

Những liên kết dưới đây có thể hữu ích với bạn.

-
Mở đầu Nhìn lại lich sử tôn giáo thế giới, qua Nhất kỳ, Nhị kỳ Phổ Độ, Đức Thượng Đế đã ...
-
Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 11-8 Bính Dần (14-9-1986)
-
Atman & Brahman MichaelJordan • Bản Việt ngữ: Phan Quang Định Trần Ngọc Tâm s.t Hai khái niệm triết lý quyện vào nhau, ...
-
Pháp tu luyện huyền môn Bác Nhã, THÍCH, ĐẠO, NHO gồm cả thiên nhơn; Cũng đồng phá vọng hiển chơn, Thành PHẬT nhập ...
-
Muốn đạt kết quả trên con đường Thiên Đạo Đại Thừa phải giữ lòng thanh tịnh... Tâm thanh tịnh là ...
-
Giê Su ra Dù ngày nay, chuyện đón Giáng Sinh ở nhiều nơi mang nhiều tính lễ hội, thậm chí ...
-
Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ Công-Bình Bác-Ái Từ-Bi Niên Đạo thứ 85 Thánh-Thất Cao Đài Paris 35, rue Roger-Girodit. 94140 Alfortville FRANCE : 01 43 53 ...
-
Tóm lược. Bài viết này chủ yếu diễn giải lời dạy của Đức Lý Giáo Tông về việc cần phát ...
-
Từ xưa nữ lưu tùy tùng nam giới, ấy là lẽ âm dương đạo pháp tôn ti. Nay trong cơ ...
-
Thứ Bảy, 14/04/2007, 05:01 (GMT+7) Thân phận, quê hương và tình yêu trong ca khúc Trịnh Công Sơn TTO - Trịnh Công Sơn ...
-
Troisième Ere Universelle du Salut Divin Justice – Amour Universel – Miséricorde L’INITIATION A LA MEDITATION CAODAÏSTE Vénérable CHI-TIN Traduit du vietnamien Par l’Eglise Cao Dai de ...
-
Những nỗi niềm nhân sinh mang ý nghĩa tríết học xuất phát từ sự phản tỉnh của tâm thức khao ...
Nhịp cầu giáo lý
Bài viết được cập nhật lần cuối vào ngày 30/12/2009
Lẽ sống thật

