ảnh trên:Thanh An Tự - trích từ quyển Lịch sử đạo Caio Đài I/CQPTGL.)
Những năm đầu thế kỷ 20, ông Trần Hiển Vinh Trong danh sách bằng hữu của Ngài Vương Quan Kỳ (do chính Ngài ghi lại) có tên ông Trần Hiển Vinh. Hai vị cùng tuổi nên có thể học đồng lớp tại trường Chasseloup - Laubat. (1884 - 1962) được tổ phụ truyền lại, làm chủ chùa. Ông cho trùng tu, mở rộng chánh điện, lót gạch tàu toàn bộ nền chùa, trở nên nơi thờ phượng khang trang. Cũng trong những năm ấy, ông Tư Vinh và anh ruột là ông Trần Phát Đạt cùng các thân hữu gồm quý vị: Nguyễn Văn Trượng, Lê Văn Hơn, Trần Duy Khánh, Phan Văn Tý.. hợp nhau cầu cơ thỉnh Tiên. Ông Nguyễn Văn Trượng làm đồng tử phò Đại ngọc cơ. Có lẽ vì làm phước, lập đàn cầu Tiên gia cho thuốc trị bệnh bá tánh là chủ yếu, nên gọi là Đàn Minh Thiện. Tên Minh Thiện có từ đó.
Sau khi ông Trần Hiển Vinh qua đời (1962), khoảng 2 năm, chùa có tên là Minh Chơn. Tiếp đến, ông Trương Kế An cùng một số đạo hữu hành đạo tại đây có thượng Thánh Tượng Thiên Nhãn và cúng kiến theo Cao Đài (Các tượng thờ khác vẫn giữ nguyên). Đến khoảng 1972, ông Trương Kế An bệnh không thường hành đạo tại đây được nữa, chùa trở lại thờ Đức Quan Thánh như ngày nay.
Thời gian còn là Đàn Minh Thiện, trùng với buổi đầu Khai Đại Đạo Tam Kỳ, chùa cùng có những căn duyên:
· Với Nhóm Một: Ngài Ngô Văn Chiêu thời chưa ngộ đạo, năm 1902, do muốn cầu thọ cho thân mẫu, có lên Thủ Dầu Một hầu đàn Minh Thiện. Hôm ấy Ngài Ngô được Thiêng Liêng ban cho bài thi khuyến tu "Thủ bôi nhị lễ …" (xin xem thêm phần : Bước đầu tiếp xúc với Thần Tiên nơi trang 58)
Đến năm 1919, một năm trước khi làm đệ tử Đấng Cao Đài, Ngài Ngô Văn Chiêu có trở lên đàn Minh Thiện cầu thuốc cho mẹ. Đức Quan Thánh hôm ấy giáng cơ ban cho Ngài bài thi tứ tuyệt.
Cũng nhờ đã biết trước cách thức cầu Đại ngọc cơ tại đàn Minh Thiện, nên sau này tại Tân An, khi nhận được lệnh Ơn Trên chuyển từ chấp bút sang dùng Đại ngọc cơ, Ngài Ngô dễ dàng thay đổi.
· Với Nhóm Hai: Vào trước đêm Trung Thu Ất Sửu (1925), quý ngài Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang được lệnh phải dùng Đại ngọc cơ hầu tiếp Đức Diêu Trì trong Lễ Hội Yến Bàn Đào. Do từ trước chỉ biết xây bàn, quý ngài đang còn bỡ ngỡ. Khiến sau có ông Phan Văn Tý (1888 - 1962)
là bạn của Ngài Cao Quỳnh Cư (nhà ở đối diện, cùng đường Bourdais). Ông Phán Tý là người gốc ở Thủ Dầu Một, bổn đạo của đàn Minh Thiện, đã có thỉnh về một Đại ngọc cơ.
Ông Phan Văn Tý đã cho mượn và vui lòng hướng dẫn quý ngài cách sử dụng Đại ngọc cơ, vừa khớp với lệnh Ơn Trên.
· Năm 1920, Ông Lê Minh Khá nguyên là xã trưởng Vĩnh Hội, qua nhiều lần lên Đàn Minh Thiện cầu thuốc trị bệnh, ông đã được Đức Quan Thánh độ dẫn dạy lập chi Minh Tân (xin xem thêm nơi trang 473). Đến năm 1926, Ơn Trên chuyển lịnh Chi Minh Tân quy nhập Cao Đài Giáo.
Tuy có những căn duyên với Cao Đài Giáo về nhiều phương diện như kể trên, nhưng hiện nay Thanh An Tự đã bế cơ bút và hoạt động hoàn toàn độc lập, giữ đúng nếp xưa.