Thế giới đang bước vào thiên niên kỷ thứ ba kể từ Chúa KiTô ra đời. Sự thật người nguyên sơ đã xuất hiện hàng ngàn thiên niên kỷ.
Từ ăn lông ở lổ, hái lượm đến săn bắn ; từ du mục đến định cư từ bộ lạc đến dân tộc; từ cư thổ đến quốc gia; từ phong kiến đến dân chủ; từ thời kỳ đồ đá đến nguyên tử.
Bao nhiêu thiên niên kỷ qua, loài người đã chứng tỏ bản năng tự tồn và khả năng tư duy sáng tạo siêu việt bằng các nền văn minh vĩ đại chói ngời.
Nền văn minh này sụp đổ, nền văn minh khác thay thế, minh chứng khả năng tiến bộ không ngừng của loài người cho mãi đến ngày nay.
*Loài người không còn sợ thú dữ,
*Loài người không còn sợ núi cao rừng thẩm,
*Không còn ngại biển rộng sông dài . . .
Nhưng đáng buồn thay, hãy còn sợ sệt lẫn nhau ! Vì :
*Chiến tranh còn diễn tiến,
*Hận thù vẫn nấu nung,
*Bạo lực đang dẫy đầy . . .
Vậy là văn minh nhân loại còn thiếu một cái gì, giá trị con người còn thiếu yếu tố nào đó để đạt đến nấc thang tiến hóa đúng mức.
Các vị Giáo tổ đã tìm thấy , đã nêu ra khiếm khuyết đó từ ngàn xưa, nhưng thế nhân có bao người tâm đắc được? Bởi vì đó là cái giá trị vượt trên tư kỷ mà con người mãi còn quẩn quanh trong bản ngã hẹp hòi thì làm sao giác ngộ chân lý vi nhân. Chân lý đó vừa là lẽ sống của một kiếp người, một gia đình, một xã hội , một dân tộc vừa là lẽ sống của những con người, những gia đình, xã hội dân tộc khác.
Chỉ khi nào con người tôn trọng lẽ sống chung đó, con người mới hết sợ sệt lẫn nhau.
Lẽ sống chung đó là nguyên lý của sự hài hòa. Hay nói cách khác, sự hài hòa là hệ quả của sự sống đúng nghĩa.
Hài hòa trong thiên nhiên, vũ trụ mới trường tồn.
Hài hòa trong xã hội, đất nước mới phát triển.
Hài hòa trong gia đình, gia đình mới hạnh phúc.
Hài hòa trong bản thân, con người mới an lạc.
Nếu mỗi con người không tìm thấy niềm an lạc thật sự trong thân tâm, là vì chưa tìm ra lẽ sống đích thực. Và từ chỗ bất an của bản thân, trở thành nguyên nhân bất hòa với người khác hay trầm trọng hơn sẽ là kẻ bạo hành.
Gây chiến là từ chối đối thoại, bạo lực là phủ nhận tha nhân. Tất cả phát sinh từ mặc cảm tự tôn cực độ. Đó là lúc phá sản hoàn toàn lẽ sống an lạc tự thân, dẩn đến tội lỗi phá hoại lẽ sống đồng loại.
Những hành vi bạo lực tự phát của các cá nhân xảy ra gần đây trong những nước tiến bộ bậc nhất thế giới, giết chết hàng loạt người, đã đặt cho nhân loại một vấn nạn: Tại sao trong xã hội tiến bộ lại còn hành động dã man?
Các cuộc chiến tranh sắc tộc , tôn giáo, bá quyền đang diển ra trên thế giới cho thấy nhân loại đã bế tắc trong giải quyết bất hòa. Tình thế này đặt ra cho nhân loại vấn nạn: tại sao thế giới có văn minh mà không có hòa bình ?
Phải chăng, trên đường tiến bộ, đến nay nhân loại chưa vận dụng được hết tiềm năng thiên phú ? Bên cạnh trí năng ưu việt đưa nền văn minh đến đỉnh cao tân kỳ, chắc hẳn còn một công năng sâu thẳm khác có thể giúp con người tiến hóa tương xứng với quá trình lịch sử của mình để không còn những thảm họa do chính con người gây ra cho nhau.Công năng đó chính là Đạo, là lẽ sống thật, là nguyên lý hài hòa, là Thượng Đế tính ; và nói một cách gần gũi với con người hơn, là Tình thương, là lòng Nhân.Vì Đức Chí Tôn từng dạy :
"Đạo là lẽ các con đang sống,
Đạo là quyền cao trọng chở che;
Thu đông mãn đến xuân hè,
Vận hành thiên đạo, mọi bề dưỡng nuôi.
Đạo chẳng luận ở ngôi vương bá,
Đạo không phân sằn giả lâm bô;
Dấn thân trên nẻo thế đồ,
Con mang cái Đạo từ giờ sơ sinh ".
Con người đang tự đắc, lăm le nắm quyền Tạo hóa. Nhưng cuộc diện thế giới ngày nay cho thấy, con người đang cố với tay lên mãi mà không nắm được, bởi vì muốn có quyền Tạo hóa mà không đủ tình Tạo hóa.
Thiếu tình Tạo hóa, văn minh nhân loại thiếu lẽ sống và nguy cơ sụp đổ theo các vết xe lịch sử cũ khó tránh khỏi trong thiên niên kỷ tới.
Đức Thượng Đế đã động lòng từ bi khai minh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ để cảnh báo nhân loại, hầu thức tỉnh phục hồi lẽ sống đại đồng mà Ngài đã ban phát cho con cái Ngài mới mong thoát khỏi thảm họa diệt vong, thoái hóa.
Hỡi nhân loại! Hãy quay về Thượng Đế để cảm nhận lẽ sống thật trong chính tâm hồn mỗi người, mới xứng đáng lãnh lấy sứ mạng vi nhân, hầu tiến hóa về nơi chí thiện.